I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:
- Nguyên nhân và hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí.
- Quá trình hình thành quan hệ sản xuất TBCN trong lòng xã hội Phong kiến Châu Âu.
2. Tư tưởng:
- Học sinh thấy được sự phát triển tất yếu, tính quy luật của lịch sử từ XHPK lên CNTB.
- Mở rộng thị trường giao lưu buôn bán giữa các nước tư bản là tất yếu.
3. Kĩ năng:
- Biết sử dụng bản đồ, quả địa cầu.
- Sử dụng, khai thác tranh ảnh lịch sử.
4. Các năng lực hình thành cho học sinh
- Tư duy, giao tiếp, tự học
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: SGK, SGV, Bản đồ thế giới hoặc quả địa cầu. Bài giảng điện tử. Chuẩn kiến thực kĩ năng
2. Học sinh: SGK, sưu tầm tranh ảnh, tài liệu liên quan bài học.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Bài dạy sử dụng phương pháp: đàm thoại, vấn đáp, gợi mở và so sánh đối chiếu
6 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 619 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 7 - Tuần 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Ngày soạn: 03/9/2018
HỌC KÌ I
PHẦN I: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI
Tiết 1- Bài 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI PHONG KIẾN Ở CHÂU ÂU (THỜI SƠ - TRUNG KÌ TRUNG ĐẠI).
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Kiến thức: Giúp học sinh nắm được:
- Quá trình hình thành XHPK ở Châu Âu, cơ cấu XH.
- Hiểu được khái niệm lãnh địa PK và đặc trưng của nền kinh tế lãnh địa.
- Hiểu được thành thị trung đại xuất hiện như thế nào, kinh tế thành thị trung đại khác kinh tế lãnh địa ra sao.
2. Tư tưởng: Bồi dưỡng nhận thức cho hs về sự phát triển hợp quy luật của xã hội từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến
3. Kĩ năng:
- Biết sử dụng bản đồ châu Âu để xác định vị trí các quốc gia phong kiến
- Bồi dưỡng kĩ năng so sánh đối chiếu để thấy rõ sự chuyển biến từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến.
4. Các năng lực hình thành cho học sinh
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, tự quản lý.
- Năng lực chuyên biệt: xác định và mối liên hệ , ảnh hưởng của các hiện tượng lịch sử, nhận xét đánh giá rút ra bài học, vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử để giải quyết vấn đề thực tiễn.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Giáo viên: SGK, SGV,Bản đồ Châu Âu thời PK. Bài giảng điện tử
2. Học sinh: SGK, sưu tầm tranh ảnh, tài liệu liên quan bài học.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Bài dạy sử dụng phương pháp: đàm thoại, vấn đáp, gợi mở và so sánh đối chiếu
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định:
2. Bài cũ: Ở Lịch sử lớp 6 đã học về lịch sử các quốc gia cổ đại Phương Tây, em hãy kể tên một vài quốc gia cổ đại Phương Tây?
3. Bài mới: Ở lịch sử 6 các em đã được học về các quốc gia cổ đại phương Tây và ở đây các quốc gia đó sớm phát triển thành những nước có chế độ phong kiến (thay thế chế độ CHNL) đó là các nước Phơ-răng, Tây Gốt, Đông Gốt, sau này phát triển Anh, Pháp, TBN, Ý. Vậy, để hiểu được quá trình hình thành và phát triển các nước phong kiến chấu Âu đã diễn ra như thế nào, chúng ta sẽ tìm hiểu vào nội dung bài học ngày hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động1 : Tìm hiểu sự hình thành của XHPK Châu Âu
- HS tìm hiểu mục 1 SGK.
- GV: các quốc gia cổ đại Phương Tây tồn tại đến thế kỷ V thì bị các bộ tộc người Giéc manh từ P.Bắc tràn xuống xâm chiếm, tiêu diệt.
? Khi tràn vào lãnh thổ của đế quốc Rôma, người Giéc – man đã làm gì?
Những việc làm đó đã tác động như thế nào đến sự hình thành XHPK ở Châu Âu ?
- Như vậy, lãnh chúa PK và nông nô được hình thành từ những tầng lớp nào của XH cổ đại?
- HS trả lời GV nhận xét và chốt ý :
Hoạt động2 : Tìm hiểu khái niệm Lãnh địa phong kiến
- gv hình thành khái niệm lãnh địa
- HS quan sát h1 SGK + kết hợp với SGK
? Em hãy miêu tả lãnh địa PK và cuộc sống của lãnh chúa, nông nô trong lãnh địa đó?
-HS miêu tả về các khía cạnh tổ chức, đời sống, sự phát triển kinh tế.
? Đời sống, quyền hành của hai giai cấp ntn?
- GV miêu tả lại lãnh địa theo tài liệu tham khảo ở SGV.
Có thể cho 1 hs đọc: “mức thuế ”
? Em hãy nêu những đặc điểm chính của nền kinh tế lãnh địa? (Họ sản xuất ra những gì, có buôn bán với các lãnh đia không?)
-Gv mở rộng: Nguồn gốc của lãnh địa là khu đất nông thôn dưới thời Rô-Ma, các công xã truyền thống. Lãnh chúa có quyền sỡ hữu tối cao, đứng đầu các cơ quan luật pháp. Điều này khác với địa chủ ở các nước Phương Đông. ( gv có thể so sánh đối chiếu các khái niệm lãnh địa, lãnh chúa, nông nô ở phương Tây với khái niệm điền trang, địa chủ, nông dân trong lịch sử Phương Đông ở Trung Quốc và Việt Nam)
Hoạt động 3 : nguyên nhân xuất hiện thành thị trung đại
HS tìm hiểu SGK
? Nguyên nhân nào dẫn đến sự xuất hiện các thành thị trung đại?
Quan sát h2: Hội chợ ở Đức.
? Hãy miêu tả về hội chợ: bức tranh đó ntn?
- Bức tranh hội chợ miêu tả khung cảnh buôn bán sôi động, hoạt động chủ yếu là buôn bán -> kinh tế phát triển. Bên cạnh đó là những tòa lâu đài, nhà thờ với những kiến trúc đặc sắc phản ánh thành thị không chỉ là trung tâm kinh tế mà còn là trung tâm văn hóa.
? Cư dân thành thị gồm những ai ? Họ làm nghề gì ?
Thảo luận
? Kinh tế ở các thành thị có gì khác so với nền kinh tế lãnh địa?( HS thảo luận – trả lời)
- Kinh tế lãnh địa: tự sản xuất, tư liệu TCN gắn chặt với NN nhưng chủ yếu là NN.
- Kinh tế thành thị: chủ yếu là thủ CN và thương nghiệp (giao lưu buôn bán) .
Gv bổ sung: thành thị là hình ảnh tương phản với lãnh địa. Sự phát triển của kinh tế hàng hóa là một nhân tố dẫn đến sự suy vong của xã hội phong kiến.
? Thành thị ra đời có ý nghĩa như thế nào?
Gv: sơ kết bài học
1.Sự hình thành xã hội PK
ở Châu Âu.
- Cuối thế kỉ V, người Giéc-man tiêu diệt các quốc gia cổ đại phương Tây-> Lập nên nhiều vương quốc mới.
- Chiếm ruộng đất của chủ nô đem chia cho nhau.
- Phong cho các tướng lĩnh quý tộc các tước vị : công tước, hầu tước ® lãnh chúa phong kiến
- Nô lệ + nông dân mất ruộng không có ruộng đất phải phụ thuộc vào lãnh chúa
-> nông nô
Þ Xã hội phong kiến châu Âu hình thành .
2. Lãnh địa phong kiến
- Lãnh địa: khu đất rộng lớn: đất, rừng, ao hồ, nhà thờ trở thành vùng đất riêng của lãnh chúa như một quốc gia thu nhỏ.
- Đời sống trong lãnh địa:
+ Lãnh chúa: bóc lột nông nô, không phải lao động, sống đầy đủ, xa hoa.
+ Nông nô: nhận ruộng đất canh tác từ lãnh chúa phải đóng thuế
- Kinh tế: Tự cấp , tự túc, đóng kín
3.Sự xuất hiện các thành thị trung đại.
- Nguyên nhân: Từ cuối thế kỷ XI do sản xuất thủ công phát triển, thợ thủ công đưa hàng hóa ra những nơi đông người để trao đổi buôn bán, lập xưởng sản xuất Þ thành thị trung đại ra đời.
- Tổ chức: Thợ thủ công và thương nhân
- Vai trò: Thúc đẩy sản xuất làm cho xã hội phong kiến phát triển .
4. Củng cố: Gv củng cố bài học theo các nội dung:
- Sự hình thành xã hội phong kiến châu Âu là hoàn toàn hợp với quy luật của xã hội laoif người
- Đặc trưng cơ bản của lãnh địa phong kiến: là đơn vị kinh tế chính trị độc lập
- Sự xuất hiện của thành thị là yếu tố cơ bản thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa châu Âu phát triển và dẫn tới sự suy vong của xã hội phong kiến ở Châu Âu.
5. Hướng dẫn học ở nhà: - Học bài cũ, xem trước bài mới và chuẩn bị các nội dung :tìm hiểu những câu chuyện về các cuộc phát kiến địa lí.
V/ĐÁNH GIÁ RÚT KINH NGHIỆM
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 1 Ngày soạn: 03/9/2018
Tiết 2- Bài 2 . SỰ SUY VONG CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN VÀ SỰ HÌNH THÀNH CHỦ NGHĨA TƯ BẢN Ở CHÂU ÂU
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:
- Nguyên nhân và hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí.
- Quá trình hình thành quan hệ sản xuất TBCN trong lòng xã hội Phong kiến Châu Âu.
2. Tư tưởng:
- Học sinh thấy được sự phát triển tất yếu, tính quy luật của lịch sử từ XHPK lên CNTB.
- Mở rộng thị trường giao lưu buôn bán giữa các nước tư bản là tất yếu.
3. Kĩ năng:
- Biết sử dụng bản đồ, quả địa cầu.
- Sử dụng, khai thác tranh ảnh lịch sử.
4. Các năng lực hình thành cho học sinh
- Tư duy, giao tiếp, tự học
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: SGK, SGV, Bản đồ thế giới hoặc quả địa cầu. Bài giảng điện tử. Chuẩn kiến thực kĩ năng
2. Học sinh: SGK, sưu tầm tranh ảnh, tài liệu liên quan bài học.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Bài dạy sử dụng phương pháp: đàm thoại, vấn đáp, gợi mở và so sánh đối chiếu
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn đinh:
2.Bài cũ: ? Vì sao xuất hiện thành thị trung đại? Nền kinh tế trong các thành thị có điểm gì khác với nền kinh tế lãnh địa?
3.Bài mới:
Gv giới thiệu bài: ở thế kỷ XV nền kinh tế hàng hóa phát triển. Đây là nguyên nhân thúc đẩy người phương Tây tiến hành các cuộc phát kiến địa lí lớn. Đó là những cuộc phát kiến nào? Ý nghĩa của những cuộc phát kiến đó như thế nào tiết hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức
Hoạt động: Tìm hiểu nguyên nhân diễn ra các cuộc phát kiến địa lí
? Em hiểu thế nào là phát kiến địa lí?
Hs nghiên cứu SGK ® trả lời.
- Là quá trình tìm ra, phát hiện những con đường mới, vùng đất mới, dân tộc mới.
? Nêu nguyên nhân dân đến các cuộc phát kiến địa lí TK XV?
? Theo em để thực hiện các cuộc PKĐL cần có những điều kiện gì?
Hs quan sát bản đồ h3. Miêu tả và nhận xét kỹ thuật đóng tàu.
Hãy miêu tả tàu Caraven
- Có buồm lớn ở mũi, giữa và đuôi tàu, có bánh lái, tàu lớn – trước đây chưa có Þ vượt biển lớn.
Gv treo bản đồ h5: Những cuộc phát kiến địa lí.
?Em hãy kể 1 vài phát kiến địa lí mà em biết (trình bày trên bản đồ)
® Hs trình bày ® Gv bổ sung
Gv hướng dẫn hs tái hiện con đường của các cuộc phát kiến địa lí. GV chỉ rõ những vị trí những điểm mà các nhà thám hiểm đã phát hiện ra nhờ những cuộc hành trình này.
-GV mở rộng : năm 1492 Cô – lôm- bô cùng 90 thủy thủ trên 3 chiếc tàu đã đến được Cu- Ba và một số vùng ở quần đảo ăng-ti. Chính ông là người đã phát hiện ra châu Mĩ nhưng cho đến khi chết ông vẫn tưởng đó là Ấn Độ.
- Về chuyến đi vòng quanh trái đất của Ma-gien-lan : cho hs đọc phần tham khảo ở sách giáo viên.
? Nêu kết quả và sự tác động của những cuộc PKĐL đến xã hội Châu Âu?
GV kết luận và chuẩn hóa kiến thức sơ kết mục 1
Hoạt động 2: Qúa trình hình thành chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu
? Sau những cuộc PKĐL, quý tộc và thương nhân đã làm gì?
Hs trả lời Hs – gv ghi kết quả lên bảng.
? Những việc làm đó đã tạo ra những biến đổi gì ở CÂ? (ktế, ctrị, XH) ?
Tạo ra đội ngũ công nhân làm thuê và tiền vốn
? G/c VS (CN) và g/c TS được hình thành từ giai cấp tầng lớp nào trong xã hội?
- Thợ cả, thương nhân, thị dân giàu có, quý tộc chuyển sang kinh doanh: nhiều của cải Þ g/c TS.
- Nông nô bị đuổi khỏi lãnh địa Þ làm thuê, bị bóc lột thậm tệ Þ g/c VS.
Gv phân tích những biểu hiện của sự xuất hiện quan hệ sản xuất tư bản ở châu Âu :
+ Công trường thủ công (200-300 người-có sự phân công lao động, kỹ thuật Þ hiệu quả lao động cao. Sản xuất điền trang và trang trại quy mô lớn, các công ty xí nghiệp ra đời.
Þ nền sản xuất TBCN ra đời trong lòng xã hội phong kiến.
Gv sơ kết và chuẩn hóa kiến thức
1. Những cuộc phát kiến lớn
về địa lí.
a. Nguyên nhân :
- Sản xuất phát triển -> cần nguyên liệu , cần thị trường.
- Khoa học – kỹ thuật tiến bộ (đóng tàu thuyền lớn, la bàn)
b. Các cuộc phát kiến địa lý lớn :
- 1487 Đi-a-xơ đến cực Nam Châu Phi.
- 1492 ® C.Cô Lôm bô tìm ra Châu Mĩ
- 1497-1498: Ga-ma đến Tây Nam Ấn Độ.
-1519-1522: Ma-gien-lan đi vòng quanh trái đất.
c. ý nghĩa các cuộc phát kiến địa lí:
- Thúc đẩy thương nghiệp phát triển, đem lại nguồn lợi khổng lồ cho giai cấp tư sản châu Âu.
2. Sự hình thành chủ nghĩa TB ở Châu Âu.
- Sự ra đời của giai cấp tư sản: Qúy tộc và thương nhân đã: Cướp bóc của cải, tài nguyên thuộc địa.
- Mở rộng sản xuất kinh doanh, lập đồn điền bóc lột sức lao động của người làm thuê. trở nên giàu có -> giai cấp tư sản ra đời.
- Giai cấp vô sản : hình thành từ những nông nô bị tước đoạt ruộng đất phải làm việc trong các xí nghiệp của tư sản
=> Quan hệ sản xuất TBCN hình thành .
4. Củng cố:
Như vậy, sau những cuộc phát kiến lớn về địa lí, qtộc, thương nhân giàu có sử dụng nhiều thủ đoạn để tích lũy vốn và tạo nguồn nhân công Þ mối quan hệ sx mới làm nảy sinh 2 giai cấp mới trong XH Þ Nền sản xuất mới TBCN ra đời ngay trong lòng XHPK.
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Học bài cũ, xem trước bài 3 và chuẩn bị các câu hỏi trong SGK
V. ĐÁNH GIÁ RÚT KINH NGHIỆM
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 1 Su hinh thanh va phat trien cua xa hoi phong kien o chau Au_12426343.doc