Giáo án Lịch sử lớp 8 năm 2018 - Tiết 1 đến tiết 52

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:

-Hệ thống hoá lại toàn bộ phần lịch sử Việt Nam từ 1958- 1918.

-Học sinh ghi nhớ những sự kiện lịch sử tiêu biểu của giai đoạn này.

2.Tư tưởng:

 Giáo dục lòng yêu nước, tinh thần học tập tự giác, yêu thích bộ môn này.

3.Kĩ năng:

Rèn kỹ năng làm bài độc lập, tự giác, kỹ năng phân tích đánh giá các vấn đề lịch sử.

 

 

 

doc162 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 571 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 8 năm 2018 - Tiết 1 đến tiết 52, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẪN HỌC Ở NHÀ: Soạn bài 17 và tập trả lời câu hỏi trong bài IV. RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ DẠY: ********************** Ngày soạn: 01/12/2017 Chương II: CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI ( 1918 – 1939 ) TIẾT 25 – BÀI 17: CHÂU ÂU GIỮA HAI CUỘC CHIÊN TRANH THẾ GIỚI ( 1918 – 1939 ) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1.Kiến thức: - Những nét khái quát về tình hình Châu Âu trong những năm 1918 – 1939 - Sự phát triển của phong trào cách mạng 1918- 1923 ở Châu Âu va sự thành lập Quốc tế cộng sản 2.Kĩ năng: Bử dụng bản đồ, biểu đồ để hiểu những biến động lịch sử đã tác động đến lãnh thổ các quốc gia như thế nào 3.Tư tưởng: Giúp HS thấy rõ tính chất phản động và nguy hiểm của chủ nghĩa phát xít, từ đó căm ghét chế độ phát xít bảo vệ hòa bình thế giới II.CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Phương pháp và kỹ thuật dạy học trọng tâm: tường thuật, giải thích, trực quan... -Thiết bị dạy học và học liệu: : Bản đồ Châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ nhất 2. Học sinh: Soạn bài, tìm hiểu bài ở nhà. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ:? ? Nội dung chính sách kinh tế mới và tác dụng của nó ? ? Thành tựu của Liên Xô sau khi thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ hai ? Giới thiệu bài mới: Sau chiến tranh thế giớ thứ nhất tình hình Châu Âu có nhiều biến động, chúng ta sẽ tìm hiểu những nét khái quát của Châu Âu giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới ở bài học sau đây 3.Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH Hoạt động 1: ? Nguyên nhân nào thúc đẩy phong trào cách mạng ở các nước tư bản trong những năm 1918 – 1923? + Do hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhật và thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga ? Tình hình các nước Châu Âu có những biến đổi gì? -HS: + Xuất hiện một số quốc gia mới: Áo, Ba Lan, Tiệp Khắc, Nam Tư, Phần Lan + Các nước Châu Âu đều bị suy sụp về kinh tế ? Kinh tế suy sụp dẫn đến hậu quả gì? + HS: Một cao trào cách mạng bùng nổ ở các nước Châu Âu, nền thống trị của giai cấp tư sản không ổn định ? Vì sao từ 1924 – 1929 các nước Châu Âu ổn định về chính trị? +HS: Đàn áp, đẩy lùi được cao trào cách mạng, kinh tế phát triển ? Sử dụng bảng thống kê tr88-Sgk => yêu cầu hs nhận xét về tình hình sản xuất công nghiệp? +HS: Tốc độ tăng trưởng nhanh I.Châu Âu trong những năm 1918 – 1929. 1)Những nét chung - Một số quốc gia mới đã ra đời từ sự tan vỡ của đế quốc Áo – Hung và sự bại trận của nước Đức. - Đều bị suy sụp kinh tế - Một cao trào cách mạng bùng nổ ở các nước Châu Âu, nền thống trị của giai cấp tư sản + 1918 – 1923: kinh tế chính trị bị khủng hoảng trầm trọng + 1924 – 1929: ổn định về chính trị và phát triển nhanh về kinh tế 2.Cao trào cách mạng 1918 – 1923. Quốc tế cộng sản thành lập. (HS đọc thêm) Hoạt động 2: HS đọc thêm - Hướng dẫn học sinh đọc thêm. Hoạt động 3: ? Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933? -HS: Do sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận, hàng hóa ế thừa, cung vượt quá cầu, người dân không tiền mua. ? Biểu hiện của sự khủng hoảng? - HS: + Mức sản xuất bị đẩy lùi hàng chục năm. + Hàng trăm triệu người rơi vào tình trạng đói khổ ? Nhìn vào H62 em có nhận xét gì? -HS: + Anh: sụt giảm sản lượng thép. + Liên Xô: tăng trưởng nhanh ? Cuộc khủng hoảng này gây ra hậu quả gì? - HS: Sản xuất đình đốn, nạn thất nghiệp, nhân dân lao động đói khổ, phong trào đấu tranh của nhân dân lên cao ?Đứng trước khủng hoảng, các nước tư bản đã làm gì? - HS: + Thực hiện những chính sách cải cách kinh tế xã hội. + Một số nước phát xít hóa chính quyền -Em hiểu thế nào về câu nói: “Chủ nghĩa phát xít Đức có nghĩa là chiến tranh”? +HS: Thế hiện tính chất phản động, muốn làm bá chủ thế giới bằng những cuộc chiến tranh xâm lược II. Châu Âu trong những năm 1929 – 1939. 1.Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) và những hậu quả của nó - Nguyên nhân: + Do sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận. + Hàng hóa ế thừa, cung vượt quá cầu + Người dân không tiền mua sắm. - Biểu hiện: Sản xuất sụt giảm. - Hậu quả: + Sản xuất đình đốn, nạn thất nghiệp, nhân dân lao động đói khổ, phong trào đấu tranh của nhân dân lên cao + Chủ nghĩa phát xít lên nắm quyền ở một số nước IV. CỦNG CỐ : - Vì sao cách mạng lại bùng nổ mạnh mẽ ở Đức? - Nguyên nhân và hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới(1929-1933)? V.HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ: Học bài, Soạn bài 18, chú ý các câu hỏi giữa bài. VI.RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ DẠY: ................................................................................................................................................................ ************************ Ngày soạn: 01/12/2017 TIẾT 26- BÀI 18: NƯỚC MỸ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI ( 1918 – 1939 ) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1.Kiến thức: - Những nét chính về tình hình kinh tế - xã hội Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ nhất, sự phát triển nhanh chóng về kinh tế và nguyên nhân của sự phát triển đó, phong trào công nhân và sự thành lập của Đảng Cộng sản Mỹ - Tác động của cuộc khủng hỏang kinh tế (1929 – 1933) đối với nước Mỹ và chính sách mới của tổng thống Ru-giơ-ven nhằm đưa nước Mỹ thoát khỏi khủng hoảng 2.Kĩ năng: - Biết sử dụng, khai thác tranh ảnh - Bước đầu biết so sánh để rút ra bài học lịch sử từ những sự kiện lịch sử 3.Tư tưởng: - Giáo dục cho HS nhận thức được bản chất của chủ nghĩa tư bản Mỹ, những mâu thuẫn gay gắt trong lòng xã hội Mỹ. - Bồi dưỡng ý thức đúng đắn về cuộc đấu tranh chống áp bức, bất công trong xã hội tư sản II.CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Phương pháp và kỹ thuật dạy học trọng tâm: tường thuật, giải thích, trực quan... -Thiết bị dạy học và học liệu: : : - Một số tranh ảnh mô tả nước Mỹ trong thập niên 20, 30 của thế kỉ XX. Bản đồ thế giới. 2. Học sinh: Soạn bài, tìm hiểu bài ở nhà. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ:? Nguyên nhân và hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933)? Giới thiệu bài mới: Chúng ta đã học về Châu Âu giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới, vậy tình hình nước Mỹ khi đó như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu điều đó 3.Tiến trình bài học: A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (3 phút) Mục tiêu: Gây chú ý và hứng thú học tập cho học sinh, dẫn vào bài mới hiệu quả hơn. Phương pháp/ kĩ thuật: Vấn đáp, nêu vấn đề, Quan sát, nhận xét Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân Phương tiên dạy học: . HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH Hoạt động 1 Bước 1: Giao nhiệm vụ - HS: Quan sát, nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. - HS: Quan sát, lắng nghe và suy nghĩ. - GV: Quan sát, giúp đỡ. Bước 3. Thảo luận, trao đổi, báo cáo. - GV: Yêu cầu học sinh trả lời - HS: Trả lời: - GV tích hợp với môn Địa lí : giới thiệu về vị trí địa lí của nước - Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tạo cho Mỹ cơ hội thuận lợi như thế nào? + Chiến tranh không lan đến Mỹ. thu nhiều lợi nhuận nhờ bán vũ khí, là nước thắng trận - Nhận xét về sự phát triển kinh tế Mỹ qua H65,66-Sgk ? + Sự phát triển mạnh của ngành chế tạo ôtô, tạo nên sự phồn vinh của nền kinh tế Mỹ ? Nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển của kinh tế Mỹ trong giai đoạn trên? + Giai cấp tư sản Mỹ đã cải tiến kỹ thuật, thực hiện sản xuất dây chuyền, tăng cường độ lao động và bóc lột công nhân - Nhận xét về những hình ảnh khác nhau của nước Mỹ H65,66, H67? + Nước Mỹ giàu có nhưng người lao động vẫn cực khổ. ? Đảng Cộng sản Mĩ được thành lập trong hoàn cảnh nào? - Do áp bức bóc lột và nạn phân biệt chủng tộc=> Phong trào công nhân phát triển ở nhiều bang trong nước. 5/1921 ĐCS Mĩ thành lập. I. Nước Mỹ trong thập niên 20 của thế kỉ XX. - Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, nước Mĩ bước vào thời kì phồn vinh, trở thành trung tâm tài chính số một thế giới. +1928 chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới, với nhiều nghành công nghiệp sản xuất ô tô, dầu lửa, thépvà nắm 60% chữ lượng vàng thế giới. - Tuy vậy người lao động và những người da màu vẫn sống trong cảnh nghèo khó: Do áp bức bóc lột và nạn phân biệt chủng tộc. => Phong trào công nhân phát triển ở nhiều bang trong nước. - 5/1921 ĐCS Mĩ thành lập. Hoạt động 2 ? Cuộc khủng hoảng kinh kế 1929-1933 ở Mĩ diễn ra như thế nào? - Cuối tháng 10/1929 Mỹ lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng thấy. ?Sự thiệt hại nặng nề của cuộc khủng hoảng ở Mĩ như thế nào? - HS theo dõi phần chữ nhỏ SGK trả lời. - GV minh chứng bằng số liệu phần chữ nhỏ SGK - HS theo dõi ?Gánh nặng của cuộc khủng hoảng đè lên vai tầng lớp nào? -HS: Công nhân và gia đình họ. ?Để thoát khỏi khủng hoảng, nước Mĩ đã làm gì? -HS: Tổng thống Ru-giơ-ven đã đề ra “Chính sách mới”. ?Nội dung “chính sách mới” là gì? + Đưa ra những biện pháp để nhà nước kiểm soát, điều tiết sản xuất, lưu thông hàng hóa.sgk ? Quan sát H.69, bức tranh nói lên điều gì? - Nhà nước kiểm soát nền kinh tế, can thiệp vào tất cả các lĩnh vực sản xuất và lưu thông phân phối. ? Tác dụng của “chính sách kinh tế mới”? - Đã cứu nguy cho nền kinh tế Mỹ, góp phần duy trì chế độ tư sản ở Mỹ II. Nước Mỹ trong những năm 1929 – 1939. - Cuối tháng 10/1929 Mỹ lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng thấy, bắt đầu từ tài chính sau đó lan nhanh sang công nghiệp và nông nghiệp. - Tổng thống Ru-giơ-ven đã thực hiện chính sách mới. *Nội dung của “Chính sách mới”. SGK *Tác dụng: + Đưa nước Mĩ ra khỏi khủng hoảng. + Duy trì được chế độ dân chủ tư sản. IV.CỦNG CỐ : ? Kinh tế Mỹ đã phát triển như thế nào trong thập niên 20 của thế kỉ XX? ? Nêu nhận xét của em về chính sách mới của Ru-dơ-ven V. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ: Học bài và soạn bài 19 VI. RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ DẠY: .................. *************************** Ngày soạn: 05/12/2017 Chương III CHÂU Á GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI ( 1918 – 1939 ) TIẾT 27 - BÀI 17: NHẬT BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI ( 1918 – 1939 ) I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1.Kiến thức: - Khái quát về tình hình kinh tế xã hội Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất - Những nguyên nhân chính dẫn đến quá trình phát xít hóa ở Nhật và hậu quả của quá trình này đối với lịch sử Nhật Bản cũng như lịch sử thế giới 2.Kĩ năng: - Bồi dưỡng kĩ năng sử dụng, khai thác tranh ảnh lịch sử. - Biết cách so sánh liên hệ các sự kiện khác nhau 3.Tư tưởng: - Giúp HS nhận thức rõ bản chất phản động, hiếu chiến, tàn bạo của chủ nghĩa phát xít. - Giáo dục tư tưởng chống phát xít, căm thù tội ác mà chủ nghĩa phát xít gây ra cho nhân loại II.CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Phương pháp và kỹ thuật dạy học trọng tâm: tường thuật, giải thích, trực quan... -Thiết bị dạy học và học liệu: : : Bản đồ Châu Á. Tranh ảnh về Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 2. Học sinh: Soạn bài, tìm hiểu bài ở nhà. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ- Kinh tế Mỹ phát triển như thế nào trong thập niên 20 của thế kỉ XX? - Nêu nội dung “Chính sách mới”? Giới thiệu bài mới: Qua phần Châu Âu và Mỹ các em đã nắm được những đặc điểm cơ bản, vậy Nhật Bản như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 3.Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH Hoạt động 1: - Nêu những nét chính của kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất? + Thu nhiều lợi nhuận, không mất mát gì trong chiến tranh, tuy nhiên cũng chỉ phát triển trong vài năm đầu, mất cân đối giữa nông nghiệp và công nghiệp - Cho HS quan sát H70 - HS quan sát H70 ? Sự phát triển kinh tế Nhật Bản trong thời kỳ này có gì giống và khác so với nước Mĩ? +HS: - Giống: đều thắng trận, thu nhiều lời. - Khác: + Kinh tế Mĩ phát triển nhanh do cải tiến kinh tế, sản xuất dây truyền, bóc lột + Nhật chỉ phát triển trong vài năm đầu rồi lại rơi vào khủng hoảng, kinh tế phát triển chậm chạp, bấp bênh ? Tình hình kinh tế có tác động như thế nào đến tình hình xã hội? * HS: - Năm 1918.... - Phong trào công nhân diễn ra sôi nổi. - T 7.1922.... - Năm 1927: Lâm vào khủng hoảng tài chính → mất lòng tin của nhân dân với chính phủ. ?Em có nhận xét gì về tình hình nước Nhật trong những năm 1918 – 1939? -HS:Kinh tế phát triển, nhưng không ổn định, không cân đối giữa công và nông nghiệp. I.Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất. 1. Kinh tế: Thu được nhiều lợi nhuận. Nhưng kinh tế chỉ phát triển trong vài năm đầu sau chiến tranh. + Trong vòng 5 năm (1914-1919) sản lượng công nghiệp tăng 5 lần. + Nông nghiệp không phát triển. + Giá cả tăng → đời sống nhân dân khó khăn 2. Xã hội: - Năm 1918: bùng nổ phong trào chiếm kho gạo của quần chúng. - Phong trào công nhân diễn ra sôi nổi. - T 7.1922: Đảng cộng sản Nhật thành lập. - Năm 1927: Lâm vào khủng hoảng tài chính → mất lòng tin của nhân dân với chính phủ. Hoạt động 2 ? Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929- 1933 đã tác động như thế nào đến nền kinh tế Nhật Bản? - Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) + Công nghiệp:. + Ngoại thương: + Thất nghiệp:. => Đấu tranh của công nông ? Vì sao Nhật vẫn bị khủng hoảng kinh tế? + Do sự phát triển kinh tế Nhật không vững chắc, kinh tế - xã hội suy sụp nghiêm trọng ? Để khắc phục tình trạng đó, giới cầm quyền Nhật Bản đã làm gì? + Phát xít hóa bộ máy nhà nước, tăng cường chính sách quân sự hóa đất nước, gây chiến tranh xâm lược ? Em hiểu như thế nào về chủ nghĩa phát xít? -HS: Thủ tiêu mọi quyền tự do dân chủ, quân sự hoá bộ máy chính quyền, thi hành chính sách xâm lược trắng trợn ?Trình bày kế hoạch xâm lược của Nhật Bản? -HS: +Do thủ tướng Nhật Ta-na-ca vạch ra và đệ trình lên Nhật Hoàng 1927 +Khởi đầu là chiếm TQ sau đó là Châu Á và đến thế giới - HS quan sát H71 (Cặp) ? Quá trình thiết lập chế độ phát xít ở Nhật diễn ra như thế nào? + Vẫn tồn tại chế độ chuyên chế Thiên Hoàng kéo dài trong nhiều năm gắn liền với xâm lược ?Cuộc đấu tranh chống phát xít của nhân dân Nhật Bản đã diễn ra ntn? - HS: +Diễn ra mạnh mẽ, dưới nhiều hình thức . ? Phong trào đấu tranh của nhân dân có tác dụng gì? - HS: Góp phần làm chậm quá trình phát xít hóa ở Nhật -GV nhấn mạnh: Trong thập niên 30 ở Nhật diễn ra quá trình thiết lậpphát xít, nhưng với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã lãnh đạo nhân dân, binh sĩ đấu tranh do đó làm chậm quá trình phát xít hóa -HS theo dõi. ? Hậu quả của việc phát xít hóa chính quyền? - HS: Ngọn lửa chiến tranh được nhen nhóm, chiến tranh thế giới mới II.Nhật Bản trong những năm 1929 - 1939. 1. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929- 1933 ở Nhật. Từ 1929- 1931: sản lượng công nghiệp giảm 32,5%; ngoại thương giảm 80%; người thất nghiệp 3 triệu người. 2. Chủ nghĩa phát xít Nhật ra đời. - Để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, Nhật đã quân sự hoá bộ máy chính quyền, gây chiến tranh xâm lược thuộc địa. - Trong thập niên 30 (TK XX), chế độ phát xít đã được thiết lập ở Nhật Bản. - Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít của mọi tầng lớp nhân dân diễn ra sôi nổi. → Góp phần làm chậm lại quá trình phát xít hoá ở Nhật Bản. IV. CỦNG CỐ : - Em có nhận xét gì về tình hình nước Nhật trong những năm 1918 – 1929? ? Vì sao giới cầm quyền Nhật Bản tiến hành chiến tranh xâm lược ra bên ngoài? V. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ: : Học bài, soạn bài 20 mục I VI. RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ DẠY: ...... ************** Ngày soạn: 12/12/2017 TIẾT 28 – BÀI 20: PHONG TRÀO ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở CHÂU Á ( 1918 – 1939 ) ( Tiết 1 ) I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1.Kiến thức: Làm cho HS nắm được: Những nét mới của phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á Cách mạng Trung Quốc (1919-1939) diễn ra như thế nào Nét chung của phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á 2.Kĩ năng: Bồi dưỡng kĩ năng sử dụng bản đồ. Biết cách khai thác tranh ảnh lịch sử 3.Tư tưởng: Bồi dưỡng nhận thức về tính tất yếu của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc và các dân tộc thuộc địa phụ thuộc nhằm giành lại độc lập dân tộc Thấy được những nét tương đồng và sự gắn bó trong lịch sử đấu tranh giành độc lập của các nước khu vực Đông Nam Á. II.CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Phương pháp và kỹ thuật dạy học trọng tâm: tường thuật, giải thích, trực quan... -Thiết bị dạy học và học liệu: Lược đồ Châu Á. Lược đồ các nước Đông Nam Á Tranh ảnh liên quan. 2. Học sinh: Soạn bài, tìm hiểu bài ở nhà. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ ?Em có nhận xét gì về tình hình nước Nhật trong những năm 1918-1929? Giới thiệu bài mới: Thắng lợi cách mạng Tháng Mười Nga và cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc đã ảnh hưởng đến phong trào cách mạng ở Châu Á, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay 3.Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH Hoạt động 1 ?Vì sao sau chiến tranh thế giới I, phong trào độc lập dân tộc ở châu Á lại phát triển mạnh mẽ? +HS: - Do ảnh hưởng của CMT10 Nga. - Đời sống nhân dân các... -Yêu cầu HS đọc Sgk T99. Kể tên các phong trào đấu tranh tiêu biểu ở Châu Á (trên lược đồ) + Học sinh đọc SGK, chỉ trên lược đồ và trả lời ? Phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh có quy mô như thế nào? + Qui mô rộng khắp toàn Châu Á - Cho HS quan sát H.72 tìm hiểu một số nét chính về M.Gan-đi. - HS quan sát H.72 ? Nét mới của phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á sau chiến tranh thé giới thứ nhất? + Giai cấp công nhân tích cực tham gia cách mạng, ở một số nước họ đã đóng vai trò lãnh đạo thông qua việc thành lập và lãnh đạo cách mạng của các Đảng Cộng sản I. Những nét chung về phong trào độc lập dân tộc ở châu Á, cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919- 1939. 1. Những nét chung. a. Nguyên nhân: - Do ảnh hưởng của CMT10 Nga. - Đời sống nhân dân các thuộc địa cực khổ do chính sách khai thác thuộc địa nhằm phục hồi kinh tế của các nước tư bản. b. Diễn biến: - Phong trào lên cao và lan rộng khắp: Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á. - Tiêu biểu: Cách mạng Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia. c. Kết quả: - Giai cấp công nhân tích cực tham gia cách mạng - Đảng cộng sản ra đời ở nhiều nước: Trung Quốc, Việt Nam Hoạt động 2 ?Cách mạng Trung Quốc từ 1919 mở đầu bằng sự kiện nào? - HS: Phong trào Ngũ tứ ? Phong trào Ngũ tứ nổ ra nhằm mục đích gì? -Mục đích: Chống lại âm mưu xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc - GV: Trình bày về phong trào Ngũ Tứ. Giải thích từ “Ngũ Tứ” ? Vì sao nói phong trào Ngũ Tứ mở đầu cho cao trào cách mạng ở Trung Quốc? -HS: + Phong trào lan rộng trong cả nước, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp tham gia, đặc biệt là giai cấp công nhân, phong trào Ngũ Tứ mở đầu cho phong trào chống đế quốc chống phong kiến. HS thảo luận ? Nét mới của phong trào Ngũ Tứ so với cách mạng Tân Hợi 1911? -HS: + Thúc đẩy phong trào công nhân phát triển dẫn đến việc thành lập Đảng Cộng sản. + Có tính chất chống đế quốc và phong kiến, cách mạng Tân Hợi chỉ chống phong kiến “Đánh đuổi Mãn Thanh” ? Cách mạng Trung Quốc từ 1926- 1927? -HS:1926-1927:..... ? Cách mạng Trung Quốc sau năm 1927 có điểm gì nổi bật? -HS: 1927-1937:.... ? Vì sao năm 1937, Đảng cộng sản lại bắt tay hợp tác với Quốc dân Đảng? -HS: Để tạo sức mạnh đoàn kết dân tộc để chống kẻ thù xâm lược -HS:Cách mạng liên tục, Đảng Cộng sản trưởng thành và giữ vai trò lãnh đạo cách mạng ? Đặc điểm của cách mạng Trung Quốc thời kỳ này? 2.Cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919 – 1939. -Phong trào Ngũ Tứ (4/5/1919) phong trào đấu tranh của học sinh sau đó lan sang giai cấp công nhân và các tầng lớp khác. -7/1921 Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập -1926-1927: Là cuộc chiến tranh Bắc phạt của lực lương cách mạng đánh đổ các tập đoàn quân phiệt -1927-1937: Là cuộc nội chiến giữa Quốc dân Đảng - Tưởng Giới Thạch và ĐCS Trung Quốc. -7/1937 Nhật Bản xâm lược=>Quốc – Cộng hợp tác chống Nhật. IV. CỦNG CỐ: ? Vì sao sau chiến tranh thế giới I phong trào độc lập dân tộc ở châu Á lại bùng nổ mạnh mẽ? ? Những nét nổi bật nhất về cách mạng Trung Quốc từ 1919- 1939? V. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ: Học bài, soạn các câu hỏi giữa bài mục II IV.RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ DẠY: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................ *********************************** Ngày soạn: 12/11/2017 TIẾT 29– BÀI 20: PHONG TRÀO ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở CHÂU Á ( 1918 – 1939 ) ( Tiết 2 ) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1.Kiến thức: - Nét chung của phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới ( 1918-1939) - Nắm được phong trào đấu tranh dành độc lập dân tộc ở Đông Dương. 2.Kĩ năng: - Bồi dưỡng kĩ năng sử dụng bản đồ. - Biết cách khai thác tranh ảnh lịch sử 3.Tư tưởng: - Bồi dưỡng nhận thức về tính tất yếu của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc và các dân tộc thuộc địa phụ thuộc nhằm giành lại độc lập dân tộc - Thấy được những nét tương đồng và sự gắn bó trong lịch sử đấu tranh giành độc lập của các nước khu vực Đông Nam Á. II.CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Phương pháp và kỹ thuật dạy học trọng tâm: tường thuật, giải thích, trực quan... -Thiết bị dạy học và học liệu: Lược đồ Châu Á.Lược đồ các nước Đông Nam Á Tranh ảnh liên quan 2. Học sinh: Soạn bài, tìm hiểu bài ở nhà. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ:? ? Cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919 – 1939 diễn ra như thế nào? Giới thiệu bài mới: 3.Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH Hoạt động 1: * Giáo viên: Yêu cầu học sinh kể tên các nước Đông Nam Á và xác định vị trí các nước trên bản đồ. - HS lên bảng xác định trên lược đồ. ? Em hãy nêu những nét chung nhất của các quốc gia Đông Nam Á đầu TK XX? + Hầu hết là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân ?Phong trào cách mạng ĐNA đầu thế kỉ XX phát triển ntn? -Sau thất bại của phong trào Cần Vương “Phò vua cứu nước” tầng lớp tri thức mới đã hướng cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc theo con đường dân chủ tư sản. ? Sau chiến tranh thế giới thứ nhất phong phào ở các nước phát triển mạnh. Tại sao? -HS: +Thực dân Pháp tăng cường đàn áp, bóc lột. +Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga ? Sự thành lập các Đảng Cộng sản có tác động như thế nào đối với phong trào độc lập dân tộc ở các nước Đông Nam Á? - HS: Đảng cộng sản các nước lãnh đạo nhân dân đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc GV thuyết trình: sgk Dưới sự lãnh đạo của Đảng CSnhững năm đầu của thế kỉ XX -HS theo dõi ?Vào đầu thế kỉ XX, phong trào dân chủ tư sản ở ĐNA có điểm gì mới. -HS: Nếu như trước đây chỉ mới xuất hiện những nhóm lẻ tẻ, thì đến giai đoạn này đã xuất hiện những chính Đảng có tổ chức. ? Kết quả của các phong trào CM ra sao? + Đều bị thất bại II.Phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á (1918-1939) 1.Tình hình chung - Đầu thế kỉ XX, hầu hết các nước Đông Nam Á là thuộc hoặc nửa thuộc địa của thực dân (trừ Xiêm) - Tầng lớp tri thức mới đã hướng cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc theo con đường dân chủ tư sản. - Từ những năm 20, giai cấp vô sản trưởng thành và tham gia lãnh đạo phong trào cách mạng. - Một số Đảng cộng sản ra đời: ĐCS In-đô-nê-xi-a 1920, Việt Nam, Ma Lai, Xiêm 1930, Hoạt động 2 ? Phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á phát triển như thế nào? + Phong trào diễn ra sôi nổi với nhiều hình thức. + ĐCS Việt Nam được thành lập và lãnh đạo cách mạng + Bước đầu có sự liên minh chống đế quốc của 3 nước ?Nêu vắn tắt các sự kiện tiêu biểu? - HS theo dõi SGK nêu vắn tắt: + Lào + Campuchia + Việt Nam: ĐCS thành lập ?Nhận xét về phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở các nước Đông Dương? - HS: Phong trào diễn ra sôi nổi, liên tục với nhiều hình thức. - Yêu cầu HS quan sát H 74SGK + HS xem hình của A.Xu-cac-nô, lãnh tụ phong trào độc lập dân tộc ở Inđônêxia *Giảng: sgk Đến khi chiến tranh thế giới thứ hai... chĩa mũi nhọn vào chủ nghĩa phát xít Nhật. - HS theo dõi 2. Phong trào độc lập dân tộc ở một số nước Đông Nam Á. - Phong trào diễn ra sôi nổi, phong phú, lôi cuốn được đông đảo nhân dân tham gia - Ở Đông Dương: + Lào + Campuchia + Việt Nam: ĐCS thành lập - Ở khu vực hải đảo đã diễn ra nhiều phong trào chống thực dân, lôi cuốn hàng triệu người tham gia, tiêu biểu ở In-đô-nê-xi-a. IV. CỦNG CỐ: Lập bảng thống kê sự thành lập các ĐCS ở Châu Á (1918 – 1939)? Thời gian Tên các Đảng cộng sản . . . . . . . . Bài tập: Hoàn thành bảng thống kê vào vở V. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ: Học bài, tìm hiểu để tiết sau làm bài tập lịch sử VI. RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ DẠY: ****************************** Ngày soạn: 18/12/2017 TIẾT 30: LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1.Kiến thức: Giúp HS: -CỦNG CỐ, hệ thống hóa những sự kiện cơ bản của lịch sử thế giới giữa hai cuộc chiến tranh thế giới -Nắm được những nội dung chính của lịch sử thế giới trong những năm 1917 - 1939 2.Tư tưởng: Giáo dục lòng yêu nước, tinh thần chống chiến tranh, chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hoà bình thế giới 3.Kĩ năng: Giúp HS phát triển kĩ năng lập bảng thống kê, lựa chọn sự kiện lịch sử tiêu biểu, tổng hợp, so sánh và hệ thống hóa sự kiện lịch sử II.CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Phương pháp và kỹ thuật dạy học trọng tâm: tường thuật, giải thích, trực quan... -Thiết bị dạy học

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an ca nam_12432729.doc
Tài liệu liên quan