Giáo án lớp 1 - Chủ đề 10: Đàn gà của em

GV yêu cầu HS hoạt động nhóm và định hướng các bước thực hành:

- Tập hợp các bài vẽ gà của tiết học trước

- Cắt các hình vẽ tạo ngân hàng hình ảnh của nhóm.

- Sắp xếp hình ảnh các con gà thành bức tranh có chủ đề.

* GV đưa ra một số câu hỏi cho HS tham khảo:

- Chọn bao nhiêu hình ảnh?

- Hình ảnh nào là hình ảnh chính, hình ảnh phụ

- Xác định vị trí cho các hình ảnh?

- Vẽ thêm cảnh quan như thế nào cho bức tranh sinh động hơn?

- Nêu một số màu định sử dụng?

* GV cho nhóm HS thực hành một chủ đề trên khổ A3, quan sát theo dõi cũng cố giúp các nhóm.

 

doc6 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 716 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 1 - Chủ đề 10: Đàn gà của em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 10: ĐÀN GÀ CỦA EM ( Chủ đề dạy có giáo dục lồng ghép BVMT và BĐKH – liên hệ ) ( 5 tiết ) I. MỤC TIÊU: * Học sinh cần đạt được: - Nhận biết và nêu đúng đặc điểm của gà trống, gà mái, gà con. - Vẽ được hình dáng con gà, biết tạo hình con gà bằng các loai vật liệu. - Biết giới thiệu, nêu nhận xét, cảm nhận được vẻ đẹp của các sản phẩm tạo hình. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC: * Phương pháp: trực quan, gợi mở, luyện tập, thực hành. * Hình thức tổ chức: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. * Vận dụng quy trình Mĩ Thuật: Vẽ cùng nhau và sáng tác câu chuyện. III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN: - Tranh minh họa gà trống, gà mái, gà con. - Một số mẫu tạo hình gà không gian ba chiều. - Sản phẩm của học sinh. * Giới thiệu chủ đề: Gv tùy chọn cách giới thiệu cho phù hợp IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Tiết 1: Quy trình Vẽ cùng nhau và sáng tác câu chuyện. HOẠT ĐỘNG 1: HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm. - Cho HS quan sát tranh, GV đặc câu hỏi: - Tranh vẽ có những con gà nào?. - Nêu các bộ phận của cơ thể con gà? So sánh các bộ phận ( bộ phận nào to, nhỏ) - Đặc điểm nổi bật của gà trống, gà mái, nêu các đặc diểm cụ thể? - Hình dáng của gà con trông như thế nào? - Hoạt động chính của gà là gì? Nó thường hoạt động ở những đâu? - Gà có ích lợi gì đối với con người? chúng ta phải làm gì? * GV cho HS xem tranh tham khảo, thảo luận các câu hỏi: - Chủ đề của các bức tranh. - Cách sắp xếp hình ảnh. - Màu sắc. - Cá nhân, nhóm dự định thực hiện chủ đề như thế nào? * GV tổng hợp, cũng cố các ý kiến và liên hệ mở rộng, giáo dục thực tiển. -Thực hiện tạo nhóm. - Quan sát tranh và trả lời theo câu hỏi. - Nêu cảm nhận. - Nhóm thảo luận và nêu ý kiến. Tiết 2: Quy trình Vẽ cùng nhau và sáng tác câu chuyện. HOẠT ĐỘNG 2: HƯỚNG DẪN HỌC SINH THỰC HIỆN Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * GV cho HS hoạt động nhóm. - Nêu câu hỏi cho HS thảo luận. - Câu hỏi: - Nhóm có ý định vẽ gà gỉ? Gà trống, gà mái hay gà con? - Nêu các đặc điểm của con gà định thực hiện? - Em vẽ con gà đang làm gì? - Hình dáng của nó như thế nào? Khung hình của con gà so với khổ giấy? - Em sẽ chọn những màu nào để thể hiện? - Nhóm sẽ thực hiện bao nhiêu bài vẽ? * GV cho HS tham khảo tranh, yêu cầu mỗi HS vẽ ít nhất hai con gà vào khổ giấy A4. -Thực hiện tạo nhóm. - Nhóm thảo luận và trả lời theo ý kiến của nhóm. - HS thực hành bài tập. Tiết 3: Quy trình Vẽ cùng nhau và sáng tác câu chuyện. HOẠT ĐỘNG 3: HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH VẼ TRANH ĐÀN GÀ Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * GV yêu cầu HS hoạt động nhóm và định hướng các bước thực hành: - Tập hợp các bài vẽ gà của tiết học trước - Cắt các hình vẽ tạo ngân hàng hình ảnh của nhóm. - Sắp xếp hình ảnh các con gà thành bức tranh có chủ đề. * GV đưa ra một số câu hỏi cho HS tham khảo: - Chọn bao nhiêu hình ảnh? - Hình ảnh nào là hình ảnh chính, hình ảnh phụ - Xác định vị trí cho các hình ảnh? - Vẽ thêm cảnh quan như thế nào cho bức tranh sinh động hơn? - Nêu một số màu định sử dụng? * GV cho nhóm HS thực hành một chủ đề trên khổ A3, quan sát theo dõi cũng cố giúp các nhóm. * GV nhận xét tiết học. - Thực hiện tạo nhóm. - HS cắt rời các hình vẽ từ giấy. - Tham khảo câu hỏi của GV để thực hành. - Thực hành trên giấy A3 ( hoặc khổ giấy to hơn.) Tiết 4: Quy trình Vẽ cùng nhau và sáng tác câu chuyện. HOẠT ĐỘNG 3: TẠO HÌNH ĐÀN GÀ BA CHIỀU TỪ VẬT DỤNG YÊU THÍCH Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * GV cho HS tạo nhóm. * Cho HS tham khảo một số tranh, nêu câu hỏi giúp HS tìm ý tưởng xây dựng bài: - Các con gà được làm bằng chất liệu gì? - Theo em làm như thế nào đối với các vật dụng? - Nêu tên một số vật dụng nhóm đã chuẩn bị? * GV thao tác minh họa nhanh một số chất liệu. * GV cho HS thực hành: - Mỗi cá nhân tạo một con gà. - Chọn sản phẩm sắp xếp thành nhóm cho chủ đề. - Thể hiện hình ảnh cho phần nền phía sau của chủ đề, giúp chủ đề đẹp, sinh động hơn. - Thực hiện tạo nhóm. - Quan sát thao tác của GV. - Thực hiện tạo hình con gà. - Nhóm chọn sản phẩm xây dựng chủ đề. - Trao đổi ý kiến của nhóm xây dựng phụ cảnh. Tiết 5: Quy trình Vẽ cùng nhau và sáng tác câu chuyện. HOẠT ĐỘNG 4: TỔ CHỨC TRƯNG BÀY, GIỚI THIỆU, ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * GV hướng dẫn các nhóm trưng bày sản phẩm. - Cho HS tham quan, tìm hiểu sản phẩm của các nhóm. - Cho đại diện của mỗi nhóm thuyết trình câu chuyện về chủ đề của nhóm. Ví dụ: Gia đình nhà gà, anh em nhà gà vui chơi, các bạn gà đang tìm mồi * GV cho HS tham gia góp ý về ý tưởng xây dựng chủ đề của nhóm bạn. - Đánh giá sản phẩm của nhóm mình và của các nhóm bạn - Sản phẩm nào đẹp nhất? Vì sao? - Các em có yêu đàn gà nhà mình không? Vì sao? * GV cho HS nhận xét về hoạt động của nhóm: - Chuẩn bị đồ dùng học tập. - Thành tích nổi bật của từng cá nhân. - Các em có thích hoạt động nhóm không? Vì sao? - Trưng bày sản phẩm theo nhóm. - Đại diện nhóm thuyết trình câu chuyện. - HS nêu ý kiến của cá nhân. - HS trong nhóm tự nhận xét và báo cáo. GIÁO VIÊN CŨNG CỐ LẠI VÀ ĐÁNH GIÁ SỰ TIẾN BỘ CỦA HỌC SINH. (15- 20 * Giáo viên nêu một số câu hỏi: - Các em học được gì qua Quy trình Vẽ cùng nhau và sáng tác câu chuyện. - Các em đã thực hiện được những gì qua quy trình này? - Với những sản phẩm Mĩ Thuật các em sẽ sử dụng như thế nào? - Các em đã hoàn thành mục tiêu của quy trình chưa? - Quy trình học tập có ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường không? Các em phải làm gì? * Giáo viên cũng cố và mở rộng giáo dục thực tiển( tùy theo thời lượng tiết học ). VẬN DỤNG – SÁNG TẠO GV: Gợi ý cho HS tạo hình con gà với nhiều loại vật liệu như: chai nhựa, lọ, sốp, giấy màu, hộp giấy Vĩnh Viễn A, ngàytháng.năm 2016 Duyệt của BGH Giáo viên Trần Quang Khải Nguyễn Thị Thu Giang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHỦ ĐỀ 10.doc
Tài liệu liên quan