I . MỤC TIÊU
- HS đọc, viết được: ang, anh, cây bàng, cành chanh.
- Đọc được từ ứng dụng và câu ứng dụng trong bài.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Buổi sáng.
II. CHUẨN BỊ
- Tranh minh hoạ nội dung bài học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
10 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 807 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 1, tuần 14 - Môn Học vần - Trường TH Phạm Hồng Thái, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 24 tháng 11 năm 2014
Học vần: ENG, IÊNG
I . MỤC TIÊU
- HS đọc, viết được: eng, iêng, lưỡi xẻng, trống chiêng.
- Đọc được từ ứng dụng và câu ca dao ứng dụng trong bài.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Ao, hồ, giếng.
- Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường phần luyện nói.
II. CHUẨN BỊ
- Tranh minh hoạ nội dung bài học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Tiết 1
1. Bài cũ :
- Đọc: Cây sung, trung thu, củ gừng, vui mừng.
- Đọc câu ứng dụng.
- Viết: ung, ưng, trung thu, củ gừng.
- Nhận xét ghi điểm
2. Bài mới :
- Giới thiệu bài.
* Vần ong:
- Giới thiệu vần, ghi bảng.
- Đọc mẫu, gọi HS đọc vần.
- Yêu cầu HS phân tích vần.
- Có vần eng muốn có tiếng xẻng em làm thế nào?
- Ghi bảng: xẻng - phân tích, đọc mẫu.
- Giới thiệu tranh từ khóa: cái võng
* Luyện đọc: eng – xẻng – lưỡi xẻng
* Vần iêng: dạy tương tự.
- So sánh eng và iêng
Luyện đọc : eng – xẻng – lưỡi xẻng
iêng – chiêng – trống, chiêng
* Luyện viết bảng con: eng, lưỡi xẻng, iêng, trống, chiêng
- Viết mẫu, hướng dẫn quy trình viết.
Giải lao
- Giới thiệu từ ứng dụng.
- Luyện đọc từ ứng dụng:
cái kẻng củ riềng
xà beng bay liệng
- Yêu cầu HS phát hiện tiếng chứa vần vừa học, GV gạch chân.
- Luyện đọc từ ứng dụng.
- Giải nghĩa từ ứng dụng:
+ Xà beng: vật dùng để lăn, bẩy các vật nặng.
+ Củ riềng: một loại củ dùng để làm gia vị hoặc để làm thuốc chữa bệnh.
+ Bay liệng: bay lượn và chao liệng trong không trung.
* Trò chơi : Tìm tiếng, từ mới có
vần eng, iêng
Tiết 2
- Yêu cầu HS đọc lại bài ở tiết 1.
* Luyện đọc:
- Giới thiệu tranh, câu ca dao:
Dù ai nói ngã, nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiền ba chân
- Luyện đọc tiếng chứa vần vừa học, kết hợp phân tích tiếng.
- Luyện đọc câu ứng dụng trên bảng và trong SGK/ 113
* Giải lao
* Viết vở Tập viết: eng, iêng, lưỡi xẻng, trống chiêng.
- Hướng dẫn – nêu quy trình viết.
* Luyện nói: Ao, hồ, giếng
- Trong tranh vẽ những gì?
- Ao, hồ, giếng, đem đến cho con người những ích lợi gì?
- Để giữ vệ sinh cho nguồn nước ăn, con và các bạn phải làm gì? => GD HS: Biết bảo vệ nguồn nước sạch, hợp vệ sinh.
3. Củng cố - dặn dò :
- Đọc lại bài trên bảng.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương.
- Xem trước bài: uông, ương
- 4 học sinh.
- 2 học sinh.
- Viết bảng con.
- Cá nhân, đồng thanh.
- Vần eng có âm e đứng trước và âm ng đứng sau.
- Ta thêm âm x vào trước vần eng, dấu hỏi trên đầu âm e.
- Cá nhân, đồng thanh.
- Cá nhân, đồng thanh.
- HS so sánh.
- HS đọc cá nhân, đồng thanh.
- HS viết bảng con.
- Quan sát, lắng nghe
- HS phát hiện.
- HS đọc kết hợp phân tích.
- HS lắng nghe.
- Tìm tiếng mới, đánh vần, phân tích.
- Đồng thanh.
- HS đọc cá nhân, đồng thanh.
- HS viết bài.
- HS nêu.
Thứ ba ngày 25 tháng 11 năm 2014
Học vần: UÔNG, ƯƠNG
I . MỤC TIÊU
- HS đọc, viết được: uông, ương, quả chuông, con đường.
- Đọc được từ ứng dụng và câu ứng dụng trong bài.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Đồng ruộng.
II. CHUẨN BỊ
- Tranh minh hoạ nội dung bài học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Tiết 1
1. Bài cũ :
- Đọc: eng, iêng, lưỡi xẻng, trống chiêng/ cái kẻng, xà beng, củ riềng, bay liệng/. Dù ai ... ba chân.
- Viết: lưỡi xẻng, trống chiêng.
- Nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới :
- Giới thiệu bài.
* Vần uông:
- Giới thiệu vần, ghi bảng.
- Đọc mẫu, gọi HS đọc vần.
- Yêu cầu HS phân tích vần.
- Có vần uông muốn có tiếng chuông em làm thế nào?
- Ghi bảng: chuông - phân tích, đọc mẫu.
- Giới thiệu tranh từ khóa: quả chuông
* Luyện đọc: uông – chuông – quả chuông
* Vần ương: dạy tương tự.
- So sánh ong và ông
Luyện đọc : uông – chuông – quả chuông
ương – đường – con đường
* Luyện viết bảng con: uông, ương, quả chuông, con đường.
- Viết mẫu, hướng dẫn quy trình viết.
Chú ý: điểm đặt bút, điểm dừng bút, khoảng cách.
Giải lao
- Giới thiệu từ ứng dụng.
- Luyện đọc từ ứng dụng:
rau muống nhà trường
luống cày nương rấy
- Yêu cầu HS phát hiện tiếng chứa vần vừa học, GV gạch chân.
- Luyện đọc từ ứng dụng.
- Giải nghĩa từ ứng dụng:
+ luống cày: Khoảng đất dài được xới lên, làm cho đất lật lên.
+ nương rẫy: đất trồng trọt trên đồi núi của đồng bào miền núi.
* Trò chơi : Tìm tiếng, từ mới có
vần uông, ương
Tiết 2
- Yêu cầu HS đọc lại bài ở tiết 1.
* Luyện đọc:
- Giới thiệu tranh, câu ứng dụng:
Nắng đã lên. Lúa trên nương chin vàng. Trai
gái bản mường cùng vui vào hội.
- Luyện đọc tiếng chứa vần vừa học, kết hợp phân tích tiếng.
- Luyện đọc câu ứng dụng trên bảng và trong SGK/ 115
* Giải lao
* Viết vở Tập viết: uông, ương, quả chuông, con đường.
- Hướng dẫn – nêu quy trình viết.
- HS viết vở, GV chấm một số bài, nhận xét.
* Luyện nói: Đồng ruộng
- Trong tranh vẽ gì?
- Trên cánh đồng các bác nông dân đang làm gì?
- Em đã thấy bác nông dân làm việc trên cánh dồng chưa?
- KL: Bác nông dân làm ra hạt lúa, ngô, khoai, sắn... rất vất vả. Vì thế khi sử dụng các sản phẩm đó em phải làm gì?
=> Giáo dục HS: Quý mến, kính trọng những người nông dân.
3. Củng cố - dặn dò :
- Đọc lại bài trên bảng.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương.
- Dặn HS về học lại bài
- Xem trước bài: ang, anh
- 4 HS đọc.
- Viết bảng con.
- Cá nhân, đồng thanh.
- Vần uông có âm uô đứng trước và âm ng đứng sau.
- Ta thêm âm ch vào trước vần uông.
- Cá nhân, đồng thanh.
- Cá nhân, đồng thanh.
- HS so sánh.
- HS đọc cá nhân, đồng thanh.
- HS viết bảng con.
- Quan sát, lắng nghe.
- HS phát hiện.
- HS đọc kết hợp phân tích.
- HS lắng nghe.
- Tìm tiếng mới, đánh vần, phân tích.
- Đồng thanh.
- HS đọc cá nhân, đồng thanh.
- HS viết bài.
- HS nêu.
- Đọc đồng thanh.
Thứ tư ngày 26 tháng 11 năm 2014
Học vần: ANG - ANH
I . MỤC TIÊU
- HS đọc, viết được: ang, anh, cây bàng, cành chanh.
- Đọc được từ ứng dụng và câu ứng dụng trong bài.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Buổi sáng.
II. CHUẨN BỊ
- Tranh minh hoạ nội dung bài học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Tiết 1
1. Bài cũ :
- Đọc: uông, ương, quả chuông, con đường/ rau muống, nhà trường/ câu ứng dụng (SGK/ 115).
- Viết: uông, ương, quả chuông, con đường
- Nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới :
- Giới thiệu bài.
* Vần ang:
- Giới thiệu vần, ghi bảng.
- Đọc mẫu, gọi HS đọc vần.
- Yêu cầu HS phân tích vần.
- Có vần ang muốn có tiếng bàng em làm thế nào?
- Ghi bảng: bàng - phân tích, đọc mẫu.
- Giới thiệu tranh từ khóa: cây bàng
* Luyện đọc: ang– bàng – cây bàng
* Vần anh: dạy tương tự.
- So sánh ang và anh
Luyện đọc: ang – bàng – cây bàng
anh – chanh – cành chanh
* Luyện viết bảng con: ang, anh, cây bàng, cành chanh.
- Viết mẫu, hướng dẫn quy trình viết.
Chú ý: điểm đặt bút, điểm dừng bút, khoảng cách.
Giải lao
- Giới thiệu từ ứng dụng.
- Luyện đọc từ ứng dụng:
buôn làng bánh chưng
hải cảng hiền lành
- Yêu cầu HS phát hiện tiếng chứa vần vừa học, GV gạch chân.
- Luyện đọc từ ứng dụng.
- Giải nghĩa từ ứng dụng:
+ Buôn làng: làng xóm của người dân tộc miền núi.
+ Hải cảng: nơi neo đậu của tàu, thuyền đi biển hoặc buôn bán trên biển.
* Trò chơi : Tìm tiếng, từ mới có
vần ang, anh
Tiết 2
- Yêu cầu HS đọc lại bài ở tiết 1.
* Luyện đọc:
- Giới thiệu tranh, đoạn thơ ứng dụng:
Không có chân có cánh
Sao gọi là con sông?
Không có lá có cành
Sao gọi là ngọn gió?
- Luyện đọc tiếng chứa vần vừa học, kết hợp phân tích tiếng.
- Luyện đọc câu ứng dụng trên bảng và trong SGK/ 117.
* Giải lao
* Viết vở Tập viết: ang, anh, cây bàng, cành chanh.
- Hướng dẫn – nêu quy trình viết.
* Luyện nói: Buổi sáng
- Bức tranh vẽ vào buổi nào trong ngày?
- Buổi sáng em làm những việc gì?
- Thường ngày vào buổi sáng, em thấy mọi người trong gia đình em làm những việc gì?
3. Củng cố - dặn dò :
- Đọc lại bài trên bảng.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương.
- Dặn HS về học lại bài
- Xem trước bài: inh, ênh
- 4 HS đọc.
- Viết bảng con.
- Cá nhân, đồng thanh.
- Vần ang có âm a đứng trước và âm ng đứng sau.
- Ta thêm âm b vào trước vần ang, dấu huyền trên đầu âm a.
- Cá nhân, đồng thanh.
- Cá nhân, đồng thanh.
- HS so sánh.
- HS đọc cá nhân, đồng thanh.
- HS viết bảng con.
- Quan sát, lắng nghe.
- HS phát hiện.
- HS đọc kết hợp phân tích.
- HS lắng nghe.
- Tìm tiếng mới, đánh vần, phân tích.
- Đồng thanh.
- HS đọc cá nhân, đồng thanh.
- HS viết bài.
HS trả lời.
- Đọc đồng thanh.
Thứ năm ngày 27 tháng 11 năm 2014
Học vần: INH, ÊNH
I . MỤC TIÊU
- HS đọc viết được: inh, ênh, máy vi tính, dòng kênh.
- Đọc được từ ứng dụng trong bài.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: máy cày, máy nổ, máy khâu, máy tính.
II. CHUẨN BỊ
- Tranh minh hoạ nội dung bài học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Tiết 1
1. Bài cũ :
- Đọc: ang, anh, cây bàng, cành chanh/ buôn làng, bánh chưng/ hải cảng, hiền lành/ câu ứng dụng.
- Viết: ang, anh, cây bàng, cành chanh.
- Nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới :
- Giới thiệu bài.
* Vần inh:
- Giới thiệu vần, ghi bảng.
- Đọc mẫu, gọi HS đọc vần.
- Yêu cầu HS phân tích vần.
- Có vần inh muốn có tiếng tính em làm thế nào?
- Ghi bảng: tính - phân tích, đọc mẫu.
- Giới thiệu tranh từ khóa: máy vi tính
* Luyện đọc: inh – tính – máy vi tính
* Vần ênh: dạy tương tự.
- So sánh inh và ênh.
- Luyện đọc : inh – tính – máy vi tính
ênh – kênh – dòng kênh
* Luyện viết bảng con: inh, ênh, máy vi tính, dòng kênh.
- Viết mẫu, hướng dẫn quy trình viết.
Giải lao
- Giới thiệu từ ứng dụng.
- Luyện đọc từ ứng dụng:
Đình làng bệnh viện
Thông minh ễnh ương
- Yêu cầu HS phát hiện tiếng chứa vần vừa học, GV gạch chân.
- Luyện đọc từ ứng dụng.
- Giải nghĩa từ ứng dụng:
+ Đình làng: là nơi để dân làng tụ họp, bàn việc làng, tổ chức lễ hội.
+ Ễnh ương: là loài vật giống như con ếch.
+ Thông minh: có năng lực, hiểu biết một cách nhanh chóng.
* Trò chơi : Tìm tiếng, từ mới có vần inh, ênh.
Tiết 2
- Yêu cầu HS đọc lại bài ở tiết 1.
* Luyện đọc:
- Giới thiệu tranh, câu ứng dụng:
Cái gì cao lớn lênh khênh
Đứng mà không tựa, ngã kềnh ngay ra?
- Luyện đọc tiếng chứa vần vừa học, kết hợp phân tích tiếng.
- Luyện đọc câu ứng dụng trên bảng và trong SGK/119.
* Giải lao
* Viết vở Tập viết: inh, ênh, máy vi tính, dòng kênh.
- Hướng dẫn – nêu quy trình viết.
3. Luyện nói: máy cày, máy nổ, máy khâu, máy tính.
- Tranh vẽ các loại máy gì?
- Máy cày dùng để làm gì? Thường thấy ở đâu?
- Máy khâu dùng để làm gì?
- Em còn biết những loại máy nào nữa? Chúng dùng để làm gì?.
3. Củng cố - dặn dò :
- Đọc lại bài trên bảng.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương. Dặn HS
về học lại bài.
- Xem trước bài: Ôn tập
- 4 HS
- Viết bảng con.
- Cá nhân, đồng thanh.
- Vần inh có âm i đứng trước và âm nh đứng sau.
- Ta thêm âm t vào trước vần inh, dấu sắc trên đầu âm i.
- Cá nhân, đồng thanh.
- HS so sánh.
- HS đọc cá nhân, đồng thanh.
- HS viết bảng con.
- Quan sát, lắng nghe
- HS phát hiện.
- HS đọc kết hợp phân tích.
- HS lắng nghe.
- Tìm tiếng mới, đánh vần, phân tích.
- Đồng thanh.
- HS đọc cá nhân, đồng thanh.
- HS viết bài.
- Quan sát tranh.
- Chỉ và nêu tên máy.
- Lớp đồng thanh.
Thứ sáu ngày 28 tháng 11 năm 2014
Học vần: ÔN TẬP
I . MỤC TIÊU
- HS đọc, viết một cách chắc chắn các vần có kết thúc bằng ng và nh.
- Đọc đúng các từ ngữ và câu ứng dụng.
- Nghe, hiểu và kể lại tự nhiên một số tình tiết quan trọng truyện kể Quạ và Công. Học sinh khá, giỏi kể được 2 - 3 đoạn truyện theo tranh.
II. CHUẨN BỊ
- Tranh minh hoạ nội dung bài học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Tiết 1
1. Bài cũ :
- Đọc: inh, ênh, máy vi tính, dòng kênh/ đình làng, bệnh viện/ thông minh, ễnh ương/ câu ứng dụng.
- Viết: inh, ênh, máy vi tính, dòng kênh.
- Nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới :
- Giới thiệu bài.
* Ôn vần:
- Kể vần có âm cuối là ng và nh mà em đã học?
- GV ghi bảng - chỉ vần.
- GV đọc vần.
* Ghép vần tạo tiếng:
- GV hướng dẫn HS ghép chữ ở cột dọc với chữ
ở hàng ngang.
- Chỉ chữ bất kỳ, HS ghép và đọc tiếng.
- GV ghi hoàn chỉnh bảng ôn như SGK.
- HS nhận xét về đặc điểm chung nhất của
các vần.
- Luyện đọc bảng ôn.
Giải lao
* Đọc từ ứng dụng
Bình minh, nhà rông, nắng chang chang.
- Gọi HS đọc, GV kết hợp giải thích từ:
+ Bình minh: chỉ khoảng thời gian lúc sáng sớm khi mặt trời vừa mới nhô lên.
+ Nhà rông: nhà để tụ họp của người dân trong làng, bản dân tộc ở Tây Nguyên.
+ Nắng chang chang: nắng to, thường xảy ra vào mùa hè.
* Viết bảng con:
- Viết mẫu, nêu quy trình, cách đặt dấu thanh.
* Trò chơi: Tìm tiếng có vần trong bảng ôn
- Nhận xét.
Tiết 2
* Luyện đọc
- Đọc lại bài tiết 1.
- Giới thiệu tranh minh họa.
- Hướng dẫn đọc câu ứng dụng:
Trên trời mây trắng như bông
Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây
Mấy cô má đỏ hây hây
Đội bông như thể đội mây về làng.
- Giải thích, đọc mẫu, hướng dẫn cách ngắt nghỉ hơi.
* Hướng dẫn đọc bài trong SGK/ 121
* Hướng dẫn viết vở tập viết: bình minh, nhà rông
Giải lao
* Kể chuyện : Quạ và Công
- Kể lần 1 không có tranh
- Kể lần 2 có tranh
- HS kể theo nhóm, mỗi nhóm 1 tranh.
- Câu chuyện này có mấy nhân vật? Em thích nhân vật nào? Vì sao?
- Ý nghĩa: Vội vàng hấp tấp lại thêm tính tham lam nữa thì chẳng bao giờ làm được việc gì.
3. Củng cố - dặn dò :
- Vừa rồi chúng ta ôn những vần gì?
- Đọc bảng
- Về học bài, luyện viết bảng con các tiếng có vần vừa ôn. Xem trước bài: om, am.
- 4 HS
-Viết bảng con
- HS nêu.
- HS đọc.
- HS chỉ vần.
- HS vừa chỉ vừa đọc vần.
- Ghép vần.
- Luyện đọc.
- HS tìm tiếng có vần vừa ôn.
- HS đọc kết hợp phân
tích tiếng có vần vừa ôn.
- Lắng nghe.
- Quan sát - viết bảng con.
- HS tham gia chơi.
- HS nghe và quan sát tranh
- Tìm tiếng chứa vần, phân tích tiếng.
- Luyện đọc theo hướng dẫn.
- HS đọc cá nhân, đồng thanh.
- HS viết bài ở vở TV.
- HS đọc tên câu chuyện.
- HS nghe và quan sát tranh.
- HS tập kể trong nhóm và cử
đại diện.
k - Kể theo yêu cầu.
- HS kể toàn bộ câu chuyện.
- HS lắng nghe.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoc van 14.doc