1.Ôn định lớp.
- Cho lớp hát.
2. Bài cũ.
- Cá sống ở đâu? Kể tên một số loại cá mà em biết?
- Nêu lợi ích của cá?
3. Bài mới.
* Giới thiệu bài:
- Cho HS nghe bài hát: Trong bài hát nhắc đến loài vật nào?
- Ở các tiết học trước chúng ta đã được tìm hiểu về con mèo. Hôm nay cô cùng cả lớp sẽ cùng tìm hiểu về một loài vật nữa, đó là con gà.
2 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1512 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 1, tuần 26 - Môn Tự nhiên và xã hội: Con gà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ tư ngày 5 tháng 3 năm 2014
Tự nhiên và xã hội: CON GÀ
MỤC TIÊU
Nêu lợi ích của con gà.
Chỉ được các bộ phận bên ngoài của con gà trên hình vẽ hay vật thật.
HS khá giỏi phân biệt được con gà trống với con gà mái về hình dáng, tiếng kêu.
* HSKT chỉ được các bộ phận bên ngoài của con gà.
II. CHUẨN BỊ
- Các hình trong bài 26 SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ôn định lớp.
- Cho lớp hát.
2. Bài cũ.
- Cá sống ở đâu? Kể tên một số loại cá mà em biết?
- Nêu lợi ích của cá?
3. Bài mới.
* Giới thiệu bài:
- Cho HS nghe bài hát: Trong bài hát nhắc đến loài vật nào?
- Ở các tiết học trước chúng ta đã được tìm hiểu về con mèo. Hôm nay cô cùng cả lớp sẽ cùng tìm hiểu về một loài vật nữa, đó là con gà.
* Hoạt động 1: Vẽ con gà.
* Bước 1:
- Hỏi: Con biết gì về con gà?
- GV nhận xét.
* Bước 2:
- HS vẽ con gà vào vở thí nghiệm.
- Cho HS thảo luận nhóm 4. Tưởng tượng và vẽ con gà vào phiếu học tập, nêu các bộ phận của con gà mà em vẽ vào phiếu học tập.
- Treo tranh lên bảng và gọi đại diện nhóm lên trình bày bài vẽ của nhóm mình, kể tên các bộ phận của con gà mà nhóm đã vẽ.
- GV chốt ý: Nhìn chung các nhóm đều vẽ được con gà và chỉ ra được các bộ phận của con gà: Đầu, mình, cổ, chân.
* Bước 3:
- HS nêu câu hỏi thắc mắc về con gà.
* Bước 4:
- Cho HS quan sát hình vẽ con gà trống và nêu những bộ phận của con gà đó.
- Yêu cầu HS lấy tranh về và bổ sung các bộ phận còn thiếu.
- GV hỏi: So với lần đầu, nhóm con vẽ được bộ phận nào cho con gà?
- 1 HS lên bảng chỉ các bộ phận của con gà trên hình vẽ.
- HS nhận xét.
- Mỏ gà và móng gà dùng để làm gì?
- Theo con, gà di chuyển bằng gì?
- Gà có bay được không? Gà bay được bằng bộ phận nào?
* Bước 5:
GV kết luận: Trong các con gà mà con thấy, gà nào cũng có đầu, cổ, mình, chân. Toàn thân gà có lông che phủ.
* Hoạt động 2: Phân biệt gà trống, gà mái, gà con.
- Treo tranh gà trống, gà mái, gà con.
- Gà trống, gà mái và gà con giống và khác nhau ở điểm nào? (màu lông, dáng đi, kích cỡ, tiếng kêu).
- GV kết luận: Gà trống mình to, chân cao, lông sặc sỡ, lông cánh và lông đuôi dài, mào to, biết gáy.
+ Gà mái: mình nhỏ hơn gà trống, chân thấp, lông cánh và lông đuôi ngắn, mào nhỏ, có thể đẻ trứng.
+ Gà con: mình nhỏ, lúc mới sinh có lông mịn như tơ (màu vàng, đen...).
* Hoạt động 3: Gà có lợi ích gì?
- Nhà con có nuôi gà không? Gà nuôi để làm gì?
- Ai thích ăn thịt gà, trứng gà?
- Ăn thịt gà, trứng gà có ích lợi gì?
- GD: Các con nên ăn thịt gà vì nó rất tốt cho sức khỏe và giúp cho các con mau lớn. Chú ý khi ăn cẩn thận bị hóc xương gà.
- Mở rộng: Hiện nay có một số nơi gà đang bị bệnh, các con có biết là bệnh gì không?
- Các con có nên chơi gần hay ăn gà bị bệnh không?
- Chơi trò chơi: Bắt chước tiếng gà.
+ Đóng vai gà trống đánh thức mọi người vào buổi sáng.
+ Đóng vai gà mái cục tác.
+ Đóng vai đàn gà con kêu chíp chíp.
*Liên hệ: Nhà em nào có nuôi gà? Em chăm sóc gà bằng cách nào? Giáo dục HS cách chăm sóc gà.
3. Dặn dò:
- HS hát bài Đàn gà con.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị tiết sau học bài: Con mèo
- 2 HS trả lời.
- Lắng nghe.
- HS trả lời
- HS thực hiện theo nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS đặt câu hỏi.
- HS quan sát.
- Mỏ để mổ thức ăn và móng để bới đất.
- Gà bay được nhờ có cánh.
- HS nhắc lại theo cá nhân, tổ.
- HS phát hiện tranh vẽ gà trống, gà mái, gà con
- HS trả lời.
- Lấy thịt, lấy trứng, làm cảnh, giải trí (gà chọi).
- Cung cấp chất dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe của các con.
- Bệnh cúm.
- Không nên ăn và chơi gần gà bị bệnh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tnxh 26.thi GV gioi co so.doc