1/Ổn định:
2/Bài cũ:
- Em cần phải làm gì để giữ vệ sinh thân thể?
3/Bài mới:
- Giới thiệu bài:
*Hoạt động 1: Làm việc theo cặp
+ Mục tiêu: Biết thế nào là răng khoẻ, đẹp, thế nào là răng bị sún, bị sâu hoặc thiếu vệ sinh.
+ Cách tiến hành:
- GV cho hai bạn quay mặt vào nhau lần lượt quan sát từng người về hàm răng của nhau. Sau đó nhận xét xem răng của bạn như thế nào (trắng, đẹp hay bị sâu).
2 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1835 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 1, tuần 6 - Môn Tự nhiên xã hội: Chăm sóc và bảo vệ răng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ năm ngày 2 tháng 10 năm 2014
Tự nhiên xã hội CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ RĂNG
I . MỤC TIÊU
Giúp HS biết
- Cách giữ vệ sinh răng miệng để phòng sâu răng và có hàm răng khoẻ đẹp.
- Chăm sóc răng đúng cách.
- Nhận ra sự cần thiết phải giữ vệ sinh răng miệng. Nêu được việc nên và không nên làm để bảo vệ răng.
* GD KNS: + Kĩ năng tự bảo vệ: Chăm sóc răng.
+ Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để bảo vệ răng.
+ Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua tham gia các hoạt động học tập.
II/ CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Tranh minh họa, bàn chải người lớn, trẻ em, kem đánh răng, mô hình răng, muối ăn, giấy sạch.
2. Học sinh
- Sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/Ổn định:
2/Bài cũ:
- Em cần phải làm gì để giữ vệ sinh thân thể?
3/Bài mới:
- Giới thiệu bài:
*Hoạt động 1: Làm việc theo cặp
+ Mục tiêu: Biết thế nào là răng khoẻ, đẹp, thế nào là răng bị sún, bị sâu hoặc thiếu vệ sinh.
+ Cách tiến hành:
- GV cho hai bạn quay mặt vào nhau lần lượt quan sát từng người về hàm răng của nhau. Sau đó nhận xét xem răng của bạn như thế nào (trắng, đẹp hay bị sâu).
- GV cho HS quan sát mô hình răng và giới thiệu cho HS biết: Hàm răng của em có đầy đủ là 20 chiếc gọi là răng sữa.Khi răng sữa bị hỏng hay đến tuổi thay răng sữa sẽ bị lung lay và rụng (khoảng 6 tuổi). Khi đó răng mới sẽ được mọc lên, chắc chắn hơn, còn được gọi là răng vĩnh viễn. Nếu răng vĩnh viễn bị sâu, bị rụng sẽ không mọc lại nữa. Vì vậy việc bảo vệ răng là rất quan trọng và cần thiết.
*Hoạt động 2: Làm việc với sách giáo khoa.
+ Mục tiêu: Học sinh biết nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ răng.
+ Cách tiến hành:
- Các em quan sát hình ở trong SGK. Chỉ và nói việc làm của các bạn trong mỗi hình. Việc nào đúng, việc nào sai? Tại sao?
- Nên đánh răng súc miệng vào lúc nào là tốt nhất?
- Tại không ăn nhiều bánh, kẹo ngọt?
- Phải làm gì khi răng đau hoặc lung lay?
GV kết luận: Để bảo vệ răng các em nên đánh răng mỗi buổi sáng, sau khi ăn và trước khi đi ngủ, nên chải răng đúng cách, khám răng khi răng bị đau hoặc lung lay. Không nên ăn nhiều bánh kẹo, đồ ngọt, không cắn những vật cứng.
*Hoạt động 3: Trò chơi đóng vai: Tập làm nha sĩ
+ Mục tiêu: Củng cố bài học
+ Cách tiến hành :
- GV cho HS từng đôi lên đóng vai: một em làm nha sĩ, một em là HS đi khám răng.
- GV gọi vài nhóm lên đóng vai
4. Nhận xét – Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Chuẩn bị bàn chải tiết sau học bài: Thực hành đánh răng và rửa mặt.
- Hát.
- 2 HS trả lời.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện lên nói cho cả lớp nghe và kết quả làm việc của nhóm.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát.
- HS trả lời.
- Sau khi ngủ dậy sau khi ăn cơm, bánh kẹo.
- Dễ bị sâu răng.
- Báo ba mẹ xem giúp.
- HS xung phong đóng vai.
- HS lớp theo dõi và chọn nhóm đóng vai hay nhất.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TNXH Tuần 6.doc