1. Bài cũ: Ăn uống hàng ngày
- Cần phải ăn uống như thế nào để có được sức khoẻ tốt?
- Khi nào chúng ta cần phải ăn và uống?
Gv nhận xét bài cũ.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài: Muốn có sức khoẻ tốt chúng ta không những ăn uống đầy đủ mà còn phải hoạt động nghỉ ngơi vừa sức, đúng lúc. Điều đó các em sẽ biết qua bài “Hoạt động nghỉ ngơi”
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm đôi.
+ Mục tiêu: Nhận biết về các hoạt động hoặc trò chơi có lợi sức khoẻ
+ Cách tiến hành:
- Hai bạn ngồi gần nhau thảo luận về các việc sau:
+ Hãy nói với bạn tên các hoạt động hoặc trò chơi hằng ngày.
+ Em hãy nói cho cả lớp biết những hoạt động vừa nêu có lợi gì? Hoặc có hại gì cho sức khoẻ?
3 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 2499 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 1, tuần 9 - Môn Tự nhiên xã hội: Hoạt động và nghỉ ngơi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ sáu ngày 18 tháng 10 năm 2013
Tự nhiên xã hội: HOẠT ĐỘNG VÀ NGHỈ NGƠI
I. MỤC TIÊU
Giúp HS biết:
- Kể được những hoạt động, trò chơi mà em thích.
- Nói về sự cần thiết phải nghỉ ngơi, giải trí.
- Biết tư thế ngồi học, đi đứng có lợi cho sức khỏe.
- Có ý thức tự giác thực hiện những điều đã học vào cuộc sống hằng ngày, biết giữ môi trường xung quanh.
* GDBVMT: Hình thành thói quen giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường xung quanh.
* PCTNTT: (do đuối nước) HS biết rằng tập bơi, biết bơi là cần thiết, giúp con người khỏe mạnh, an toàn. Không bơi khi không có sự giám sát của người lớn. Mặc áo phao, dùng phao khi bơi.
* KNS:
+ Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát và phân tích về sự cần thiết, lợi ích của vận động và nghỉ ngơi thư giãn.
+ Kĩ năng tự nhận thức: Tự nhận xét các tư thế đi, đứng, ngồi học của bản thân.
+ Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua các hoạt động học tập.
* GD BHĐ: Giới thiệu một trong những hoạt động nghỉ ngơi của con người là biển: không khí trong lành, nhiều cảnh đẹp. Qua đó, giới thiệu cho học sinh một nguồn lợi của biển: đối với sức khỏe của con người.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Tranh vẽ.
2. Học sinh: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ: Ăn uống hàng ngày
- Cần phải ăn uống như thế nào để có được sức khoẻ tốt?
- Khi nào chúng ta cần phải ăn và uống?
Gv nhận xét bài cũ.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài: Muốn có sức khoẻ tốt chúng ta không những ăn uống đầy đủ mà còn phải hoạt động nghỉ ngơi vừa sức, đúng lúc. Điều đó các em sẽ biết qua bài “Hoạt động nghỉ ngơi”
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm đôi.
+ Mục tiêu: Nhận biết về các hoạt động hoặc trò chơi có lợi sức khoẻ
+ Cách tiến hành:
- Hai bạn ngồi gần nhau thảo luận về các việc sau:
+ Hãy nói với bạn tên các hoạt động hoặc trò chơi hằng ngày.
+ Em hãy nói cho cả lớp biết những hoạt động vừa nêu có lợi gì? Hoặc có hại gì cho sức khoẻ?
- GV lưu ý HS không nên chơi một số trò chơi nguy hiểm hay đá bóng vào lúc nắng giữa buổi trưa có thể bị ốm, không nên đá bong dưới lòng đường
*Kết luận: Các trò chơi, hoạt động có lợi cho sức khoẻ như nhảy dây, đá bóng, đá cầu, bơi lội nhắc nhở các em chú ý giữ an toàn trong khi chơi.
* GD BHĐ, GD BVMT, PCTNTT: Giới thiệu một trong những hoạt động nghỉ ngơi của con người là biển: không khí trong lành, nhiều cảnh đẹp. Qua đó, giới thiệu cho học sinh một nguồn lợi của biển: đối với sức khỏe của con người. Vì vậy phải biết yêu biển và giữ gìn môi trường biển cũng như môi trường xung quanh. Đồng thời cẩn thận khi đi tắm biển và chơi các trò chơi.
* Hoạt động 2: Làm việc với SGK
+ Mục tiêu: Hiểu được nghỉ ngơi là rất cần thiết cho sức khoẻ
+ Cách tiến hành:
- GV cho học sinh quan sát các hình 20, 21 trong SGK.
- Các em chỉ và nêu tên các hoạt động trong từng hình vẽ. Nêu rõ hình vẽ nào vẽ cảnh vui chơi, hình nào vẽ cảnh tập luyện thể thao, cảnh nghỉ ngơi, thư giãn.
- Nêu tác dụng của từng hoạt động.
* Tích hợp giáo dục phòng chống tai nạn thương tích do đuối nước khi đi bơi.
* Kết luận:
- Khi làm việc nhiều hoặc làm việc quá sức, cơ thể sẽ mệt mỏi, lúc đó cần phải nghỉ ngơi cho có sức khoẻ. Nếu không nghỉ ngơi đúng lúc thì có hại cho sức khoẻ. Có nhiều hình thức nghỉ ngơi, đi chơi, thay đổi hình thức hoạt động là nghỉ ngơi tích cực. Nếu nghỉ ngơi thư giãn đúng cách sẽ mau lại sức và hoạt động tiếp đó sẽ tốt và có hiệu quả hơn.
- Giáo dục bảo vệ môi trường:
*Hoạt động 3: Quan sát theo nhóm 4.
+ Mục tiêu: Nhận biết các tư thế đúng và sai trong hoạt động hằng ngày.
+ Cách tiến hành:
- GV đính tranh trang 21.
+ Các em chỉ và nói bạn nào đi, đứng, ngồi đúng tư thế?
+ HS các nhóm diễn lại tư thế các bạn trong từng hình.
+ HS nhận xét tư thế nào đúng, tư thế nào sai.
- GV hỏi : Đi , đứng, ngồi không đúng tư thế có hại gì?
*Kết luận: Đi, đứng, ngồi đúng tư thế cơ thể phát triển tốt.
- Tích hợp kĩ năng sống: Gv nhắc nhở học sinh đi đứng, ngồi đúng tư thế trong cuộc sống hàng ngày.
*Kết luận chung: Hoạt động vui chơi, tập luyện thể thao, nghỉ ngơi, thư giãn có lợi cho sức khoẻ. Các em cần phải chú ý giữ an toàn trong khi chơi.
3. Nhận xét- Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Tìm một số tranh ảnh về các hoạt động học tập vui chơi và xem lại các bài đã học chuẩn bị bài sau: Ôn tập
- 2 HS trả lời.
- Ăn uống đầy đủ, hợp vệ sinh
- Cần ăn khi đói, uống khi khát.
Đại diện từng nhóm trình bày:
+ Đá bóng, nhảy dây, đá cầu, trốn tìm.
+ Đá bóng làm cho chân chắc khoẻ và chạy nhanh thể hiện sự khéo léo của đôi chân.
- HS lắng nghe.
- HS chỉ và nêu tên hoạt động vui chơi: nhảy múa, nhảy dây; tập luyện thể thao: bơi lội, chạy; nghỉ ngơi, thư giãn: tắm biển.
- HS nghe.
- HS quan sát và chỉ.
- HS diễn.
- Trông xấu, bị gù lưng, lệch cột sống..
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TNXH TUẦN 9.doc