I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Biết được:
- Điện hoá trị, cộng hóa trị của nguyên tố trong hợp chất.
- Số oxi hoá của nguyên tố trong các phân tử đơn chất và hợp chất. Những quy tắc xác định số oxi hoá của nguyên tố.
2. Kĩ năng: Xác định được điện hoá trị, cộng hóa trị, số oxi hoá của nguyên tố trong một số
phân tử đơn chất và hợp chất cụ thể.
3. Trọng tâm:
- Điện hoá trị, cộng hóa trị của nguyên tố trong hợp chất.
- Số oxi hoá của nguyên tố
II. Phương pháp:
Diễn giảng – đàm thoại – thảo luận.
III. Chuẩn bị:
*GV: Giáo án, hình ảnh một số mạng tinh thể
*HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.
79 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 895 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 10 (cơ bản), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bao gồm những nguyên tố d ( từ nhóm IIIB ® VIIIB) và nguyên tố f ( họ Lantan và họ Actini). Ở đây ta chỉ giới hạn xác định số thứ tự nhóm B của các nguyên tố d
- Cho biết cấu hình electron hoá trị của các nguyên tố d ở dạng tổng quát
- Theo dõi bảng tuần hoàn xác định được số nhóm A từ IA đến VIIIA .
- Nắm được đặc điểm cấu tạo nguyên tử các nguyên tố nhóm A ?
- Nhóm A: nsanpb
1a 2 ; 0 b6
- Số thứ tự của nhóm A: = a + b
- Hs trả lời:
Nếu: a + b 3 ® Kim loại
Nếu 5a + b7 ® Phi kim
Nếu a + b = 8 ® Khí hiếm
- Các nguyên tố nhóm A gồm nguyên tố s và nguyên tố p
Ví dụ:
Na( Z = 11 ): 1s22s 22p 6 3s1 ® IA
O ( Z = 8 ): 1s22s 22p 4 ® VIA
- Xác định được vị trí các nguyên tố thuộc nhóm B
- Nhóm B bao gồm nguyên tố nguyên tố d và f. Cấu hình electron hoá trị của nguyên tố d:
( n – 1 )dansb
Điều kiện: b = 2 ; 1a10
Nếu: a + b < 8
®STT nhóm = a + b
Nếu a + b = 8, 9, 10
® STT nhóm = 8
Nếu a + b > 10
® STT nhóm = (a + b) – 10
b/ Phân loại:
Có hai loại nhóm: nhóm A và nhóm B .
* Nhóm A:
- Nhóm A gồm 8 nhóm từ IA đến VIIIA .
- Nguyên tử các nguyên tố trong cùng một nhóm có số electron hoá trị bằng nhau và bằng số thứ tự của nhóm .
- Nhóm A: nsanpb
1a 2 ; 0 b6
- Số thứ tự của nhóm A: = a + b
+ Nếu: a + b 3 ® Kim loại
+ Nếu 5a + b7 ® Phi kim
+ Nếu a + b = 8 ® Khí hiếm
- Ví dụ:
Na( Z = 11 ): 1s22s 22p 6 3s1 ® IA
O ( Z = 8 ): 1s22s 22p 4 ® VIA
* Nhóm B:
- Nhóm B gồm 8 nhóm được đánh số từ IIIB đến VIIIB , rồi IB và IIB theo chiều từ trái sang phải trong bảng tuần hoàn.
- Nhóm B chỉ gồm các nguyên tố
của các chu kỳ lớn .
- Nhóm B gồm các nguyên tố d và nguyên tố f.
Cấu hình electron hoá trị của nguyên tố d:
( n – 1 )dansb
Điều kiện: b = 2 ; 1a10
Nếu: a + b < 8 ® STT nhóm = a + b
Nếu a + b = 8, 9, 10 ® STT nhóm = 8
Nếu a + b > 10 ® STT nhóm = (a + b) – 10
GV: yêu cầu viết cấu hình electron của nguyên tố có Z = 26 và cho biết vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn( chu kỳ, nhóm A hay B)
- Các nguyên tố d gọi là các kim loại chuyển tiếp
Z = 26[Ar]3d64s2 ®
Vị trí: Chu kì 4, Nhóm VIIIB
Ví dụ: Viết cấu hình electron của nguyên tố có Z = 26 và cho biết vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn( chu kỳ, nhóm A hay B)
Giải: Z = 26[Ar]3d64s2
Vị trí: Chu kì 4, Nhóm VIIIB
4. Củng cố:
Cách xác định số thứ tự nhóm A và nhóm B, từ đó suy ra vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn dựa vào cấu hình electron hoá trị
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài cũ và xem trước bài phần kiến thức: nhóm nguyên tố.
- Làm bài tập sau: 5,6,7,8,9 SGK/35.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tuần 8 (Tiết 15,16):
Tiết 15:
Bài 8 : SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức:
Biết được:
- Đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A;
- Sự tương tự nhau về cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử (nguyên tố s, p) là nguyên nhân của sự tương tự nhau về tính chất hoá học các nguyên tố trong cùng một nhóm A;
- Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các
nguyên tố khi số điện tích hạt nhân tăng dần chính là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố.
2. Kĩ năng:
- Dựa vào cấu hình electron của nguyên tử, suy ra cấu tạo nguyên tử, đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng.
- Dựa vào cấu hình electron, xác định nguyên tố s, p.
3. Trọng tâm:
Đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A
- Trong một chu kì.
- Trong một nhóm A.
II. Phương pháp:
Diễn giảng – phát vấn- trực quan
III. Chuẩn bị:
* GV: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học
* HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.
IV. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Viết cấu hình electron và xác định vị trí của các nguyên tố Na có Z=11, Ca có Z=20, Cu có Z=29.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV:
Hoạt động của HS
Nội dung
GV: Treo bảng cấu hình electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố cho HS quan sát, yêu cầu HS nhận xét số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố ở chu kì 2,3,4,5,6?
HS:Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố được lặp lại sau mỗi chu kì, ta nói chúng biến đổi tuần hoàn.
I. Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố:
- Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố được lặp lại sau mỗi chu kì, ta nói chúng biến đổi tuần hoàn.
Vậy :sự biến đổi tuần hoàn về cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố khi điện tích hạt nhân tăng dần chính là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn về tính chất của các nguyên tố.
GV: Em hãy cho biết trong nguyên tử các electron ở lớp nào thể hiện tính chất hoá học của nguyên tử?
GV:bổ xung sự biến đổi tuần hoàn số e ở lớp ngoài cùng là nguyên nhân biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố.
GV: Cho HS nhận xét số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong cùng một nhóm A? Mối liên hệ giữa số e lớp ngoài cùng và số thư tự nhóm A?
HS: Các electron ở lớp ngoài cùng ( Các e hoá trị ).
II. Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố nhóm A:
1. Cấu hình electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A.
- Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng một nhóm A có cùng số lớp ngoài cùng ( số electron hoá trị ) nên có tính chất hoá học giống nhau.
Số thứ tự nhóm A = số electron ở lớp ngoài cùng = số electron hoá trị.
GV: Yêu cầu HS dựa vào SGK cho biết các nguyên tố nhóm VIIIA? Hs dựa vào bảng 5(trang 38) cho biết số electron ở lớp ngoài cùng ?
GV:Các khí hiếm có tham gia phản ứng hoá học không? Vì sao?
GV: Phân tích cho HS thấy được cấu hình bền vững của khí hiếm.
GV: Cho Hs so sánh cấu hình e của Li với He, Na với Ne ? Đàm thoại cho Hs đưa ra tính chất của kim loại kiềm.
.
GV:Yêu cầu Hs nên tính chất hoá học?
GV: Cho Hs đọc các nguyên tố nhóm VIIA?
So sánh cấu hình ngoài cùng của các halogen với cấu hình khí hiếm?
GV:Cho hs nhắc lại tính chất của phi kim. Lấy ví dụ cho hs viết.
HS: trả lời.
HS: Do có cấu hình electron bảo hoà ở lớp ngoài cùng rất bền vững.
HS: nhiều hơn khí hiếm 1e.
HS: Các kim loại kiềm có khuynh hướng nhường đi một e ngoài cùng để đạt cấu trúc e của khí hiếm gần nó.
HS: các halogen có khuynh hướng nhận thêm một electron để đạt cấu trúc e của khí hiếm gần nó.
2. Một số nhóm A tiêu biểu:
a. Nhóm VIIIA ( nhóm khí hiếm).
các ntố :Heli Neon Argon Kripton xenon rađon.
Kí hiệu : He Ne Ar Kr Xe Ra
ôNhận xét : nguyên tử của các nguyên tố khí hiếm ( trừ He) đều có 8 electron ở lớp ngoài cùng ( ns2np6). Đó là cấu hình electron bền vững nên :
- Hầu hết các nguyên tử khí hiếm không tham gia phản ứng hoá học.
-ở điều kiên thường các khí hiếm tồn tại ở trạng thái khí và phân tử chỉ gồm một nguyên tử .
b. Nhóm IA(nhóm kim loại kiềm):
các ntố : Liti Natri Kali Rubiđi Xesi Franxi
kí hiệu : Li Na K Rb Se Fr
ôNhận xét : -nguyên tử của các kim loại kiềm chỉ có một e ở lớp ngoài cùng : ns1.
- Trong các phản ứng hoá học nguyên tử của các kim loại kiềm có khuynh hướng nhường đi một electron và thể hiện hoá trị 1.
- Các KLK là những kim lạo điển hình.
+ Tính chất hoá học :
- Tác dụng với O2 g oxit bazơ tan trong nước.
Vd : 4Na + O2 = 2Na2O
-Tác dụng với H2O g bazơ kiềm + H2
M + H2O = MOH
- Tác dụng với các phi kim khác tạo muối.
c. Nhóm VIIA ( nhóm Halogen):
các ntố : Flo Clo Brom Iot Atatin
kí hiệu : F Cl Br I At
phân tử : F2 Cl2 Br2 I2
ôNhận xét :
- Nguyên tử của các nguyên tố halogen đều có 7 e ở lớp ngoài cùng : ns2np5.
- Trong các phản ứng các halogen có khuynh hướng thu thêm một electron và có hoá trị 1.
- là các phi kim điển hình, phân tử gồm hai nguyên tử .
+ Tính chất hoá học :
- Tác dụng với H2:
X2 + H2 = 2 HX (k), khí HX tan trong nước tạo thành dung dịch axit.
- Tác dụng với kim loại g muối.
Vd: 2 Na + Cl2 = 2 NaCl.
- Hiđroxit của chúng là các axit. Vd : HClO, HClO3. . .
4. Củng cố:
Yêu cầu HS nêu cấu hình electron nguyên tử của nhóm IIA, dự đoán tính chất hóa học của nó.
5. Dặn dò:
Học bài cũ, đọc trước bài mới: sự biến đổi tuần hoàn tính chất các nguyên tố.
Làm bài tập 1,2,3,4,5,6,7 SGK/41.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tuần 8 (Tiết 15,16):
Tiết 16:
Bài 9: SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN TÍNH CHẤT CỦA CÁC
NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC. ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức :
- Biết và giải thích được sự biến đổi độ âm điện của một số nguyên tố trong một chu kì, trong nhóm A.
- Hiểu được quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong một chu kì, trong nhóm A (dựa vào bán kính nguyên tử).
2. Kĩ năng:
Dựa vào qui luật chung, suy đoán được sự biến thiên tính chất cơ bản trong chu kì (nhóm A) cụ thể, thí dụ sự biến thiên về:
+ Độ âm điện, bán kính nguyên tử.
+ Tính chất kim loại, phi kim.
3. Trọng tâm:
Biết:
- Khái niệm tính kim loại, tính phi kim, độ âm điện.
- Quy luật biến đổi bán kính nguyên tử, độ âm điện, tính kim loại, tính phi kim, hoá trị cao nhất với oxi và hoá trị với hiđro của một số nguyên tố trong một chu kì, trong nhóm A .
(Giới hạn ở nhóm A thuộc hai chu kì 2, 3).
- Định luật tuần hoàn
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của GV:
- Photocopy các hình và bảng sau làm đồ dùng dạy học :
- Hình 2.1 , bảng 6, bảng 7, bảng 8 trong sách giáo khoa.
2. Chuẩn bị của HS:
- Học bài cũ, làm bài tập.
- Tìm hiểu trước bài sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hoá học. Định luật tuần hoàn.
III. Phương pháp giảng dạy:
Đàm thoại, thuyết trình, thảo luận, gợi mở.
IV.Hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Cho biết tính chất của các nhóm IA và VIIA.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV:
Hoạt động của HS
Nội dung
GV:yêu cầu HS cho biết một vài kim loại và cho biết tính kim loại là tính chất nào?
GV:yêu cầu HS viết quá trình nhường electron để tạo thành ion dương của kim loại tổng quát.
GV: yêu cầu HS cho biết một vài phi kim và cho biết tính phi kim là tính chất nào?
GV: yêu cầu HS viết quá trình nhường electron để tạo thành ion dương của kim loại tổng quát.
HS: trả lời tính kim loại là tính nhường electron.
HS: viết quá trình nhường electron để tạo thành ion dương của kim loại.
HS cho biết tính phi kim và viết quá trình nhận electron hình thành ion âm của phi kim.
I. Tính kim loại, tính phi kim:
+ Tính kim loại: là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử của nó dễ nhường electron để trở thành ion dương.
M g Mn+ + ne (n =1,2,3)
+ Tính phi kim : là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử của nó dễ nhận electron để trở thành ion âm.
X + ne g Xn- ( n =1,2,3)
GV: cho HS quan sát bảng 2.1 sgk và cho biết kết luận về sự biến đổi bán kính nguyên tử và rút ra sự biến đổi tính kim loại trong chu kì từ trái qua phải.
HS nhận xét: bán kính nguyên tử giảm dần nên tính kim loại giảm.
1. Sự biến đổi tính chất trong một chu kì :
Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân tính kim loại của các nguyên tố giảm dần, đồng thời tính phi kim tăng dần.
Vd: Tính kim loại : Na > Mg > Al.
Tính phi kim : Si < P < S < Cl
GV: cho HS quan sát bảng 2.1 sgk và cho biết kết luận về sự biến đổi bán kính nguyên tử và rút ra sự biến đổi tính kim loại trong nhóm từ trên xuống.
GV: giải thích cho HS sự tăng bán kính của các nguyên tử trong cùng moat nhóm từ trên xuống.
HS nhận xét: bán kính nguyên tử tăng dần nên tính kim loại tăng.
2. Sự biến đổi tính chất trong một nhóm A :
Trong một nhóm A :Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân tính kim loại của các nguyên tố tăng dần, đồng thời tính phi kim giảm dần.
Vd: Tính kim loại: Cs > Rb > K > Na > Li.
+ Giải thích :Trong một nhóm A, khi Z+ tăng, số lớp e tăng, bán kính nguyên tử tăng, khã năng nhường e dễ, tính kim loại tăng và tính phi kim giảm.
GV: cung cấp khái niệm độ âm điện HS ghi nhớ.
GV: thuyết trình giới thiệu bảng giá trị độ âm điện và cho HS nhận xét sự biến đổi trong cùng chu kì và trong cùng nhóm.
HS: Trong một chu kì, khi đi từ trái sang phải theo chiều tăng của Z+ giá trị độ âm điện của các nguyên tử nói chung tăng dần. Trong nhóm A, khi đi từ trên xuống dưới theo chiều tăng của Z+ giá trị độ âm điện nói chung giảm dần.
3. Độ âm điện
a.Khái niệm : Độ âm điện của một nguyên tử đặc trưng cho khã năng hút electron của nguyên tử đó khi tạo thành liên kết hoá học.
b. Bảng độ âm điện :
- Trong một chu kì, khi đi từ trái sang phải theo chiều tăng của Z+ giá trị độ âm điện của các nguyên tử nói chung tăng dần.
- Trong nhóm A, khi đi từ trên xuống dưới theo chiều tăng của Z+ giá trị độ âm điện nói chung giảm dần.
óKết luận : Tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
4. Củng cố:
GV yêu cầu HS sắp xếp các nguyên tố trong nhóm VA theo tính kim loại tăng dần.
5. Dặn dò:
Ôn tập kiến thức và đọc trước bài mới.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tuần 9 (Tiết 17,18):
Tiết 17:
Bài 9 : SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN TÍNH CHẤT CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ
HỌC .ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN (tiếp theo)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức :
HS biết :
- Hóa trị của các nguyên tố trong hợp chất với oxi tăng dần từ 1 tới 7 khi đi từ trái sang phải trong cùng một chu kì, hóa trị của các phi kim trong hợp chất với H2 giảm từ 1 tới 4.
- Sự biến thiên tính chất axit – bazơ của các nguyên tố nhóm A. Định luật tuần hoàn.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng quy luật đã biết để nghiên cứu các bảng thống kê tính chất , từ đó học được quy luật mới.
- So sánh các nội dung của các nguyên tố trên cơ sở các kiến thức đã học.
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của GV:
- Photocopy các hình và bảng sau làm đồ dùng dạy học :
- Hình 2.1, bảng 7, bảng 8 trong sách giáo khoa.
2. Chuẩn bị của HS:
- Học bài cũ, làm bài tập.
- Tìm hiểu trước nội dung còn lại của bài sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hoá học. Định luật tuần hoàn.
III. Phương pháp:
Đàm thoại, thảo luận, gởi mở.
IV. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Cho biết tính kim loại và tính phi kim, sự biến đổi các tính chất ấy trong cùng một nhóm A và trong cùng chu kì.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV:
Hoạt động của HS
Nội dung
GV: treo bảng photo của bảng 7 sách giáo khoa và hướng dẫn HS nghiên cứu để trả lời các câu hỏi sau đây:
-Sự biến đổi hóa trị của các nguyên tố chu kì 3 trong các oxit cao nhất, trong hợp chất với H2?
-Từ đó cho biết quy luật biến đổi theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
GV: giúp HS tự rút ra nhận xét: trong chu kì 3, đi từ trái sang phải, hóa trị cao nhất của các nguyên tố trong hợp chất với oxi tăng lần lượt từ 1 tới 7 còn hóa trị của các phi kim trong hợp chất khí với H2 giảm dần từ 4 tới 1.
HS: hóa trị của các nguyên tố trong oxit cao nhất tăng dần từ 1 tới 7, hóa trị của phi kim trong hợp chất với H2 giảm từ 1 tới 4.
II. HÓA TRỊ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ:
Trong một chu kì khi đi từ trái sang phải, hóa trị cao nhất của một nguyên tố trong hợp chất với oxi tăng dần từ 1 tới 7 còn hóa trị của các phi kum trong hợp chất với H2 giảm từ 4 tới 1.
Ví dụ:
STT nhóm A
IA
IIA
IIIA
IVA
VA
VIA
VIIA
h/c với O2
Na2O
K2O
MgO
CaO
Al2O3
Ga2O3
SiO2
GeO2
P2O5
As2O5
SO3
SeO3
Cl2O7
Br2O7
HT cao nhất với O2
1
2
3
4
5
6
7
h/c khí với H2
SiH4
GeH4
PH3
AsH3
H2S
H2Se
HCl
HBr
HT với H2
4
3
2
1
GV: cho HS quan sát bảng 8 sách giáo khoa và cho biết kết luận về sự biến đổi tính axit và bazơ của oxit và hiđroxit các nguyên tố nhóm A trong chu kì 3 theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
GV: bổ sung thêm: tính chất được lặp lại ở chu kì sau.
HS nhận xét: với các nguyên tố nhóm A của chu kì 3, từ trái sang phải theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần tính bazơ của oxit và hiđroxit giảm dần, tính axit tăng dần.
III. Oxit và hiđroxit các nguyên tố nhóm A:
Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, trong cùng một chu kì tính bazơ của oxit và hiđroxit giảm dần đồng thời tính axit tăng dần.
Na2O
Oxit bazơ
MgO
Oxit bazơ
Al2O3
Oxit lưỡng tính
SiO2
Oxit axit
P2O5
Oxit axit
SO3
Oxit axit
Cl2O7
Oxit axit
NaOH
Bazơ mạnh
Mg(OH)2
Bazơ yếu
Al(OH)3
Hiđroxit lưỡng tính
H2SiO3
Axit yếu
H3PO4
Axit trung bình
H2SO4
Axit mạnh
HclO4
Axit rất mạnh
GV: tổng kết lại: Trên cơ sở khảo sát sự biến đổi cấu hình electron nguyên tử, bán kính nguyên tử, độ âm điện, tính kim loại, tính pki kim của các nguyên tố hóa học, ta thấy các tính chất ấy không biến đổi liên tục mà biến đổi một cách tuần hoàn.
HS lắng nghe và theo dõi lại kiến thức cũ.
HS phát biểu nội dung định luật dựa vào sách giáo khoa.
IV. Định luật tuần hoàn:
Tính chất của các nguyên tố và đơn chất, cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.
4. Dặn dò:
-Về nhà học bài cũ và xem trước bài “ý nghĩa của BTH các nguyên tố hóa học”.
-Làm bài tập sau: 3-12 sgk /47.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tuần 9 (Tiết 17,18):
Tiết 18:
Bài 10 : Ý NGHĨA CỦA BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức:
Hiểu được:
Mối quan hệ giữa vị trí các nguyên tố trong bảng tuần hoàn với cấu tạo nguyên tử và tính chất cơ bản của nguyên tố và ngược lại.
2. Kĩ năng:
Từ vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, suy ra:
- Cấu hình electron nguyên tử
- Tính chất hoá học cơ bản của nguyên tố đó.
- So sánh tính kim loại, phi kim của nguyên tố đó với các nguyên tố lân cận.
3. Trọng tâm:
Mối quan hệ giữa vị trí các nguyên tố trong bảng tuần hoàn với cấu tạo nguyên tử và tính chất cơ bản của nguyên tố.
II. Phương pháp:
Diễn giảng – đàm thoại – thảo luận.
III. Chuẩn bị:
GV: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học
HS: Học bàicũ, làm bài tập, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.
IV. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Cho nguyên tử S ( Z = 16). Xác định công thức oxit và hiđroxit tương ứng của Lưu hùynh .
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
GV: Biết vị trí của một nguyên tố trong bảng tuần hòan, ta có thể suy ra cấu tạo nguyên tử cũa nguyên tố đó như thế nào?
-Cho nguyên tử K(Z=19). Hãy cho biết cấu tạo nguyên tử của nó và tính chất hóa học cơ bản của Kali?
-Nhắc lại các công thức quan hệ?
-GV: cho ví dụ khác: Cho cấu hình e của nguyên tử một nguyên tố : 1s22s22p63s23p4. Xác định vị trí của nguyên tố đó trong hệ thống tuần hoàn?
- Biết được vị trí nguyên tố (Biết số thứ tự nguyên tố) ta biết được số electron, số proton, sự phân bố e trên các lớp và phân lớp e, biết được electron ngoài ta co 1thể dự đoán biệt được tính chất hóa học cơ bản của nguyên tử nguyên tố đó.
-Cấu hình e: K(z=19): 1s22s22p62s23p64s1
Nguyên tử K có 19 e, 19p, có 1e ngoài cùng, nhóm IIA nên nó là nguyên tố kim loại điển hình-Một kim loại mạnh.
2K + 2H2O = 2 KOH + H2
2K + 2HCl = 2 KCl + H2
4K + O2 = 2K2O
-Biết được số thứ tự của nguyên tố --Biết được số đơn vị điện tích hạt nhân, tổng số e, tổng số p.
- Biết số thứ tự của chu kì –Biết được sốlớp e
- Biết số thứ của nhóm A-Biết số e lớp ngoài cùng hay số e hóa trị.
- HS thực hiện và rút ra kết luận.
I. Quan hệ giữa vị trí của nguyên tố và cấu tạo nguyên tử của nó:
Vị trí của một nguyên tố trong BTH(ô)
-Số thứ tự của nguyên tố
-Số thứ tự của chu kì
-Số thứ tự của nhóm A
Cấu tạo nguyên tử
-Số proton, số electron.
-Số lớp electron
-Số electron lớp ngoài cùng
Biết được vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn ta có thể suy ra tính chất hóa học cơ bản của nguyên tố đó .
- Biết vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn ta có thể suy ra tính chất hóa học cơ bản của nó được không?
- Ví dụ: Biết S ở ô thứ 16 trong bảng tuần hoàn, suy ra được tính chất gì của nó?
- Từ vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn ta suy ra:
- Nguyên tố nhóm IA,IIA,IIA có tính kim loại(trừ B,H).
- Nguyên tố nhóm VA,VIA,VIIA có tính phi kim(trừ Sb, Bi,Po) .
-Hóa trị nhất của nguyên tố trong hợp chất với Oxi, hóa trị của nguyên tố trong hợp chất với Hiđro.
-Công thức Oxit cao nhất.
-Công thức Hiđroxit tương ứng(nếu có) và tính axit, bazơ của chúng.
-S ở nhóm VIA, chu kì 3, là phi kim điển hình.
Hóa trị cao nhất vớo Oxi bằng 6, công thức SO3
Hóa trị trong hợp chất với Hiđro là 2. Công thức H2S
II. Quan hệ giữa vị trí và tính chất của nguyên tố:
Từ vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn ta suy ra:
-Nguyên tố nhóm IA,IIA,IIA có tính kim loại(trừ B,H).
-Nguyên tố nhóm VA,VIA,VIIA có tính phi kim(trừ Sb, Bi,Po) .
-Hóa trị nhất của nguyên tố trong hợp chất với Oxi, hóa trị của nguyên tố trong hợp chất với Hiđro.
-Công thức Oxit cao nhất.
-Công thức Hiđroxit tương ứng(nếu có) và tính axit, bazơ của chúng
-GV:Dựa vào quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, ta co 1thể so sánh tính chất hóa học của nó với các nguyên tố lân cận được không?
-Ví dụ: So sánh tính chất hóa học của S(Z= 16) với P(Z=15) và Cl(Z =17)
- Ta có thể so sánh được vì:
Trong chu kì theo chiều tăng của điện etích hạt nhân thì:
-Tính phi kim mạnh dần, tính kim loại yếu dần.
-Oxit và hiđroxit có tính bazơ yếu dần, tinh axít mạnh dần.
Trong nhóm A theo chiều tăng của điện etích hạt nhân thì
-Tính kim loại tăng dần, tính phi kim giảm dần.
-HS thực hiện
III. So sánh tính chất hóa học của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận:
Trong chu kì theo chiều tăng của điện etích hạt nhân thì:
-Tính phi kim mạnh dần, tính kim loại yếu dần.
-Oxit và hiđroxit có tính bazơ yếu dần, tinh axít mạnh dần.
Trong nhóm A theo chiều tăng của điện etích hạt nhân thì
-Tính kim loại tăng dần, tính phi kim giảm dần.
GV: yêu cầu HS cho biết nội dung cụ thể của những phần đã học.
HS xem lại và trả lời.
Kết luận:
-Quan hệ giữa vị trí của nguyên tố và cấu tạo nguyên tử.
-Quan hệ giữa vị trí và tính chất của nguyên tố.
-So sánh tính chất hóa học của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận.
4. Củng cố:
Cho ba nguyên tử của ba nguyên tố Na(Z =11), Al(Z =13), S(Z=16).
- Hãy sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng dần tính phi kim và giảm dần tính kim loại.
- So sánh tính chất kim loại, phi kim, tính axit, bazơ của oxit và Hiđroxit của chúng?
5. Bài tập về nhà:
Làm các bài tập trang1,2,3,4,5,6 và 7 trang 51.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tuần 10 (Tiết 19,20):
Tiết 19:
Bài 11: LUYỆN TẬP :
BẢNG TUẦN HÒAN SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN CẤU HÌNH LECTRON CỦA NGUYÊN TỬ VÀ TÍNH CHẤT CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
HS hiểu được:
- Cấu tạo của bảng tuần hoàn.
- Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố, tinh kim loại, tính phi kim, bán kính nguyên tử, độ âm điện và hóa trị .
- Định luật tuần hoàn.
2. Kỹ năng: Có kĩ năng sử dụng bảng tuần hoàn: Từ vị trí của nguyên tố suy ra tính chất, cấu tạo nguyên tử và ngược lại.
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của GV:
Phân chia nội dung bài luyện tập thành hai tiết để cho HS chuẩn bị trước.
2. Chuẩn bị của HS: Xem lại lí thuyết bảng tuần hòan, làm bài tập trước ở nhà.
III. Phương pháp:
Đàm thoại, thảo luận.
IV. Tiến trình bài học:
1. On định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Bảng tuần hòan gồm mấy chu kì, mấy nhóm. Cách xác định chu kì, nhóm nguyên tố?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV:
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV: yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
Câu 1: Hãy cho biết nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn?
Câu 2: Sắp xếp 20 nguyên tố đầu trong bảng tuần hoàn?
Câu 3:Thế nào là ô nguyên tố.
Câu 4: Bảng tuần hòan gồm bao nhiêu chu kì, bao nhiêu nhóm A, nhóm B ?
GV: yêu cầu HS nhắc lại sự biến đổi các tính chất theo chu kì, theo nhóm A.
- HS thảo luận nhóm và trình bày phần trả lời.
HS theo dõi lại kiến thức cũ và trả lời.
I. LÍ THUYẾT
1- Cấu tạo bảng tuần hoàn
a/ Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
Gồm 3 nguyên tắc.
b/Ô nguyên tố .
c/Chu kì:
STT = số lớp e.
d/Nhóm: gồm nhóm A và nhóm B
STT nhóm A = số e lớp ngoài cùng
STT nhóm B = số e ở (n-1)dns
2- Sự biến đổi tuần hoàn:
Trong cùng chu kì (trái-phải):
- Tính KL giảm, tính PK tăng.
- Tính axit của oxit và hidroxit tăng, tính bazơ giảm.
- Bán kính nguyên tử giảm, độ âm điện tăng.
Trong cùng nhóm A (trên-xuống):
- Tính PK giảm, tính KL tăng.
- Tính axit của oxit và hidroxit giảm, tính bazơ tăng.
- Bán kính nguyên tử tăng, độ âm điện giảm.
4. Dặn dò:
Xem trước nội dung của chương III, bài liên kết ion - tinh thể ion.
Làm các bài tập 3,5,7,8,9 trang 54/54.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tuần 10 (Tiết 19,20):
Tiết 20:
Bài 11: LUYỆN TẬP :
BẢNG TUẦN HÒAN SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN CẤU HÌNH LECTRON CỦA NGUYÊN TỬ VÀ TÍNH CHẤT CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
HS hiểu được:
- Cấu tạo của bảng tuần hoàn.
- Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố, tinh kim loại, tính phi kim, bán kính nguyên tử, độ âm điện và hóa trị .
- Định luật tuần hoàn.
2. Kỹ năng: Có kĩ năng sử dụng bảng tuần hoàn: Từ vị trí của nguyên tố suy ra tính chất, cấu tạo nguyên tử và ngược lại.
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của GV:
Phân chia nội dung bài luyện tập thành hai tiết để cho HS chuẩn bị trước.
2. Chuẩn bị của HS: Xem lại lí thuyết bảng tuần hòan, làm bài tập trước ở nhà.
III. Phương pháp:
Đàm thoại, thảo luận.
IV. Hoạt động dạy học:
1. On định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Bảng tuần hòan gồm mấy chu kì, mấy nhóm. Cách xác định chu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- GIÁO AN LỚP 10CO BAN.doc