Hoạt động 3: Quan sát việc giữ gìn nền nếp trong học tập của bạn em
1. Giáo viên yêu cầu tất cả học sinh đọc thầm hướng dẫn của hoạt động này trong sách học sinh (trang 12).
2. Giáo viên mời học sinh nêu lại cách làm. (Đóng vai tổ trưởng và quan sát việc giữ gìn nền nếp trong học tập của một bạn mà mình muốn rồi ghi kết quả quan sát vào phiếu).
3. Giáo viên tổ chức cho học sinh trao đổi:
– Chúng ta cần thể hiện sự văn minh trong quan sát như thế nào để không ảnh hưởng đến tình cảm của người được quan sát?
– Chúng ta cần thực hiện thế nào để việc quan sát không ảnh hưởng đến việc thực hiện học tập và các kế hoạch khác của bản thân?
– Khi viết lời nhận xét về việc giữ gìn nền nếp của bạn, chúng ta cần viết như thế nào?
10 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 871 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 2 - Chủ đề 2: Thực hiện nền nếp trong học tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỚP 2 – CHỦ ĐỀ 2
THỰC HIỆN NỀN NẾP TRONG HỌC TẬP
1. MỤC TIÊU
Sau chủ đề này, học sinh:
Nhận biết được những thói quen tốt trong học tập cần thực hiện và thực hiện được các nền nếp học tập.
Hình thành thói quen sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng đồ dùng sinh hoạt cá nhân Chủ đề này góp phần hình thành và phát triển cho học sinh:
Năng lực thích ứng với cuộc sống: Tự chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập và thực hiện nền nếp học tập. Biết cách điều chỉnh hành động phù hợp với các tình huống vi phạm nền nếp.
Phẩm chất: Thể hiện trách nhiệm bản thân trong học tập và rèn luyện, trung thực với bản thân và người khác, chăm chỉ trong học tập và rèn luyện.
CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Giấy A4, A0, giấy màu, bút màu, keo/hồ dán;
Học sinh: Bút màu, giấy A4, giấy nháp, phiếu quan sát (hoạt động 2), phiếu theo dõi nền nếp học tập.
* Lưu ý, cuối mỗi tiết học, giáo viên nên nhắc lại các điều học sinh cần chuẩn bị cho tiết học sau.
GỢI Ý TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
3.1. Gợi ý tổ chức tiết 1, 2
Hoạt động 1: Trò chơi “Ai nhanh hơn ai?”
1. Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Ai nhanh hơn ai?” Chuẩn bị:
Chọn 4 đội chơi. Mỗi đội 10 học sinh. Xếp thành 4 hàng dọc.
Mời 4 học sinh làm Ban Giám khảo.
Cách chơi:
Quản trò hô “Tôi cần . của bạn”, mỗi lần cần là một đồ dùng, hay quyển sách, của học sinh. Ví dụ: Sách Toán 2, sách Tiếng Việt 2, Vở Ghi đầu bài, hộp bút,
Nghe hiệu lệnh của quản trò, người chơi đứng đầu hàng ở mỗi đội nhanh chóng lấy đúng đồ dùng của mình mà quản trò cần, chạy lên, đưa cho Ban Giám khảo. Đội nào mang lên đầu tiên thì Ban Giám khảo nhận, các đội mang lên sau thì Ban Giám khảo trả về, không nhận. Không được lấy đồ dùng của người khác, phải lấy đúng của mình.
Hết lượt, người đứng số 1 chạy về cuối hàng. Bắt đầu lượt chơi thứ hai. Cứ tiếp tục chơi như thế cho đến hết.
Đội thắng cuộc là đội có nhiều đồ dùng mà Ban Giám khảo nhận nhất.
Giáo viên nêu câu hỏi cho cả lớp trao đổi sau khi chơi trò chơi: Theo em, làm thế nào để chúng ta có thể lấy được đồ dùng của mình nhanh nhất?
Giáo viên tổng hợp các ý kiến của học sinh và giới thiệu vào chủ đề hoạt động.
Hoạt động 2: Nhận diện nền nếp trong học tập
Giáo viên mời học sinh đọc yêu cầu của hoạt động 1, trang 11, sách học sinh và kiểm tra sự hiểu nhiệm vụ của học sinh.
Giáo viên yêu cầu mỗi học sinh tự thực hiện nhiệm vụ và hỗ trợ học sinh nếu cần.
Cần quan sát tranh, đọc nội dung rồi suy nghĩ và đánh dấu vào thói quen tốt trong học tập. Chú ý: Đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy là yêu cầu bắt buộc khi tham gia giao thông, không phải thói quen tốt trong học tập.
Mỗi học sinh tự suy nghĩ và viết nội dung về thói quen tốt khác mà em thấy cần thực hiện.
Giáo viên cho học sinh chia sẻ theo cặp về các thói quen tốt.
Giáo viên tổ chức cho học sinh nối tiếp nhau nêu các thói quen tốt trong học tập. Có thể tổ chức thành trò chơi “Xì điện”, hoặc chia học sinh thành nhóm và tổ chức các nhóm thi đua xem nhóm nào nêu được nhiều nhất các thói quen tốt trong học tập.
Hoạt động 3: Quan sát việc giữ gìn nền nếp trong học tập của bạn em
Giáo viên yêu cầu tất cả học sinh đọc thầm hướng dẫn của hoạt động này trong sách học sinh (trang 12).
Giáo viên mời học sinh nêu lại cách làm. (Đóng vai tổ trưởng và quan sát việc giữ gìn nền nếp trong học tập của một bạn mà mình muốn rồi ghi kết quả quan sát vào phiếu).
Giáo viên tổ chức cho học sinh trao đổi:
Chúng ta cần thể hiện sự văn minh trong quan sát như thế nào để không ảnh hưởng đến tình cảm của người được quan sát?
Chúng ta cần thực hiện thế nào để việc quan sát không ảnh hưởng đến việc thực hiện học tập và các kế hoạch khác của bản thân?
Khi viết lời nhận xét về việc giữ gìn nền nếp của bạn, chúng ta cần viết như thế nào?
Giáo viên đề nghị học sinh lấy 1 mẩu giấy nháp hoặc cắt bông hoa/trái tim, ghi vào đó 2 thông tin và nộp cho cô giáo:
Người quan sát: ..
Người được quan sát:
Giáo viên yêu cầu học sinh tự quan sát và hoàn thành phiếu trong 1 tuần. Nhắc học sinh tuân thủ quy tắc của việc quan sát, không ghi tên mình lên phiếu quan sát.
* Chú ý:
Giáo viên tổ chức hoạt động này ở ngày thứ mấy trong tuần thì hướng dẫn học sinh bắt đầu quan sát từ ngày đó và quan sát trong tuần tiếp theo để đủ 5 ngày quan sát. Chẳng hạn, bắt đầu từ ngày thứ tư thì học sinh quan sát và đánh dấu thứ tư, thứ năm, thứ sáu là của tuần bắt đầu, còn thứ hai, thứ ba là của tuần sau đó.
Căn cứ vào thông tin mà học sinh nộp, giáo viên gợi ý điều chỉnh thay đổi đối tượng quan sát để bạn nào cũng được quan sát. Tránh tình trạng có bạn được quá nhiều người chọn quan sát, có bạn không được ai quan sát.
Hoạt động 4: Tìm hiểu ý nghĩa của việc thực hiện nền nếp trong học tập
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm nội dung của hoạt động này ở trang 13 –
14, sách học sinh và tổ chức cho học sinh trao đổi xem các em đã hiểu nhiệm vụ chưa.
Giáo viên yêu cầu học sinh tự thực hiện hoạt động. (Viết dưới mỗi tranh: (1) Việc làm của nhân vật chính; (2) – Tác hại của việc làm đó).
(1) Đi học muộn./ Đi học không đúng giờ./
Đến trường muộn./
(1) Quên đồ dùng học tập./ Không mang đồ dùng học tập./Không có đồ dùng học tập./
(2) Không được nghe giảng đầy đủ./ Đi vội vàng có thể bị tai nạn./ Ảnh hưởng đến kỉ luật lớp, trường./
(2) Không có đồ dùng để học tập./ Học tập
gặp khó khăn./ Làm ảnh hưởng đến bạn./
(1) Làm việc riêng trong giờ học./ Không tham gia làm việc nhóm./ Không hợp tác với các bạn cùng nhóm./
(1) Nhìn bài bạn trong giờ kiểm tra./ Không trung thực khi làm bài kiểm tra./.
(2) Không tiếp thu đủ bài./ Không biết cách hợp tác với các bạn trong nhóm./ Các bạn chê cười./
(2) Vi phạm quy định trong giờ kiểm tra./ Bị thầy, cô giáo nhắc nhở và các bạn chê cười./
Giáo viên tổ chức cho học sinh đóng vai thể hiện các tình huống trong tranh.
Đề nghị 4 bạn ngồi gần nhau thành 1 nhóm.
Các bạn cùng nhóm phân công vai: 1 bạn đóng vai “nhân vật chính” là bạn được chỉ định bằng mũi tên. Các bạn còn lại đóng vai bạn của nhân vật đó.
Diễn lại tình huống trong tranh. Các bạn của “nhân vật chính” cần nói với nhân vật chính Tác hại của hành động sai và Lợi ích của hành động đúng.
Ví dụ:
Tình huống 1:
Nhân vật chính (vừa chạy, vừa nhìn đồng hồ, vừa kêu): “Thôi chết rồi, mình đi học muộn rồi”.
Bạn 1: “Đáng tiếc quá, cậu không được nghe phần cô giảng sớm nay rồi”.
Bạn 2: “Ôi ôi, cậu cứ đi muộn rồi chạy thế này nhỡ vấp ngã thì đau lắm!”
Bạn 3: “Cố gắng đi học đúng giờ đi cậu. Đi học đúng giờ vừa được nghe giảng, vừa không vội vàng”.
4. Giáo viên tổng kết hoạt động.
Hoạt động 5: Chia sẻ về cách thực hiện tốt nền nếp trong học tập
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm hoạt động này ở trang 14 – 15, sách học sinh và tổ chức cho học sinh trao đổi xem các em đã hiểu nhiệm vụ chưa.
Giáo viên yêu cầu học sinh học thuộc, hoặc ghi lại quy định nền nếp của lớp và về nhà tự chia sẻ, trao đổi với người thân về cách giúp mình thực hiện tốt nền nếp học tập.
Hoạt động 6: Theo dõi việc thực hiện nền nếp học tập của em
1. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm nội dung hoạt động này ở trang 16, sách học sinh, sau đó trao đổi:
Hoạt động yêu cầu chúng ta làm gì? (Làm bảng tự theo dõi việc thực hiện nề nếp học tập của bản thân).
Giáo viên hướng dẫn thêm:
+ Hãy viết các biểu hiện về thực hiện nề nếp học tập bằng ngôn ngữ của em và bằng hình thức tạo cảm hứng cho em.
+ Có thể nhờ người thân hoặc dùng đồng hồ báo thức để tự nhắc việc tự theo dõi vào cuối mỗi ngày.
+ Có thể làm bảng theo dõi 1 lần, sau đó, cho vào tờ giấy bóng kính hoặc nhờ bố mẹ ép plastic và dùng bút dạ viết bảng để vẽ hoa/sao/đánh dấu. Cuối mỗi tuần, sau khi tổng kết em có thể xoá đánh dấu của tuần đó đi và bắt đầu theo dõi tuần tiếp theo.
Yêu cầu học sinh chia sẻ về ý tưởng viết các nền nếp cần thực hiện, ý tưởng trang trí, vị trí treo trong nhà của bảng tự theo dõi.
Tổ chức cho học sinh làm bảng theo dõi hoặc giao tự làm tại nhà nếu không đủ thời gian.
3.2. Gợi ý tổ chức tiết 3, 4
Hoạt động 7: Trò chơi “Bịt mắt vẽ đồ dùng”
1. Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Bịt mắt vẽ đồ dùng”.
Chuẩn bị:
5 chiếc khăn bịt mắt. Phấn, giẻ lau bảng.
Chọn 4 đội chơi, mỗi đội 4 bạn. Mời 3 bạn làm Ban Giám khảo.
Chia bảng lớp thành 4 phần bằng nhau. Quy định phần bảng cho từng đội.
Cách chơi:
Lượt 1: Mỗi đội cử 1 bạn lên bảng tham gia chơi. Khi chơi, người chơi bị bịt mắt, nghe quản trò hô yêu cầu thì vẽ đồ dùng theo yêu cầu đó. Người chơi có 1 phút để vẽ các đồ dùng. Ví dụ: Quản trò hô “Đồ dùng, sách vở ngày Thứ tư” thì người chơi vẽ các đồ dùng cần cho việc học ngày thứ tư theo thời khoá biểu của lớp. Người cùng đội có thể nhắc nhau nhưng không được mở thời khoá biểu ra xem lại.
Hết thời gian 1 phút, người chơi về chỗ, người khác cùng đội lên chơi và tiếp tục như vậy cho đến hết 4 lượt.
Ban Giám khảo chấm điểm theo hai tiêu chí:
+ Vẽ được nhiều đồ dùng.
+ Các đồ dùng sắp xếp gọn gàng, không bị vẽ đè lên nhau.
2. Giáo viên tổ chức trao đổi sau trò chơi:
Để vẽ đúng đồ dùng theo yêu cầu, chúng ta cần làm gì?
Để không vẽ các đồ dùng đè lên nhau mà lại sắp xếp chúng trên bảng gọn gàng, chúng ta cần làm gì?
3. Giáo viên tổng kết trò chơi.
Hoạt động 8: Trò chơi “Nếu thì ”
1. Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Nếu thì ”.
Chuẩn bị:
Mỗi đội chơi 1 tờ giấy. Mỗi bạn cầm sẵn bút trên tay.
Nên chia đội theo hàng dọc hoặc hàng ngang ngồi trong lớp. Số người trong mỗi đội bằng nhau. Các bạn không chơi làm Ban Giám khảo.
Cách chơi:
Quản trò cho người chơi các đội điểm danh theo thứ tự 1, 2, 1, 2, đến hết.
Khi quản trò hô “Bắt đầu”, người số 1 viết ra câu bắt đầu bằng từ “Nếu” có liên quan đến thực hiện nền nếp học tập (ví dụ: Nếu bạn đi học không đúng giờ), sau đó truyền giấy cho người số 2. Người số 2 khi nhận được giấy sẽ viết tiếp phần “thì”. (Ví dụ: Thì bạn sẽ không được nghe giảng đầy đủ), sau đó truyền giấy cho người số 1 khác trong đội. Người số 1 sau khi nhận lại viết 1 câu bắt đầu bằng “Nếu” nhưng phải có liên quan đến câu trước (ví dụ: Nếu bạn nghe giảng không đầy đủ”, sau đó chuyển cho người số 2 tiếp theo. Cứ làm thế cho đến hết. Người cuối cùng mang dán tờ giấy của nhóm mình lên bảng. Ví dụ:
Nếu bạn đi học không đúng giờ.....
Thì bạn sẽ không được nghe giảng đầy đủ.
Nếu bạn nghe giảng không đầy đủ
Thì bạn có thể không hiểu bài.
Nếu bạn không hiểu bài
Thì bạn sẽ không làm được bài tập.
Nếu bạn không làm được bài tập.
Thì bạn phải học lại bài cũ.
Nếu bạn phải học lại bài cũ.
Thì bạn không được đi chơi.
Nhóm xong đầu tiên được 10 điểm. Mỗi câu “Nếu thì” đúng được 10 điểm.
Nhóm thắng cuộc là nhóm có điểm cao nhất.
2. Giáo viên tổng kết trò chơi. Mời một vài học sinh chia sẻ về cảm xúc khi chơi trò chơi, sau đó cho học sinh nêu lại ý nghĩa của việc giữ gìn nền nếp học tập.
Hoạt động 9: “Trồng” hoa nền nếp
Giáo viên đề nghị học sinh nộp phiếu quan sát bạn đã hướng dẫn thực hiện ở hoạt động 2, sau đó phát lại cho học sinh được quan sát.
Giáo viên đề nghị học sinh tính tổng số hoa/trái tim, của phiếu quan sát và phiếu tự theo dõi thực hiện nền nếp học tập của bản thân, sau đó chia sẻ số hoa/trái tim, mình nhận được bằng cách giơ tay: Có những bạn nào được từ 65 hoa/trái tim, trở lên?
Giáo viên đề nghị học sinh tự đọc kĩ phiếu quan sát và phiếu tự theo dõi thực hiện nền nếp học tập của bản thân, suy nghĩ về những tình huống mình chưa được hoa/trái tim, sau đó nêu cách khắc phục.
Mời học sinh chia sẻ cách khắc phục để thực hiện nền nếp tốt hơn. Mỗi cách đưa ra, học sinh được “trồng” thêm một hoa nền nếp.
Giáo viên tổng kết hoạt động.
Hoạt động 10: Xây dựng con đường thành công
Giáo viên phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A0, sau đó đề nghị các nhóm dựa vào hướng dẫn hoạt động 4, trang 15, sách học sinh và những điều đã chuẩn bị của cá nhân để xây dựng con đường thành công của nhóm mình. Lưu ý các em có thể dùng nhiều chất liệu: Vẽ, xé dán, nặn, cho sinh động.
Giáo viên tổ chức cho học sinh triển lãm con đường thành công, bình chọn con đường ấn tượng nhất.
Giáo viên tổng kết hoạt động.
Hoạt động 11: Đánh giá
Giáo viên đề nghị học sinh hoàn thành phần tự đánh giá ở trang 17, sách học sinh.
Giáo viên tổ chức cho học sinh trao đổi với bạn để nhận xét nhau.
Giáo viên ghi nhận xét vào mục c trang 17, sách học sinh.
Giáo viên nhắc học sinh tiếp tục tự theo dõi và thực hiện tốt nền nếp học tập.
Thư gửi phụ huynh:
Ngay từ tiết học đầu tiên của chủ đề, giáo viên sử dụng thư gửi phụ huynh để cùng phối hợp với gia đình học sinh trong những nội dung sau:
Những điều gia đình có thể làm để hỗ trợ, hướng dẫn con thực hiện tốt nền nếp học tập, tuyệt đối không làm hộ con các việc con phải tự làm.
Phụ huynh tiếp tục quan sát và hướng dẫn con thực hiện nền nếp học tập cho đến khi con có thói quen bền vững.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- HD TRAI NGHIEM LOP 2 CHU DE 2_12412053.docx