Giáo án Lớp 2 Tuần 10 - Trường tiểu học Đa Mai

Toán

 51-15

 I. Mục tiêu:

 - H/s biết cách thực hiên phép trừ 51- 15

 - Vận dụng giải các bài toán có liên quan, củng cố kĩ năng nhận biết hình.

 - Bồi dưỡng năng lực tự học, hợp tác, chia sẻ kết quả học tập với bạn

 - Giáo dục hs hứng thú và tự tin khi làm toán.

II. Chuẩn bị:

 - GV: Bảng phụ

 - HS: Bảng con

 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc35 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1337 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 2 Tuần 10 - Trường tiểu học Đa Mai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
viết) và giải toán. - Bồi dưỡng năng lực tự học, hợp tác, chia sẻ, tự đánh giá kết quả học tập và báo cáo kết quả trong nhóm - với GV. - Củng cố về tên gọi thành phần và kết quả phép trừ. II. Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ bài 2 - HS: vở III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hỗ trợ của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1. Bài mới: Giới thiệu - Hướng dẫn HS thực hiện phép trừ dạng 11 - 5 và lập bảng trừ. G/v nêu bài toán để có phép tính 11-5 GV cho hs tìm kết quả. G/v chốt cách làm nhanh nhất GV hướng dẫn HS đặt phép tính theo cột. 11 - 5 6 HĐ2. Luyện tập: Bài 1(48): Tính nhẩm 9 + 2 = 11 2 + 9 = 11 GV gọi HS nêu kết quả: 11 - 9 = 2 11 - 2 = 9 Bài 2 (48): Tính G/v cho h/s đọc yêu cầu - Hướng dẫn làm bài. Bài 3 ( 48 ): Đặt tính rôi tính hiệu: GV cho h/s làm bài vào bảng con *Củng cố cách đặt tính và tính Bài 4 (48): GV hướng dẫn HS phân tích đề. GV nhận xét một số bài. HĐ3. Củng cố - dặn dò: - Gọi hs đọc lại bảng 11 trừ đi một số - Nhận xét tiết học. - HS nêu kết quả và cách làm: Có nhiều cách - HS tự lập bảng trừ . 11- 2 = 11- 3 = 11- 4 = 11- 5 = 11- 6 = 11- 7 = 11- 8 = 11- 9 = - HS học thuộc. - HS tự làm rồi chữa bài. - HS nêu: "Khi đổi chỗ các số hạng thì tổng không thay đổi" - HS vận dụng bảng trừ vừa học tính và ghi kết quả. - HS làm bài vào bảng con 1em làm bảng phụ - Chữa bài - HS tóm tắt bài toán rồi giải. Bài giải Bình còn lại số quả bóng bay là: 11 - 4 = 7 (quả) Đáp số: 7 quả bóng bay. - 2, 3 hs đọc lại ____________________________________________ Tập đọc BƯU THIẾP I. Mục tiêu: - Rèn kĩ năng đọc to, rõ ràng , đọc đúng các từ: bưu thiếp, năm mới, niềm vui. - Hiểu TN: bưu thiếp, nhân dịp. Hiểu nội dung của 2 bưu thiếp. Có KN viết bưu thiếp và ghi phong bì. - Bồi dưỡng năng lực tự học, hợp tác, chia sẻ, tìm kiếm sự trợ giúp từ bạn bè,... - Giáo dục hs thể hiện t/c của mình với người thân qua lời viết trong bưu thiếp. II. Chuẩn bị: - GV: Bảng lớp ghi câu cần luyện đọc - HS: Mỗi học sinh mang theo một bưu thiếp, một phong bì. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hỗ trợ của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1. KTBC: - GV nhận xét HĐ2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Luyện đọc - GV đọc mẫu - Hướng dẫn h/s tìm những từ khó đọc và đọc. Gv mở bảng lớp chép sẵn câu cần luyện. Chúc mừng năm mới.// Nhân dịp năm mới,/cháu kính chúc ông bà mạnh khoẻ/và nhiều niềm vui.// Cháu của ông bà// Hoàng Ngân - GV giới thiệu một số bưu thiếp HĐ3. Hướng dẫn tìm hiểu bài Câu 1: Bưu thiếp đầu là của ai gửi cho ai? - Gửi để làm gì? Câu 2: Bưu thiếp thứ 2 là của ai gửi cho ai? - Gửi để làm gì? Câu 3: Bưu thiếp dùng để làm gì? * Yêu cầu hs tự viết một bưu thiếp chúc thọ hoặc mừng sinh nhật ông (bà) hoặc người thân. - Gọi hs đọc trước lớp HĐ4. Củng cố - dặn dò: - Tóm tắt nội dung bài. - Nhận xét giờ học - 3 HS đọc 3 đoạn truyện "Sáng kiến của bé Hà" và trả lời câu hỏi. - HS nối tiếp nhau đọc từng câu. - H/s tìm từ và đọc - Bưu thiếp, năm mới, nhiều niềm vui, Phan Thiết, Bình Thuận. - H/s luyện đọc câu. - HS đọc từng bưu thiếp và phần đề ngoài phong bì. - HS thi đọc. Của cháu gửi cho ông bà. - Chúc mừng ông bà nhân dịp năm mới. - Của ông bà gửi cho cháu. - Để báo tin ông bà đã nhận được bưu thiếp của cháu và chúc Tết cháu. - Để chúc mừng, thăm hỏi, thông báo vắn tắt tin. - 1 HS đọc yêu cầu. - HS viết bưu thiếp và phong bì thư đã chuẩn bị. - Nhiều HS nối tiếp đọc. - Về nhà hỏi bố mẹ về người thân trong gia đình để viết bưu thiếp vào các dịp... ___________________________________________ Tập viết CHỮ HOA H I. Mục tiêu: - H/s biết viết chữ hoa H đúng mẫu - Thực hành viết cụm từ ứng dụng, rèn cách nối các con chữ. - Bồi dưỡng năng lực tự học, hợp tác, chia sẻ, quan sát. - Giáo dục hs có ý thức viết đúng, viết đẹp. II. Chuẩn bị: - GV: Chữ mẫu. Bảng lớp ghi cụm từ ứng dụng - HS: Vở. III. Các hoạt động dạy hoc chủ yếu: Hỗ trợ của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1. Giới thiệu bài: HĐ2. Hướng dẫn viết: a. Hướng dẫn viết chữ hoa: - G/v găn chữ mẫu cho h/s quan sát và trả lời: - Chữ H cao mấy ô, rộng mấy ô? - Chữ H được viết bởi mấy nét? - G/v viết mẫu b. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng: - G/v mở bảng lớp giới thiệu cụm từ : Hai sương một nắng - Giải nghĩa - Hướng dẫn viết chữ "Hai" c. Hướng dẫn viết vào vở - GV quan sát giúp đỡ hs viết - G/v thu nhận xét một số bài - Nhận xét HĐ3. Củng cố - Dặn dò: - Tóm tắt nội dung bài - Nhận xét giờ học - H/s quan sát và trả lời: - Cao 5 ô,rộng 5 ô. - Gồm 3 nét - Nét 1: Là nét cong trái và nét lượn ngang - Nét 2: Là nét khuyết dưới - Nét 3: Nét móc trên nối liền với nét móc phải. - H/s viết bảng cọn - Nhận xét - 2h/s đoc cụm từ. - Nhận xét chiều cao của các chữ cái. - H/s viết bảng chữ "Hai" và nêu cách nối chữ " H "sang chữ " a" - Nhận xét - H/s viết vở từng dòng __________________________________________________________________ Ôn Tiếng Việt LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Ôn tập về các từ chỉ hoạt động. Luyện đọc lại bài Mít làm thơ ( tiếp theo). Hs nắm chắc nội dung bài - Bồi dưỡng năng lực tự học, tự hợp tác, chia sẻ - HS tích cực tham gia các hoạt động của nhóm, tự tin trao đổi ý kiến của mình trước lớp. II. Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ - HS: Bảng con, vở Chính tả. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hỗ trợ của giáo viên Hoạt động của học sinh. HĐ1. Giới thiệu bài. HĐ2. Hướng dẫn ôn tập * Hướng dẫn viết chính tả bài: Cân voi. - Giáo viên đọc mẫu bài viết. - Giải nghĩa từ: Sứ thần, Trung Hoa, Lương Thế Vinh. - Bài viết ca ngợi trí thông minh của ai? - Chữ khó: Sứ thần, Trung Hoa, dắt, thuyền, dấu, chìm, - Đọc cho học sinh sinh viết vào vở. - Đọc soát lỗi. - KT, chữa bài. HĐ3. HS luyện đọc bài Mít làm thơ. HĐ4. Củng cố - Dặn dò. - Giáo viên nhận xét giờ học. - 2 Học sinh đọc lại. - Học sinh đọc phần chú giải trong sách giáo khoa. - Ca ngợi trí thông minh của Lương Thế Vinh. - Học sinh viết bảng con. - Học sinh viết bài vào vở. - Tự soát lỗi. - Hs đọc và trả lời câu hỏi của bài theo cặp. - 4 hs đọc và trả lời câu hỏi trước lớp. - Nêu ND ôn tập _________________________________________ Ôn Toán LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Củng cố bảng 11 trừ đi một số,dạng 31-5 - Rèn kĩ năng tính nhẩm, tính viết và giải toán. - Bồi dưỡng năng lực tự học, hợp tác, chia sẻ, lắng nghe. - Giáo dục hs có ý thức ôn bài. II. Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ - HS: VBT III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hỗ trợ của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1. Luyện tập: Bài 1: Tính nhẩm 9 + 2 = 8 + 3 = 7 + 4 = 11 - 9= 11- 8= 11 - 7 = 11 - 2= 11 - 3 = 11 - 4 = - Gọi hs đọc lại bảng 11 trừ một số. Bài 2 Tính 11 - 2 - 3= 11 - 3 - 4= 11 - 5 = 11 - 7 = 11 - 4 - 5 = 11- 3 - 3 = 11 - 9 = 11 - 6 = Bài 3: Đặt tính rôi tính hiệu biết số bị trừ và số trừ lần lượt là: a) 31 và 8 b) 21 và 2 c) 41 và 7 d) 61 và 5 GV cho h/s làm bài vào bảng con *Củng cố cách đặt tính và tính Bài 4: - Yêu cầu hs tự lập một đề toán có vận dụng bảng 11 trừ đi một số. GV hướng dẫn HS đặt đề toán - Yêu cầu hs tự giải bài của mình vào vở - Thu nhận xét HĐ2. Củng cố - Dặn dò: - Gọi hs đọc lại bảng 11 trừ đi một số - Nhận xét tiết học. - HS nhẩm và nêu kq - Nhận xét mối quan hệ giữa các phép tính trong một cột. - HS tự làm rồi chữa bài. - HS nêu cách thực hiện - HS vận dụng bảng trừ vừa học tính và ghi kết quả. - HS làm bài vào bảng con-2 em lên bảng - Chữa bài - HS tự đặt đề toán,đọc trước lớp VD: Mẹ mua về 31 quả cam, mẹ biếu bà 5 quả cam. Hỏi mẹ còn lại mấy quả cam? - 2, 3 hs đọc lại - HS làm bài __________________________________________________________________Thứ năm ngày 9 tháng 11 năm 2017 Toán 31 - 5 I. Mục tiêu: - Biết thực hiện các phép trừ dạng 31 - 5.Vận dụng vào làm tính và giải toán. - Rèn kĩ năng đặt tính và thực hiện phép tính.Làm quen với 2 đt cắt (giao) nhau. - Bồi dưỡng năng lực tự học, hợp tác, chia sẻ, vận dụng những điều đã học để giải quyết nhiệm vụ học tập. - Giáo dục hs hứng thú khi học toán. II. Chuẩn bị: - GV: BP (ghi BT) - HS: BC III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hỗ trợ của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1. KTBC: Kiểm tra bảng 11trừ một số - nx, cho điểm HĐ2. Bài mới: - GV nêu bài toán để có phép trừ 31 - 5 GV hướng dẫn HS tự đặt phép trừ 31 - 5 theo cột dọc rồi hướng dẫn trừ từ phải sang trái. HĐ3. Luyện tập: Bài1: (49) GV cho làm vào bảng con Bài2:(49) - Gọi h/s đọc yêu cầu. Bài 3: (49) Gọi HS đọc đề và phân tích đề toán. GV thu bài - nhận xét . Bài 4: (49) GV nêu yêu cầu. GV gợi ý để HS nói được O là điểm cắt nhau của đoạn thẳng AB và đoạn thẳng CD. HĐ4. Củng cố dặn dò: - Tóm tắt nội dung. - Nhận xét tiết học. - H/s đọc thuộc bảng trừ 11 trừ một số. - HS thao tác ra nháp, tìm kết quả. - Nêu cách làm - Có nhiều cách làm - H/s đặt tính và tính - Nêu cách làm. 31 - 1 không trừ được 5, lấy 11 trừ 5 - 5 bằng 6, viết 6 nhớ 1. 26 - 3 trừ 1 bằng 2, viết 2. - Nhiều em nhắc lại - 2 HS lên bảng lớp. - Cả lớp làm bảng con.Chữa bài - Lớp làm bài. - 1 HS lên bảng chữa bài. - HS tự tóm tắt bài toán rồi giải. - HS nêu: Đoạn thẳng AB cắt đoạn thẳng CD tại điểm O. Hoặc hai đoạn thẳng AB và CD cắt nhau tại điểm O. _____________________________________________ Luyện từ và câu TỪ NGỮ VỀ HỌ HÀNG. DẤU CHẤM, DẤU CHẤM HỎI I. Mục tiêu: - Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ chỉ người trong gia đình, họ hàng. - Rèn KN sử dụng dấu chấm và dấu chấm hỏi khi viết văn và viết chính tả. - Bồi dưỡng năng lực tự học, hợp tác, chia sẻ, mạnh dạn khi giao tiếp. - Giáo dục hs lòng kính yêu ông bà,cha mẹ. II. Chuẩn bị: - GV: Tranh gđ Mai, phiếu bài 2, 3. Bảng phụ ghi nd bài 3. - HS: Vở III.Các hoạt động dạy hoc chủ yếu: Hỗ trợ của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1. Bài mới: - Gắn tranh gđ Mai - GĐ nhà Mai có mấy người? Đó là những ai? - Cho hs chia sẻ, tự kể về gđ mình - GV: Những từ ông, bà, bố, mẹ, con là từ chỉ gì? - GV giới thiệu tên bài. Bài 1: Kể thêm những từ chỉ người trong gđ, họ hàng mà em biết. - Ông bà nội là người sinh ra ai? - Người sinh ra mẹ là ai? - Em trai của bố mình gọi là gì? - Những người có qh họ hàng ruột thịt với bố gọi là họ gì? Bài 2: Xếp các từ ( ông nội, bà ngoại, cô, chú, dì, cậu, ông ngoại, bà nội, bác) vào 2 nhóm. Họ nội Họ ngoại * Củng cố họ nội, họ ngoại Bài 3: Điền dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi. GV treo bảng phụ a) Hàng ngày, em thường hỏi ông rất nhiều chuyện. b) Ông cho cháu đi chơi cùng có được không ạ. c)Ông thường hỏi em bài có khó không d) Ông hỏi em: Bài hôm nay khó không... HĐ2. Củng cố - Dặn dò: - Tóm tắt nd bài. - HS quan sát và trả lời: Có 4 người đó là: bố, mẹ , Mai, em trai. 3, 4 hs nói trước lớp - Là từ chỉ người trong gđ - HS đọc tên bài - HS thảo luận trong 2 phút, nêu nối tiếp - ông, bà, bố, mẹ, cô, chú, dì, thím, - HS đọc CN, ĐT - HS nêu. - HS đọc yêu cầu, thảo luận nhóm bàn - Làm phiếu cá nhân, 2 hs làm bảng nhóm - Gắn bảng, nhận xét - Chốt đáp án - HS nhắc lại họ nội (bố), họ ngoại(mẹ) - HS đọc yêu cầu, làm tiếp vào phiếu - 1 hs làm bảng nhóm - Gắn bảng, nhận xét, giải thích a) Hàng ngày, em thường hỏi ông rất nhiều chuyện. b) Ông cho cháu đi chơi cùng có được không ạ? *Củng cố cách dùng dấu chấm, dấu chấm hỏi ______________________________________________ Chính tả( Nghe viết) ÔNG VÀ CHÁU I. Mục tiêu: - Nghe-viết chính xác, trình bày đúng bài thơ Ông vá cháu. Viết đúng các dấu hai chấm, mở và đóng ngoặc kép, dấu chấm than. - Làm đúng các bài tập phân biệt c/k, l/n, thanh hỏi thanh ngã. - Bồi dưỡng năng lực tự học, hợp tác, chia sẻ, lắng nghe. - Giáo dục hs có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp. II. Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ viết nội dung bài tập 3a.VBT - HS: Vở III. Các hoạt động day hoc chủ yếu: Hỗ trợ của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1. KTBC: G/v đọc cho h.s viết tên một số ngày lễ trong bài chính tả trước HĐ2. Bài mới: a)Giới thiệu bài. b) Hướng dẫn nghe - viết GV đọc toàn bài chính tả 1 lượt. Có đúng cậu bé trong bài thơ thắng được ông của mình không? - Trong bài có những dấu ngoặc kép và dấu hai chấm nào?. - Hướng dẫn viết từ khó - G/v cho h/s tự tìm từ khó viết và viết vào bảng con GV đọc cho h.s viết Nhận xét - chữa bài. HĐ3. Luyện tập Bài 2:(85) - Cho hs thi tìm những chữ bắt đầu bằng c,k Bài 3a:(85 Gắn bảng phụ a) Điền l/n - Gọi hs chữa bài,đọc ĐT HĐ4. Củng cố - dặn dò: - Tóm tắt nd - Nhận xét tiết học. - 1 HS lên bảng . - Cả lớp viết bảng con. - 2, 3 học sinh đoc lại. - Không, do ông nhường cháu, giả vờ thua cho cháu vui. - H/s tìm và nêu - HS tìm và viết vào bảng con những tiếng khó: khoẻ, rạng, keo, thua, chiều. - HS viết bài vào vở. - Soát bài - HS nêu nối tiếp, gv ghi bảng - HS ghi nhớ quy tắc chính tả: k/c - HS đọc yêu cầu - Điền vào vở bài tập, 1 hs lên bảng điền Lên non mới biết non cao Nuôi con mới biết công lao mẹ thầy. - HS đọc cá nhân , đồng thanh _______________________________________________ Ôn Tiếng Việt LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Luyện tập đọc các bài Tập đọc đã học bằng nhiều hình thức. - Ôn tập về cách đặt câu theo mẫu và về các từ ngữ chỉ hoạt động, đặt câu nói về hoạt động của người, vật, con vật. - Bồi dưỡng năng lực tự học, tự hợp tác, chia sẻ. - Giáo dục hs có ý thức ôn bài. II. Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ - HS: vở III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hỗ trợ của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1. Hướng dẫn học sinh luyện đọc a- Luyện đọc đúng: - G/v gọi những h/s đọc chưa tốt luyện đọc một số bài đọc khó. b- Đọc phân vai.(h/s K,G) - Đọc thuộc lòng các bài có yêu cầu học thuộc lòng GV cho điểm động viên từng cá nhân, từng nhóm. HĐ2. Hướng dẫn làm các bài tập: Bài tập 1: Đặt 3 câu theo mẫu: Ai là gì? - G/vcho HS thi . Bài tập 2: Chọn các từ ở dòng a ghép với từ ở dòng b cho phù hợp. a- Con chó, hoạ mi, cô giáo, bóng điện b- Toả sáng, hót líu lo, trông nhà, dạy học. GV chấm điểm. HĐ3. Củng cố - Dặn dò: - Tóm tắt nội dung bài - Nhận xét tiết học. - H/s luyện đọc đúng - Nhận xét, sửa lỗi phát âm cho bạn - HS tự chọn nhóm, chọn bài thi đọc phân vai các câu chuyện đã học. - Nhận xét - Thi đọc thuộc lòng các bài thơ. - HS bình chọn nhóm đọc hay, bạn đọc thuộc và hay nhất. HS thi đặt câu theo mẫu. HS viết nhanh ra giấy nháp, xong đọc cho cả lớp nghe. Các bạn bình chọn bạn nào đặt câu hay và nhanh nhất. HS suy nghĩ và ghép từ. Ví dụ: Bóng điện toả sáng. __________________________________________________________________ Thứ sáu ngày 10 tháng 11 năm 2017 Tập làm văn KỂ VỀ NGƯỜI THÂN I. Mục tiêu: - Biết kể về ông bà hoặc người thân, thể hiện tình cảm đối với ông bà hoặc người thân. - Rèn kĩ năng viết lại được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn. - Bồi dưỡng năng lực tự học, hợp tác, chia sẻ, nói đúng nội dung cần trao đổi, ngôn ngữ phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng. - Tôn trọng và kính yêu ông bà, người thân. II. Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ - HS: Vở III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hỗ trợ của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1. Giới thiệu bài: - Người em yêu quý nhất trong gia đình là ai? - GV giới thiệu bài HĐ2. Hướng dẫn làm bài tập Bài 1: - Gọi h/s đọc yêu cầu - GVgợi ý cho h/s chọn đối tượng sẽ kể - Gọi một số học sinh nêu xem người mình định kể là ai? - Dựa vào câu hỏi gợi ý để kể về người thân của em - GV gợi ý thêm: Ví dụ muốn kể về mẹ, đầu tiên giới thiệu về mẹ. Sau đó kể tiếp theo phần gợi ý. Mẹ là người em yêu quý nhất trong gia đình. Năm nay mẹ em khoảng 38 tuổi Bài 2: Dựa theo lời kể ở bài 1, em hãy viết một đoạn văn ngắn kể về người thân(ông bà, bố ) - GV nhắc HS chú ý: bài tập yêu cầu viết lại những điều vừa nói ở bài tập 1, cần viết rõ ràng, dùng từ đặt câu cho đúng - GV thu bài, nx HĐ3. Củng cố - Dặn dò: - Tóm tắt nội dung bài. - Nhận xét tiết học - Nhiều HS trả lời - Đọc lại tên bài: Kể về người thân - Một HS đọc yêu cầu của bài - Cả lớp suy nghĩ chọn đối tượng sẽ kể và nêu người mình định kể. VD: Mẹ, bà, ông, anh, chị..... - HS kể theo cặp. - Một số h/s kể trước lớp - Nhận xét, bổ sung - 1 HS đọc yêu cầu của bài. - HS viết bài. - Nhiều HS đọc bài viết. - Cả lớp nhận xét rút kinh nghiệm. ________________________________________________ Toán 51-15 I. Mục tiêu: - H/s biết cách thực hiên phép trừ 51- 15 - Vận dụng giải các bài toán có liên quan, củng cố kĩ năng nhận biết hình. - Bồi dưỡng năng lực tự học, hợp tác, chia sẻ kết quả học tập với bạn - Giáo dục hs hứng thú và tự tin khi làm toán. II. Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ - HS: Bảng con III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hỗ trợ của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1. Giới thiệu phép trừ 51-15 - G/v nêu bài toán để có phép trừ 51-15 - Yêu cầu hs nhận xét về phép tính - Gọi 1 h/s lên bảng đặt tính và tính - Đây là phép trừ có nhớ - Khi thực hiện ta phải nhớ 1 sang hàng chục - Gọi hs tự lấy ví dụ và thực hiện HĐ2. Luyện tập Bài 1:(50) Tính * Củng cố trừ có nhớ dạng 51 - 15 Bài 2: (50) Đặt tính rồi tính hiệu - Muốn tìm hiệu ta làm phép tính gì? - GV đọc lần lượt từng phép tính *Củng cố cách đặt tính Bài 3: (50) Tìm x - Yêu cầu hs làm vào vở - Thu một số bài nhận xét. *Củng cố dạng tìm một số hạng trong một tổng. Bài 4: G/v vẽ hình lên bảng - Muốn vẽ hình tam giác ta phải nối mấy điểm với nhau? HĐ3. Củng cố - Dặn dò: - Tóm tắt nội dung bài - Nhận xét giờ học - Nhận xét phép tính - H/s thực hành tính - 1h/s lên bảng, lớp làm bảng con. - Nêu cách làm 51 - 15 36 - HS lấy VD và tính, nêu kq - HS nêu yêu cầu - Phép tính trừ - H/s làm vào bảng con - Chữa bài, nhận xét - H/s tự làm - Nêu cách tìm số hạng trong 1 tổng - 3 điểm - H/s tự vẽ hình tam giác. _________________________________________________ Kể chuyện SÁNG KIẾN CỦA BÉ HÀ I. Mục tiêu: - Dựa vào ý chính của từng đoạn, kể lại được từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện một cách tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt. - Thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung. - Bồi dưỡng năng lực tự học, hợp tác, chia sẻ, mạnh dạn khi giao tiếp. - GD học sinh biết quan tâm và tỏ lòng kính yêu ông bà. II. Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ viết sẵn ý chính của từng đoạn. - HS: SGK III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hỗ trợ của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1. Giới thiệu bài: HĐ2. Hướng dẫn kể chuyện Kể lại toàn bộ câu chuyện dựa vào các ý chính. GVtreo bảng phụ - Gọi h/s đọc câu hỏi gợi ý. - Bé Hà vốn là một cô bé như thế nào? - Bé giải thích vì sao phải có ngày ông bà? - Hai bố con chọn ngày nào là ngày lễ của ông bà? Vì sao? - GV nhận xét về nội dung, cách diễn đạt, cách thể hiện. - GV cho HS kể phân vai(H/s K,G). *LH: Tình cảm của mình đối với ông bà. HĐ3. Củng cố - Dặn dò: - Câu chuyện nói lên điều gì? - Nhận xét tiết học. - 1 HS đọc yêu cầu của bài - 1 HS kể đoạn 1 làm mẫu. - HS nối tiếp nhau kể từng đoạn. - Các nhóm thi kể nối tiếp từng đoạn chuyện trước lớp. - HS thi kể phân vai. - Nhận xét - HS tự nêu - HS nêu nd câu chuyện - Về nhà kể chuyện cho người thân nghe. _______________________________________________ Hoạt động tập thể RÈN KĨ NĂNG GIỮ TRẬT TỰ VỆ SINH NƠI CÔNG CỘNG I. Mục tiêu: - HS biết một số việc làm cụ thể của việc giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng . Biết vì sao phải giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng . - HS biết làm thành thạo những công việc cụ thể để giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng. - Biết hợp tác với mọi người trong việc giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng. - Có kĩ năng đảm nhận trách nhiệm để giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng. - Biết tự giác, có ý thức giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng. II. Chuẩn bị: - Tranh; clip về hình ảnh giữ vệ sinh nơi công cộng. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hỗ trợ của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1. Khởi động: - GV hỏi: Em làm gì để giữ gìn trường lớp sạch đẹp? HĐ2. Hoạt động nối tiếp: - Giới thiệu. - Quan sát tranh và bày tỏ thái độ. - GV phát phiếu, nêu tình huống, yêu cầu HS thảo luận. + Tình huống 1: Nam xếp hàng lần lượt mua vé vào xem phim. + Đi học về, Hải không về ngay mà rủ các bạn chơi đá bóng dưới lòng đường. - GV tổng kết: Cần phải giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi công cộng. - Vì sao phải giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi công cộng. - GV yêu cầu HS quan sát tình huống trên bảng, thảo luận, trả lời. - GV tổng kết lại các ý kiến của HS. - GV kết luận. - GV liên hệ thực tế. - GV phát phiếu điều tra. HĐ3. Hoạt động nói tiếp: - Nhận xét giờ học - 2 HS trả lời câu hỏi. - HS quan sát tranh- thảo luận - Nam làm như thế là đúng. Vì làm thế sẽ giữ trật tự trước quầy bán vé. - Hải và các bạn làm thế là sai. Vì lòng đường là lối đi của xe cộ. - Đại diện nhóm lên trình bày kết quả. - HS nhân xét, bổ sung. - HS đọc tình huống trên bảng lớp. - HS thảo luận theo nhóm. - Đại diện nhóm trình bày. - HS nhận xết, bổ sung. - HS về nhà điều tra. _____________________________________________ Ôn Tiếng Việt LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Luyện đọc thành thạo, lưu loát bài Tập đọc : Sáng kiến của bé Hà, Thương ông -Trả lời được các câu hỏi nội dung bài và hiểu nội dung các bài tập đọc. - Bồi dưỡng năng lực tự học, hợp tác, chia sẻ, tìm kiếm sự trợ giúp từ bạn bè,... - Giáo dục hs biết thương yêu, kính trọng ông bà. II. Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ - HS: vở III.Các hoạt động dạy, học: Hỗ trợ của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1. Luyện đọc bài: "Sáng kiến của bé Hà" a- Luyện đọc đúng: - G/v gọi h/s đọc nối tiếp theo đoạn (Chủ yếu gọi những h/s đọc chưa tốt) - Cho h/s trả lời theo cặp các câu hỏi trong bài. b- Luyện đọc hay: - H/s đọc phân vai bài tập đọc(H/s K,G) HĐ2. Luyện đọc bài : Thương ông a- Luyện đọc - G/v đọc mẫu - Cho h/s đọc nối tiếp từng câu, tìm từ khó đọc. - Hướng dẫn đọc từ khó - Hướng dẫn đọc câu khó. b- Hướng dẫn tìm hiểu bài - G/v hướng dẫn h/s trả lời các câu hỏi trong bài. HĐ3.Củng cố - Dặn dò: - Tóm tắt nội dung bài. - Nhận xét giờ học. - HS đọc cá nhân. - Sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho bạn - 2 HS một cặp: 1 hỏi - 1 trả lời. - H/s tự chọn vai để đọc phân vai - Nhận xét - bình chọn nhóm đọc hay nhất - H/s đọc nối tiếp từng câu,tự tìm từ khó đọc:VD: khập khiễng, lon ton, vịn... - H/s đọc từ khó - Luyện đọc câu khó - Đọc nối tiếp từng đoạn. - Cả lớp đọc đồng thanh - H/s trả lời các câu hỏi của bài tập đọc. - Nhận xét - bổ sung. __________________________________________________________________ Ôn tiếng việt LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Nghe-viết chính xác 3 khổ thơ đầu của bài thơ: Thương ông. - Rèn kĩ năng trình bày bài thơ 5 chữ . Ôn quy tắc viết chính tả: k/c. - Bồi dưỡng năng lực tự học, hợp tác, chia sẻ, nói rõ ràng. - Giáo dục hs có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp. II. Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ - HS: VBT III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hỗ trợ của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1. Giới thiệu bài: HĐ2. Luyện viết GV đọc bài viết một lượt. - Chân ông đau như thế nào? - Bé Việt làm gì để an ủi ông trong khổ thơ 1 và 2? - Yêu cầu học sinh tìm các dấu câu trong bài. - Hướng dẫn viết từ khó *Hướng dẫn hs cách trình bày bài thơ 5 chữ (Cách lề 2 ô) - GV đọc cho h/s viết bài. - Chữa bài. nhận xét HĐ3. Hướng dẫn làm bài tập Bài 1: Điền vào chỗ chấm k hay c - ...im khâu - ...ể chuyện -...on mèo - ...á chép - thước ...ẻ -én rể - bà ụ - đàn .iến -ần âu Bài 2: Từ nào viết đúng chính tả a. con cò b. cửa cính c. kén chọn d. cũ cĩ *Củng cố quy tắc viết chính tả: - Viết k khi nào? HĐ4. Củng cố - Dặn dò: - Tóm tắt nội dung bài - Nhận xét tiết học. - 2 HS đọc lại. - Nó sưng nó tấy, đi phải chống gậy. - Đỡ ông lên thềm, bày cho ông câu "thần chú": không đau, không đau. - H/s nêucác dấu câu - HS viết bảng: lon ton, vịn vai, thủ thỉ, gậy, "Không đau! Không đau!" - HS viết bài vào vở. - HS làm bài vào vở. - 2 HS làm bảng lớp. - Nhận xét, chữa bài Bài 1: - kim khâu - kể chuyện -con mèo - cá chép - thước kẻ - kén rể - bà cụ - đàn kiến - cần câu. Bài 2: a, con cò c. kén chọn - HSTL: đứng trước i.e.ê _____________________________________________ Ôn Toán LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Củng cố dạng toán cộng có nhớ, dạng toán về nhiều hơn. - Rèn kĩ năng làm tính, giải toán có đơn vị lít, kg - Giáo dục hs có ý thức ôn bài. II. Chuẩn bị: - GV: BP (ghi BT) - HS: BC III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hỗ trợ của gióa viên Hoạt động của học sinh HĐ1. GT bài HĐ2. Luyện tập Bài 1: Đặt tính rồi tính 34 + 46 56 + 27 38 + 19 8 + 48 45 + 55 63 + 37 *Củng cố cách đặt tính và tính Bài 2: Tính a) 47 kg + 28 kg + 25 kg = b) 38l + 36 l + 26 l = *Củng cố cách thực hiện dãy tính - Nhớ viết đơn vị vào kq Bài 3: Bao gạo nặng 39 kg, bao ngô nặng hơn bao gạo 16 kg. Hỏi bao ngô cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam? - Gọi hs nêu dạng toán - Thu một số bài, củng cố dạng toán về nhiều hơn. Bài 4: Giải bài toán theo tóm tắt sau: Buổi sáng :32 l mắm Buổi chiều ít hơn buổi sáng: 10 l mắm Buổi chiều : l mắm? - Gọi hs đọc bài toán,nêu dạng toán - Yêu cầu hs làm bài - Nhận xét 1 số bài - Củng cố dạng toán về ít hơn. HĐ3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học - HS làm bài vào BC, KT chéo/ chữa bài: 34 56 38 45 63 +46

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docT10.doc
Tài liệu liên quan