Chính tả ( nv ): CÂY XOÀI CỦA ÔNG EM
I. Mục tiêu:
- Nghe - viết chính xác bài chính tả , trình bày đúng đoạn văn xuôi .
- Làm được các bài tập 2 ; bài tập( 3) a .
*HS khuyết tật: Luyện đọc, viết chữ cái.
II.Đồ dùngdạy học :
- Bảng phụ viết nội dung bài tập 2
III . Các hoạt động dạy học :
28 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 765 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 2 Tuần 11 - Trường Tiểu học Tô Vĩnh Diện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Từ đó các em lập bảng trừ 12 và học thuộc bảng trừ đó để áp dụng làm toán.
2. Hướng dẫn bài mới:
2.1 Phép trừ 12 - 8
- Có 12 que tính bớt đi 8 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính ?
- Muốn biết còn lại bao nhiêu que tính ta làm thế nào ?
- Viết lên bảng: 12 - 8
- Yêu cầu học sinh sử dụng que tính để tìm kết quả và thông báo lại
- Yêu cầu học sinh nêu cách bớt
- 12 que tính bớt 8 que tính còn lại mấy que tính ?
- Vậy 12 trừ 8 bằng bao nhiêu ?
- Yêu cầu học sinh lên bảng đặt tính và thực hiện phép tính.
- Yêu cầu một vài học sinh nhắc lại
2.2 Bảng công thức 12 trừ đi một số
- Cho học sinh sử dụng que tính tìm kết quả các phép tính trong phần bài học. Yêu cầu học sinh thông báo kết quả và ghi lên bảng
- Xoá dần bảng công thức 12 trừ đi một số cho học sinh học thuộc.
3. Luyện tập - thực hành
*Bài 1a: (Miệng)
- Yêu cầu học sinh tự nhẩm và ghi kết quả phần a.
- Gọi học sinh đọc sửa bài
- Yêu cầu học sinh giải thích vì sao kết quả 3 + 9 và 9 + 3 bằng nhau.
- Vì sao khi biết 9 + 3 = 12 có thể ghi ngay kết quả của 12 - 3 và 12 - 9 mà không cần tính
- Giáo viên nhận xét
*Bài 2: (Bảng con)
- Gọi HS nêu cách tính
- Yêu cầu học sinh tự làm bài
*Bài 4: (Vở)
- Yêu cầu học sinh đọc đề
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán yêu cầu tìm gì ?
- Cả lớp làm vào vở
C. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu học sinh đọc bảng các công thức 12 trừ đi một số.
- Nhận xét tiết học
- Về nhà học thuộc bảng công thức trong bài.
- Chuẩn bị bài 32 – 8 .
- Học sinh đọc bảng trừ
- HS1: Bài 2(cột 3)/51
- HS2: Tìm x x + 44 = 81
- Nghe và nhắc lại bài toán
- Thực hiện phép trừ: 12 - 8
- Thao tác trên que tính
- 12 que tính bớt 8 que tính còn lại 4 que tính. Đầu tiên bớt 2 que tính sau đó tháo bó que tính sau đó bớt 6 que tính nữa ( vì 2 + 6 = 8). Vậy còn lại 4 que tính.
- Còn lại 4 que tính.
12 – 8 = 4
- Thao tác trên que tính tìm kết quả và ghi vào bài học. Nối tiếp nhau thông báo kết quả của từng phép tính.
- Học thuộc lòng bảng công thức 12 trừ đi một số.
- Học sinh làm SGK
- Đọc kết quả sửa bài
- Vì khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi.
- Vì khi lấy tổng trừ đi số hạng này ta được số hạng kia. 9 và 3 là các số hạng 12 là tổng trong phép cộng 9 + 3 = 12
- Cả lớp nhận xét
- HS nêu
- Học sinh làm bài
- Đọc đề
- Bài toán cho biết có 12 quyển vở trong đó có 6 quyển bìa đỏ.
- Tìm số vở của bìa xanh
ĐS: 6 quyển
- HS đọc
- Lắng nghe, thực hiện.
Thứ tư ngày15 tháng 11 năm 2017
Toán:
32 – 8 ( S . 53 )
I. Mục tiêu:
- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 32 - 8
- Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 32 – 8
- Biết tìm số hạng trong một tổng
* Bài tập cần làm: Bài 1(dòng 1) ; Bài 2 (a,b) ; Bài 3 ; Bài 4a .
*HS khuyết tật: Luyện đọc, viết số.
II. Đồ dùng
- 3 bó 1 chục que tính và 2 que tính rời.
III. Các hoạt động dạy học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A .Kiểm tra bài cũ :
- Cho 1 HS đọc thuộc bảng 12 trừ đi một số
- Gọi 2 HS làm bài tập.
- GV nhận xét.
B.Bài mới :
1. Giới thiệu :GT phép tính trừ mới dạng: 32 - 8
2. GV tổ chức cho HS tự tìm ra kết quả của phép trừ 32 – 8
- GV nêu bài toán
- HS tìm kết quả của phép trừ 32 – 8
- Muốn bớt 8 que, ta bớt 2 que tính rời và 6 que tính nữa, như vậy phải tháo 1 bó để có 10 que tính rồi bớt đi 6 que tính, còn lại 4 que tính; còn lại 2 bó 1 chục que tính và 4 que tính, gộp thành 24 que tính.
- Vậy 32 –8 = ?
- GV hướng dẫn HS cách đặt tính và cách tính 32 . 2 không trừ được 8
- 8 lấy 12 trừ đi 8 bằng 4,
24 viết 4 thẳng cột với 2 và 8 nhớ 1;
3 trừ 1 bằng 2, viết 2 ( thẳng cột với 3 và ở bên trái 4)
3.Thực hành :
* Bài 1 : (Bảng con )
- Gọi HS nêu cách tính.
* Bài 2 : (Bảng con )
- Yêu cầu HS nêu cách đặt tính và cách tính
* Bài 3: (Vở)
- Hướng dẫn HS tìm hiểu đề và giải
* Bài 4a : (Vở)
- Gọi HS nhắc lại cách tìm một số hạng
C.Củng cố - dặn dò :
- GV nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau : 52 – 8.
- 1 HS đọc
- HS 1 : Bài 1 b/52
- HS 2 : Bài 3 /52
- HS thực hành trên que tính
- HS nêu cách tính
- HS trả lời
- HS nêu cách đặt tính và cách tính
- HS nêu đọc kết quả , cả lớp sửa bài.
- HS nêu và làm bài
- Cả lớp làm vào vở
- HS nêu lại cách tìm số hạng trong một tổng.
- Lắng nghe, thực hiện.
Thứ năm ngày16 tháng 11 năm 2017
Toán: 52 – 28 ( S . 54 )
I. Mục tiêu :
- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 52 - 28
- Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 52 – 28
* Bài tập cần làm: Bài 1 (dòng 1), bài 2 (a, b), bài 3
* HS khuyết tật: Luyện đọc, viết số
II. Đồ dùng dạy học :
- 5 bó 1 chục que tính và 2 que tính rời.
III. Các hoạt động dạy - học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Kiểm tra bài cũ:
- Vài HS đọc bảng 12 trừ đi một số
- Gọi 2 HS lên bảng
* Giáo viên nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em thực hiện một phép trừ mới dạng 52 – 28.
2. Hướng dẫn bài
- GV hướng dẫn HS lấy 5 bó 1 chục que tính và 2 que tính rời rồi hỏi HS : “Có tất cả bao nhiêu que tính ?”
- GV nêu vấn đề : Có 52 que tính ( giơ 5 bó 1
chục que tính và 2 que tính rời rồi viết lên bảng số 52.) Hỏi HS : Làm thế nào để lấy đi 28 que tính ?
- HS thảo luận nhóm trả lời
- GV lấy ý của HS giảng lại. Muốn lấy đi 28 que tính ( 2 bó 1 chục que tính và 8 que tính rời ta lấy 8 que tính rời.) Ta lấy 8 que tính rời trước sau đó lấy 2 bó 1 chục que tính nữa, còn lại 2 bó 1 chục que tính và 4 que tính rời, tức là còn lại 24 que tính.
- Có 52 que tính, lấy đi 28 que tính, còn lại bao nhiêu que tính ?”
- Y/C 1 HS lên đặt tính và cách tính
- GV nêu cách đặt tính và cách tính
- Gọi HS nhắc lại
3. Thực hành :
*Bài 1 :(Bảng con )
- Gọi HS nêu cách tính
- Yêu cầu HS làm bảng con , 1 HS làm bảng lớp
*Bài 2: (Vở)
- Muốn tìm hiệu ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS làm vào vở
*Bài 3 : (Vở)
- Gọi HS đọc to đề toán
- Hướng dẫn HS tìm hiểu và giải
C. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học .
- Bài sau : Luyện tập .
- HS1 : Làm bài 1(dòng 2)
- HS2 : Làm bài 2 (b , c )
- 52 que tính.
- HS đại diện nhóm trả lời
- HS lắng nghe.
- 24 que tính
- HS nêu
- HS làm bảng con .
- Ta lấy số bị trừ trừ đi số trừ
- HS làm vào vở
- Cả lớp đọc thầm
ĐS : 54 cây.
- Lắng nghe, thực hiện.
Thứ sáu ngày 17 tháng 11 năm 2017
Toán: LUYỆN TẬP ( S . 55 )
I. Mục tiêu:
- Thuộc bảng 12 trừ đi một số
- Thực hiện được phép trừ dạng 52 – 28
- Biết tìm số hạng của một tổng
- Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 52 – 28
* Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2 (cột 1, 2), bài 3 (a, b), bài 4
* HS khuyết tật: Luyện đọc, viết số
II. Các hoạt động dạy học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 5 HS đọc bảng 12 trừ đi một số.
- 2 HS lên bảng.
- GV nhận xét .
B. Dạy học :
1. Giới thiệu: Hôm nay các em sẽ ôn luyện lại
các phép trừ đã học dạng 12 – 8 ; 32 – 8 ; 52 - 28
2. Hướng dẫn làm bài :
* Bài 1 : ( Miệng )
- Y/C HS tính nhẩm rồi đọc kết quả.
- Gọi HS nhận xét.
* Bài 2: ( Bảng con )
- Gọi HS nêu cách đặt tính và cách tính
* Bài 3. (Vở)
- Gọi HS nêu cách tìm một số hạng
- Gọi HS nêu cách tính
* Bài 4 : (Vở)
- Gọi HS đọc đề
- Hướng dẫn HS tìm hiểu đề và giải
- Gọi 1 HS lên làm trên bảng . Cả lớp làm bài vào vở .
- Nhận xét
- Chấm chữa bài
C. Củng cố - dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau : Tìm số bị trừ
- HS1 :Bài 1
- HS2 : Bài 2
- HS đọc kết quả
- Nhận xét KQ của bạn.
- Đặt tính và tính.
- HS nêu và làm bài
- Cả lớp làm vở.
- HS sửa bài . Nhận xét .
a. x + 18 = 52
x = 52 – 18
x = 34.
- Cả lớp đọc thầm đề bài
Giải
Số con gà có là .
12 – 18 = 24 ( con )
ĐS : 24 con.
- Lắng nghe, thực hiện.
Thứ hai ngày13 tháng 11 năm 2017
Tập đọc: BÀ CHÁU
I . Mục tiêu:
- Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu; bước đầu biết đọc bài văn với giọng kể nhẹ nhàng
- Hiểu nội dung : Ca ngợi tình cảm bà cháu quyý hơn vàng bạc, châu báu (trả lời được CH 1,2,3,5 ) .
* Ghi chú : HS khá , giỏi trả lời được câu hỏi 4.
* GDMT: GD tình cảm đẹp đẽ đối với ông bà .
+ GDKNS : xác định giá trị . Tự nhận thức về bản thân .Thể hiện sự cảm thông . Giải quyết vấn đề .
*HS khuyết tật: Luyện đọc, viết chữ cái.
II. Đồ dùng:
- Tranh minh hoạ trong SGK
III .Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Kiểm tra bài cũ:
- 3 HS đọc bài “Bưu thiếp” và trả lời câu hỏi
* Giáo viên nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện đọc:
2.1 Giáo viên đọc mẫu toàn bài:
- Giáo viên hướng dẫn cách đọc
2.2 Hướng dẫn học sinh luyện đọc, kết giải kết nghĩa từ:
a. Đọc từng câu:
- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp từng câu.
- Giáo viên hướng dẫn đọc từ ngữ: vất vả, nảy mầm, màu nhiệm
-Yêu cầu học sinh đọc từng câu lượt 2.
b. Đọc từng đoạn trước lớp
- HS nối tiếp đọc từng đoạn.
- Giáo viên ghi bảng câu văn để hướng dẫn học sinh đọc.
- Ba bà cháu rau cháo nuôi nhau,/tuy vất vả/ nhưng cảnh nhà lúc nào cũng đầm ấm.
- Hạt đào vừa gieo xuống đã nảy mầm,/ ra lá,/ đơm hoa,/kết bao nhiêu là trái vàng,/trái bạc.
- Bà hiện ra/móm mém/hiền từ,/dang tay ôm hai đứa cháu hiếu thảo lòng.
- Yêu cầu học sinh đọc chú giải
- Yêu cầu học sinh đọc từng đoạn 2 lượt.
c. Đọc từng đoạn trong nhóm
d. Thi đọc giữa các nhóm
e. Cả lớp đọc đồng thanh
3. Tìm hiểu bài
* Câu hỏi 1,2 (Học sinh đọc đoạn 1)
- Trước khi gặp cô tiên, ba bà cháu sống như thế nào?
- Cô Tiên cho hạt đào và nói gì?
* Câu hỏi 3: (Học sinh đọc đoạn 2)
- Sau khi bà mất 2 anh em sống ra sao?
* Câu hỏi 4:
- Thái độ của 2 anh em thế nào sau khi trở nên giàu có?
- Vì sao 2 anh em trở nên buồn bã mà không thấy vui sướng?
* Câu hỏi 5( HS đọc đoạn 4)
- Câu chuyện kết thúc như thế nào?
4. Luyện đọc lại:
- Các nhóm luyện đọc phân vai.
- Gọi 1 nhóm đọc phân vai trước lớp .
* Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
C. Củng cố - Dặn dò:
- Qua câu chuyện này em hiểu điều gì?
* Liên hệ MT: Ông bà là người luôn thương yêu và chăm lo cho con cháu . Vì vậy chúng ta cần quan tâm và kính yêu ông bà .
- Giáo viên nhận xét
-Yêu cầu học sinh về nhà đọc lại truyện .Chuẩn bị cho tiết kể chuyện “ Bà cháu”.
- HS đọc và trả lời
- Học sinh lắng nghe
- HS đọc thầm
- HS đọc nối tiếp
- HS đọc cá nhân - đồng thanh
- HS đọc nối tiếp câu lần 2
- HS đọc
- HS đọc cá nhân
- 2 HS đọc chú giải
- Học sinh đọc trong nhóm
- Cá nhân - Đồng thanh
- 1 HS đọc đoạn 1
- Trước khi gặp cô tiên ba bà cháu sống nghèo khổ nhưng cảnh nhà lúc nào cũng đầm ấm
- Cô tiên cho hạt đào và dặn rằng: Khi bà mất gieo hạt đào lên mộ bà, hai anh em sẽ được sung sướng giàu sang.
- Hai anh em trở nên giàu có.
- Hai anh em được trở nên giàu có nhưng không cảm thấy vui sướng mà trở nên buồn bã.
- Vì 2 anh em thương nhớ bà .
- 1 HS đọc
- Cô tiên hiện lên . Hai anh em oà khóc , cầu xin cô hoá phép cho bà sống lại, dù có phải trở lại cuộc sống như xưa . Lâu đài , ruộng vườn phút chốc biến mất, bà hiện ra dang tay ôm hai cháu vào lòng .
- Người dẫn chuyện, cô tiên, hai anh em.
- Tình bà cháu quý hơn vàng bạc, quý hơn mọi của cải trên đời.
- Lắng nghe, thực hiện.
Thứ ba ngày14 tháng 11 năm 2017
Tập đọc: CÂY XOÀI CỦA ÔNG EM.
I. Mục tiêu:
- Biết nghỉ hơi sau các dấu câu ; bước đầu biết đọc bài văn với giọng nhẹ nhàng chậm rãi.
- Hiểu ND : Tả cây xoài ông trồng và tình cảm thương nhớ ông của 2 mẹ con bạn nhỏ .(trả lời được câu hỏi 1,2,3)
*GDMT : Giáo dục HS phải biết ơn ông bà .
*HS khuyết tật: Luyện đọc, viết chữ cái.
II. Đồ dùng:
- Tranh minh hoạ trong SGK
III. Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Kiểm tra bài cũ:
- 3 HS đọc 4 đoạn của bài ; Bà cháu, trả lời các câu hỏi gắn nội dung bài đọc.
* Giáo viên nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
Giáo viên cho học sinh xem tranh cây xoài và hai mẹ con bạn nhỏ trong SGK
GV nói: Xoài là loại cây có quả rất thơm ngon, được trồng nhiều ở miền Nam.Các em hãy đọc bài: Cây xoài của ông em để xem cây xoài trong bài văn này có gì đặc biệt.
2. Luyện đọc
a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài:
b. Hướng dẫn HS luyện đọc, kết giải kết nghĩa từ:
* Đọc từng câu:
- GV hướng dẫn đọc từ ngữ: xoài cát, xôi nếp hương, lẫm chẫm, đậm đà, trảy.
Yêu cầu học sinh đọc từng câu lượt 2.
* Đọc từng đoạn trước lớp
- GV ghi bảng câu văn để hướng dẫn HS đọc: Mùa xoài nào/ mẹ em cũng chọn những quả chín vàng và to nhất/ bày lên bàn thờ ông//
- Ăn quả xoài cát chín/ trảy từ cây của ông em trồng/ kèm với xôi nếp hương/ thì đối em/ không thứ quà gì ngon bằng.//
- Yêu cầu học sinh đọc chú giải
- Yêu cầu học sinh đọc từng đoạn 2 lượt.
* Đọc từng đoạn trong nhóm
* Thi đọc giữa các nhóm
* Cả lớp đọc đồng thanh
3. Tìm hiểu bài
* Câu hỏi 1,: Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1
- Tìm những hình ảnh đẹp của cây xoài cát.
* Câu hỏi 2: Quả xoài cát có mùi, vị, màu sắc như thế nào ?
* Câu hỏi 3: Tại sao mẹ lại chọn những quả xoài ngon nhất bày lên bàn thờ ông ?
GV : Tình cảm của ông dành cho con cháu mãi mãi bằng cách ông đã trồng cây xoài để lại cho con cháu . Vì vậy phải biết ơn và luôn nhớ đến ông .
* Câu hỏi 4: Tại sao bạn nhỏ cho rằng quả xoài cát nhà mình là thứ quà ngon nhất ?
GV : Bạn nhỏ nghĩ như vậy vì mỗi khi nhìn thấy quả xoài bạn lại nhớ đến ông . Nhờ có tình cảm đẹp đẽ với ông , bạn nhỏ thấy yêu quý cả sự vật trong môi trường đã gợi ra hình ảnh người thân của mình .
4. Luyện đọc lại:
- HS đọc lại cả bài.
* Giáo viên nhận xét tuyên dương.
C. Củng cố - Dặn dò:
- Bài văn này nói lên điều gì ?
- Giáo viên nhận xét
-Về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau: Sự tích cây vú sữa
- HS đọc bài và trả lời .
- Học sinh lắng nghe
- HS đọc thầm
- HS đọc nối tiếp
- HS đọc cá nhân - đồng thanh
- HS đọc nối tiếp câu lần 2
- HS nối tiếp đọc từng đoạn.
- HS đọc cá nhân - đồng thanh.
- 2 HS đọc chú giải
- HS đọc trong nhóm
- HS thi đọc .
- HS đọc đồng thanh
- HS đọc cá nhân
- Cuối đông, hoa nở trắng cành. Đầu hè, quả sai lúc lỉu. Từng chùm quả to đu đưa theo gió.
- Có mùi thơm dịu dàng, vị ngọt đậm đà, màu sắc vàng đẹp.
- Để tưởng nhớ ông, biết ơn ông trồng cây cho con cháu có quả ăn.
- Vì xoài cát vốn đã thơm ngon nhất, bạn đã quen ăn từ nhỏ, lại gắn với kỉ niệm về người ông đã mất.
- HS đọc
- Miêu tả cây xoài của ông em và tình cảm thương nhớ, biết ơn của hai mẹ con bạn nhỏ với người ông đã mất.
- Lắng nghe, thực hiện.
Thứ ba ngày 14 tháng 11 năm 2017
Chính tả (tc ): BÀ CHÁU
I. Mục tiêu :
- Chép lại chính xác bài chính tả , trình bày đúng đoạn trích trong bài “ Bà cháu”
- Làm được bài tập 2 ; bài tập 3: bài tập 4 a.
*HS khuyết tật: Luyện đọc, viết chữ cái.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết sẵn nội dung đoạn cần chép.
III. Các hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Kiểm tra bài cũ:
- Nhận xét bài cũ
- 1 học sinh lên bảng, cả lớp viết bảng con.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn tập chép
2.1 Hướng dẫn học sinh chuẩn bị
- Giáo viên đọc đoạn chính tả
- Tìm lời nói của 2 anh em trong bài chính tả
- Lời nói ấy được viết với dấu câu nào?
- Hướng dẫn HS phân tích từ khó: Màu nhiệm, ruộng vườn, món mém, phút chốc.
- GV cho HS viết các từ khó trên bảng con
2.2 Học sinh chép bài vào vở:
2.3 Chấm, chữa bài
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
* Bài tập 2:(Miệng)
- Cho HS làm bài trong nhóm
- Gọi HS đọc bài
* Bài tập 3 :(Miệng)
- Trước những chữ cái nào em chỉ viết g mà không viết gh?
- Trước những chữ cái nào em viết gh mà không viết g
*Bài tập 4 a:(Vở)
- Điền vào chỗ trống s/ x :
4.Chấm vở - Nhận xét
C. Củng cố - Dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Nhắc học sinh ghi nhớ quy tắc viết g/gh.
- Chuẩn bị bài sau : Cây xoài của ông em
(N - V ).
- Cả lớp viết bảng con: Keo, khoẻ, buổi, hoan hô.
- 2 học sinh đọc lại
- Chúng cháu chỉ cần bà sống lại .
- ..được đặt trong ngoặc kép , viết sau dấu hai chấm
- Học sinh viết bảng con các từ khó .
- Học sinh viết bài
- Đại diện nhóm trình bày
- HS đọc
- Trước những chữ cái a, ă, ô, o, ơ, u, ư, chỉ viết g không viết gh
- Trước những chữ cái: i, ê, e, chỉ viết gh không viết g
- HS làm vở
* nước sôi, ăn xôi, cây xoan, siêng năng.
- Lắng nghe, thực hiện.
Thứ sáu ngày17 tháng 11 năm 2017
Chính tả ( nv ): CÂY XOÀI CỦA ÔNG EM
I. Mục tiêu:
- Nghe - viết chính xác bài chính tả , trình bày đúng đoạn văn xuôi .
- Làm được các bài tập 2 ; bài tập( 3) a .
*HS khuyết tật: Luyện đọc, viết chữ cái.
II.Đồ dùngdạy học :
- Bảng phụ viết nội dung bài tập 2
III . Các hoạt động dạy học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A.Kiểm tra bài cũ.
- GV nhận xét bài cũ
- 2 HS lên bảng , cả lớp viết bảng con
B. Bài mới :
1. Giới thiệu :
2. Hướng dẫn nghe - viết :
- GV đọc toàn bài chính tả 1 lượt
- Cây xoài cát có gì đẹp ?
- Hướng dẫn viết những tiếng khó: xoài cát, lẫm chẫm, lúc lỉu, cuối.
* GV đọc cho HS viết vở.
- GV đọc to rõ ràng, nhắc nhở HS tư thế ngồi
* Chấm, chữa bài .
- GV chấm một số bài và nhận xét .
3. Hướng dẫn làm bài tập
* Bài tập 2:(Bảng con)
- 1 HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS nhắc lại quy tắt viết g /gh
+ Lời giải: xuống ghềnh, con gà, gạo trắng , ghi lòng.
*Bài tập 3a: (Miệng)
- 1HS đọc yêu cầu
+ Lời giải đúng: Nhà sạch, bát sạch
Cây xanh, lá cũng xanh
C. Củng cố - dặn dò :
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS viết đúng lại các lỗi đã viết sai .
- Chuẩn bị bài sau : Sự tích cây vú sữa ( TC ).
- HS viết : ruộng vườn, móm mém
- 2 HS đọc lại.
- HS trả lời
- HS viết bảng con :
- HS viết vào vở.
- Học sinh đổi vở chấm bài
- Cả lớp làm bảng con.
- 1 HS đọc yêu cầu, cả lớp theo dõi.
- 2,3 HS nhắc lại quy tắc viết g/gh, viết gh trước i,e,ê. Viết g trước các âm còn lại.
- Cả lớp theo dõi
- HS nêu miệng.
- HS nhận xét .
- Lắng nghe, thực hiện.
Thứ năm ngày16 tháng 11 năm 2017
Luyện từ và câu:
TỪ NGỮ VỀ ĐỒ DÙNG VÀ CÔNG VIỆC TRONG NHÀ
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số từ ngữ chỉ đồ vật và tác dụng của đồ vật vẽ ẩn trong tranh (BT1); tìm được từ ngữ chỉ công việc đơn giản trong nhà có trong bài thơ Thỏ thẻ (BT2).
*HS khuyết tật nêu được một số ý ở bài tập 1.
II. Đồ dùng:
- Tranh minh hoạ bài tập 1 trong SGK
- Bút dạ và 5,6 tờ giấy khổ to để các nhóm làm bài tập 1
III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CUẢ GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng
- Nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn làm bài
* Bài tập 1: (Miệng)
- Giáo viên treo bảng tranh phóng to và nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm.
- Giáo viên phát bút dạ và giấy khổ to cho từng nhóm thi nhau tìm nhanh tên đồ vật trong tranh viết vào giấy.
* Nhận xét
* Bài tập 2: (Vở)
- 1 học sinh đọc yêu cầu của bài và bài thơ vui: Thỏ thẻ
- Yêu cầu học sinh làm vào vở
- Bạn nhỏ trong bài thơ có gì ngộ nghĩnh và đáng yêu.
C. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu học sinh về tìm thêm những từ chỉ đồ dùng và chỉ các việc làm trong nhà.
- GV nhận xét tiết học .
- Bài sau : Từ ngữ về tình cảm . Dấu phẩy.
- 2 học sinh lên bảng làm bài tập 2 và 4
- Học sinh quan sát tranh, phát hiện đủ các đồ vật trong tranh, gọi tên chúng nói rõ các đồ vật được dùng để làm gì.
- Học sinh đại diện nhóm lên trình bày
- 1 bát hoa to để đựng thức ăn
- 1 cái thìa để xúc thức ăn
- 1 cái chảo có tay cầm để rán thức ăn.
- 1 cái cốc in hoa
- 1 cái chén to có tai để uống trà
- 2 đĩa hoa đựng thức ăn
- 1 ghế tựa để ngồi
- 1 cái kiềng để bắc bếp
- 1 cái thớt để thái thịt, rau, chặt xương
- 1 con dao thái
- 1 cái thang để trèo lên cao
- 1 bàn làm việc có 2 ngăn kéo
- 1 bàn học sinh
- 1 cái chổi quét nhà
- 1 cái nồi có 2 quai để nấu thức ăn
- 1 cây đàn ghi ta để nghe nhạc.
- Cả lớp đọc thầm bài thơ
- Những việc bạn nhỏ muốn làm giúp ông là: Đun nước, rút rạ.
- Những việc bạn nhỏ nhờ ông giúp là:
Xách siêu nước, ôm rạ, dập lửa, thổi khói.
- Lời nói của bạn rất ngộ nghĩnh.Ý muốn giúp ông của bạn rất đáng yêu.
- HS nêu
- Lắng nghe, thực hiện.
Thứ sáu ngày17 tháng 11 năm 2017
Tập làm văn: CHIA BUỒN, AN ỦI
I. Mục tiêu :
- Biết nói lời chia buồn , an ủi đơn giản với ông bà trong những tình huống cụ thể
(BT1, BT2).
- Viết được một bưu thiếp ngắn thăm hỏi ông bà khi em biết tin quê nhà bị bão (BT3).
+ GDKNS : Thể hiện sự cảm thông . Giao tiếp, cởi mở, tự tin trong giao tiếp, biết lắng nghe ý kiến người khác. Tự nhận thức về bản thân .
*HS khuyết tật tập nói theo bạn bài 1, 2.
II. Đồ dùng dạy học:
- Mỗi HS mang đến lớp 1 bưu thiếp.
III. Các hoạt động dạy học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2, 3 HS đọc đoạn văn ngắn kể về ông bà hoặc người thân.
- GV nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn làm bài
*Bài 1: ( Miệng )
- GV nhắc nhở HS cần nói lời thăm hỏi sức khỏe ông (bà) ân cần, thể hiện sự quan tâm.
- Gọi HS nối tiếp nhau phát biểu
- GV nhận xét.
*Bài 2 ( Miệng)
- Cho HS thảo luận nhóm
- Gọi đại diện nhóm trình baỳ
- GV nhận xét
*Bài 3:(Vở)
- GV yêu cầu HS đọc lại bài bưu thiếp.
- Nhắc HS viết lời thăm hỏi ông bà ngắn gọn bằng 2,3 câu thể hiện thái độ quan tâm lo lắng.
C.Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học: Viết bưu thiếp thăm hỏi bạn bè hoặc người thân.
- Bài sau ôn lại bài TLV tuần 10.
2,3 HS đọc đoạn văn ngắn kể về người thân.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS phát biểu ý kiến.
- Lớp nhận xét.
- Ví dụ:* Ông ơi, ông mệt thế nào ạ ?
* Bà ơi, bà mệt lắm phải không ạ ? Cháu lấy sữa cho bà uống nhé!
- 1 HS đọc yêu cầu bài
- HS thảo luận nhóm
- HS trình bày
Ví dụ :* Bà đừng tiếc nữa ạ ! Cháu cùng bà trồng lại cây khác .
*Ông ơi đừng tiếc nữa ông ạ! Cái kính nầy cũ quá rồi. Bố cháu sẽ mua tặng ông cái kính khác...
- 1 HS đọc yêu cầu bài
- HS đọc bưu thiếp
- Ví dụ:
Đà Nẵng: Ngày 16- 10- 2013
Ông bà yêu quý !
Biết tin ở quê bị bão nặng, cháu rất lo lắng. Ông bà có khỏe không ạ ? Nhà cửa ở quê có việc gì không ạ ? Cháu mong ông bà luôn luôn mạnh khỏe, may mắn. Cháu nhớ ông bà nhiều.
Nguyễn Thanh Vi
- Lắng nghe, thực hiện.
Thứ tư ngày15 tháng 11 năm 2017
Kể chuyện: (Tiết 11) BÀ CHÁU.
I. Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng nói:
Dựa vào trí nhớ, tranh minh họa kể lại từng đọan & toàn bộ câu chuyện
- Rèn kĩ năng nghe:
Tập trung theo dõi đánh giá lời kể của bạn.
*HS khuyết tật tập kể theo bạn những câu đơn giản.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh họa.
III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Bài cũ: Gọi 2 HS nối tiếp kể chuyện: Sáng kiến của bé Hà.
Nhận xét.
B.Bài mới:
GTB: Nêu mục tiêu bài học.
Hướng dẫn kể chuyện:
Kể từng đoạn theo tranh:
- Gọi HS kể mẫu đọan 1 theo tranh 1:
Nêu câu hỏi:
+ Trong tranh có những nhân vật nào?
Chốt ý:
(Ba bà cháu & cô Tiên. Cô Tiên cho cậu bé quả đào)
+ Ba bà cháu sống n.t.n?
(vất vả, rau cháo, nuôi nấng nhau qua ngày, nhưng rất đầm ấm, thương yêu nhau).
+ Cô Tiên nói gì?
(cô Tiên cho hạt đào & dặn khi nào bà mất gieo lên mộ các cháu sẽ giàu sang).
* Cho HS kể trong nhóm từng đoạn truyện.
- Theo dõi, bổ sung, nhắc nhở các nhóm.
* Cho HS kể trước lớp:
- Chỉ định đại diện các nhóm kể trước lớp từng đoạn.
- Cho HS nhận xét bổ sung.
b. Kể toàn chuyện:
- Gọi lần lượt từng HS kể toàn chuyện.
- Cho HS hình thành nhóm phân vai kể toàn chuyện.
- Nhận xét, tuyên dương.
Củng cố, dặn dò:
* Nhận xét tiết học:
- Tuyên dương, khen ngợi HS biết chú ý nghe bạn kể đánh giá đúng, HS kể chuyện hấp dẫn phối hợp lời nói, cử chỉ, điệu bộ xúc cảm.
* Dặn HS tập kể hay thành thạo cho người thân nghe.
* CBBM: Cây xoài của ông em.
- HS theo dõi.
- HS nắm nhiệm vụ cần thực hiện.
- HS theo dõi bạn kể mẫu đoạn 1.
- HS kể theo nhóm.
- HS thi kể từng đoạn trước lớp.
- HS theo dõi, bình chọn.
- HS kể toàn chuyện
- HS phân vai trình diễn toàn câu chuyện.
- HS lắng nghe.
Thứ sáu ngày17tháng 11 năm 2017
Sinh hoạt tập thể: SINH HOẠT LỚP TUẦN 11
I. MỤC TIÊU:
- Đánh giá những hoạt động đã thực hiện trong tuần.
- Phổ biến các hoạt động trong tuần đến.
- Sinh hoạt văn nghệ .
II. CHUẨN BỊ:
- Nội dung nhận xét tình hình lớp và những điều cần nhắc nhở HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Cả lớp cùng hát một bài
2. Nhận xét tình hình lớp qua một tuần học:
a) Các tổ trưởng nhận xét :
- Học tập, nề nếp của các bạn trong tổ.
c) Giáo viên nhận xét về các mặt đạo đức, học tập đạt được của học sinh trong tuần :
- Học tập: Hay phát biểu xây dựng bài: Trúc Linh, Hưng, Tâm, Khoa.
- Nề nếp:
Nghỉ học: Nhiên Thảo, Hồng Vy.
Không có nhãn tên: Kim Chi.
d) Bình bầu cá nhân, tổ xuất sắc nhất.
3. Công tác tuần 11:
- Duy trì tốt nề nếp của lớp. Tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài.
- Đăng kí tiết học tốt.
- Đề phòng bệnh sốt xuất huyết và bệnh tay, chân, miệng .
- Trật tự trong giờ học .
- Vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ
- Đi học chuyên cần và đúng giờ
4. Sinh hoạt văn nghệ: Hát bài hát nói về cô
- Lớp phó văn thể mĩ điều khiển
- Các tổ trưởng nhận xét
- HS lắng nghe
- HS bình bầu tổ, cá nhân xuất sắc.
- HS lắng nghe
- HS thi hát.
Thứ sáu ngày17 tháng 11 năm 2017
VĂN HÓA GIAO THÔNG
BÀI 6 : NẾU EM BỊ BẠN LÀM NGÃ
I. Mục tiêu:
- Biết ta thứ và cảm thông khi bạn làm mình bị ngã.
- Biết cách ứng xử khi xảy ra
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUAN 11.docx