Giáo án Lớp 2 Tuần 14 - Trường Tiểu học Tô Vĩnh Diện

Tập làm văn: QUAN SÁT TRANH TRẢ LỜI CÂU HỎI

VIẾT TIN NHẮN

I.Mục tiêu:

- Biết quan sát tranh và trả lời đúng câu hỏi về nội dung tranh ( BT 1 )

- Viết được một mẫu tin nhắn ngắn gọn, đủ ý ( BT 2 ).

*HS khuyết tật: Luyện đọc, viết chữ cái.

II.Đồ dùng dạy học :

- Tranh minh hoạ bài tập 1SGK

III.Các hoạt động dạy học :

 

docx24 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 772 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 2 Tuần 14 - Trường Tiểu học Tô Vĩnh Diện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 4 tháng 12 năm 2017 Tập đọc: CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA I. Mục tiêu : - Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, biết đọc rõ lời nhân vật trong bài - Hiểu ND : Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh. Anh chị em phải đoàn kết, thương yêu nhau. ( trả lời đựoc các câu hỏi 1, 2, 3, 5). * HS KG trả lời được câu hỏi 4 *GDMT : Giáo dục tình cảm đẹp đẽ giữa anh em trong gia đình . + GDKNS :Xác định giá trị . Tự nhận thức về bản thân . Hợp tác . Giải quyết vấn đề. *HS khuyết tật: Luyện đọc, viết chữ cái. II. Đồ dùng dạy học : - Tranh minh hoạ bài đọc SGK III. Các hoạt động dạy - học : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. KTBC: - Gọi 3 HS đọc lại truyện: “Quà của bố” và trả lời câu hỏi. - Nhận xét. B. Dạy bài mới. 1.Giới thiệu chủ điểm mới và bài học: - GV giới thiệu: Trong tuần 14,15 các em sẽ đọc những bài gắn với chủ điểm nói về tình cảm anh em. Truyện ngụ ngôn mở đầu chủ điểm sẽ cho các em một lời khuyên rất bổ ích về quan hệ anh em. Các em hãy đọc truyện để biết lời khuyên đó như thế nào. 2.Luyện đọc : 2.1 GV đọc mẫu: - Khi đọc bài này các em đọc trơn toàn bài. Nghỉ hơi hợp lý sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài, lời kể đọc chậm rãi, lời giảng giải của người cha ôn tồn, nhấn giọng các từ ngữ chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh, có đoàn kết mới có sức mạnh . 2.2 Hướng dẫn HS luyện đọc a) Đọc từng câu - Luyện tập phát âm từ khó: buồn phiền, túi tiền, bẻ gãy, thong thả, đoàn kết... b) Đọc từng đoạn trước lớp - Hướng dẫn cách đọc câu dài . Một hôm,/ ông đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn /rồi gọi các con,/cả trai/ gái,/dâu/ rể lại và bảo.:// Ai bẻ gãy được bó đũa này thì thưởng cho túi tiền //. Người cha bèn cỡi bó đũa ra ,/ rồi thong thả / bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng // Như thế là các con đều thấy rằng / chia lẻ ra thì yếu / hợp lại thì mạnh.// - Gọi HS đọc chú giải c.Đọc từng đoạn trong nhóm. d. Thi đọc giữa các nhóm. 2.3.Hướng dẫn tìm hiểu bài. Câu 1: Câu chuyện bó đũa có những nhân vật nào ? Câu 2 : Tại sao bốn người con không ai bẻ gãy được bó đũa ? Câu 3: Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách nào? Câu 4: Một chiếc đũa được ngầm so sánh với gì? - Cả bó đũa được ngầm so sánh với gì ? - Chia lẻ nghĩa là tách rời từng cái. Hợp lại là để nguyên cả bó như bó đũa. Câu 5. Người cha muốn khuyên các con điều gì? 3. Luyện đọc lại . Hướng dẫn các nhóm thi đọc truyện theo vai. C .Củng cố, dặn dò: - Người cha đã dùng câu chuyện rất nhẹ nhàng dễ hiểu về bó đũa để khuyên các con mình phải biết yêu thương đoàn kết với nhau . LH:Vậy anh em trong gia đình phải thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. - Yêu cầu HS đặt tên khác thể hiện ý nghĩa của truyện . - Về nhà đọc bài chuẩn bị cho tiết kể chuyện . HS đọc - HS xem tranh minh hoạ chủ điểm Anh em và tranh minh hoạ. Câu chuyện bó đũa. - HS nối tiếp nhau đọc từng câu - HS đọc cá nhân, đồng thanh - HS tiếp nối đọc từng đoạn trong bài - HS luyện đọc câu - 2 HS đọc chú giải - HS đọc từng đoạn trong nhóm. - Các nhóm thi đọc - Lớp đồng thanh toàn bài . - Có 5 nhân vật: ông cụ và bốn người con. - Vì họ cầm cả bó đũa mà bẻ - Người cha cởi bó đũa ra thong thả bẻ gãy từng chiếc - Một chiếc đũa ngầm được so sánh với từng người con / sự mất đoàn kết. - Với 4 người con/ sự đoàn kết . - Anh em phải đoàn kết, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau, đoàn kết mới tạo nên sức mạnh. Chia rẽ thì sẽ yếu . - Các nhóm thi đọc . - Đoàn kết là sức mạnh. Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết - Lắng nghe, thực hiện. Thứ ba ngày 5 tháng 12 năm 2017 Tập đọc: NHẮN TIN I. Mục tiêu: - Đọc rành mạch hai mẫu tin nhắn; biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. - Nắm được cách viết tin nhắn ( ngắn gọn, đủ ý ). Trả lời được các câu hỏi trong SGK. *HS khuyết tật: Luyện đọc, viết chữ cái. II.Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ ghi nội dung cần luyện đọc III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. KTBC: - Gọi 2 HS đọc bài Câu chuyện bó đũa và trả lời câu hỏi - Nhận xét . B. Dạy - học bài mới. 1 .Giới thiệu bài: Các em đã biết cách trao đổi bằng bưu thiếp điện thoại. Hôm nay cô sẽ dạy các em cách trao đổi khác là nhắn tin. 2. Luyện đọc: a) GV đọc mẫu - Lưu ý HS khi đọc nhớ nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm câu và giữa các cụm từ - Yêu cầu HS đọc từng câu: - Luyện phát âm từ khó: quà sáng, lồng bàn, quét nhà, que chuyền, quyển.. b) Đọc từng mẫu nhắn tin trước lớp. - Hướng dẫn đọc đúng một số mẫu câu Em nhớ quét nhà,/ học thuộc lòng hai khổ thơ/ và làm ba bài tập toán chị đã dánh dấu.// Mai đi học/, bạn nhớ mang quyển bài hát cho tớ mượn nhé.// c) Đọc mẩu nhắn tin trong nhóm. d) Thi đọc giữa các nhóm. 3.Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài . Câu1: Những ai nhắn tin cho Linh. Nhắn tin bằng cách nào? Câu 2: Vì sao chị Nga và Hà phải nhắn tin cho Linh bằng cách ấy ? - Chị Nga và Hà không thể nhờ ai nhắn lại cho Linh vì nhà Linh lúc ấy không có ai để nhắn . Nếu nhà Hà và Linh đều có điện thoại thì trước khi đến, Hà nên gọi điện xem Linh có nhà không Câu 3: Chị Nga nhắn Linh những gì? Câu 4: Hà nhắn Linh những gì? Câu 5: Gọi HS đọc yêu cầu của bài . - Em phải nhắn tin cho ai? Vì sao phải nhắn tin ? - Nội dung nhắn tin là gì? - Yêu cầu HS viết nhắn tin vào vở nháp - GV nhận xét, tuyên dương những hs viết nhắn tin ngắn, gọn, đủ ý. C. Củng cố- dặn dò. - Bài hôm nay giúp em hiểu gì về cách viết nhắn tin? - Khi muốn nói với ai điều gì mà không gặp được người đó ta có thể viết những điều cần nhắn tin vào giấy, để lại. Lời nhắn cần viết ngắn gọn mà đủ ý . - Nhận xét tiết học, yêu cầu HS thực hành viết nhắn tin. - Chuẩn bị bài sau: Hai anh em. Hs 1: Đọc đoạn 1,2 TLCH 2 Hs 2 : Đọc đoạn 3 TLCH 4 - HS nối tiếp nhau đọc từng câu. - HS phát âm từ khó - HS đọc từng mẫu nhắn tin . - HS đọc theo nhóm - Đại diện nhóm thi đọc - Chị Nga và bạn Hà nhắn tin cho Linh. Nhắn bằng cách viết ra giấy. - Lúc chị Nga đi chắc còn sớm, Linh chưa ngủ dậy chị Nga không muốn đánh thức Linh. - Lúc Hà đến Linh không có nhà. - HS trả lời - Cho chị Nhà đi vắng cả.Chị đi chợ chưa về. Em đến giờ đi học, không đợi được chị, muốn nhắn chị: Cô Phúc mượn xe. Nếu không nhắn, có thể chị tưởng đã mất xe - Em đã cho cô Phúc mượn xe. - Nhiều HS tiếp nối nhau đọc bài - Lớp nhận xét . - Lắng nghe, thực hiện. Thứ năm ngày 7 tháng 12 năm 2017 Chính tả (tc ) TIẾNG VÕNG KÊU I. Mục tiêu : - Chép chính xác bài chính tả , trình bày đúng hai khổ thơ đầu của bài Tiếng võng kêu. - Làm được bài tập( 2 ) /c. *HS khuyết tật: Luyện đọc, viết chữ cái. II. Đồ dùng dạy học : Bảng phụ viết khổ thơ cần tập chép. III. Các hoạt động dạy - học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A.KTBC: - HS viết bảng con - NX. B.Dạy học bài mới: 1. Giới thiệu bài: Hôm nay, các em sẽ nhìn bảng chép khổ thơ 2 trong bài Tiếng võng kêu. Sau đó sẽ làm các bài tập chính tả phân biệt l/n. 2.Hướng dẫn viết chính tả 2.1 Hướng dẫn chuẩn bị: - GV đọc đoạn thơ - Gọi 2 HS đọc lạo bài thơ . + Bài thơ cho ta biết điều gì? + Mỗi câu thơ có mấy chữ? + Các chữ đầu dòng viết thế nào? 2.2 Hướng dẫn HS viết từ khó: Kẽo cà kẽo kẹt, vương, phơ phất, giấc mơ, mênh mông. 2.3 Yêu cầu HS nhìn bảng viết vào vở. 2.4 Chấm, chữa bài - GV đọc bài cho HS chữa lỗi 3. Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 2c: (Vở) - Gọi HS đọc đề bài. - Gọi 1HS lên bảng ,yêu cầu cả lớp làm bài vào vở. - Sửa bài. * Chấm vở , nhận xét 3.Củng cố - dặn dò - Về nhà viết đúng lại các lỗi sai trong bài viết. - Chuẩn bị bài :Hai anh em ( Tập chép ) . - HS viết bảng: đùm bọc, đoàn kết - 1 học sinh viết bảng lớp . - Cả lớp lắng nghe - HS đọc - Bài thơ cho ta biết bạn nhỏ đang ngắm em ngủ và đoán giấc mơ của em. - Mỗi câu thơ có 4 chữ - Viết hoa chữ cái đầu của mỗi dòng thơ. - Cho HS phát âm lại - viết bảng con - HS nhìn bảng, chép bài vào vở - HS đổi vở để chữa lỗi. - HS đọc đề bài - HS làm bài vào vở. - Lắng nghe, thực hiện. Thứ ba ngày 5 tháng 12 năm 2017 Chính tả :( n- v ) CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA I.Mục tiêu: - Nghe viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn xuôi có lời nói nhân vật . - Làm được bài tập (2) c, (3) c *HS khuyết tật: Luyện đọc, viết chữ cái. II.Đồ dùng dạy học - Bảng phụ viết nội dung bài tập 2, 3 III. Các hoạt động dạy- học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A.KTBC: - 1 học sinh viết bảng , cả lớp viết bảng con - Nhận xét bài cũ. B.Dạy bài mới : 1.Giới thiệu bài : Hôm nay em sẽ nghe viết lại một đoạn trong bài đó và làm một số bài tập. 2.Hướng dẫn nghe viết 2.1 Hướng dẫn chuẩn bị : - GV đọc mẫu bài viết - Gọi HS đọc + Tìm lời người cha trong bài chính tả + Lời người cha ghi sau dấu câu gì? 2.2 Luyện bảng con từ khó: đều, chia lẻ, yếu, đoàn kết, sức mạnh. 2.3 GV đọc cho HS viết - Gọi 1HS lên bảng, lớp viết vào vở. 2.4 Hướng dẫn HS chấm ,chữa bài. - Chấm bài trên bảng lớp, nhận xét. 3.Hướng dẫn làm bài tập chính tả: Bài 2c: (Vở) - Gọi HS nêu yêu cầu của bài - Yêu cầu HS lên bảng - lớp làm vào vở Bài 3c: Trò chơi C - Củng cố ,dặn dò - Nhận xét tiết học - Tìm thêm những từ có âm đầu l/n hoặc vần ăt/ăc. - Chuẩn bị bài sau: Tập chép : Chiếc võng kêu. HS viết bảng: niềng niễng, nhộn nhạo, quẫy toé nước. - Cả lớp lắng nghe - 2 HS đọc lại “Đúng. Như thế là các con đều thấy rằng ...sức mạnh” - Ghi sau dấu 2 chấm, gạch ngang đầu dòng - HS viết bảng con - HS viết bài vào vở - HS đổi vở để chữa lỗi - HS nêu yêu cầu của bài tập - 1 HS lên bảng. Lớp làm vở - HS sửa bài - HS tham gia trò chơi - Lắng nghe, thực hiện. Thứ ba ngày 5 tháng 12 năm 2017 Luyện từ và câu : TỪ NGỮ VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH. CÂU KIỂU AI LÀM GÌ ? DẤU CHẤM, DẤU CHẤM HỎI I.Mục tiêu: - Nêu được một số từ từ ngữ về tình cảm gia đình ( BT1 ) - Biết sắp xếp các từ đã cho thành câu theo mẫu Ai làm gì ?(BT2); điền đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi vào đoạn văn có ô trống ( BT3 ) *HS khuyết tật: Luyện đọc, viết chữ cái. II.Đồ dùng dạy học : - Bút dạ ,4 tờ phiếu kẻ bảng bài tập 2. III.Các hoạt động dạy - học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A.KTBC : - Gọi 2HS lên bảng làm BT tuần 13 - Nhận xét. B. Dạy bài mới : 1.Giới thiệu bài: Tiết học hôn nay chúng ta tiếp tục học từ ngữ về tình cảm gia đình. Đặt câu theo mẫu Ai làm gì? Sử dụng dấu chấm, dấu chấm hỏi. 2.Hướng dẫn làm bài tập : Bài 1: (Miệng) - Gọi HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi. - Yêu cầu HS đọc những từ đã tìm được. GV ghi bảng các từ: Nhường nhịn, giúp đỡ, chăm lo, yêu quý Bài 2: (Miệng) - Gọi HS đọc đề bài, sau đó đọc câu mẫu. - Gọi HS trình bày Bài 3: (Vở) - Gọi 1 HS đọc đề bài và đọc đoạn văn cần đìền dấu. - Yêu cầu HS tự làm bài vào vở - Hỏi HS vì sao điền dấu chấm ? Vì sao điền dấu chấm hỏi ? - Truyện này buồn cười ở chỗ nào ? C .Củng cố, dặn dò: -Nhận xét tiết học. -Về nhà tập đặt câu theo mẫu Ai làm gì? -Chuẩn bị bài sau: Từ chỉ đặc điểm. Câu kiểu Ai thế nào ? - 1HS làm bài tập 1 - 1HS làm bài tập 2 - HS đọc thầm đề bài . - HS thảo luận nhóm đôi . - HS lần lượt nêu. HS khác nhận xét - Đọc đề bài và câu mẫu. - HS thảo luận nhóm 4, làm bài vào giấy khổ to. - HS trình bày VD: Anh khuyên bảo em.Chị chăm sóc em. Chị em trông nom nhau .Em giúp đỡ chị. Chị em nhường nhịn nhau - 1 HS đọc. Lớp đọc thầm. Làm bài: điền dấu chấm vào ô trống thứ nhất và thứ 3. Điền dấu chấm hỏi vào ô trống thứ 2. - Cô bé chưa biết viết xin giấy viết thư cho một bạn gái cũng chưa biết đọc. - Lắng nghe, thực hiện. Thứ sáu ngày 8 tháng 12 năm 2017 Tập làm văn: QUAN SÁT TRANH TRẢ LỜI CÂU HỎI VIẾT TIN NHẮN I.Mục tiêu: - Biết quan sát tranh và trả lời đúng câu hỏi về nội dung tranh ( BT 1 ) - Viết được một mẫu tin nhắn ngắn gọn, đủ ý ( BT 2 ). *HS khuyết tật: Luyện đọc, viết chữ cái. II.Đồ dùng dạy học : - Tranh minh hoạ bài tập 1SGK III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A.KTBC : - 3 HS lên bảng - Nhận xét . B.Dạy bài mới: 1.Giới thiệu bài: Trong giờ TLV tuần này các em sẽ cùng quan sát tranh và trả lời câu hỏi về hình dáng hoạt động của bạn nhỏ được vẽ trong tranh.Sau đó ,các em sẽ thực hành viết một mẩu tin nhắn cho bố mẹ. 2.Hướng dẫn làm bài: Bài 1: (Miệng) - Tranh vẽ những gì ? - Bạn nhỏ đang làm gì? - Mắt bạn nhìn búp bê thế nào ? - Tóc bạn nhỏ như thế nào ? - Bạn nhỏ mặc gì? - Yêu cầu HS nói về hoạt động, hình dáng của bạn nhỏ trong tranh. - Gọi HS trình bày Bài 2: (Viết) - Vì sao em phải viết tin nhắn ? - Nội dung tin nhắn cần viết những gì ? - Yêu cầu HS viết tin nhắn. VD: Mẹ ơi! Chiều nay bà sang nhà nhưng chờ mãi mà mẹ chưa về. Bà đưa con đi chơi với bà. Đến tối hai bà cháu sẽ về. Con : Nhật Linh - Gọi vài HS đọc bài viêt của mình. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Về nhà thực hành viết nhắn tin. - HS kể về gia đình mình. - Tranh vẽ một bạn nhỏ, búp bê, mèo con. - Bạn nhỏ đang cho búp bê ăn . - Mắt bạn nhìn búp bê rất tình cảm, thật âu yếm / thật trìu mến - Tóc bạn nhỏ buộc hai chiếc nơ rất xinh đẹp/...hai bím tóc xinh xinh. - Bạn mặc bộ quần áo rất sạch sẽ / rất mát mẻ,/rất dễ thương, rất đẹp.. - HS nói trong nhóm - Một sốHS đại diện nhóm trình bày trước lớp. - Vì bà tới nhà đón em đi chơi nhưng bố mẹ không có nhà, em viết tin nhắn để bố mẹ khỏi lo lắng. - Em cần viết rõ em đi chơi với bà - HS trình bày tin nhắn. - Lắng nghe, thực hiện. Thứ hai ngày 4 tháng 12 năm 2017 Toán: 55 - 8 , 56 - 7 , 37 - 8 , 68 - 9 ( S 66 ) I.Mục tiêu: - Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong pham vi 100, dạng 55-8, 56-7, 37-8, 68-9. - Biết tìm số hạng chưa biết của một tổng. * Bài tập cần làm: Bài 1 (Cột 1, 2, 3) ; Bài 2 (a,b) *HS khuyết tật: Luyện đọc, viết chữ số. II.Các hoạt động dạy- học : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A.KTBC: Gọi 3 HS lên bảng. - Gọi một số học sinh đọc bảng trừ 15, 16, 17, 18 trừ đi một số. - Nhận xét. B.Dạy- học bài mới: 1.Giới thiệu bài: 2.1.Phép trừ 55-8: - Có 55 que tính bớt đi 8 que tính hỏi còn lại bao nhiêu que tính? - Muốn biết còn lại bao nhiêu que tính ta phải làm như thế nào? - Gọi HS nhắc lại cách đặt tính. 2.2.Phép trừ 56-7, 37-8, 68-9: - Có 56 que tính bớt 7 que tính còn mấy que tính? - Có 37 que tính bớt 8 que tính còn mấy que tính? - Có 68 que tính bớt 9 que tính còn lại mấy que tính? 3.Luyện tập- thực hành: Bài1 a : (Bảng con) - HS nêu yêu cầu của bài - 1 HS làm bảng lớp - Gọi HS cách tính . Bài 1b,c: (Vở) - Gọi HS nêu cách tính Bài 2: (Vở) - HS đọc đề bài - Gọi HS nêu cách tìm một số hạng - 1 HS làm bảng lớp C.Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: 65- 38, 46 -17, 57 - 28,78 - 29. HS1: Bài 1a HS2: Bài 1b HS3: Bài 1c - Còn lại 46 que tính - 1 HS lên bảng thực hiện tính trừ, lớp làm vào bảng con. - HS nêu cách đặt tính của mình. - HS thực hiện phép tính nêu cách đặt tính, cách tính. - Cả lớp làm bảng con - Học sinh làm vở - Học sinh đọc đề bài - HS nêu cách tìm số hạng - Cả lớp làm vở . - Lắng nghe, thực hiện. Thứ ba ngày 5 tháng 12 năm 2017 Toán : 65 - 38, 46 - 17, 57 - 28, 78 – 29 ( S .67 ) I.Mục tiêu: - Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 65-38, 46-17, 57-28, 78-29. - Biết bài giải bài toán có một phép trừ dạng trên. *Bài tập cần làm : Bài 1 (Cột 1, 2,3) ; Bài 2 (Cột 1) ; Bài 3 . *HS khuyết tật: Luyện đọc, viết số. II.Các hoạt động dạy- học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A.KTBC: - Gọi 3 HS lên bảng: - Một số học sinh đọc bảng trừ 15, 16, 17, 18 * Nhận xét. B.Dạy- học bài mới: 1. Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta sẽ cùng học cách thực hiện phép tính trừ có nhớ dạng 65 - 35, 46 - 17, 57 - 28, 78 - 29. 2.Phép trừ 65 trừ 38. - Có 65 que tính, bớt đi 38 que tính.Hỏi còn lại bao nhiêu que tính? - Để biết còn lại bao nhiêu que tính ta phải làm gì? - Yêu cầu HS thực hiện cách đặt và cách tính 3.Các phép trừ 46-17, 57-28, 78-29. - Viết lên bảng 46-17, 57-28, 78-29 và yêu cầu HS thực hiện cách đặt và cách tính 4.Luyện tập- thực hành: Bài1a : (Bảng con) - Gọi HS nêu cách tính Bài1b, c : (Vở) - Yêu cầu HS làm vào vở . Bài 2: (SGK) - Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì ? - Để điền đúng chúng ta cần làm gì? - Số cần điền vào ô trống là số nào? Bài 3: (Vở) - Gọi HS đọc đề bài. - Hướng dẫn HS tìm hiểu đề và giải - Gọi HS nêu lời giải khác. C. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. CBBS : Luyện tập. HS1,2: Làm bài 1 (Cột 4,5)/66 HS3 : Tìm x : x + 8 = 46 - Thực hiện phép tính trừ 65 – 38. - HS lên bảng đặt tính và thực hiện phép tính trừ 65-38. - 3 HS lên bảng thực hiện đặt tính và tính. - HS làm bảng con - HS nêu cách tính . - HS làm vở - Điền số thích hợp vào ô trống . - Tính - Điền 80 vào ô trống vì 86- 6=80, 80 – 10 = 70 - HS làm tiếp bài còn lại . Đáp số: 38 tuổi. - Lắng nghe, thực hiện. Thứ tư ngày 6 tháng 12 năm 2017 Toán LUYỆN TẬP ( S. 68 ) I.Mục tiêu: - Thuộc bảng 15, 16, 17, 18 trừ đi một số. - Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng đã học . - Biết giải bài toán về ít hơn . *Bài tập cần làm: Bài 1; Bài 2 (Cột 1, 2); Bài 3; Bài 4 . *HS khuyết tật: Luyện đọc, viết số. II.Các hoạt động dạy- học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A.Kiểm tra bài cũ: - Gọi 3 HS lên bảng - Vài HS đọc bảng 15, 16, 17, 18 trừ đi một số. - Giáo viên nhận xét. B. Hướng dẫn luyện tập Bài 1: ( Miệng ) - HS nêu yêu cầu của bài - Hỏi : Tính nhẩm là tính như thế nào ? -Yêu cầu tự nhẩm và nêu kết quả. Bài 2: ( Miệng ) -Yêu cầu HS nhẩm và nêu kết quả - Hãy so sánh kết quả của 15 – 5 – 1 và 15 – 6 .Vì sao? * Nhận xét Bài 3: (Vở) - Gọi HS nêu yêu cầu BT - Gọi HS nêu cách đặt và cách tính - Gọi 1 HS lên bảng làm Bài 4: (Vở) - Gọi HS đọc đề bài. - Hướng dẫn HS tìm hiểu đề và giải - Gọi HS nêu lời giải khác C. Củng cố - dặn dò: - Giáo viên nhận xét tiết học - Yêu cầu về nhà học thuộc các bảng trừ 11,12,13,14,15,16,17.18. - HS1,2: Làm bài 1 (cột 4,5)/67 - HS 3 : Làm bài 2 (cột 2)/67 - HS đọc thầm yêu cầu của bài tập - HS trả lời . - HS nối tiếp nhau nêu kết qủa. - Kết quả của bài đều bằng 9. Vì 5 + 1 =6 - HS nêu . - HS nêu cách đặt tính và tính - HS tự làm bài vào vở . - Đọc thầm đề bài - 1 HS làm bảng lớp, cả lớp làm vở Đáp số: 32 lít. - Lắng nghe, thực hiện. Thứ năm ngày 7 tháng 12 năm 2017 Toán BẢNG TRỪ ( S. 69 ) I. Mục tiêu: - Thuộc các bảng trừ trong phạm vi 20. - Biết vận dụng bảng cộng, trừ trong phạm vi 20 để làm tính cộng rồi trừ liên tiếp. *Bài tập cần làm: Bài 1; Bài 2 (cột 1) *HS khuyết tật: Luyện đọc, viết số. II. Các hoạt động dạy-học: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS A . Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 HS lên bảng - Gọi vài học sinh đọc bảng trừ 11,18 - Nhận xét. B. Dạy- học bài mới: 1.Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta sẽ ôn lại các bảng trừ đã học 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18 trừ đi một số. Sau đó, áp dụng các bảng trừ để giải các bài toán có liên quan. 2.Bảng trừ: Bài 1 : (Miệng) - Yêu cầu HS tự nhẩm - Trò chơi : Bắn tên - GV nêu cách chơi - HS lần lượt bắn tên và nêu kết quả - Gọi HS đọc thuộc bảng trừ Bài 2 : (Vở) - Gọi HS đọc yêu cầu của bài - Gọi HS nêu cách tính - 1 HS làm bài bảng lớp - Chấm vở , nhận xét C. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Về nhà học thuộc bảng trừ đã học. HS1: Làm bài 3a HS2: Làm bài 3b - HS tham gia trò chơi - HS nêu kết kết quả - HS thi đọc thuộc bảng trừ - HS nêu cách tính - Cả lớp làm vở - Lắng nghe, thực hiện. Thứ sáu ngày 8 tháng 12 năm 2017 Toán LUYỆN TẬP ( S . 70 ) I.Mục tiêu: - Biết vận dụng bảng trừ trong phạm vi 20 để tính nhẩm, trừ có nhớ trong phạm vi 100, giải toán về ít hơn. - Biết tìm số bị trừ, số hạng chưa biết. *Bài tập cần làm : Bài 1; Bài 2 (cột 1, 3); Bài 3 (b, c) ; Bài 4 . *HS khuyết tật: Luyện đọc, viết số. II.Đồ dùng dạy- học: - Bảng phụ ghi sẵn bài 1. III.Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A.Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 HS lên bảng - Gọi vài HS đọc bảng trừ. - Nhận xét.Ghi điểm B.Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ ôn luyện các dạng phép trừ đã học và giải các bài toán 2. Luyện tập : Bài 1: (Miệng ) - Yêu cầu học sinh nối tiếp đọc kết quả * Nhận xét Bài 2: (Bảng con ) - Gọi HS nêu yêu cầu - Yêu cầu HS nêu cách đặt và cách tính - GV nhận xét. Bài 3:(Vở ) - Gọi HS nêu yêu cầu BT - Bài toán yêu cầu tìm gì? - Yêu cầu hs nêu lại cách tìm số hạng trong phép cộng, số bị trừ trong phép trừ. - Yêu cầu HS làm bài vào vở . - Nhận xét Bài 4:(Vở ) - Gọi HS đọc đề - Hướng dẫn HS tìm hiểu đề và giải - Gọi 1 HS làm bài trên bảng . - GV chấm bài, nhận xét C . Củng cố -Dặn dò : - Nhận xét tiết học - Về nhà học thuộc bảng trừ. - Chuẩn bị bài 100 trừ đi một số. HS1: Làm bài 2(cột 2 ) HS2: Làm bài 2(cột 3 ) - HS nêu kết quả - HS làm bài vào bảng con, 1 HS làm bảng lớp. - Tìm số hạng, tìm số bị trừ - HS trả lời. - HS làm bài. - HS đọc đề bài - HS trả lời - HS làm bài vào vở - Lắng nghe, thực hiện. Thứ sáu ngày 8 tháng 12 năm 2017 SINH HOẠT SAO TUẦN 14 I.Mục tiêu: - Kiểm tra chương trình dự bị đội viên - Tổng kết danh sách điểm 10, tuần học tốt, tiết học tốt. II. Chuẩn bị : Nội dung sinh hoạt II.Lên lớp: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Cả lớp cùng hát một bài 2.Nhận xét tình hình lớp qua một tuần đi học: a) Các sao trưởng nhận xét chung về hoạt động của sao mình trong tuần qua : b)GV nhận xét tình hình lớp sau một tuần: Các em đã có cố gắng trong học tập. Thi đua giành nhiều điểm tốt. Đồ dùng học tập đầy đủ. Các em đã thực hiện rất tốt tuần học tốt và tiết học tốt. Tuyên dương: Trúc Linh, Bảo Nam, Hưng, Vệ sinh cá nhân một số em chưa tốt, móng tay còn dài. 3. Công tác tuần đến - Rèn chữ giữ vở . Học thuộc các bảng cộng , trừ. Vệ sinh cá nhân đề phòng bệnh đỏ mắt và sốt 4. Kiểm tra chương trình dự bị đội viên với nội dung: Vệ sinh sạch sẽ. Câu hỏi : a. Em phải làm gì trước và sau khi ăn . b. Khi tay bẩn em có dụi lên mắt không? Vì sao ? c. Em hãy kể những việc làm tốt để bảo vệ môi trường ở lớp cũng như ở nhà ? d. Phong trào 4 sạch là gì ? e. Chọn câu trả lời đúng - Thực phẩm xanh tươi có nhãn hiệu bảo quản - Rau quả lên mầm có dạng nóng, khô . - Thức ăn được để lâu trong tủ kín . 5. Sinh hoạt văn nghệ : - Hát bài hát về thầy cô giáo. Lớp phó văn thể mĩ bắt nhịp Các sao trưởng nhận xét HS lắng nghe . HS làm bài vào giấy - Lắng nghe, thực hiện. Thứ tư ngày 6 tháng 12 năm 2017 VĂN HÓA GIAO THÔNG Bài 9: KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI TRÊN ĐƯỜNG GIAO THÔNG (ĐƯỜNG BỘ, ĐƯỜNG THỦY) I Mục tiêu: - Biết giữ vệ sinh môi trường giao thông đường bộ, đường thủy. - Biết được tác hại của việc xảc rác khi tham gia giao thông, xả rác là thiếu văn hóa. - GD HS giữ vệ sinh môi trường và tự giác bỏ rác đúng nơi quy định. II. Chuẩn bị: - Tranh, ảnh minh họa III. Các hoạt động dạy học chủ yếu HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Ổn định: 2. KTBC: 3. Bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động cơ bản - GV đọc truyện “Đi trên sông nước”, kết hợp cho HS xem tranh. - Chia nhóm thảo luận: nhóm 4 + Cá nhân đọc thầm lại truyện và suy nghĩ nội dung trả lời các câu hỏi. Khôi thích nhất điều gì khi đi du lịch cùng ba mẹ ? Tại sao mẹ ngăn Khôi vứt rác xuống sông ? Vứt rác xuống sông sẽ gây ra những tác hại gì ? + Trao đổi thống nhất nội dung trả lời - GV chia sẻ, khen ngợi - GV cho HS xem tranh, ảnh, clip về tác hại của việc xả rác khi tham gia GT. - GV KL: Xả rác bừa bãi khi tham gia giao thong là hành vi thiếu văn hóa. → GD Hoạt động thực hành. - BT 1: + GV nêu yêu cầu và yêu cầu HS làm vào sách. + Yêu cầu HS chia sẻ. → GV nhận xét và khen ngợi. - BT 2: + GV nêu yêu cầu và hướng dẫn HS nói những điều mình muốn nói với các bạn trong hình ảnh ở BT 1 + Yêu cầu HS đọc thầm tình huống và ghi phần trả lời các câu hỏi vào sách. + Yêu cầu một vài HS trình bày. + GV chia sẻ và khen ngợi những cách ứng xử hay. → GD: Chúng phải biết bỏ rác đúng nơi quy định, giữ vệ sinh chug cho cộng đồng. không được xả rác trong mọi hoàn cảnh. Hoạt động ứng dụng - GV nêu yêu cầu hướng dẫn HS viết tiếp câu chuyện theo suy nghĩ của mình. - Yêu cầu các nhóm chia sẻ. - GVNX, tuyên dương những cách ứng xử và bài viết hay. - GV đọc dòng thơ: Đừng vì một phút tiện tay Mà đem vứt rác ra ngay mặt đường Sẽ gây ô nhiễm môi trường Làm mất vẻ đẹp phố phường đó em. 4. Củng cố, dặn dò: - HS nêu lại nội dung bài học. - Dặn dò: - Nx tiết học. - HS lắng nghe, xem tranh. - Cá nhân đọc thầm lại truyện và suy nghĩ nội dung trả lời các câu hỏi. - Chia sẻ, thống nhất. - Lắng nghe, chia sẻ. - HS xem và chia sẻ cảm nhận. - HS nhắc lại nội dung. + HS làm vào sách. + HS chia sẻ. - HS lắng nghe. - HS ghi điều mình muốn nói vào sách - Trình bày, chia sẻ. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe - Thảo luận nhóm, thống nhất. - HS chia sẻ - Cả lớp đọc đồng thanh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTUAN 14.docx
Tài liệu liên quan