Luyện từ và câu
TỪ CHỈ TÍNH CHẤT. CÂU KIỂU AI THẾ NÀO ?
TỪ NGỮ VỀ VẬT NUÔI
I. Mục tiêu:
- Học sinh làm quen với những cặp từ trái nghĩa.
- Biết dùng những từ trái nghĩa là tính từ để đặt những câu đơn giản theo mẫu: Ai (con gì, cái gì) thế nào? Mở rộng vốn từ về vật nuôi.
- Bồi dưỡng năng lực tự học, tự hợp tác, chia sẻ.
- Có ý thức dùng từ đúng, nói viết thành câu.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 1, 2. Tranh vẽ bài tập 3.
- HS: VBT
31 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 863 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 2 Tuần 16 - Trường tiểu học Đa Mai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n kĩ năng đặt câu theo mẫu: Ai làm gì?. Kĩ năng sử dụng dấu chấm, dấu chấm hỏi.
- Bồi dưỡng năng lực tự học, tự hợp tác, chia sẻ.
- Giáo dục hs có ý thức ôn bài.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng lớp ghi sẵn bài tập 3.
- HS: VBT
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1.Luyện tập
Bài 1: Ghép các tiếng sau với nhau để tạo các từ chỉ tình cảm giữa anh, chị em trong nhà:
thương, yêu, quý, mến, kính, trọng.
- Cho cả lớp đọc đồng thanh, CN
Bài 2: Đặt câu với các từ vừa tìm được ở bài 1
- Gọi Hs đọc trước lớp
- Nhận xét, sửa nếu câu sai về nghĩa hoặc cách dùng từ.
Bài 3: Điền dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi vào chỗ chấm trong đoạn văn sau:
Bộ Hà nhìn nhanh về phía tay anh Tuấn chỉ Ngôi sao Chổi như một vệt dài trên sân trời mênh mông
Bộ Hà thắc mắc:
- Thế trời cũng quét sân hả anh
- Trời bắt chước em đưa vài nhát chổi đấy!
- Anh Tuấn trả lời hóm hỉnh.
HĐ2. Củng cố - Dặn dò:
- Tóm tắt nội dung bài
- Nhận xét giờ học
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS đọc các từ của mình tìm được.
Thương yêu, yêu thương, thương mến, yêu quý, yêu mến, kính trọng, kính yêu.
- Nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Mỗi hs đặt 1 câu
VD: Anh em trong một nhà phải biết thương yêu nhau.
- 1 em đọc y/ cầu.
- HS làm bài vào vở ôn.
- Chữa bài (1 em lên điền vào bài tập trên bảng)
- Nhận xét (chỗ chấm 1, 2 điền dấu chấm, chỗ chấm 3 điền dấu chấm hỏi vì là câu hỏi).
__________________________________________________________________
Thứ tư ngày 20 tháng 12 năm 2017
Toán
NGÀY , THÁNG
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết đọc tên các ngày trong tháng.
- Bước đầu biết xem lịch, đọc thứ, ngày, tháng trên 1 tờ lịch tháng.
- Làm quen với đơn vị thời gian ngày, tháng. 1 tháng có thể có 30 hoặc 31 ngày.
- Bồi dưỡng năng lực tự học, tự hợp tác, chia sẻ
- Củng cố về đơn vị ngày, tuần lễ.
II. Chuẩn bị:
- GV: Lịch
- HS: Sgk
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1. Giới thiệu các ngày trong tháng.
- GV treo tờ lịch tháng 11
?/ Đây là tờ lịch tháng nào?
?/Lịch tháng cho ta biết điều gì?
- Yêu cầu HS đọc tên các cột.
?/ Ngày đầu tiên của tháng là ngày nào?
- Ngày 1/ 11 vào thứ mấy?
+ Gọi HS lên bảng chỉ vào ngày 1 / 11.
- Yêu cầu HS tìm các ngày khác.
+ Ví dụ: 20/11 ; 8/11 ; 25/11.
KL: Lịch dùng để xem ngày tháng. Khi xem lịch ta biết được ngày, tháng, thứ trong tuần.
HĐ2. Thực hành
Bài 1:
- Yêu cầu HS nêu cách viết của ngày 7/11.
+ Ta viết ngày trước, tháng sau.
Bài 2: GV treo tờ lịch tháng 12.
?/ Đây là tờ lịch tháng nào
- GV nêu câu hỏi ở phần b cho HS TL
+ Khi cần ngày thứ mấy của tuần sau là bao nhiêu thì xem thứ đó của tuần này là ngày bao nhiêu cộng 7 (nếu tuần trước bớt 7)
+ KL: Có tháng 30 ngày, có tháng 31 ngày.
HĐ3. Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xết giờ học.
- HS trả lời.
- Các ngày trong tháng.(nhiều học sinh nhắc lại)
- HS đọc: thứ hai, thứ ba, .... (cho biết các ngày trong tuần)
- Ngày 1.
- Thứ bảy.
- HS thực hành.
- HS lên chỉ lịch, ghi rõ các ngày trên vào thứ mấy trong tuần.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS nêu cách viết: ngày 7 tháng 11.
- HS làm bài tập. 1 em lên bảng chữa bài.
- Tháng 12.
- HS điền các ngày còn thiếu vào lịch trong vở bài tập.
- Đổi vở, kiểm tra - nhận xét.
- HS trả lời - nhận xét
- VN: thực hành xem lịch.
___________________________________________
Tập đọc
THỜI GIAN BIỂU
I. Mục tiêu:
- Đọc đúng các từ khó và các số chỉ giờ.
- Học sinh hiểu nghĩa các từ mới, hiểu tác dụng của thời gian biểu là giúp cho chúng ta làm việc có kế hoạch
- Bồi dưỡng năng lực tự học, tự hợp tác, chia sẻ
- Biết cách lập thời gian biểu cho hoạt động của mình. Có ý thức giờ nào việc ấy.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng lớp ghi sẵn các câu cần luyện đọc.
- HS: Sgk
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1. Giới thiệu bài
HĐ2. Luyện đọc
a) GV đọc mẫu.
b) Luyện phát âm
- GV cho HS tự phát hiện từ khó.
c) Hướng dẫn ngắt giọng
6 giờ - 6 giờ 30 : đọc là 6 giờ đến 6 giờ 30.
- 11 giờ đến 12 giờ / rửa mặt / rửa chân tay, / nghỉ trưa //
- Chiều // 14 giờ đến 15 giờ 30 / học bài.
- GV chia đoạn:
+ Đoạn 1: sáng
+ Đoạn 2: trưa.
+ Đoạn 3: chiều.
+ Đoạn 4: tối.
HĐ3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Đây là lịch làm việc của ai?
- Hãy kể các việc bạn Thảo làm hàng ngày và thời gian làm cácc việc đó.
- Bạn ghi các việc vào thời gian biểu làm gì?
- Thời gian biểu ngày nghỉ của bạn Thảo khác ngày thường như thế nào?
HĐ4. Luyện đọc lại
HĐ5. Củng cố - Dặn dò:
- Thời gian biểu có cần thiết không? Vì sao?
- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng dòng thơ.
- HS tự tìm từ khó đọc.
+ Ví dụ: vệ sinh, buổi sáng, sách vở,...
- HS luyện đọc các từ khó.
- HS luyện đọc ngắt giọng.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- HS đọc thầm cả bài trả lời.
- HS đọc câu hỏi- HS khác trả lời.
+ Ví dụ: Bạn Ngô Phương Thảo, lớp 2A trường Tiểu học Hoà Bình.
- HS kể.
- Cho khỏi quên và làm việc hợp lí.
- Ngày thường bạn đi học sáng còn thứ bảy bạn đi học vẽ, sáng chủ nhật đến thăm bà.
- HS thi đọc lại cả bài.
- Nhận xét.
- Có, vì nó giúp chúng ta học tập và sinh hoạt đúng giờ.
__________________________________________
Tập viết
CHỮ HOA O
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh biết viết chữ hoa O.
- Thực hành viết chữ O và cụm từ ứng dụng. Nối các con chữ đúng quy định.
- Bồi dưỡng năng lực tự học, tự hợp tác, chia sẻ
- Giáo dục hs có ý thức viết đúng, đẹp.
II. Chuẩn bị:
- GV: Chữ mẫu
- HS: Bảng con, vở
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1. giới thiệu bài
HĐ2. Hướng dẫn viết chữ hoa.
a) Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét.
- GV treo chữ mẫu, yêu cầu HS quan sát để nhận xét và trả lời câu hỏi.
- Chữ O cao mấy li, rộng mấy li. Gồm mấy nét viết?
- Xác định điểm đặt bút của chữ O?
b) GV viết mẫu và nêu quy trình viết.
O
c) Giới thiệu câu ứng dụng: Ong bay bướm lượn.
- GV treo bảng phụ ghi câu ứng dụng.
- Nhận xét về số chữ.
- Chiều cao các chữ cái?
- Hướng dẫn viết bảng con chữ Ong.
d) Viết vào vở từng dòng.
- GV thu vở - nhận xét.
HĐ3. Củng cố - Dặn dò:
- Tóm tắt nội dung bài
GV nhận xét giờ học.
- HS quan sát chữ mẫu và trả lời.
- Chữ O hoa cao 5 li, rộng 4 li, được viết bởi 1 nét cong kín, kết hợp với 1 nét cong trái.
- Nằm trên giao điểm của dòng kẻ ngang 6 và đường kẻ dọc 4.
- HS viết chữ O vào bảng con.
- 4 chữ.
- HS trả lời.
- HS viết bảng con chữ Ong.
- Nhận xét cách nối chữ.
- HS viết vào vở.
__________________________________________________________________
Chính tả : (Tập chép)
CON CHÓ NHÀ HÀNG XÓM
I. Mục tiêu:
- Chép lại chính xác đoạn văn tóm tắt câu chuyện: Con chó nhà hàng xóm.
- Làm đúng các bài tập phân biệt uy / ui; ch / tr .
- Bồi dưỡng năng lực tự học, tự hợp tác, chia sẻ
- Có ý thức viết đúng, đẹp.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ ghi nội dung đoạn chép.
- HS: VBT
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1. Giới thiệu bài
HĐ2. Hướng dẫn viết
- Gv treo bảng phụ, đọc đoạn viết.
?/ Đoạn văn kể lại câu chuyện nào?
+ Hướng dẫn trình bày.
- Vì sao từ Bé, Cún Bông phải viết hoa?
- Ngoài ra ta còn phải viết hoa những chữ cái nào?
+ Hướng dẫn viết từ khó:
+ Cho HS chép bài.
- Thu bài - nhận xét
HĐ3.Luyện tập
Bài 2: Thi tìm những tiếng có vần ui, uy
- GV cho hs thi tìm
- Gọi hs đọc CN, ĐT
Bài 3a : Tìm từ chỉ đồ dùng trong nhà bắt đầu bằng ch.
- GV chia nhóm, hs thi tìm viết vào nháp.
* Giúp hs nhận thấy những đồ dùng trong gđ được viết toàn bằng ch.
HĐ4. Củng cố - Dặn dò.
- GV tóm tắt nội dung bài
- Gv nhận xét chung giờ học.
- 1 HS đọc lại.
- HS trả lời.
- Tên riêng của bạn gái trong truyện.
- Những tiếng đầu câu.
- Học sinh tự tìm các từ khó viết.
+ ví dụ: quấn quýt, giường, mau lành,...
- HS viết từ khó vào bảng con.
- HS chép bài vào vở.
- HS soát lỗi, chữa lỗi.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS nêu nối tiếp, gv ghi bảng
- Cả lớp đọc: núi, múi, húi
Thủy, lũy, huy
- Nhận xét.
- Các nhóm báo cáo kết quả
- Đọc to: chăn, chiếu, chai, chén, chum, chậu, chảo, chạn
___________________________________________
Ôn Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho hs về ngày, giờ, ngày, tháng. Cách xem đồng hồ.
- Rèn kĩ năng xem giờ, xem lịch chính xác.
- Bồi dưỡng năng lực tự học, tự hợp tác, chia sẻ.
- Giáo dục hs biết quý thời gian.
II. Chuẩn bị:
- GV: Mô hình đồng hồ.
- HS: VBT
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1. Luyện tập
Bài 1: Thực hành xem giờ
- GV dùng đồng hồ thực hành quay kim đến các giờ đúng và gọi HS đọc.
- GV đọc bất kì giờ nào để hs thực hành
*Củng cố cách xem giờ đúng
- 17 giờ còn gọi là mấy giờ?
?/ Em ăn tối lúc mấy giờ? Hãy quay kim đến giờ đó?
?/ Em học bài từ 7 giờ đến 9 giờ, vậy thời gian em học là mấy giờ?
- 1 giờ sáng em đang làm gì?
Bài 2:
Một tuần em đi học mấy ngày?
- Nêu những tháng có 30 ngày?
- Nêu những tháng có 31 ngày?
- GV nhận xét kết luận đúng - sai.
Bài 3: Số?
a) Thứ năm tuần này là ngày 13 tháng 12 thì thứ năm tuần trước là ngày.Vì..
Thứ năm tuần sau là ngày ... Vì .
b) Tháng 12 có . ngày.
HĐ2.Củng cố - Dặn dò:
- Tóm tắt nội dung bài
Gv nhận xét giờ học.
- HS quan sát và đọc giờ trên đồng hồ.
- Nhận xét.
- 17 giờ còn gọi là 5 giờ chiều.
- HS thực hành.
- Em đang ngủ
- HS làm vào vở
- Một tuần em đi học 5 ngày.
- Những tháng có 30 ngày là: tháng 4,6,9,11.
- Những tháng có 31 ngày là: tháng 1,3 5, 7,8 ,10,12
- HS nêu kq và giải thích
- Thứ năm tuần trước là ngày 6 tháng 12 vì 13 - 7 = 6
- Thứ năm tuần sau là ngày 20 vì 13 + 7 = 20
__________________________________________________________________
Thứ năm ngày 21 tháng 12 năm 2017
Toán
THỰC HÀNH XEM LỊCH
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh củng cố kiến thức xem lịch tháng.
- Củng cố biểu tượng về thời điểm, khoảng thời gian.
- Bồi dưỡng năng lực tự học, tự hợp tác, chia sẻ.
- Tích cực, tự tin trong học tập và giải toán.
II. Chuẩn bị:
- GV: Lịch treo năm 2015.
- HS: Sgk
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1. Giới thiệu bài
HĐ2. Hướng dẫn thực hành
Bài 1: GV cho HS đọc yêu cầu
- GV treo tờ lịch tháng 11
- Ngày đầu tiên của tháng 11 là thứ mấy?
- Ngày 20 tháng 11 là thứ mấy?
- Ngày cuối cùng của tháng là thứ mấy, ngày mấy?
- Tháng 11 có bao nhiêu ngày?
Bài 2:
- GV treo tờ lịch tháng 12, yêu cầu HS trả lời từng câu hỏi.
- Các ngày thứ sáu trong tháng 12 là ngày nào?
- Thứ 3 tuần này là ngày 16 tháng 12. Vậy thứ ba tuần trước là ngày mấy? Thứ ba tuần sau là ngày mấy?
- Ngày 31/12 là thứ mấy?
+ Tháng 12 có 31 ngày.
HĐ3.Củng cố - Dặn dò:
- GV tóm tắt nội dung bài
GV nhận xét giờ học.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Tự điền các ngày còn thiếu vào tờ lịch.
- HS chữa bài.
- Nhận xét, bổ sung.
- Thứ bảy.
- Thứ năm
- Chủ nhật, ngày 30.
- 30 ngày.
- Ngày 5, 12, 19, 26.
- Ngày 9/12 (16 - 7 = 9)
- Ngày 23/12 ( 16 + 7 = 23)
- Thứ tư.
___________________________________________
Luyện từ và câu
TỪ CHỈ TÍNH CHẤT. CÂU KIỂU AI THẾ NÀO ?
TỪ NGỮ VỀ VẬT NUÔI
I. Mục tiêu:
- Học sinh làm quen với những cặp từ trái nghĩa.
- Biết dùng những từ trái nghĩa là tính từ để đặt những câu đơn giản theo mẫu: Ai (con gì, cái gì) thế nào? Mở rộng vốn từ về vật nuôi.
- Bồi dưỡng năng lực tự học, tự hợp tác, chia sẻ.
- Có ý thức dùng từ đúng, nói viết thành câu.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 1, 2. Tranh vẽ bài tập 3.
- HS: VBT
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1. Giới thiệu bài.
HĐ2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: (GV treo bảng phụ)
- Gọi 1 HS đọc đề bài và câu mẫu.
*Củng cố từ trỏi nghĩa: là từ có nghĩa trái ngược nhau.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Trái nghĩa với ngoan là gì?
- đặt câu với từ hư.
- GV gọi HS đọc 2 câu có cặp từ: tốt - xấu
- Gọi 1 số em đọc câu của mình.
Bài 3: GV treo tranh và hỏi:
Các con vật này được nuôi ở đâu?
*LH: chăm súc vật nuôi trong gđ.
HĐ3. Củng cố - Dặn dò:
- GV tóm tắt nội dung bài
- GVnhận xét giờ học.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS tự làm bài.
- Chữa bài - Nêu các cặp từ
+ Ví dụ: tốt - xấu; nhanh - chậm; đen- trắng ; cao - thấp; khoẻ - yếu.
- 1 HS đọc .
- Hư
- HS đặt câu:
+ Ví dụ: Con mèo ấy rất hư.
- HS đặt câu - nhận xét.
- HS tự chọn những cặp từ mà mình thích rồi đặt câu với cặp từ đó.
- HS đọc câu vừa đặt.
- Nhận xét bình chon câu hay.
- Nuôi ở nhà.
- HS tự làm bài.
- 1 em đọc tên các con vật trong tranh.
- Nhận xét, bổ sung.
_________________________________________________
Chính tả: (Nghe viết)
TRÂU ƠI !
I. Mục tiêu:
- HS nghe viết lại chính xác bài :"Trâu ơi!" Trình bày đúng thể thơ lục bát.
- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt ch/tr.
- Bồi dưỡng năng lực tự học, tự hợp tác, chia sẻ.
- Giáo dục hs có ý thức rèn chữ đẹp, giữ vở sạch.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ
- HS: Vở Bài tập TV
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1. KTBC:
- GV đọc: núi cao, tàu thuỷ, nhảy nhót.
HĐ2. Bài mới
*Hướng dẫn viết chính tả.
- GV đọc bài
?/ Đây là lời của ai nói với ai?
?/ Người nông dân nói gì với trâu?
?/ Tình cảm của người nông dân đối với trâu như thế nào?
Tìm những từ khó viết.
- GV đọc từ khú
*Hướng dẫn trình bày
- Bài thơ viết theo thể thơ nào?
- Trình bày như thế nào?
* GV đọc cho HS viết bài.
- GV thu vở nhận xét
HĐ3.Luyện tập
Bài tập :ch/tr
- GV gọi hs chữa bài, nhận xét
- Yêu cầu hs đọc
*Củng cố ch/tr
HĐ4. Củng cố - Dặn dò:
- Tóm tắt nội dung bài
- GV nhận xét giờ học.
- HS viết bảng con.
- 2 HS đọc lại - lớp đọc thầm.
- HS trả lời. Ví dụ:
+ Người nông dân nói với trâu.
+ Bảo trâu ra đồng cố gắng làm việc, người nông dân có thóc ăn, trâu cũng được ăn no.
- Coi trâu như người bạn thân thiết.
- HS tự tìm từ khó viết.
+ Ví dụ: này, ruộng, nông gia.
- HS viết từ khó vào bảng con.
- Lục bát.
- Câu 6 tiếng lùi vào 1 ô.
Câu 8 tiếng sát lề.
- HS viết bài.
- Soát bài - chữa lỗi.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS tự làm bài vào vở BTTV
- 2 hs chữa bài
Cây tre, che nắng, buổi trưa, chưa ăn
Ông trăng, chăng dây, con trâu, châu báu, nước trong, chong chóng.
____________________________________________
Ôn Tiếng Việt
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu :
- Đoc trơn toàn bài. Biết nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu, sau mỗi dòng thơ. Biết đọc bài thơ với giọng âu yếm, hồn nhiên, vui tươi.
+ Hiểu các từ : thong thả, líu ríu, dập dờn.
+ Hiểu nội dung bài thơ : Miêu tả vẻ đẹp ngộ nghĩnh đáng yêu của đàn gà mới nở và tình cảm âu yếm, che chở của gà mẹ đối với gà con
- HS học thuộc lòng bài thơ.
- Bồi dưỡng năng lực tự học, tự hợp tác, chia sẻ
- HS yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
- GV: Tranh vẽ trong sách giáo khoa.
- HS: VBT
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ1. Kiểm tra:
- Gọi hs đọc bài :Thời gian biểu
HĐ2. H.dẫn HS lyện đọc
2.1 GV đọc mẫu
2.2 H.dẫn hs luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
a) Đọc từng câu:
b) Đọc từng đoạn trước lớp .
- Giải nghĩa từ : Líu ríu chạy
- Chuyển động lúc lên lúc xuống nhẹ nhàng còn được nói ntn ?
c. Đọc từng khổ thơ trong nhóm.
d. Thi đọc giữa các nhóm .
e. Đọc đồng thanh
HĐ3. Hướng dẫn h/s tìm hiểu bài
- Tìm những hình ảnh đẹp và đáng yêu của đàn gà con ?
- Gà mẹ bảo vệ, âu yếm con như thế nào ?
- Câu thơ nào cho thấy nhà thơ rất yêu đàn gà mới nở?
HĐ4. Học thuộc lòng bài thơ :
- H.dẫn hs đọc thuộc lòng từng dòng thơ, khổ thơ
HĐ5. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, dặn dò về nhà.
- 2 h/s đọc
HS chú ý lắng nghe
- HS đọc nối tiếp nhau từng câu
- HS đọc nối tiếp từng dòng thơ
- 1 em đọc phần chú giải
- Dập dờn
- Đọc nhóm 5
- Các nhóm thi đọc
- Cả lớp đọc đồng thanh 1 lần
- HS đọc câu hỏi 1, chia sẻ ý kiến với các bạn.
+ Lông vàng mát dịu
Mắt đen sáng ngời ...
- 1 em đọc câu hỏi 2, TLCH :
+...dang đôi cánh cho con biến vào trong ngẩng đầu canh chừng kẻ thù.
- Ôi ! chú gà ơi !
Ta yêu chú lắm
HS thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ
__________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 22 tháng 12 năm 2017
Tập làm văn
KHEN NGỢI - KỂ NGẮN VỀ CON VẬT
LẬP THỜI GIAN BIỂU
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết nói lời khen ngợi - kể ngắn về các vật nuôi trong nhà.
- Biết lập thời gian biểu 1 buổi trong ngày (buổi tối)
- Bồi dưỡng năng lực tự học, tự hợp tác, chia sẻ.
- Có ý thức thực hiện thời gian biểu đúng.
II. Chuẩn bị:
- GV: Tranh vẽ 1 số con vật nuôi trong nhà.
- HS: Vở
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1.Giới thiệu bài
HĐ2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: Gọi HS đọc đề bài - Đọc cả câu mẫu.
- Ngoài câu mẫu bạn nào còn có thể nói cách khác?
- Tổ chức cho HS thực hành nói các câu của bài tập 1.
- Gv ghi lên bảng 1 số câu đúng và hay.
Bài 2:Gắn tranh
- Gọi HS đọc đề bài.
+ Bước 1: Chọn tên con vật sẽ kể.
+ Bước 2: Kể 1 số thông tin...
+ Bước 3: Tình cảm (sự chăm sóc...)
Bài 3:
- Gọi HS đọc đề.
- Gọi 1 em đọc thời gian biểu của bạn Phương Thảo
HĐ3. Củng cố - Dặn dò:
- GV tóm tắt nội dung bài
-GV nhận xét giờ học.
- 1 HS đọc- Lựa chon các câu nói khác.
+ Ví dụ:
- Đàn gà đẹp quá!
- Đàn gà thật là đẹp!
+ HS nói câu của mình.
+ Ví dụ:
- Chú Cường khoẻ quá!
- Chú Cường mới khoẻ làm sao!
- Nhận xét.
- HS quan sát
- 1 HS đọc
- Cả lớp làm bài
- Chữa bài.
- 1 HS đọc đề.
- 1 em đọc lại Thời gian biểu của bạn Phương Thảo.
- HS tự lập thời gian biểu theo yêu cầu bài tập.
- Đọc cho các bạn nghe.
- Nhận xét, (đánh giá xem thời gian biểu có phù hợp không.)
________________________________________________
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh củng cố về xem giờ đúng trên đồng hồ.
- Xem lịch tháng, nhận biết ngày, tháng.
- Bồi dưỡng năng lực tự học, tự hợp tác, chia sẻ.
- Giáo dục HS biết quý trọng thời gian.
II. Chuẩn bị:
- GV: Mô hình đồng hồ có thể quay được.
- HS: Đồng hồ
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1. Giới thiệu bài
HĐ2. Luyện tập
Bài 1:
- GV nêu câu hỏi
?/ Em tưới cây lúc mấy giờ?
?/ Đồng hồ nào chỉ 5 giờ chiều? Vì sao em biết?
?/ Em học ở trường lúc mấy giờ?
?/ Đồng hồ nào chỉ 8 giờ sáng?
?/ Khi đồng hồ chỉ 8 giờ sáng thì kim dài chỉ số nào? Kim ngắn chỉ số nào?
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
Bài 3: Thi quay kim đồng hồ.
- GV chia lớp thành 2 đội, lần lượt từng đại diện lên tham gia trò chơi.
+ GV nêu 1 giờ bất kì, HS thi cùng quay kim đồng hồ đến giờ đó - Ai nhanh thì thắng
- Tổng kết: tuyên dương đội thắng cuộc.
HĐ3. Củng cố - Dặn dò:
- GV tóm tắt nội dung bài.
- GV nhận xét giờ học.
+ HS quan sát trả lời. Ví dụ (đúng)
- 5 giờ chiều
- Đồng hồ D
- Vì 17 giờ là 5 giờ chiều.
- 8 giờ sáng.
- Đồng hồ A.
- Số 12
- Kim ngắn chỉ số 8.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS tự làm bài.
- Chữa bài - nhận xét.
- 2 HS lên chơi.
- Nhiều HS được tham gia chơi.
______________________________________________
Kể chuyện
CON CHÓ NHÀ HÀNG XÓM
I. Mục tiêu:
- Học sinh quan sát tranh, kể lại từng đoạn câu chuyện: Con chó nhà hàng xóm.
- Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
- Bồi dưỡng năng lực tự học, tự hợp tác, chia sẻ.
- Yêu quý con vật nuôi trong nhà.
II. Chuẩn bị:
- GV: Tranh minh hoạ trong Sgk.
- HS: Trang sgk
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1. Giới thiệu bài
HĐ2. Hướng dẫn kể từng đoạn truyện.
- HS kể từng đoạn theo gợi ý.
+ Tranh 1:
- Tranh vẽ ai?
- Cún Bông và Bé đang làm gì?
+ Tranh 2:
- Chuyện gì xảy ra khi Bé và Cún Bông đang chơi?
- Lúc đó Cún làm gì?
+ Tranh 3:
- Bé bị ốm, ai đã đến thăm Bé?
- Bé mong muốn điều gì?
- Lúc Bé bó bột nằm bất động, Cún đã giúp Bé làm gì?
+ Tranh 5: - Bé và Cún đang làm gì?
- Lúc ấy, bác sĩ nghĩ gì?
HĐ3. Kể lại toàn bộ câu chuyện.
- GV nhận xét tuyên dương
HĐ4. Củng cố - Dặn dò:
- Tóm tắt nội dung bài
- VN kể lại cho người thân nghe câu chuyện.
- HS thảo luận theo nhóm từng bức tranh.
- Mỗi nhóm 1 bức tranh, lần lượt dựa vào các câu hỏi kể lại từng đoạn chuyện.
- Đại diện từng nhóm kể từng đoạn chuyện.
- Cả lớp nghe và nhận xét.
- Sau cả lớp thi kể lại từng đoạn chuyện.
1,2 hs khá, giỏi kể lại
- HS thi kể lại cả câu chuyện.
- 2 nhóm thi kể phân vai.
- Nhận xét.
_________________________________________
Hoạt động tập thể
KĨ NĂNG QUAN TÂM, GIÚP ĐỠ BẠN
I. Mục tiêu:
- Biết được ý nghĩa của việc quan tâm, giúp đỡ bạn bè.
- Hiểu được một số yêu cầu khi quan tâm giúp đỡ bạn.
- Bước đầu vận dụng để thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn bè bằng một số việc cụ thể. Rèn kĩ năng biết yêu thương giúp đỡ mọi người.
II. Chuẩn bị:
- GV: Xem tài liệu giảng dạy.
- HS: Nghiên cứu bài trong SGK.
- Phương tiện: Sách thực hành kỹ năng sống lớp 2.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1. Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu và ghi tựa bài
HĐ2. Trải nghiệm
- GV kể câu chuyện “ Bồ câu và kiến”.
- HS nghe xong thảo luận và trả lời: Hành động nào trong câu chuyện thể hiện sự giúp đỡ?.
HĐ3. Chia sẻ - Phản hồi:
- HS đọc và đánh dấu vào những biểu hiện của sự quan tâm.
HĐ4. Xử lí tình huống:
- HS hoạt động cặp đôi để xư lí tình huống theo cách sắm vai.
- Rút kinh nghiệm bằng các nối nội dung ở cột A và cột B sao cho phù hợp.
HĐ5. Hoạt động thực hành:
- HS đọc để biết vẽ trái tim vào tranh vẽ nào thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn.
HĐ6. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà biết áp dụng quan tâm giúp đỡ người khác.
- HS chú ý nghe.
- HS chia sẻ và trả lời.
- HS lắng nghe và đánh dấu vào các ô 1, 2, 3, 5.
- Một số nhóm lên sắm vai
- Học sinh đọc nội dung và rút ra bài học.
- HS đọc nội dung các bức tranh và vẽ tría tim vào bức tranh a, d và chia sẻ với các bạn.
- HS kể cho các bạn ở lớp nghe những hành động mà mình đã làm để quan tâm giúp đỡ bạn.
- HS lắng nghe.
KIỂM ĐIỂM NỀ NẾP TUẦN 16
I. Mục tiêu:
- Kiểm điểm công tác tuần 16. HS nhận ra những ưu điểm, tồn tại trong tuần qua.
- Phổ biến các nội quy, quy định của trường, lớp. Nêu phương hướng tuần 17.
- Giáo dục HS ý thức tập thể, tinh thần tự giác trong việc học tập và rèn luyện.
II. Chuẩn bị:
- Sổ theo dõi thi đua.
III. Nội dung:
*HĐ1: Kiểm điểm nề nếp trong tuần:
*Chủ tịch HĐTQ điều hành: đề nghị đại diện từng Ban lên báo cáo tình hình hoạt động của các bạn trong lớp lớp:
-Trưởng Ban học tập báo cáo về: nề nếp truy bài; học và chuẩn bị bài; việc giúp đỡ và chia sẻ ý kiến trong các nhóm..
- Trưởng Ban Lao động, vệ sinh báo cáo về : việc trực nhật lớp; ý thức giữ gìn vệ sinh lớp học; vệ sinh cá nhân; mặc đồng phục.
-Trưởng Ban Văn nghệ, TDTT báo cáo về: ý thức hát đầu giờ và giữa giờ; hoạt động văn nghệ thể thao,.
- GVCN nhận xét chung.
+ Nề nếp:
.
+ Học tập:
...........
- Lớp bình chọn HS được tuyên dương: ..
- HS cần giúp đỡ: ..
*HĐ2: Kế hoạch hoạt động tuần 17
- Chủ tịch HĐTQ nêu chủ điểm của tháng và đề ra những việc cần làm:
- Đi học đúng giờ, truy bài, hát đầu giờ, tập thể dục-múa hát tập thể, mặc đồng phục
*GVCN:
- Đi học đúng giờ, ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng.
- Không nói tục, chửi bậy; giữ vệ sinh trường, vệ sinh cá nhân và vệ sinh chung.
- Phát huy tốt hoạt động của Hội đồng tự quản. GVCN hướng dẫn, giúp đỡ HĐTQ hoạt động tốt hơn nữa, mạnh dạn, tự tin hơn.
- Tiếp tục thực hiện tốt nề nếp của trường, lớp: HS thực hiện tốt ý thức tự phục vụ bản thân, ăn ngủ điều độ, vệ sinh lớp học sạch sẽ. Giáo dục HS tiết kiệm điện, nước. Biết làm việc nhà phù hợp với khả năng của mình.
- Thực hiện tốt luật ATGT. Giữ gìn và bảo vệ của công, cây cối trong nhà trường.
*HĐ3: Tổ chức cho HS vui văn nghệ
- Trưởng Ban văn nghệ điều hành: hát cá nhân, tập thể
___________________________________________
Ôn Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Biết đọc tên các ngày trong tháng ; Biết xem lịch: đọc thứ, ngày, tháng trên tờ lịch tháng.
- HS nhận biết về các đơn vị đo thời gian: Ngày, tuần lễ. Tiếp tục củng cố biểu tượng về thời điểm và khoảng thời gian, biết vận dụng các biểu tượng đó để trả lời câu hỏi đơn giản.
- Bồi dưỡng năng lực tự học, tự hợp tác, chia sẻ.
- HS có ý thức học Toán.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ
- HS: Bảng con
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1. HS hoàn thành các bài tập
Bài 1 : Trả lời các câu hỏi
- Một tuần lễ có mấy ngày?
- Một năm có mấy tháng?
- Tháng 12 có bao nhiêu ngày?
- Hôm nay là ngày bao nhiêu?
Bài 2: Đọc , viết (theo mẫu)
- GV giúp đỡ HS yếu
Bài 3: HS xem tờ lịch tháng 12 (BT số 2 , trang 79- SGK Toán 2) rồi cho biết
HĐ2.Củng cố - dặn dò:
- Dặn HS ôn bài
- HS Hđ nhóm 2
- Một số HS trả lời trước lớp
A) Ngày mười bảy tháng mười một...(Ngày 17 thâng 11)........
B) Ngày mười tháng mười hai..................
C).........................................Ngày 15 tháng 11
D) Ngày chín tháng mười .....................
- HS làm vở, 1 HS lên bảng
HS làm vở à chia sẻ bài làm với bạn.
- Ngày 22 tháng 12 là ngày nào? Ngày 25 tháng 12 là thứ mấy?
- Trong tháng 12 có mấy ngày thứ hai? Đó là các ngày nào?
- Tuần này thứ năm là ngày 18 tháng 12. Tuần
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- T16.doc