Toán NGÀY, GIỜ ( S. 76 )
I.Mục tiêu:
- Nhận biết một ngày có 24 giờ , 24 giờ trong một ngày được tính từ 12 giờ đên hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau.
- Biết các buổi và tên các giờ tương ứng trong một ngày.
- Nhận biết đơn vị đo thời gian : ngày , giờ.
- Biết xem giờ đúng trên đồng hồ.
- Nhận biết thời điểm , khoảng thời gian, các buổi sáng, trưa, chiều , tối , đêm.
* Bài tập cần làm : BT1, BT3.
*HS khuyết tật: Luyện đọc, viết chữ số.
II. Đồ dùng dạy học:
- Mặt đồng hồ bằng bìa
- Đồng hồ để bàn
- Đồng hồ điện tử
24 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 764 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 2 Tuần 16 - Trường Tiểu học Tô Vĩnh Diện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài
- Hiểu ND: Sự gần gũi đáng yêu của con vật nuôi đối với đời sống tình cảm của bạn nhỏ. (trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa).
+ GDKNS: Kiểm soát cảm xúc.Thể hiện sự cảm thông. Trình bày suy nghĩ. Tư duy sáng tạo. Phản hồi, lắng nghe tích cực, chia sẻ. `
- Tranh minh hoạ bài học trong SGK.
*HS khuyết tật: Luyện đọc, viết chữ cái.
II. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra 3 HS đọc lại bài Bé Hoa và trả lời các câu hỏi về nội dung bài đọc
- GV nhận xét.
B. Bài mới:
1) Giới thiệu chủ điểm mới và bài học:
- Yêu cầu HS mở SGK(trang 127) và đọc tên chủ điểm
- Yêu cầu HS quan sát tranh và cho biết bạn trong nhà là những con vật gì?
- Chó ,mèo là những vật nuôi trong nhà rất gần gũi với các em. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về tình cảm giữa một em bé và một chú cún con.
2)Luyện đọc:
2.1. GV đọc mẫu toàn bài:
(Giọng kể chậm rãi, tình cảm)
2.2.GV hướng dẫn HS luyện đọc
a)Đọc từng câu
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu
- GV hướng dẫn đọc từ ngữ khó: nhảy nhót, lo lắng, thân thiết, vẫy đuôi, rối rít, thỉnh thoảng..
b)Đọc từng đoạn
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn
- GV hướng dẫn ngắt nghỉ hơi và nhấn giọng ở một số câu
- Bé rất thích chó/nhưng nhà bé không nuôi con nào//Cún mang cho bé/khi thì tờ báo hay cái bút chì/ khi thì con búp bê..//
- Nhìn Bé vuốt ve Cún/bác sĩ hiểu/ chính Cún đã giúp Bé mau lành//
- Ở các trình độ khá hướng dẫn đọc đúng lời nhân vật.
- Yêu cầu HS đọc chú giải
c)Đọc từng đoạn trong nhóm
d)Thi đọc giữa các nhóm
e)Cả lớp đọc đồng thanh
3.Hướng dẫn tìm hiểu bài
Câu hỏi 1:
- Bạn của Bé ở nhà là ai?
- GV hỏi thêm Bé và Cún thường chơi đùa với nhau như thế nào?
Câu hỏi 2:
- GV hỏi thêm. Vì sao Bé bị thương?
- Khi Bé bị thương Cún đã giúp Bé như thế nào?
Câu hỏi 3: Những ai đến thăm Bé?
- Vì sao bé vẫn buồn ?
Câu hỏi 4:
- Cún đã làm cho Bé vui như thế nào?
Câu hỏi 5
- Bác sĩ nghĩ rằng vết thương của bé mau lành là nhờ ai?
GV hỏi: Câu chuyện này giúp em hiểu điều gì?
GV chốt lại: Câu chuyện ca ngợi tình bạn thắm thiết giữa Bé và Cún Bông mang lại niềm vui cho Bé, giúp Bé mau lành bệnh. Các vật nuôi trong nhà là bạn của trẻ em
4.Luyện đọc lại:
- GV hướng dẫn HS đọc toàn truyện theo vai
- GV nhận xét-tuyên dương.
5. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau : Thời gian biểu.
- 3 HS đọc và trả lời câu hỏi
- HS đọc
- HS trả lời
- Cả lớp theo dõi và lắng nghe .
- HS nối tiếp đọc từng câu
- HS đọc
- HS nối tiếp đọc từng đoạn
- HS đọc cá nhân-đồng thanh
- 2 HS đọc chú giải
- HS đọc từng đoạn trong nhóm
- Đại diện HS đọc từng đoạn, cả bài
- Cả lớp đọc đồng thanh
- Cún Bông con chó nhà hàng xóm
- Nhảy nhót tung tăng khắp vườn
- Bé mãi chạy theo Cún, vấp phải một khúc gỗ và ngã
- Cún chạy đi tìm mẹ của Bé và đến giúp
- Bạn bè thay nhau đến thăm, kể chuyện, tặng quà cho Bé
- Bé nhớ Cún Bông
- Cún chơi với Bé, mang cho Bé khi thì tờ báo hay cái bút chì, khi thì con búp bê..làm Bé cười
- Bác sĩ nghĩ rằng vết thương của bé mau lành là nhờ Cún
- Tình bạn giữa Bé và Cún Bông đã giúp Bé mau lành bệnh
- HS1: người dẫn truyện
- HS2 : mẹ của bé
- HS3 : bé
- Lắng nghe, thực hiện.
Thứ ba ngày 19 tháng 12 năm 2017
Tập đọc THỜI GIAN BIỂU
I. Mục tiêu :
- Biết đọc chậm, rõ ràng các số chỉ giờ; ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu, giữa cột ,dòng.
- Hiểu được tác dụng của thời gian biểu ( trả lời được CH 1, 2)
* HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 3
*HS khuyết tật: Luyện đọc, viết chữ cái.
II. Đồ dùng :
- Bảng phụ ghi nội dung câu luyện đọc
II. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ
- 2HS nối tiếp đọc 5 đoạn truyện con chó nhà hàng xóm, trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét.
B. Bài mới:
1) Giới thiệu bài:
- Trong giờ TĐ hôm nay chúng ta sẽ tập đọc bản thời gian biểu của bạn Ngô Phương Thảo. Qua đó các em sẽ biết cách lập một thời gian biểu hợp lí cho công việc hằng ngày của mình
2)GV hướng dẫn đọc và giải nghĩa từ
21. Luyện đọc:
2.1. GV đọc mẫu toàn bài 1 lượt: Giọng đọc chậm rãi, rõ ràng, rành mạch, ngắt nghỉ rõ sau mỗi cụm từ .
2.2 Đọc từng câu:
- Đọc 3 lượt -1HS đọc đầu bài, sau đó HS tiếp tục đọc từng dòng đến hết
- GV hướng đãn HS đọc các từ khó: thời gian biểu, ngủ dậy, rửa mặt, quét dọn, nấu cơm
b)Đọc từng đoạn trước lớp
- HS đọc từng đoạn trước lớp
Đoạn1: Tên bài + buổi sáng
Đoạn 2: Trưa
Đoạn 3: Chiều
Đoạn 4: Tối
- GV hướng dẫn HS ngắt nghỉ
SÁNG//
6giờ đến 6giờ30//ngủ dậy, tập thể dục,/vệ sinh cá nhân//
- Gọi HS đọc chú giải
c)Đọc từng đoạn trong nhóm
d)Thi đọc giữa các nhóm
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
Câu hỏi 1: Đây là lịch làm việc của ai?
- Em hãy kể các việc Phương Thảo làm hằng ngày
Câu hỏi 2 : Phưong Thảo ghi các việc cần làm vào TGB để làm gì?
Câu hỏi 3: Thời gian biểu ngày nghỉ của Phương Thảo có ghi gì khác ngày thường ?
4. Thi tìm hiểu nhanh đọc giỏi :
- Các nhóm thi tìm nhanh, đọc giỏi
- Đại diện 1 nhóm đọc 1 vài thời điểm trong thời gian biểu của bạn Ngô Thị Phương Thảo, HS các nhóm khác phải tìm nhanh, đọc đúng việc làm của bạn Thảo trong thời điểm ấy
GV nhận xét - tuyên dương.
C. Củng cố –dặn dò
- Thời gian biểu giúp ta sắp xếp thời gian làm việc hợp lí, có kế hoạch, làm cho công việc đạt hiệu quả.
- Người lớn, trẻ em đều nên lập thời gian biểu cho mình
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Bài sau: Tìm ngọc.
- 2HS đọc
- HS đọc thầm
- HS đọc từng dòng
- HS đọc cá nhân- đồng thanh
- 4HS đọc
- HS đọc cá nhân, đồng thanh
- 2HS đọc chú giải
- HS đọc từng đoạn trong nhóm
- Đại diện nhóm thi đọc
- Ngô Phương Thảo, học sinh lớp 2A, Trường tiểu học Hoà Bình
- 4 HS lần lượt kể bằng lời kể của mình các việc Phương Thảo làm vào buổi sáng, trưa, chiều, tối.
- Để các bạn nhớ việc và làm các việc một cách thong thả, tuần tự, hợp lí, đúng lúc.
- Từ 7giờ đến 11giờ đi học. Thứ bảy học vẽ, chủ nhật đến bà.
- HS thi tìm nhanh
- HS thi đọc giỏi
- Lắng nghe, thực hiện.
Thứ ba ngày 19 tháng 12 năm 2017
Chính tả ( tc ) CON CHÓ NHÀ HÀNG XÓM
I.Mục tiêu:
- Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng bài văn xuôi.
- Làm đúng BT2; BT3 a.
*HS khuyết tật: Luyện đọc, viết chữ cái.
II. Đồ dùng:
- Chép sẵn nội dung bài
- Bảng phụ ghi nội dung bài tập 2, 3
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
Nhận xét bài cũ
HS viết bảng con: đưa võng, đen láy.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn viết chính tả:
a)Ghi nhớ nội dung đoạn văn
- Giáo viên đọc mẫu 1 lần
- Đoạn văn kể lại câu chuyện nào?
b) Hướng dẫn tìm hiểu nội dung
- Vì sao từ Bé trong bài phải viết hoa?
- Trong câu:"Bé là một cô bé yêu loài vật" từ Bé nào là từ riêng.
c) Hướng dẫn từ khó
- Giáo viên phân tích các từ khó: Nuôi, quấn quýt, bất động, giường, giúp.
- Yêu cầu học sinh viết bảng con
d) Chép bài:
- Yêu cầu HS nhìn bảng chép bài vào vở .
e) Soát lỗi
- Giáo viên đọc lại chậm rãi, học sinh rà soát lại, sửa lại lỗi bằng bút chì.
g) Chấm chữa bài
3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả
Bài 2: (Vở)
Bài 3: (Miệng )
- Gọi HS lần lượt nêu
* Chấm vở - Nhận xét
C. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau: Trâu ơi( Nghe – viết )
- 1 học sinh lên bảng. Cả lớp viết bảng con
- 2 học sinh đọc lại
- Con chó nhà hàng xóm
- Vì là tên riêng
- Cô bé không phải là tên riêng
- Học sinh phát âm
- Học sinh viết bảng con
- HS viết bài
- Học sinh sửa bài bằng bút chì
- đồi núi, cái túi, phủi bụi
- tàu thuỷ, luỹ tre, khuy áo
- Chăn, chiếu, chõng,chum , chậu ,
- Lắng nghe, thực hiện.
Thứ sáu ngày 22 tháng 12 năm 2017
Chính tả ( n – v ) TRÂU ƠI
I. Mục tiêu:
- Nghe viết chính xác bài CT, trình bày đúng bài ca dao thuộc thể thơ lục bát.
- Làm được BT2, BT3 b .
*HS khuyết tật: Luyện đọc, viết chữ cái.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi nội dung BT 2,3.
III. Các hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Kiểm tra bài cũ:
- Nhận xét bài cũ
- Yêu cầu HS viết bảng con: quấn quýt, bất động
B. Bài mới:
1.Giới thiệu:
2.Hướng dẫn học sinh chuẩn bị:
- Giáo viên đọc 1 lần bài ca dao
- Bài ca dao là lời của ai nói với ai?
- Bài ca dao cho em thấy tình cảm của người nông dân với con trâu như thế nào?
- Bài ca dao có mấy dòng ?
- Chữ đầu mỗi dòng viết như thế nào?
- Hướng dẫn học sinh phân tích và viết bảng con những từ dễ viết sai: quản công, ngoài ruộng, cấy cày, nghiệp.
3. Đọc cho học sinh viết
4. Chấm, chữa bài
5. Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 2: (Miệng)
- Thi tìm những tiếng khác nhau ở vần ao hoặc au.
- Yêu cầu học sinh thi nhau tìm
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
Bài tập 3: (Vở)
- Giáo viên nêu yêu cầu của bài 3b
- Gọi 1 học sinh lên bảng, cả lớp làm vở
*Chấm vở - Nhận xét.
C. Củng cố,dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau: Tìm ngọc.
- 1 HS lên bảng
- Cả lớp viết bảng con
- 2 học sinh đọc lại, cả lớp theo dõi.
- Lời của nông dân nói với trâu như nói với một người bạn thân thiết.
- Người nông dân rất yêu quý trâu, trò chuyện tâm tình với trâu như với một người bạn
- 6 dòng
- Viết hoa
- HS viết bảng con
- Học sinh viết vào vở, 1 HS viết bảng lớp.
- Học sinh đổi vở chữa lỗi bằng bút chì.
- 1 học sinh đọc và nêu rõ yêu cầu.
- Học sinh mỗi nhóm đại diện lên thi tiếp sức.
* Ví dụ: báo - báu, cáo - cáu, cháo -cháu, phao - phau
Nghỉ ngơi, chả cá, ngã ba
- Lắng nghe, thực hiện.
Thứ năm ngày 21 tháng 12 năm 2017
Luyện từ và câu : TỪ CHỈ TÍNH CHẤT. CÂU KIỂU AI THẾ NÀO ?
TỪ NGỮ VỀ VẬT NUÔI
I.Mục tiêu:
- Bước đầu tìm được từ trái nghĩa với từ cho trước (BT 1); biết đặt câu với mỗi từ trong cặp từ trái nghĩa tìm được theo mẫu Ai thế nào? (BT 2)
- Nêu đúng tên các con vật được vẽ trong tranh (BT3).
*HS khuyết tật: Luyện đọc, viết chữ cái.
II. Đồ dùng:
- Nội dung bài tập 1,2 viết sẵn trên bảng
- Tranh minh hoạ bài 3.
III.Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng làm BT tuần 15
- Nhận xét.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài : Nêu MĐYC
2.Hướng dẫn chính tả :
Bài 1: (Miệng)
- Gọi HS đọc đề
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi
- Gọi HS trình bày
Bài 2: (Miệng)
- Gọi 1 HS đọc đề bài
- GV hướng dẫn : Ở bài tập 1 có 6 cặp từ trái nghĩa, các em hãy chọn 1 cặp từ trái nghĩa để đặt câu với mỗi từ đó
- Trái nghĩa với từ ngoan là hư, hãy đặt câu có từ hư và 1 câu có từ ngoan
VD:Chú chó này rất ngoan .Con mèo ấy rất hư.
Bài 3: (Vở)
- GV treo tranh và hỏi : Những con vật này được nuôi ở đâu?
- Bài tập này giúp các em tìm hiểu một số con vật nuôi trong nhà.
C. Củng cố –dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau : Từ ngữ về vật nuôi.Câu kiểu Ai thế nào ?
- 2HS lên bảng làm bài tập 2 và 3
- 1HS đọc đề
- HS thảo luận nhóm đôi
Tốt><đen
cao ><yếu
- 1HS đọc đề
- HS tự chọn cặp từ để đặt câu
- Cả lớp lần lượt đặt câu
- HS ghi tên các con vật vào vở
- Lắng nghe, thực hiện.
Thứ sáu ngày 22 tháng 12 năm 2017
Tập làm văn: KHEN NGỢI. KỂ NGẮN VỀ CON VẬT.
LẬP THỜI GIAN BIỂU
I. Mục tiêu:
- Dựa vào câu và mẫu cho trước nói được câu tỏ ý khen ( BT 1 )
- Kể được một vài câu về một con vật nuôi quen thuộc trong nhà (BT2). Biết lập thời gian biểu ( nói hoặc viết) một buổi tối trong ngày (BT3).
- MT: Giáo dục HS có ý thức bảo vệ các loài động vật
- GDKNS: Kiểm soát cảm xúc. Quản lí thời gian . Lắng nghe tích cực.
*HS khuyết tật: Luyện đọc, viết chữ cái.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo án điện tử.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 học sinh lên làm bài tập 3
- Giáo viên nhận xét.
B.Bài mới:
1. Giới thiệu:
Tiết học hôm nay chúng ta sẽ học nói lời khen ngợi, kể về một vật nuôi, lập thời gian biểu trong một buổi.
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 1: (miệng)
- Cho HS thảo luận nhóm đôi
- Gọi HS trình bày
Bài tập 2: (miệng)
- GV nêu yêu cầu của bài
- HS kể trong nhóm
- HS thi kể
LH : Động vật có ích cho môi trường sống của chúng ta . Vì vậy các em cần phải làm gì đẻ bảo vệ chúng ?
Bài tập 3 : (viết)
- Cho HS đọc lại TGB của bạn Phương Thảo
Lập thời gian biểu mỗi buổi tối của em.
- Gọi 2HS làm mẫu
- Cho HS làm bài vào vở
- Gọi vài HS đọc bài.
H: Chúng ta cần lập thời gian biểu làm gì?
- GV nhận xét.
C. Củng cố –dặn dò :
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS lập thời gian biểu.
- 2HS làm bài 3 (tuần 15).
- HS thảo luận nhóm đôi
HS trình bày
- Chú Tường mới khoẻ làm sao!
- Lớp mình hôm nay sạch quá!
- Bạn Nam học giỏi thật
- HS nêu yêu cầu bài .
- HS xem tranh minh hoạ các vật nuôi trong SGK. Chọn 1 con vật nuôi mà em biết để kể
Ví dụ : Nhà em nuôi 1 con mèo rất ngoan và rất xinh. Bộ lông nó màu trắng, mắt nó tròn, xanh biếc. Nó đang tập bắt chuột. Khi em ngủ nó thường hay đến nằm sát vào bên em, em cảm thấy rất dễ chịu.
- HS tự liên hệ
- Cả lớp đọc thầm lại TGB buổi tối của bạn Phương Thảo
- 2HS làm mẫu
- HS làm vở
- 4,5 HS đọc thời gian biểu vừa lập.
- TL: Thời gian biểu giúp chúng ta sắp xếp công việc hợp lí, làm việc đúng giờ.
- Lắng nghe, thực hiện.
Thứ hai ngày 18 tháng 12 năm 2017
Toán NGÀY, GIỜ ( S. 76 )
I.Mục tiêu:
- Nhận biết một ngày có 24 giờ , 24 giờ trong một ngày được tính từ 12 giờ đên hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau.
- Biết các buổi và tên các giờ tương ứng trong một ngày.
- Nhận biết đơn vị đo thời gian : ngày , giờ.
- Biết xem giờ đúng trên đồng hồ.
- Nhận biết thời điểm , khoảng thời gian, các buổi sáng, trưa, chiều , tối , đêm.
* Bài tập cần làm : BT1, BT3.
*HS khuyết tật: Luyện đọc, viết chữ số.
II. Đồ dùng dạy học:
- Mặt đồng hồ bằng bìa
- Đồng hồ để bàn
- Đồng hồ điện tử
III. Các hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2HS lên bảng, cả lớp làm bảng con
- GV nhận xét.
B. Bài mới:
a) Giới thiệu:
- Tiết học hôm nay, chúng ta cùng học bài mới “Ngày ,giờ”
b)Hướng dẫn bài:
1. Hướng dẫn và thảo luận cùng HS sinh về nhịp sống tự nhiên hằng ngày.
Chẳng hạn: Mỗi ngày có ban ngày và ban đêm. Ngày nào cũng có buổi sáng, buổi trưa (em đang làm gì ?)
- Hỏi lúc 5 giờ sáng em đang làm gì?
- Lúc 11gờ trưa em đang làm gì?
- Lúc 3giờ chiều em đang làm gì?
- Lúc 8 giờ tối em đang làm gì
- Sau khi HS trả lời, GV quay kim trên mặt đồng hồ bằng bìa chỉ đúng vào thời điểm của câu trả lời
2 .GV giới thiệu tiếp: “Một ngày có 24giờ. Một ngày được tính từ 12giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau. Sau đó hướng dẫn HS đọc bảng phân chia thời gian trong ngày. GV luyện tập củng cố bằng cách yêu cầu trả lời các câu hỏi : “ 2giờ chiều gọi là mấy giờ?”
- “23 giờ còn gọi là mấy giờ?. Phim truyền hình thường được chiếu vào lúc 18 giờ tức là lúc mấy giờ chiều?”
*GV lưu ý: HS Có thể nói 14 giờ chiều, 23 giờ đêm.
- GV quay kim đồng hồ để minh hoạ cho HS xem.
3. Thực hành
Bài 1: (Miệng)
- GV hướng dẫn HS xem hình, tranh vẽ từng bài và GV chữa bài
Bài 3: (Miệng)
- GV giới thiệu cho HS biết sơ qua về đồng hồ điện tử.
Ví dụ: Đồng hồ đang chỉ 15giờ hay 3giờ chiều. Đối chiếu với đồng hồ để bàn.
- GV giúp HS nhận biết: 3giờ chiều được thể hiện bằng : “15:00” trên mặt hiện số của đồng hồ điện tử.
- Mặt đồng hồ điện tử cho biết đồng hồ chỉ mấy giờ ?
- Gọi HS nêu.
C. Củng cố - dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- Bài sau : Thực hành xem đồng hồ.
- Bài 4 / 75
- Em đang ngủ
- Em đang ăn cơm cùng các bạn
- Em đang học bài tại lớp
- Em đang xem tivi
- HS quan sát
- HS đọc như SGK
- 14giờ
- 11giờ đêm
- 6 giờ chiều
- HS xem
- HS đọc số giờ vẽ trên từng mặt đồng hồ, đối chiếu với hoạt động cụ thể được mô tả qua tranh vẽ rồi nêu số thích hợp ở chổ chấm.
- 20 giờ
- HS tự điền số thích hợp vào chổ chấm trong các bài còn lại.
- Lắng nghe, thực hiện.
Thứ ba ngày 19 tháng 12 năm 2017
Toán: THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ ( S.78 )
I. Mục tiêu:
- Biết xem đồng hồ ở thời điểm sáng ,chiều ,tối .
- Nhận biết số chỉ giờ lớn hơn 12 giờ: 17 giờ, 23 giờ
- Nhận biết các hoạt động sinh hoạt, học tập thường ngày liên quan đến thời gian
* Bài tập cần làm : BT1, BT2
*HS khuyết tật: Luyện đọc, viết chữ số.
II. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
1. Hỏi: Một ngày có mấy giờ? Và được tính như thế nào?
2. 13 giờ còn gọi là mấy giờ?
22 giờ còn gọi là mấy giơ?
3. Buổi sáng em đi học lúc mấy giờ? Buổi chiều em đi học về lúc mấy giờ?
* Giáo viên nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Các em đã học bài ngày giờ. Hôm nay cô sẽ cho các em thực hành xem đồng hồ
2. Hướng dẫn bài:
Bài 1: (Miệng)
- Gọi HS nêu đề bài
- Học sinh quan sát tranh liên hệ với giờ ghi ở bức tranh xem đồng hồ rồi nêu tên đồng hồ chỉ thời gian thích hợp với giờ ghi trong tranh .
* Giáo viên hướng dẫn thêm
Bài 2: (Miệng)
- Hướng dẫn HS xem tranh
Giúp HS hiểu các sự việc và thời gian trong tranh
- Cho HS thảo luận nhóm đôi
- Gọi HS trình bày
- Giáo viên theo dõi uốn nắn
C. Củng cố - dặn dò
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Bài sau: Ngày tháng.
- 3 học sinh lên bảng
HS 1: Câu 1
HS 2: Câu 2
HS 3: Câu 3
- Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi
- Học sinh đọc đề
- Học sinh xem tranh và hiểu các sự việc và thời gian.
- Nhìn trong tranh và trả lời câu nào đúng, câu nào sai.
- HS thảo luận và trình bày
Tranh 1: Đi học muộn giờ là đúng
Câu “ Đi học đúng giờ là câu sai
Tương tự
Tranh 2: Câu c sai ; Câu d đúng
Tranh 3: Câu e đúng ; Câu g sai
- Lắng nghe, thực hiện.
Thứ tư ngày 20 tháng 12 năm 2017
Toán NGÀY THÁNG ( S .79 )
I. Mục tiêu:
- Biết đọc tên các ngày trong tháng.
- Biết xem lịch để xác định số ngày trong tháng nào đó và xác định một ngày nào đó là thứ mấy trong tuần lễ.
- Nhận biết đơn vị đo thời gian: ngày, tháng ( biết tháng 11 có 30 ngày,tháng 12 có 31 ngày), ngày, tuần lễ.
* Bài tập cần làm : Bài 1,2
*HS khuyết tật: Luyện đọc, viết chữ số.
II. Đồ dùng dạy học:
- Một quyển lịch tháng có cấu trúc tương tự như mẫu vẽ trong sách
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi học sinh lên quay kim trên mặt đồng hồ để chỉ 8 giờ, 11 giờ, 14giờ, 18 giờ, 23 giờ
- Nhận xét.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài: Các em đã thực hành xem đồng hồ rất tốt. Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em biết đọc tên các ngày trong tháng và biết xem lịch.
2. Giới thiệu cách đọc tên các ngày trong tháng
- GV treo tờ lịch tháng 12 lên bảng và giới thiệu “Đây là các tờ lịch ghi các ngày trong tháng 12”. GV khoanh vào số 22 và nói: Tờ lịch này cho ta biết, chẳng hạn ngày vừa khoanh là ngày mấy trong tháng 11 và ứng với thứ mấy trong tuần lễ ?
GV nói “Ngày vừa khoanh đọc là ngày hai mươi hai tháng mười hai”
Tương tự HS trả lời theo câu hỏi của giáo viên
- GV nói: Cột ngoài cùng ghi số chỉ tháng (trong năm). Dòng thứ nhất ghi tên các ngày trong 1 tuần lễ. Các ô còn lại ghi chỉ số các ngày trong tháng. Mỗi tờ lịch như 1 cái bảng có các cột và các dòng. Vì cùng cột với ngày 22 tháng 12 là thứ năm nên ta đọc: “ngày 22 tháng 12 là ngày thứ năm” hoặc “thứ năm ngày 22 tháng 12”
- Tháng 12 bắt đầu từ ngày 1 và kết thúc vào ngày 31. Vậy tháng 12 có 31 ngày.
Hỏi : Tháng 11 có bao nhiêu ngày ? Đọc tên các ngày trong tháng 11. Ngày 26 tháng 11 ngày thứ mấy?
3. Thực hành :
Bài 1: (SGK)
- GV nêu yêu cầu, hướng dẫn HS làm
- Chữa bài.
Bài 2a: (Miệng)
- GV nêu yêu cầu HS quan sát tờ lịch tháng 12 và nêu tiếp các ngày còn thiếu trong tờ lịch
- Vậy tháng 12 có mấy ngày ?
- GV nhận xét : Tháng 12 có 31 ngày
Bài 2b:
- HS đọc mẫu “Ngày 22 tháng 12 là thứ hai” và trả lời câu hỏi “ngày 25 tháng 12 là thứ mấy?
- Gợi ý : Tháng 12 có mấy ngày chủ nhật ? Và nêu tên các ngày đó ra. GV hướng dẫn HS khoanh trên tờ lịch ngày 19 tháng 12. Yêu cầu HS nhìn vào tờ lịch để trả lời.
Câu hỏi : Thứ sáu liền sau ngày 19 tháng 12 là ngày nào?
- Thứ sáu liền trước ngày 19 tháng 12 là ngày nào?
C. Củng cố – dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- Bài sau : Thực hành xem lịch.
- 3 HS lên bảng làm bài 3 / 78
- HS lắng nghe
- HS nhắc lại
- HS trả lời
- HS nhắc lại
- HS nhìn vào tờ lịch treo trên bảng trả lời câu hỏi
- 1 HS lên bảng làm
- HS làm bài rồi chữa
- HS quan sát tờ lịch, nêu tiếp các ngày còn thiếu rồi nhận xét
- HS trả lời
- HS xem tờ lịch tháng 12 và trả lời
- HS nêu có 4 ngày chủ nhật.
Đó là những ngày 7, 14, 21, 28
- Ngày 26 tháng 12
- Là ngày 12 tháng 12
- Lắng nghe, thực hiện.
Thứ năm ngày 21 tháng 12 năm 2017
Toán THỰC HÀNH XEM LỊCH( S. 80 )
I. Mục tiêu:
- Biết xem lịch để xác định số ngày trong tháng nào đó và xác định một ngày nào đó là thứ mấy trong tuần lễ.
* Bài tập cần làm: Bài 1,2.
*HS khuyết tật: Luyện đọc, viết chữ số.
II. Đồ dùng:
- Tờ lịch tranh tháng 1 và tháng 4 như SGK
III. Các hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Kiểm tra bài cũ
- Hỏi tháng 11 có mấy ngày?
- Tháng 12 có mấy ngày?
- Tháng 12 có mấy ngày thứ sáu. Đó là những ngày nào?
GV nhận xét.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em xem lịch.
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1 : (Miệng)
HS quan sát tờ lịch tranh tháng 1, ghi tiếp các ngày còn thiếu vào tờ lịch trong tháng
- Gọi và HS nêu các ngày trong tháng 1
- Nêu nhận xét tháng 1 có mấy ngày ?
Bài 2: (Miệng)
- Nhìn vào cột chỉ “thứ sáu” rồi liệt kê ngày đó ra
Ví dụ: Thứ sáu trong tháng 4 là các ngày 2, 9,16, 23 và ngày 30
- Hướng dẫn HS khoanh bằng bút chì vào các ngày thứ 3(các ngày cùng cột thứ ba)
Tương tự với câu hỏi còn lại
- Treo tranh tờ lịch năm 2011 cho HS nhận biết thêm với các câu hỏi tương tự
C. Củng cố – dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Tập xem lịch
- Bài sau: Luyện tập chung
- 2HS lên bảng
- HS làm SGK
- Có 31 ngày
- HS lần lượt nêu
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi
- Lắng nghe, thực hiện.
Thứ sáu ngày 22 tháng 12 năm 2017
Toán LUYỆN TẬP CHUNG ( S.81 )
I. Mục tiêu:
- Biết các đơn vị đo thời gian: ngày, giờ; ngày, tháng
- Biết xem lịch.
* Bài tập cần làm: Bài 1,2 .
*HS khuyết tật: Luyện đọc, viết chữ số.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tờ lịch tháng 5 có cấu trúc tương tự như mẫu vẽ trong sách
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS lên bảng xem tờ lịch tháng 4và trả lời
1. Tháng 4 có mấy ngày thứ 2. Đó là những ngày nào?
2. Tháng 4 có mấy ngày chủ nhật. Đó là những ngày nào?
3. Tháng 4 có mấy ngày thứ bảy. Đó là những ngày nào?
* Giáo viên nhận xét.
B. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em xem lại các đơn vị đo thời gian, ngày, giờ, tháng, kĩ năng xem đồng hồ và xem lịch tháng.
b. Hướng dẫn bài:
Bài 1: (Miệng)
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát đồng hồ để nối với mỗi yêu cầu của bài tập
- Gọi HS lần lượt nêu
* Giáo viên nhận xét
Bài 2a: (SGK)
- Gọi HS đọc đề bài
- Yêu cầu học sinh tự làm bài 2a vào SGK
Bài 2b: (Vở)
- Ngày 1 tháng 5 là ngày thứ mấy?
- Các ngày thứ 7 trong tháng 5 là ngày nào?
- Thứ tư tuần này là ngày 12 tháng 5. Thứ tư tuần trước là ngày nào? Thứ tư tuần sau là ngày nào?
- GV chấm bài và nhận xét .
C. Củng cố – Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- Bài sau: Ôn tập phép cộng và phép trừ.
- 3 HS lên bảng
- Học sinh làm bài tập SGK
HS lần lượt nêu
a. ứng với đồng hồ D
b. ứng với đồng hồ A
c. ứng với đồng hồ C
d. ứng với đồng hồ B
- Học sinh đọc đề
- Học sinh tự điền các ngày còn thiếu vào ô trống.
- Thứ bảy
- Các ngày 6, ngày 13, ngày 20, ngày 27.
- Ngày 5
- Ngày 19
- Lắng nghe, thực hiện.
Thứ sáu ngày 22 tháng 12 năm 2017
SINH HOẠT SAO TUẦN 16
I.Mục tiêu:
- Nhận xét, đánh giá các hoạt động trong tuần và phương hướng hoạt động của tuần đến .
- Thuộc các bài hát về chú bộ đội .
- Giáo dục HS học tập đức tính dũng cảm của chú bộ đội . Rèn luyện lối sống kỉ luật .
*HS khuyết tật: Luyện đọc, viết chữ số.
II. Chuẩn bị :
- Nội dung sinh hoạt
- Các bài hát về chú bộ đội
III.Các hoạt động :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Cả lớp cùng hát một bài
2.Nhận xét tình hình lớp qua một tuần học:
a) Các sao trưởng nhận xét chung về hoạt động của sao mình trong tuần qua:
b)GV nhận xét tình hình lớp sau một tuần:
- Các em đã có cố gắng trong học tập. Thi đua giành nhiều điểm tốt. Đồ dùng học tập đầy đủ.
- Các em đã thực hiện rất tốt tuần học tốt và tiết học tốt. Nhiều em đã đạt nhiều điểm tốt.
Nhắc nhở: Vài em chưa thuộc bảng trừ. Làm bài chưa cẩn thận, chữ viết chưa cẩn thận. Vệ sinh cá nhân chưa tốt, một số em móng tay còn dài, còn nói chuyện trong giờ học
3. Công tác tuần đến
- Rèn chữ giữ vở. Học thuộc các bảng cộng, trừ và các quy tắc toán đã học. Vừa học vừa ôn tập chuẩn bị thi cuối kì 1. Vệ sinh cá nhân, đề phòng sốt xuất huyết &bệnh tay, chân, miệng
- Sưu tầm tranh ảnh, báo, thơ, bài hát, chuyện kể về chú bộ đội.
4.Sinh hoạt chủ điểm:
- Em cho biết trong tháng 12 này có ngày lễ lớn nào ?
- Học tập theo gương chú bộ đội các em cần phải làm gì ?
5. Sinh hoạt văn nghệ :
- HS hát các bài hát tập thể
- Thi hát và tập các bài hát về chú bộ đội
- Lớp phó văn thể mĩ bắt nhịp.
- Các sao trưởng nhận xét.
- HS lắn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUAN 16.docx