Chính tả (nghe-viết)
GÀ “TỈ TÊ” VỚI GÀ.
I. Mục tiêu
- HS nghe và viết lại chính xác đoạn : Khi gà mẹ thong thả .lắm.
+ Trình bày đúng hình thức viết một đoạn văn.
+ GV giúp HS làm đúng các bài tập chính tả: Củng cố quy tắc chính tả: au /ao; et/ec ; r/d/gi.Viết đúng các câu có dấu ngoặc kép.
- Bồi dưỡng năng lực tự học, tự hợp tác, chia sẻ.
- Giáo dục HS tự giác rèn chữ đẹp .
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ ( ghi sẵn nội dung quy tắc chính tả: au / ao; et/ec; r/d/gi.)
- HS: Bảng con, VBT
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
33 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 708 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 2 Tuần 17 - Trường tiểu học Đa Mai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
__________________________________________________
Thứ tư ngày 27 tháng 12 năm 2017
Toán
ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ ( TIẾP)
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
+ Củng cố, khắc sâu về phép cộng, trừ trong bảng, cộng trừ các số trong phạm vi 100.
+ Tìm số hạng, số bị trừ, số trừ chưa biết.
+ Giải toán ít hơn, bài toán trắc nghiệm có 4 lựa chọn, biểu tượng về hình tứ giác.
- Bồi dưỡng năng lực tự học, tự hợp tác, chia sẻ.
- GDHS yêu thích môn Toán.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ
- HS: Bảng con
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1.Củng cố lý thuyết
- GV cho 2 HS lên bảng làm, lớp làm bảng con các phép tính sau
39+43 45+18 69-35 74-56
- GV cho HS nhận xét.GV chốt lại kiến thức vào bài.
HĐ2. Hướng dẫn HS ôn tập
Bài 1(84):
- GV cho HS đọc đề.
- GV cho HS nêu cách tính nhẩm và tự nhẩm.
- GV cho HS thông báo kết quả.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 2(84):
- GV cho HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS nêu cách đặt tính và tính.
- Gọi 3 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét
Bài 3(84) :
- Gọi HS đọc yêu cầu BT.
- Gọi HS lên bảng làm, lớp làm nháp.
- Chữa bài, nhận xét.
- Củng cố: Muốn tìm số hạng( số bị trừ, số trừ) chưa biết ta làm thế nào?
Bài 4(84):
- Gọi HS đọc yêu cầu BT.
- Gv hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm bài, chữa bài.
- GV nhận xét.
Bài 5(84):
- GV vẽ hình lên bảng và đánh số từng phần.
- Yêu cầu HS quan sát và kể tên các hình tứ giác ghép đôi.
- Hãy kể tên các hình tứ giác ghép ba.
- Hãy kể tên các hình tứ giác ghép tư.
- Có bao nhiêu hình tứ giác?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
HĐ3. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS hoàn thành bài trong giờ tự học.
- 2 HS lên bảng làm, lớp làm bảng con các phép tính sau
39+43 45+18 69-35 74-56
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS đọc đề.
- HS nêu cách tính nhẩm và ghi KQ vào SGK, đổi sách kiểm tra nhau
- Nối tiếp nhau thông báo kết quả.
- Đặt tính rồi tính vào bảng con, trao đổi bảng kiểm tra nhau.
- 3 HS nêu cách đặt tính và tính.
- Nhận xét bạn làm bài.
- HS làm bài vào vở, đổi vở kiểm tra nhau.
x + 16 = 20. x – 28 = 14
x = 20 – 16 x = 14+ 28
x = 4 x = 42
- HS nhận xét bạn làm bài.
- HS đọc yêu cầu
- Nghe hướng dẫn, làm bài vào vở
- 1 HS làm bài vào bảng phụ
- HS quan sát và kể tên các hình tứ giác ghép đôi.
- Có tất cả 4 hình tứ giác
- HS nghe dặn dò
_______________________________________________________
Tập đọc
GÀ “TỈ TÊ” VỚI GÀ
I. Mục tiêu
- Giúp HS đọc đúng đọc đúng các từ: roóc roóc, nũng nịu, liên tục, nói chuyện
+ Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, câu văn dài.
+ Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc hay. Rèn kĩ năng đọc theo giọng kể tâm tình.
+ HS hiểu nghĩa các từ mới trong bài : tỉ tê, tín hiệu, xôn xao, hít thở
+ Hiểu nội dung: Hiểu loài gà cũng biết nói chuyện và sống tình cảm với nhau.
- Bồi dưỡng năng lực tự học, tự hợp tác, chia sẻ.
- Giúp HS: Biết yêu quý những con vật
II. Chuẩn bị :
- GV: Tranh SGK, bảng phụ
- HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1. Kiểm tra
- GV cho HS chọn đọc 1 đoạn trong bài “Tìm ngọc” và trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét vào bài.
HĐ2. Bài mới
1.Giới thiệu bài
2.Luyện đọc:
a) GV đọc mẫu :
- GV đọc mẫu chú ý giọng đọc cho HS theo dõi chú ý để biết cách đọc bài.
b) Luyện phát âm:
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp câu, GV theo dõi phát hiện từ HS còn đọc sai, đọc nhầm lẫn, GV ghi bảng để hướng dẫn HS luyện đọc.
- GV cho HS đọc đồng thanh, cá nhân, theo dõi uốn sửa cho HS.
c. Luyện ngắt giọng:
- GV treo bảng phụ, GV đọc mẫu cho HS phát hiện cách đọc .
- GV cho nhiều HS đọc câu văn dài .Giúp HS biết đọc nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cột, giữa các môn.
- GV cho HS luyện đọc, uốn sửa cho HS.
d. Luyện đọc đoạn :
- GV cho HS luyện đọc đoạn .Yêu cầu đọc đoạn
- Yêu cầu HS đọc đoạn tìm từ khó và giải nghĩa.
- Luyện đọc đoạn trong nhóm.
e. Đọc cả bài: GV cho HS đọc cả bài
g. Thi đọc giữa các nhóm.
GV yêu cầu HS đọc toàn bài, lớp đọc đồng thanh.
- Cho HS đọc đồng thanh 1 đoạn trong bài.
HĐ3.Tìm hiểu bài
- Gà con biết trò chuyện với mẹ từ khi nào?
- Gà mẹ nói chuyện với con bằng cách nào ?
- Gà con đáp lại mẹ thế nào?
- Từ ngữ nào cho thấy gà con rất yêu mẹ?
- Gà mẹ báo cho con biết không có chuyện gì nguy hiểm bằng cách nào?
- Gọi 1 HS bắt chước tiếng gà?
- Cách gà mẹ báo tin cho con biết
“ Tai họa! Nấp mau!”
- Khi nào lũ con lại chui ra?
* GV bổ sung: Các em có bao giờ quan sát đàn gà nhà mình chưa? Về nhà quan sát, tìm hiểu đàn gà của nhà mình
HĐ4. Củng cố - Dặn dò :
- Qua câu chuyện con hiểu điều gì?
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn dò HS về nhà quan sát, tìm hiểu đàn gà của nhà mình.
- HS lên bảng đọc bài.
- HS chọn đọc 1 đoạn trong bài “ Tìm ngọc” và trả lời câu hỏi.
- HS nghe
- HS theo dõi GV đọc bài.
- 1HS khá đọc lại, cả lớp đọc thầm.
- HS đọc nối tiếp câu cho đến hết bài.
- HS nêu từ còn đọc nhầm lẫn,còn đọc sai.
+Từ, tiếng: roóc roóc, nũng nịu, liên tục, nói chuyện
- HS đọc đồng thanh, cá nhân, HS luyện đọc.
- HS phát hiện cách đọc câu trong đoạn tìm từ, câu văn dài luyện đọc:
VD: + Câu văn dài:
+Từ khi...trong trứng/ gà mẹ...chúng/ bằng cách gõ mỏ lên vỏ trứng,/còn...tín hiệu/ nũng nịu...lời mẹ.//Đàn gà...nằm im.//
- HS luyện đọc uốn sửa theo hướng dẫn của GV
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn trong bài.
+ Đọc đoạn: HS đọc nối tiếp đoạn. 3 em đọc 3 đoạn.
- HS nghe giảng từ khó.
- HS đọc cả bài
- HS thi đọc
- Cả lớp đọc đồng thanh
+ HS thảo luận các câu hỏi và tự trả lời
- Từ khi còn nằm trong trứng.
- Gõ mỏ lên vỏ trứng.
- Phát tín hiệu nũng nịu đáp lại.
- Nũng nịu.
- Kêu đều đều “cúc..cúc...cúc”
- Cúc... cúc...cúc.
- Xù lông, miệng kêu liên tục, gấp gáp
“ roóc, roóc”
- Khi mẹ “ cúc... cúc... cúc ” đều đều
- HS nêu, HS khác nêu ý kiến bổ sung.
- Hiểu loài gà cũng biết nói chuyện và sống tình cảm với nhau. Biết yêu quý những con vật
- HS nghe dặn dò
________________________________________________________________
Tập viết
CHỮ HOA Ô, Ơ
I. Mục tiêu
- Biết viết chữ hoa Ô, Ơ và cụm từ ứng dụng “ Ơn sâu nghĩa nặng”
+ Viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ, giãn đúng khoáng cách giữa các chữ.
- Bồi dưỡng năng lực tự học, tự hợp tác, chia sẻ.
- Giáo dục HS yêu thích viết chữ đẹp.
II. Chuẩn bị:
- GV: Mẫu chữ hoa Ô, Ơ. Phấn màu
- HS: Bảng con
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1. Kiểm tra
- GV cho 1 HS lên bảng, cả lớp viết bảng con chữ: O.
- GV nhận xét vào bài.
HĐ2. Bài mới
1.Giới thiệu bài
2.Hướng dẫn viết chữ hoa
- GV treo mẫu chữ. Yêu cầu HS quan sát, nhận xét chiều cao bề rộng, số nét trong chữ Ô, Ơ
- Yêu cầu HS tìm điểm dừng bút và đặt bút của chữ O.
+ Chữ Ô, Ơ có điểm nào khác nhau?
- GV viết mẫu và giảng quy trình.
- GV cho HS viết vào bảng con.
- GV theo dõi uốn sửâ cho HS, GV giúp đỡ HS yếu.
3.Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng
- Yêu cầu HS mở vở và đọc cụm từ ứng dụng + Giải nghĩa cụm từ đó.
- GV giải nghĩa bổ sung, nếu HS giải nghĩa chưa đầy đủ.
- Yêu cầu HS quan sát chữ mẫu và nhận xét về số chữ, chiều cao, khoảng cách giữa các chữ.
- Yêu cầu HS viết bảng con
+ Chữ Ơn – cao 5 ly
+ Cụm từ ứng dụng cỡ nhỡ:
- Ơn sâu nghĩa nặng
- GV theo dõi, chỉnh sửa cho HS.
4.Hướng dẫn viết bài vào vở
- GVcho HS nêu lại cách viết và hướng dẫn HS htực hành viết vào vở
HĐ3. Củng cố - Dặn dò:
- GV yêu cầu HS tìm thêm các cụm từ bắt đầu bằng Ô. Ơ.
- Hoàn thành bài viết ở tiết tự học.
- 1 HS lên bảng viết chữ : O, Ong .
- Cả lớp viết bảng con chữ: O, Ong bay bướm lượn.
- HS nhận xét bạn.
- HS quan sát, nhận xét chiều cao bề rộng, số nét trong chữ Ô. Ơ
- Quan sát, nhận xét: Cao 5 li, rộng 4 li viết bởi 1nét cong kín kết hợp với nét cong trái.
- Nằm trên đường kẻ 6 và đường dọc 4.
- Khác ở dấu mũ và dấu móc
- HS nghe.
- Thực hiện viết bảng con, sửa cho nhau nếu bạn viết sai.
- HS mở vở và đọc cụm từ ứng dụng.
- HS đọc:
+ Ong bay bướm lượn
- Tả cảnh ong bướm bay lượn rất đẹp.
- Quan sát và tự nhận xét.
- Thực hành viết bảng con
+ Chữ Ơn – cao 5 ly
+ Cụm từ ứng dụng cỡ nhỡ:
- Ơn sâu nghĩa nặng
- HS thực hành viết vở tập viết.
- HS nêu, HS nhận xét bổ sung.
- HS nghe dặn dò.
________________________________________________________________
Chính tả (nghe - viết)
TÌM NGỌC
I. Mục tiêu
- Nghe và viết chính xác đoạn văn tóm tắt nội dung câu chuyện“ Tìm ngọc”. Viết đúng 1 số tiếng có vần ui/ uy; et/ ec; phụ âm đầu r/d/gi
+ Rèn kĩ năng viết đúng toàn bài, viết đẹp.
- Bồi dưỡng năng lực tự học, tự hợp tác, chia sẻ.
- GDHS có ý thức viết chữ đẹp.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ
- HS: Bảng con
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1. Kiểm tra
- Gọi 2 HS lên bảng, cả lớp viết các từ sau vào bảng con: nông gia, nối nghiệp.
- GV nhận xét, vào bài.
HĐ2. Bài mới
- Giới thiệu bài
- Hướng dẫn viết chính tả
a) Ghi nhớ nội dung đoạn văn:
- GV treo bảng phụ đoạn văn, GV đọc 1 lần, yêu cầu HS đọc
- Đoạn văn kể lại câu chuyện gì?
- Đoạn trích này nói về nhân vật nào?
- Ai tặng cho chàng trai viên ngọc?
- Nhờ đâu chó và mèo lấy được ngọc quý
- Chó và mèo là những con vật như thế nào?
b) Hướng dẫn HS cách trình bày:
- Đoạn văn có mấy câu?
- Trong bài những chữ nào viết hoa? Vì sao?
- Ngoài tên riêng ra còn từ nào cần viết hoa?
c) Hướng dẫn viết từ khó:
- Yêu cầu HS tìm và viết những chữ khó.
- GV theo dõi sửa sai cho HS.
d) Nghe viết bài :
- GV đọc cho HS viết bài
- GV đọc soát lỗi
e) GV KT bài, nhận xét.
HĐ3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
* Bài 2(140): - GV treo bảng phụ
+ Yêu cầu HS đọc đề, nêu yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn HS làm bài tập.
- Tổ chức cho HS thi thành 4 đội.
- GV phát phiếu tờ giấy rô ki to cho 4 tổ làm bài.
- GV nhận xét chung. Trong cùng 1 thời gian đội nào xong trước, tìm được nhiều từ thì thắng cuộc.
* Bài 3(141): Tương tự như cách làm bài 2
- Yêu cầu HS đọc đề, nêu yêu cầu của bài.
- Tổ chức cho HS thi
a) r hay d , hay gi ?
b) ét hay ec ?
- Nhận xét chung.
HĐ3. Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn dò HS về nhà viết lại các lỗi đã viết sai trong bài viết chính tả.
- 2 HS lên bảng, cả lớp viết các từ sau vào bảng con: nông gia, nối nghiệp.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS theo dõi.
- Lớp quan sát bảng phụ và đọc thầm,
- 2 HS đọc đoạn văn, lớp đọc thầm và trả lời các câu hỏi:
- Đoạn trích này nói về mèo, chó, chàng trai.
- Long Vương.
- Nhờ thông minh, mưu trí, dũng cảm..
- thông minh, tình nghĩa.
- Có 4 câu
- HS nêu và giải thích vì sao
- Vì là tên riêng,Long Vương
- Vì là chữ đầu câu.
- Nêu và viết vào bảng con: Long Vương, mưu mẹo, tình nghĩa,...
- HS nghe viết bài
- Viết bài và soát lỗi, thu bài.
- 1HS đọc và nêu yêu cầu của bài.
+Điền vào chỗ trống ui/uy.
- HS làm bài theo y/c.
- Thi theo nhóm.
Thuỷ cung, ngọc quý, ngậm ngùi, an ủi, chuột chui,vui lắm.
+ Tuyên dương nhóm thắng cuộc.
- HS làm bài tương tự bài 2
- Thi theo nhóm
a) rừng núi, dừng lại, cây rừng, rang tôm.
b) Lợn kêu eng éc, hét to, mùi khét
+ Nhận xét nhóm thắng cuộc.
- HS nghe dặn dò
_________________________________________
Ôn Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
- HS được luyện tập củng cố về các biểu tượng của các hình. Cách vẽ và gọi tên các hình.
+ Thực hành cân một số đồ vật.
+ Thực hành xem lịch và xem giờ.
+ HS luyện tập tốt với dạng toán trắc nghiệm.
- Bồi dưỡng năng lực tự học, tự hợp tác, chia sẻ
- GDHS yêu thích môn Toán
II. Chuẩn bị:
- GV: Thước kẻ, cân đồng hồ,bảng phụ
Tờ lịch năm 2013.
- HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1. Giới thiệu bài
HĐ2. Hướng dẫn HS ôn tập
GV chép bài tập lên bảng cho HS làm bài.
Bài 1: Vẽ 2 hình tam giác và một hình chữ nhật, rồi đặt tên cho hình em vừa vẽ.
- GV giúp HS yếu làm bài.
- GV cho HS chữa bài, nhận xét, bổ sung.
Bài 2: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
Hình tứ giác có : A. 3 cạnh
B. 4 cạnh.
C. 5 cạnh.
- Tại sao em chọn đáp án này ? vì sao?
* GV chốt lại kiến thức của bài .
Bài 3: GV treo tờ lịch năm 2013 lên
- Yêu cầu HS xem lịch rồi cho biết :
- Tháng tư có bao nhiêu ngày ?
- Tháng tư có mấy ngày thứ năm ?
- Tháng tư có mấy ngày thứ hai ?
- Tháng tư có mấy ngày thứ bẩy ?
- Tương tự với các tháng 6, 8.. và các câu hỏi khác.
Bài 4: GV đưa cân đồng hồ - GV cho HS thực hành cân.
- Nhận xét bổ sung.
Bài 5: GV treo bảng phụ cho HS trả lời câu hỏi.
- Em đi học lúc mấy giờ ?
- Em nghỉ trưa lúc mấy giờ?
- Em ăn tối lúc mấy giờ?
- GV cho HS làm việc nhóm đôi
hỏi - nêu và cùng quay mô hình đồng hồ.
- GV cho nhận xét bổ sung
HĐ3. Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét giờ học
- Dặn dò HS về nhà thực hành qua bài đã học .
- HS nghe
- HS tự làm bài vào vở, giúp đỡ nhau nếu khó khăn. HS chữa bài, nêu ý kiến bổ sung.
- 2 HS lên bảng vẽ
- HS tự làm bài.
- 1 hS lên bảng lớp chữa bài.
+ Chọn đáp án B.
- HS quan sát tờ lịch và trả lời câu hỏi
- có 30 ngày...
- HS khác nêu ý kiến bổ sung.
- HS thực hành cân vật tuỳ ý.
- Đọc tên khối lượng mà mình cân được.
- HS trả lời câu hỏi theo nhóm đôi.
- HS làm việc nhóm đôi: hỏi - nêu và cùng quay mô hình đồng hồ.
- HS nêu ý kiến bổ sung
- HS nghe dặn dò
________________________________________________________________
Thứ năm ngày 28 tháng 12 năm 2017
Toán
ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC
I. Mục tiêu
- Củng cố về biểu tượng hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật, hình tứ giác.
+ Vẽ độ dài có đoạn thẳng cho trước. Ba điểm thẳng hàng. Vẽ hình theo mẫu.
+ Rèn kĩ năng nhận dạng hình đúng, vẽ hình đúng.
- Bồi dưỡng năng lực tự học, tự hợp tác, chia sẻ.
- GDHS yêu thích môn Toán.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ.Thước. Một số hình.
- HS: SGK, thước.
III. Các hoạt động dạy họcọ chủ yếu:
Hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1.Giới thiệu bài
HĐ2.Ôn tập
* Bài 1(85): - Vẽ các hình trong phần bài tập lên bảng.
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi thi tìm hình theo y/c.
- Chia nhóm, nêu y/c của trò chơi.
*Bài 2(85): - Y/C HS nêu đề bài ý a.
- Hãy nêu cách vẽ đoạn thẳng có độ dài 8 cm.
Y/C HS thực hành vẽ và đặt tên cho đoạn thẳng vừa vẽ.
- Tiến hành tương tự với ý b( Y/C HS làm bài vào vở)
* Bài 3(85):
- Y/C HS đọc đề và nêu y/c của bài.
- Ba điểm thẳng hàng là ba điểm như thế nào?
- Y/C HS thao tác trên thước kẻ tìm ba điểm thẳng hàng.
- Hãy nêu tên ba điểm thẳng hàng và y/c kẻ đường thẳng đi qua ba điểm thẳng hàng.
* Bài 4(85): Y/C HS quan sát hình và tự vẽ.
- Hình vẽ được là hình gì? Nêu tên các hình được ghép lại với nhau.
- Yêu cầu HS lên bảng chỉ hình tam giác, hình chữ nhật có trong hình.
HĐ3. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học, biểu dương HS học tốt, nhắc nhở HS còn chưa chú ý.
- Dặn HS ôn lại các kiến thức đã học về hình tam giác, hình chữ nhật, hình vuông, hình tứ giác.
- Quan sát hình, làm miệng, trao đổi với bạn
- Nghe phổ biến cách chơivà luật chơi.
- Nhận tổ và thực hiện chơi.
- Vẽ đoạn thẳng có độ dài 8 cm.
- HS nêu cách vẽ: Chấm 1 điểm trên giấy. Đặt vạch 0 của thước trùng với điểm vừa chấm. Tìm độ dài 8 cm trên thước sau đó chấm điểm thứ hai. Nối 2 điểm với nhau ta được đoạn thẳng 8 cm.
- Thực hiện theo y/c.
- 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- Nêu tên ba điểm thẳng hàng
- Là ba điểm cùng nằm trên 1 đường thẳng.
- Thực hiện theo y/c vào SGK, đổi sách kiểm tra nhau
- 3 điểm A, B, E thẳng hàng.
- 3 điểm B, D, I thẳng hàng.
- 3 điểm D,C, E thẳng hàng.
- Vẽ hình theo mẫu.
- Hình ngôi nhà. Có 1 hình tam giác và 2 hình chữ nhật ghép lại với nhau.
- Chỉ bảng
- HS nghe dặn dò
____________________________________________
Luyện từ và câu
TỪ NGỮ VỀ VẬT NUÔI - CÂU KIỂU: AI - THẾ NÀO?
I. Mục tiêu
- Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ về loài vật. Bước đầu biết so sánh các đặc điểm của loài vật.
+ Rèn kĩ năng biết dùng đúng từ chỉ đặc điểm của mỗi loài vật. Biết nói câu có dùng ý so sánh.
+ Biết dùng 1 số từ để đặt các câu đơn giản theo mẫu: Ai(cái gì, con gì) - như thế nào?
- Bồi dưỡng năng lực tự học, tự hợp tác, chia sẻ.
- GDHS yêu thích môn TV.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ ghi nội dung bài tập 2, 3. Tranh SGK.
- HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1. Kiểm tra
- GV gọi 2 HS lên bảng làm bài tập2,3 của tuần 16.
- Cho HS chữa bài nhận xét bổ sung. GV chốt lại vào bài.
HĐ2. Bài mới
1.Giới thiệu bài
2.Hướng dẫn làm bài tập
*Bài 1(142):
- Yêu cầu HS đọc đề bài và câu mẫu.
- Yêu cầu HS quan sát tranh trong vở bài tập
- Yêu cầu HS tìm từ chỉ đặc điểm của 1 số loài vật.
- Gọi HS đứng tại chỗ nêu đáp án.
- GVghi nhanh các từ HS vừa tìm.
* GV chốt lại, kết luận về đáp án và cho HS làm bài vào vở
*Bài 2(143):
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài, đọc câu mẫu
- GV cho HS chữa bài, nhận xét, GV bổ sung chốt lại.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
*Bài 3(143): Gọi 1HS đọc yêu cầu và đọc câu mẫu.
- Tổ chức cho HS hoạt động cá nhân
- Gọi HS bổ sung .
- Yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK
- Yêu cầu HS tự làm bài
* GV nhận xét chốt lại bài
HĐ3. Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét giờ học
- Dặn dò HS các em về nhà xem lại bài tập đã học
- 2 HS lên bảng làm bài tập2,3 của tuần 16.
- HS theo dõi vở bài tập, nhận xét bổ sung.
- HS nghe
- HS đọc đề bài và câu mẫu
+1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm theo.
1.Trâu - khoẻ
3. Rùa - chậm
2.Thỏ - nhanh
4. Chó - trung thành.
- Chọn mỗi con vật dưới đây 1 từ chỉ đúng đặc điểm của nó.
- Nối tiếp nhau nêu các từ chỉ đặc điểm của 1 số loài vật.
- 1HS đọc yêu cầu và đọc câu mẫu.
- HS quan sát tranh trong SGK, làm bài và trả lời câu hỏi.
- Thêm hình ảnh so sánh vào các câu từ dưới đây. M: Đẹp như tranh.
- Nối tiếp nhau nói câu so sánh.
VD: Cao như sếu.
Nhanh như gió.
- HS đổi vở kiểm tra.
+ Làm bài vào vở và đọc bài trước lớp.
+ HS1: Mắt con mèo nhà em tròn như hòn bi ve.
+ HS2: Toàn thân nó phủ một lớp màu tro mượt.
+ HS3 : Hai tai nó nhỏ xíu.
+ HS4 : Như hai búp lá non.
- HS chữa bài, nhận xét
- HS nghe dặn dò
_____________________________________________________
Chính tả (nghe-viết)
GÀ “TỈ TÊ” VỚI GÀ.
I. Mục tiêu
- HS nghe và viết lại chính xác đoạn : Khi gà mẹ thong thả.lắm.
+ Trình bày đúng hình thức viết một đoạn văn.
+ GV giúp HS làm đúng các bài tập chính tả: Củng cố quy tắc chính tả: au /ao; et/ec ; r/d/gi.Viết đúng các câu có dấu ngoặc kép.
- Bồi dưỡng năng lực tự học, tự hợp tác, chia sẻ.
- Giáo dục HS tự giác rèn chữ đẹp .
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ ( ghi sẵn nội dung quy tắc chính tả: au / ao; et/ec; r/d/gi.)
- HS: Bảng con, VBT
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1. Kiểm tra
- GV gọi 3 HS lên bảng lên bảng viết bài, cả lớp viết bảng con
- GV nhận xét vào bài.
HĐ2. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS viết chính tả
a) Ghi nhớ nội dung đoạn viết:
- GV đọc bài một lượt.
- Đoạn văn nói về ai, nhân vật nào?
- Đoạn văn nói đến điều gì?
- Tình cảm của gà mẹ với gà con như thế nào? Đọc đoạn văn đó?
b) Hướng dẫn viết cách trình bày:
- Đoạn văn có mấy câu?
- Cần dùng dấu câu nào để ghi lời gà mẹ?
- Các chữ đầu câu viết như thế nào?
c) Hướng dẫn viết từ khó:
- Yêu cầu HS đọc các từ khó .
- Các từ có phụ âm đầu : l / n.
- Các từ có dấu hỏi, dấu ngã.
+ Yêu cầu HS viết các từ vừa tìm được
- GV đọc cho HS viết, theo dõi chỉnh sửa cho HS.
d) Viết chính tả
* GV theo dõi giúp đỡ HS viết chưa đẹp
e) Soát lỗi
g) KT bài - nhận xét
- GV tuyên dương HS có tiến bộ, HS viết chữ đẹp
HĐ3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
Bài 2(145):
- GV gọi HS nêu yêu cầu của bài.
+ GV treo bảng phụ và yêu cầu HS tự làm
- GV cho HS chữa bài, GV chốt lại đáp án đúng.
- Yêu cầu mỗi HS ghi 3 cặp từ vào vở
Bài 3(145):
- GV gọi HS đọc yêu cầu
- GV gọi 2 HS hoạt động theo cặp làm mẫu
bánh rán / con gián
- Yêu câù HS tự làm bài.
- GV cho HS đọc bài, HS nhận xét bổ sung bài cho bạn.
- GV nhận xét chốt lại kiến thức.
HĐ4. Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét giờ học
- Dặn dò HS về nhà xemlại các bài tập đã học ở lớp.
- HS viết từ vào bảng con
VD: rừng núi, dừng lại, mùi khét
- HS nêu ý kiến, bổ sung
- HS nghe
- 2 HS đọc bài.
- Gà mẹ và gà con
- Cách gà mẹ báo tin cho gà con..
- “ cúc ...cúc...cúc .”
- “Không ...hiểm.” “Có ...đây.”
- 4 câu.
- Dấu hai chấm và dấu ngoặc kép
- Các chữ đầu câu viết hoa.
- HS viết từ khó vào bảng con:
+ thong thả, nguy hiểm, lắm, miệng,..
- 2HS viết bảng, lớp viết bảng con, đổi bảng kiểm tra nhau.
+ HS viết bài
- HS soát lỗi
- HS nghe
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS tìm từ theo yêu cầu:
VD: sau, gạo, sáo, xao, rào, báo, mau, chào,...
- HS chữa bài,
- HS làm vở bài tập.
+ HS nêu yêu cầu của bài.
- 2 HS lên bảng làm.
- Lớp làm vở bài tập, có thể giúp đỡ nhau nếu thấy khó khăn.
dán giấy/ dành dụm...
bánh tét, lợn kêu eng éc,..
- HS đọc bài, HS khác nêu ý kiến
- HS nghe dặn dò
__________________________________________
Ôn Tiếng Việt
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: Đọc trơn toàn bài, biết ngắt hơi hợp lý sau các dấu câu.
- Hiểu nghĩa các từ mới, hiểu nội dung ý nghĩa câu chuyện.
- Bồi dưỡng năng lực tự học, tự hợp tác, chia sẻ.
II. Chuẩn bị:
- GV: Tranh minh họa bài trong sách giáo khoa.
- HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1. Kiểm tra bài cũ:
HĐ2. Bài mới:
a, Giới thiệu bài ghi đầu bài.
b, Luyện đọc.
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp câu, đoạn.
- Từ khó: kim hoàn, hiếm, đánh tráo, tranh, rình, ngoạm, trúng kế, sà xuống, rỉa thịt, mừng rỡ,
c, Đọc theo nhóm.
- Thi đọc giữa các nhóm.
- Giải nghĩa từ: Long vương, thợ kim hoàn, đánh tráo,
- Đọc cả lớp.
Tìm hiểu bài.
- Do đâu chàng trai có viên ngọc quý?
- Ai đánh tráo viên ngọc?
- Mèo và chó đã làm cách nào dễ lấy viên ngọc ?
- Tìm những từ khen ngợi chó và mèo ở trong bài ?
d, Luyện đọc lại
-Giáo viên cho học sinh các nhóm thi đọc.
- Giáo viên cùng cả lớp nhận xét.
HĐ3. Củng cố - Dặn dò:
- Hệ thống nội dung bài. - Nhận xét giờ học.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh theo dõi.
- Học sinh nối nhau đọc từng câu, từng đoạn.
- Học sinh đọc cá nhân, đồng thanh
- Đọc trong nhóm.
- Đại diện các nhóm, thi đọc từng đoạn rồi cả bài.
- Học sinh đọc phần chú giải.
- Cả lớp đọc đồng thanh cả bài một lần.
- Vị cứu con của Long vương nên chàng trai được tặng viên ngọc quý.
- Người thợ kim hoàn.
- Bắt chuột đi tìm ngọc: rình ở bờ sông, phơi bụng vờ chết.
- Những từ khen ngợi chó và mèo: Thông minh, tình nghĩa.
- Học sinh các nhóm lên thi đọc.
- Cả lớp nhận xét chọn nhóm đọc tốt nhất.
___________________________________________________________________Thứ sáu ngày 29 tháng 12 năm 2017
Tập làm văn
NGẠC NHIÊN, THÍCH THÚ - LẬP THỜI GIAN BIỂU
I. Mục tiêu
- HS biết nói câu thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú.
+ HS nghe và nhận xét lời nói của bạn.
+ HS biết cách lập thời gian biểu.
- Bồi dưỡng năng lực tự học, tự hợp tác, chia sẻ
- GDHS yêu thích môn TV
II. Chuẩn bị:
- GV: Tranh SGK, bảng phụ để HS làm bài
- HS: Thời gian biểu
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1. Kiểm tra
- GV gọi 2 HS lên bảng đọc bài viết : Vật nuôi trong nhà
- 2 HS lên đọc bài : Thời gian biểu buổi tối của em.
HĐ2. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1(146):
- GV cho HS đọc yêu cầu của bài.
- GV cho HS quan sát bức tranh
- Cho 1 HS đọc lời cậu bé?
- Lời nói của bạn nhỏ thể hiện thái độ gì?
* GV chốt lại kiến thức trong bài.
Bài 2(146):
- GV cho HS đọc yêu cầu của bài.
- Cho nhiều HS nói câu của mình.
- GV sửa từng câu nói cho HS
( nghĩa của từ)
Bài 3(146):
- GV cho HS đọc yêu cầu của bài.
- GV phát giấy cho HS làm bảng phụ.
- GV quan sát HS làm việc.
HĐ3. Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn dò HS về nhà lập thời gian biểu ngày thứ hai của mình.
- 2 HS lên bảng đọc bài viết : Vật nuôi trong nhà
- 2 HS lên đọc bài : Thời gian biểu buổi tối của em.
- HS nêu ý kiến, bổ sung.
- HS nghe.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS quan sát bức tranh và trả lời câu hỏi:
VD: Ôi ! quyển sách đẹp quá!
- Con cảm ơn mẹ!
+Ngạc nhiên thích thú.
- HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp cùng suy nghĩ và nói cho bạn nghe.
+ Ôi! Con cảm ơn bố !Con ốc biển đẹp quá!
+ Cảm ơn bố ! Đây là món quà em rất thích.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm việc cá nhân
- 1 HS làm bảng phụ.
- HS nêu ý kiến bổ sung.
6 giờ 30 Ngủ dậy và tập thể dục.
6 giờ 45 Đánh răng , rửa mặt.
7 giờ 00 Ăn sáng.
7 giờ 15 Mặc quần áo.
7 giờ 30 Đến trường.
10 giờ Về nhà ông bà.
- HS nghe dặn dò
__________________________________________________
Toán
ÔN TẬP VỀ ĐO LƯỜNG
I. Mục tiêu
- Giúp HS củng cố về:
+ Xác định khối lượng của 1 vật.
+ Xem lịch để biết số ngày trong mỗi tháng và số ngày trong tuần lễ.
+ Xác định thời điểm( xem giờ đúng trên đồng hồ)
- Bồi dưỡng năng lực tự học, tự hợp tác, chia sẻ
- GDHS yêu thích môn Toán
II. Chuẩn bị:
- GV: Cân đồng hồ, tờ lịch của vài tháng
- HS: Mô hình đồng hồ, đồng hồ để
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2A - T17.doc