Luyện từ và câu
Từ ngữ về các mùa. Đặt và trả lời câu hỏi Khi nào?
I/Mục tiêu:
-Rút gọn tên các tháng trong năm và các tháng bắt đầu kết thúc của từng mùa.
-Xếp được các ý theo lời bà Đất trong Chuyện bốn mùa phù hợp với từng mùa trong năm.
-Biết đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ Khi nào?
-GDHS tính lm bi cẩn thận
II/Chuẩn bị:
GV: Giấy khổ to, bút dạ
HS: Sách GK, vở bài tập
III/Các hoạt động dạy-học:
1/On định tổ chức: 1Kiểm diện
2/Kiểm tra bài cũ: 4
Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh
35 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 699 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 2 Tuần 19 - Trường Tiểu học số 1 Nhơn Phú, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình huống nhặt được của rơi.
d/Hoạt động 3: Trò chơi “Nếuthì”
GV phổ biến luật chơi
-Nếu em nhặt được ví tiền?
-Nếu em nhặt được cây bút rất đẹp?
-Làm vào vở bài tập
-HS đổi vở kiểm tra
-HS giơ thẻ
-Em gửi lại cho người bị mất
-Nộp lại cho cô giáo trả lại cho bạn mất
4/Củng cố: 2’
Cho HS hát bài “Bà Còng”
Bạn Tôm, bạn Tép trong bài hát có ngoan không? Vì sao?
*HTLTTGĐĐHCM: Trả lại của rơi thể hiện đức tính thật thà, thực hiện 5 điều BH dạy
5/Dặn dò:1’
GV nhận xét tiết học
Về nhà học bài, sưu tầm các truyện kể, các tấm gương, bài thơ, bài hát, nói về việc trả lại của rơi
Rút kinh nghiệm:-------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chính tả(tập chép)
Chuyện bốn mùa
I/Mục tiêu:
-Chép lại chính xác một đoạn trích trong “Chuyện bốn mùa”. Biết viết hoa đúng các tên riêng.
-Luyện viết đúng và nhớ cách viết những chữ có âm và dấu thanh dễ lẫn l/n ; dấu hỏi/dấu ngã
-GDHS viết bài cẩn thận, chính xác.
II/Chuẩn bị
-GV: Sách GK. Bảng phụ
-HS: Bút chì, bảng con.
III/Các hoạt động dạy-học:
1/Ổn định tổ chức: 1’Hát
2/Kiểm tra bài cũ: 4’
-Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh
3/Dạy bài mới: 31’
a/Giới thiệu bài: 1’Hôm nay các em chép chính tả 1 đoạn trong bài”Chuyện bốn mùa”.
GV ghi đề bài lên bảng
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
5’
12’
4’
5’
b/Hướng dẫn tập chép:
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị:
-GV đọc mẫu đoạn chép
Hỏi: Đoạn chép ghi lời của ai? Bà Đất nói gì?
Hướng dẫn HS nhận xét
-Đoạn chép có những tên riêng nào?
-Những tên riêng viết như thế nào?
*Viết bảng con:
-GV đọc tiếng khó
c/Viết bài
-Cho HS chép bài vào vở. GV theo dõi uốn nắn
*Chấm chữa bài:
-GV hướng dẫn HS chấm & chữa lỗi
-GV 5-7 bài nhận xét
d/Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2: (lựa chọn)-2b
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu
-Gọi 1 HS lên bảng làm
-HS theo dõi - 1,2 HS đọc
-Lời của bà Đất-Bà Đất khen các bà tiên mỗi người một vẻ, đều có ích và đáng yêu
-Xuân, Hạ, Thu, Đông
-Víêt hoa
-HS viết bảng con : tựu trường, ấp ủ
-HS chép vào vở
-HS tự chữa lỗi bằng bút chì
-Ghi vào những chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã
-1HS lên bảng, cả lớp làm vào vở
+Thứ tự các từ điền: Bão, kĩ
-HS nêu miệng
+ bưởi, chỉ + đã, mỗi
4/Củng cố: 2’
Vừa rồi chúng ta viết chính tả bài gì ?
5/Dặn dò: 1’
GV nhận xét tiết học
Về nhà viết lại những từ dễ lẫn. Chuẩn bị tiết sau viết bài “Thư Trung thu”
Rút kinh nghiệm:-------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 10 tháng 1 năm 2017
Toán
Phép nhân
I/Mục tiêu: Giúp học sinh
-Bước đầu nhận biết phép nhân trong mối quan hệ với tổng các số hạng bằng nhau.
-Biết đọc viết và cách tính kết quả của phép nhân.
-GDHS tính cẩn thận, chính xác.
II/Chuẩn bị
-GV: Tranh ảnh hoặc mô hình vật thực của các nhóm đồ vật có cùng số lượng phù hợp với SGK.
-HS: Sách GK, vở bài tập, bảng con.
III/Các hoạt động dạy-học:
1/Ổn định tổ chức:1’ Hát
2/Kiểm tra bài cũ: 5’
-Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 2(SGK). Cho cả lớp làm bảng con
-GV nhận xét
3/Dạy bài mới: 31’
a/Giới thiệu bài: 1’ Hôm nay các em học bài phép nhân.
GV ghi đề bài lên bảng
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
8’
22’
b/Hướng dẫn HS nhận biết về phép nhân
GV cho HS lấy tấm bìa có 2 chấm tròn -Hỏi:
-Tấm bìa có mấy chấm tròn?
-5 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 2 chấm tròn, có tất cả mấy chấm tròn?
Tổng của 2+2+2+2+2 chuyển thành phép nhân 2 x 5 = 10
(Đọc: Hai nhân năm bằng mười)
Dấu x là dấu nhân
2 x 5 = 10 ; 2 là số hạng của tổng; 5 là số các số hạng của tổng .Viết 2x5 để chỉ 2 lấy 5 lần
Chỉ có tổng các số hạng bằng nhau mới chuyển thành phép nhân
c/Thực hành:
Bài 1: Y/C học sinh xem hình vẽ SGK
GV làm mẫu
4 được lấy 2 lần tức là 4+4=8
Chuyển thành phép nhân 4x2=8
Tương tự HS làm bài 1b,1c
Bài 2: Viết phép nhân theo mẫu
4 + 4 + 4 + 4 + 4 = 20
4 x 5 = 20
Bài 3: Viết phép nhân
-Cho HS nêu bài toán. Quan sát tranh vẽ SGK tính & nêu kết quả
Tương tự làm bài 3b: HS nêu đề toán, làm bài & nêu kết quả
-HS lấy 1 tấm bìa
-Có 2 chấm tròn
-HS tính
-Có 10 chấm tròn: 2+2+2+2+2= 10
-HS đọc
-HS quan sát tranh vẽ
-2HS lên bảng-cả lớp làm vở bài tập
5+5+5 =15
5x3 = 15
3+3+3+3 = 12
3x4 = 12
-2 HS lên bảng làm - Cả lớp làm vào vở
b / 9 + 9 + 9 = 27
9 x 3 = 27
c/ 10 + 10 + 10 + 10 +10 = 50
10 x 5 = 50
-HS tính & nêu kết quả
5 x 2 = 10 ( 5 + 5 = 10 )
-HS tính & nêu kết quả
4 x 3 = 12 (con)
Tính 4 + 4 + 4 = 12 (con)
4/Củng cố :3’
Củng cố cho HS thêm cách chuyển từ phép cộng sang phép nhân
5/Dặn dò:1’
GV nhận xét tiết học
Về nhà hoàn thành bài tập, học bài & chuẩn bị bài “Thừa số-Tích”
Rút kinh nghiệm:-------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thủ công
Cắt, gấp, trang trí thiếp chúc mừng(t1)
I/Mục tiêu:
-HS biết cách gấp, cắt, trang trí thiếp chúc mừng
-Cắt, gấp được thiếp chúc mừng
-HS hứng thú làm thiếp chúc mừng
II/Chuẩn bị:
-GV: Một số mẫu thiếp chúc mừng. Tranh quy trình cắt, gấp, trang trí thiếp chúc mừng.
Giấy trắng hoặc giấy thủ công, kéo, bút màu, bút chì, thước kẻ
-HS: Giấy trắng, giấy màu, thước kẻ, kéo
III/Các hoạt động dạy-học:
1/Ổn định tổ chức: 1’Hát, kiểm diện
2/Kiểm tra bài cũ: 4’
-Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh
3/Dạy bài mới: 27’
a/Giới thiệu bài: 1’Hôm nay các em học bài cắt, gấp, trang trí thiếp chúc mừng(tiết 1)
GV ghi đề bài lên bảng
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
11’
10’
b/Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét
GV giới thiệu 1 số thiếp chúc mừng
Hỏi: Thiếp chúc mừng có hình gì? Mặt thiếp ghi chúc mừng ngày gì?
-Hãy kể các loại thiếp chúc mừng mà em biết?
-Thiếp chúc mừng được đặt trong một phong bì
c/Hoạt động 2: Hướng dẫn cách cắt, gấp thiếp chúc mừng
Bước 1: Cắt, gấp thiếp chúc mừng
-Cắt tờ giấy hình chữ nhật, chiều dài 20 ô; chiều rộng 15 ô
-Gấp đôi tờ giấy theo chiều rộng được thiếp chúc mừng có kích thước rộng 10 ô, dài 15 ô
Bước 2:Trang trí thiếp chúc mừng
Tuỳ thuộc vào ý nghĩa của thiếp chúc mừng người ta trang trí khác nhau
d/Thực hành:
GV tổ chức cho học sinh tập cắt, gấp trang trí thiếp chúc mừng
-HS để dụng cụ lên bàn
HS quan sát và nhận xét
-Hình chữ nhật đứng. Chúc mừng ngày nhà giáo VN 20/11
-Chúc mừng sinh nhật
-Mặt thiếp trang trí những bông hoa
-Thiếp là tờ giấy hình chữ nhật gấp đôi
-Thiếp chúc mừng năm mới, chúc mừng 8/3, 20/11, sinh nhật,
-HS tập cắt, gấp trang trí
thiếp chúc mừng
4/Củng cố: 2’
-Gọi 2 HS nêu các bước cắt, gấp trang trí thiếp chúc mừng
5/Dặn dò: 1’
-GV nhận xét tiết học
-Chuẩn bị tiết sau: Giấy, kéo để thực hành
Rút kinh nghiệm:-------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Kể chuyện
Chuyện bốn mùa
I/Mục tiêu:
-Kể lại được chuyện đã học, biét phối hợp lời kể với điệu bộ nét mặt, biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung.
-Dựng lại được câu chuyện theo các vai: Người dẫn chuyện, 4 nàng tiên Xuân, Hạ,Thu, Đông và lời bà Đất.
-Rèn kĩ năng nghe: Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể, biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời của bạn.
II/Chuẩn bị:
-GV: 4 tranh minh hoạ câu chuyện
-HS: SGK
III/Các hoạt động dạy học:
1/Ổn định tổ chức: 1’Hát, kiểm diện
2/ Kiểm tra bài cũ: 4’
-Gọi 2 HS lên bảng kể lại câu chuyện em đã học trong kì 1.
-GV nhận xét
3/Dạy bài mới: 32’
a/Giới thiệu bài: 1’Tiết học hôm nay các em sẽ kể lại câu chuyện”Chuyện bốn mùa”.
GV ghi đề bài lên bảng
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
23’
8’
b/Hướng dẫn kể chuyện:
-Hướng dẫn HS kể lại đoạn 1 theo tranh.
Gọi một HS đọc yêu cầu
GV hướng dẫn HS quan sát 4 tranh trong SGK
-Hướng dẫn kể lại toàn bộ câu chuyện.
+Từng HS kể lại đoạn 2 trong nhóm
+Gọi 2-3 HS kể lại toàn bộ câu chuyện
c/Dựng lại câu chuyện theo vai:
-GV nêu yêu cầu chọn 6 HS đóng vai
-Yêu cầu từng nhóm phân vai và kể chuyện.
-1HS đọc yêu cầu
-HS quan sát tranh.
2-3 HS kể lại đoạn 1 trước lớp. Từng HS kể lại đoạn 1 trong tranh.
-Cả lớp nhận xét.
-Từng HS kể lại đoạn 2 trong nhóm
-Cả lớp nghe bạn kể và nhận xét.
6 bạn đóng vai: 1 em đóng vai người dẫn chuyện, 1 em vai bà Đất, 4 em đóng vai 4 nàng tiên Xuân, Hạ,Thu, Đông.
-Cả lớp lắng nghe nhận xét.
HS từng nhóm kể chuyện .
Cả lớp theo dõi, nhận xét bình chọn bạn kể hay nhất.
4/Củng cố: 2’
Nhắc HS chú ý quan sát để thấy sự thay đổi của 4 mùa trong năm.
*Tích hợp giáo dục BVMT: Mỗi mùa xuân, hạ, thu, đơng đều cĩ ngững vẻ đẹp riêng nhưng đều gắn bĩ với con người. Chúng ta cần cĩ ý thức bảo vệ MT thiên nhiên để cuộc sống của con người ngày càng thêm đẹp đẽ.
5/Dặn dò:1’
GV nhận xét tiết học
Về nhà kể lại chuyện cho các bạn cùng nghe. Chuẩn bị bài sau Ơng Mạnh thắng Thần Gió
Rút kinh nghiệm:-----------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tập đọc
Thư Trung thu
I/Mục tiêu:
Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng nhip thơ. Giọng đọc diễn tả được tình cảm
của Bác Hồ đối với Thiếu Nhi: Vui, đầm ấm, đầy tình thương yêu.
Rèn kĩ năng đọc-hiểu: Nắm được nghĩa các từ chú giải cuối bài đọc.
Hiểu được nội dung lời thư và lời bài thơ.Cảm nhận được tình yêu thương của Bác Hồ.
Học thuộc lòng bài thơ Thư Trung thu của Bác.
II/Chuẩn bị:
-GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc -Aûnh Bác Hồ với Thiếu nhi
-HS: Sách giáo khoa.
III/Các hoạt động dạy-học:
1/Oån định tổ chức: 1’Kiểm diện-Kiểm tra dụng cụ của học sinh
2/Kiểm tra bài cũ: 4’
Gọi 2 HS đọc bài “Chuyện bốn mùa” & trả lời câu hỏi
GV nhận xét
3/Dạy bài mới: 31’
a/Giới thiệu bài: 1’ Hôm nay các em học bài “Thư Trung thu”
GV ghi đề bài lên bảng
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
12’
10’
8’
b/Luyện đọc:
-Giáo viên đọc mẫu
*Đọc từng câu:
- GV sửa lỗi phát âm
*Đọc từng đoạn trước lớp ( 2 đoạn)
-Hướng dẫn HS ngắt nhip thơ
-Giải nghĩa từ: Trung thu, thi đua, kháng chiến
*Đọc từng đoạn trong nhóm
*Thi đua giữa các nhóm
*Đọc đồng thanh cả bài
c/Tìm hiểu bài:
*HTLTTGĐĐHCM: Giúp HS hiểu được tình
Cảm âu yếm, yêu thương đặc biệt của BH với thiếu nhi và của thiếu nhi với BH. Nhớ lời khuyên của Bác, kính yêu Bác
Câu 1: Mỗi Tết Trung thu Bác Hồ nhớ đến ai?
Câu 2: Những câu thơ nào cho biết Bác Hồ rất yêu thiếu nhi?
-Câu “Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh?” Câu hỏi đó nói lên điều gì?
*Cho HS xem tranh Bác Hồ với Thiếu nhi
Câu 3: Bác khuyên các em làm những điều gì?
*KNS cơ bản được giáo dục: Tự nhận thức; Xác định giá tri bản thân; Lắng nghe tích cực.
-Kết thúc bài thơ Bác viết như thế nào?
-Nêu nội dung bài
d/Học thuộc lòng:
-GV hướng dẫn HS đọc thuộc lòng bài thơ
-HS lắng nghe
-HS nối tiếp nhau đọc từng câu. Đọc từ khó
-HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp
-HS đọc đúng nhịp thơ
-HS đọc từ ngữ chú giải
-HS đọc trong nhóm
-Thi đọc trước lớp
-Đọc đồng thanh
-Bác nhớ tới các em Nhi đồng
-Ai yêu các Nhi đồng
-Tính các cháu
-Mặt các cháu
-Tình cảm yêu thương của Bác dành cho Nhi đồng
-Thi đua học hành & tham gia công tác xã hội tuỳ theo sức của mình
-Hôn các cháu
*Tình yêu thương của Bác Hồ đối với Thiếu nhi
-Đọc thuộc lòng bài thơ
-Thi đọc thuộc lòng
4/Củng cố: 3’
-Gọi 1 HS đọc lại cả bài .
-Nêu nội dung bài học?
*BVMT: GD các em biết yêu quê hương đất nước, làm cho đất nước ngày càng giàu đẹp
*GD Quốc phịng và An ninh: Kể chuyện về hình ảnh Bác Hồ dành cho các cháu thiếu nhi trong dịp Tết Trung thu
5/Dặn dò:1’
-GV nhận xét tiết học
-Về nhà tập đọc lại bài, chuẩn bị bài “Ôâng Mạnh thắng Thần Gió”
Rút kinh nghiệm:-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 11 tháng 1 năm 2017
Toán
Thừa số - Tích
I/Mục tiêu:
Giúp học sinh biết tên gọi, thành phần và kết quả của phét nhân.
Củng cố cách tìm kết quả của phép nhân.
GDHS tính cẩn thận, chính xác
II/Chuẩn bị
GV: Viết sẵn bài tập 1 & 2 lên bảng phụ. Các tấm bìa có ghi sẵn: Thừa số - Tích
HS: SGK,VBT
III/Các hoạt động dạy học:
1/Oån định tổ chức: 1’Kiểm diện-Kiểm tra dụng cụ của học sinh
2/Kiểm tra bài cũ: 4’
Gọi 2 HS lên bảng tính kết quả, viết phép nhân
7 + 7 + 7 + 7 = 28
7 x 4 = 28
3 + 3 + 3 + 3 + 3 + 3 = 18
3 x 6 = 18
GV nhận xét
3/Dạy bài mới: 31’
a/Giới thiệu bài: 1’Hôm nay các em học bài “Thừa số-Tích”
GV ghi đề bài lên bảng
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
13’
15’
b/Hướng dẫn: Học sinh nhận xét, tên gọi thành phần và kết quả của phép nhân.
GV viết 2 x 5 = 10 lên bảng
GV nêu 2 gọi là thừa số; 5 gọi là thừa số;10 là tích
2 x 5 cũng gọi là tích ( GV viết lên bảng)
GV ghi ví dụ khác: 3 x 2 = 6
Cho HS nêu tên gọi của từng thành phần phép tính
c/Thực hành:
Bài 1: GV hướng dẫn HS chuyển tổng thành tích rồi tính. GV hướng dẫn
Mẫu: 3 + 3 + 3 + 3 + 3 = 3 x 5
Bài 2:Viết tích dưới dạng tổng các số hạng bằng nhau rồi tính(theo mẫu)
6 x 2 = 6 + 6 = 12; vậy 6 x 2 = 12
Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu
GV hướng dẫn, cho HS làm rồi chữa bài
-HS nêu tên từng số
3 gọi là thừa số, 2 gọi là thừa số,
6 gọi là tích
-HS tự làm vào vở, 3 HS lên bảng
a/9 + 9 + 9 = 9 x 3
b/2 + 2 + 2 + 2 = 2 x 4
c/10+10+10=10x3
-HS tự làm bài, 2HS lên bảng
a/
5 x 2=5+5=10; vậy 5x2=10
2 x5=2+2+2+2+2=10; vậy 2x5=10
b/
3 x4=3+3+3+3 =12; vậy 3x4=12
4 x3=4+4+4 =12; vậy 3x4=12
-HS nêu yêu cầu
HS làm bài vào vở, nêu kết quả
a/8 x 2 = 16
b/ 4 x 3 = 12
c/10 x 2 = 20
d/5 x 4 = 20
4/Củng cố: 3’
-Nêu tên các thành phần của phép tính 3 x 5 = 15
5/Dặn dò:1’
-GV nhận xét tiết học
-Về nhà hoàn thành bài tập, chuẩn bị bài “Bảng nhân 2”
Rút kinh nghiệm:----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tập viết
Chữ hoa: P
I/Mục tiêu:
Rèn kĩ năng viết chữ
- Biết viết chữ P hoa theo cỡ vừa và cỡ nhỏ
-Biết viết đúng cụm từ Phong cảnh hấp dẩn theo cỡ nhỏ. Chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng qui định
-GDHS tính cẩn thận và kiên trì.
II/Chuẩn bị:
-GV: Chữ viết mẫu P, chữ Phong, câu ứng dụng Phong cảnh hấp dẫn ( cỡ nhỏ )
-HS: Vở tập viết, bảng con
III/Các hoạt động dạy-học:
1/Oån định tổ chức: 1’Kiểm diện
2/Kiểm tra bài cũ: 4’
-Kiểm tra vở tập viết của học sinh.
3/Dạy bài mới: 32’
a/Giới thiệu bài: 1’Hôm nay các em viết chữ hoa P
GV ghi đề bài lên bảng
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
6’
20’
b/Hướng dẫn viết chữ hoa:
*Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét
-Chữ P cao mấy li?
-Chữ P gồm mấy nét?
GV viết mẫu lên bảng& hướng dẫn cách
viết
-Nét 1 đặt bút trên đường kẻ 6 viết nét móc ngươc trái như nét 1 củ chư õB, dừng bút trên đường kẻ 2.
-Nét 2: Từ điểm đặt bút của nét1, lia bút lên đường kẻ 5 viết nét cong trên có 2 đầu uốn vào trong, dừng bút trên đường kẻ 5.
-Cho HS viết bảng con chữ P 2 đến 3 lượt
*Hướng dẫn viết từ ứng dụng:
-Cho HS viết vào bảng con chữ Phong
GV treo câu ứng dụng
-Phong cảnh hấp dẫn là phong cảnh đẹp làm cho mọi người muốm đến thăm
Chữ nào cao 2,5li
Chữ nào cao 2li
Chữ nào cao1 li
Nêu cách đặt dấu thanh
c/Thực hành:
-GV nêu yêu cầu bài viết
-Thu 1 số vở HS viết xong nhận xét
-Quan sát và trả lời
-Cao 5 li
-2 nét: Nét 1 giống chữ B, nét 2 là nét cong trên có 2 đầu uốn vào trong không đều nhau
-HS viết chữ P vào bảng con
-1 HS lên bảng viết
-Nét nối chữ P gần sát chữ h
HS viết vào bảng con
-P, h, g
-d, p
-o, n, a, â
-Dấu hỏi đặt trên chữ a; dấu sắt và dấu ngã đặt trên chữ â
-HS viết vào vở
4/Củng cố: 2’
Gọi 2HS thi viết chữ đúng mẫu.
5/Dặn dò: 1’
GV nhận xét tiết học
Về nhà viết phần luyện tập ở nhà. Chuẩn bị bài Chữ hoa: Q
Rút kinh nghiệm:------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Luyện từ và câu
Từ ngữ về các mùa. Đặt và trả lời câu hỏi Khi nào?
I/Mục tiêu:
-Rút gọn tên các tháng trong năm và các tháng bắt đầu kết thúc của từng mùa.
-Xếp được các ý theo lời bà Đất trong Chuyện bốn mùa phù hợp với từng mùa trong năm.
-Biết đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ Khi nào?
-GDHS tính làm bài cẩn thận
II/Chuẩn bị:
GV: Giấy khổ to, bút dạ
HS: Sách GK, vở bài tập
III/Các hoạt động dạy-học:
1/Oån định tổ chức: 1’Kiểm diện
2/Kiểm tra bài cũ: 4’
Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh
3/Dạy bài mới: 32’
a/Giới thiệu bài: 1’Hôm nay các em học từ ngữ về bốn mùa. Đặt & trả lời câu hỏi Khi nào?
GV ghi đề bài lên bảng
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
13’
13’
5’
b/Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu
-Mỗi mùa bắt đầu từ tháng nào đến tháng nào?
Bài 2:(viết)Gọi 1 HS đọc yêu cầu
Yêu cầu cả lớp làm vào vở bài tập
1 HS lên bảng chữa bài
GV chốt ý đúng
Mùa xuân: b
Mùa hạ: a
Mùa thu: c, e
Mùa đông: d
Bài 3: (miệng) Gọi 1 HS đọc yêu cầu
-Khi nào HS được nghỉ hè?
-Khi nào HS được tựu trường?
-Mẹ thường khen em khi nào?
Ở trường, em vui nhất khi nào?
-HS trao đổi cặp
Tháng giêng, tháng hai, tháng ba, tháng tư
Mùa xuân: Từ tháng 1 đến tháng 3
Mùa hạ: Từ tháng 4 đến tháng 6
Mùa thu: Từ tháng 7 đến tháng 9
Mùa đông: Từ tháng 10 đến tháng 12
-Xếp các ý sau vào bảng cho đúng lời bà Đất trong bài Chuyện bốn mùa
Cả lớp làm vào vở bài tập
-Trả lời câu hỏi
-HS được nghỉ hè vào đầu tháng 6.
-HS tựu trường vào cuối tháng 9.
-Mẹ thường khen em khi em biết vâng lời, chăm học.
-Ở trường, em vui nhất khi em được điểm tốt.
4/Củng cố: 2’
-Nêu tên các mùa trong năm?
5/Dặn dò:1’
-GV nhận xét tiết học
-Về nhà học bài, hoàn thành bài tập. Chuẩn bị bài: Từ ngữ về thời tiết. Đặt và trả lời câu hỏi Khi nào? Dấu chấm, dấu chấm than
Rút kinh nghiệm:-------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 12 tháng 1 năm 2017
Toán
Bảng nhân 2
I/Mục tiêu:
-Lập bảng nhân 2 ( 2 nhân với 1, 2, 310 ) và học thuộc bảng nhân 2.
-Thực hành nhân, giải bài toán có đếm thêm 2.
-GDHS tính cẩn thận, chính xác.
II/Chuẩn bị:
GV: Các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 2 chấm tròn.
HS: Các tấm bìa có 2 chấm tròn, vở bài tập, bảng con.
III/Các hoạt động dạy-học:
1/Ổn định tổ chức : 1’KT dụng cụ học tập của học sinh
2/Kiểm tra bài cũ: 4’
-Gọi 3 HS lên bảng viết tổng các số dưới dạng tích
8 + 8 + 8 = 8 x 3 = 24
6 + 6 + 6 + 6 = 6 x 4 = 24
3 + 3 + 3 + 3 + 3 + 3 = 3 x 6 = 18
-Gọi 1 HS nêu tên thành phần kết quả 6 x 4 = 24
6: thừa số ; 4: thừa số ; 24: tích
GV nhận xét
3/Dạy bài mới: 31’
a/Giới thiệu bài: 1’Hôm nay các em học bài bảng nhân 2
GV ghi đề bài lên bảng
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
12’
18’
b/Hướng dẫn HS lập bảng nhân 2
GV giới thiệu các tấm bìa, mỗi tấm có 2 chấm tròn
-GV gắn 1 tấm bìa –Hỏi:
+ 2 tấm bìa được lấy 1 lần, ta viết như thế nào?
-GV gắn 2 tấm bìa: 2 chấm tròn được lấy mấy lần?
+ 2 chấm tròn được lấy 2 lần ta viết như thế nào?
GV viết lên bảng 2 x 2 = 4
Tương tự GV gắn 3 tấm bìa
+ 2 chấm tròn được lấy 3 lần ta viết như thế nào?
-Yêu cầu HS lấy tấm bìa lập bảng nhân 2
-Cho HS nhận xét các thừa số, tích trong bảng nhân
-Hướng dẫn HS học thuộc bảng nhân 2
c/Thực hành:
Bài 1: HS tính nhẩm
-Gọi HS nối tiếp nhau theo bàn đọc kết quả
Bài 2: Gọi HS đọc đề bài
-GV hướng dẫn: Muốn biết 6 con gà có mấy chân em làm thế nào?
-Gọi 1 HS lên bảng, cả lớp làm vở bài tập
Bài 3: Gọi 1 HS đọc đề. HS nêu miệng
Yêu cầu HS đếm thêm 2 từ 2 - 20; bớt 2 từ 20 – 2
HS theo dõi
2 x 1 HS tính : 2 x 1 = 2
Đọc là hai nhân một bằng hai
-Được lấy 2 lần
-2 x 2 = 4 ( HS tính 2 + 2 )
Đọc là hai nhân hai bằng bốn
2 x 3= 6(HS tính 2+2+2=6)
Đọc là hai nhân ba bằng sáu
HS lập bảng nhân 2
-Thừa số thứ nhất là 2; thừa số thứ 2 từ 1 đến 10. Tích số sau bằng số trước cộng thêm 2
-HS học thuộc bảng nhân 2
-HS tính nhẩm ghi kết quả vào vở
HS đọc nối tiếp kết quả
2 x 2 = 4; 2 x 4= 8 ; 2 x 6=12 ;
2 x 8 = 16
Lấy 2 nhân 6
1 HS lên bảng, cả lớp làm vở bài tập
Bài giải
Số chân 6 con gà có là:
2 x 6 = 12 ( chân )
Đáp số: 12 chân
-Điền vào ô trống: 2 ,4, 6, 8 14 20
3-4 HS đếm thêm 2, bớt 2
4/Củng cố: 3’
Gọi vài HS đọc thuộc bảng nhân 2
5/Dặn dò: 1’
GV nhận xét tiết học
Về nhà học bài, hoàn thành bài tập, chuẩn bị bài “Luyện tập”
Rút kinh nghiệm:------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tự nhiên và Xã hội
Đường giao thông
I/Mục tiêu: Sau bài học
-HS biết có 4 loại đường giao thông: Đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không.
-Kể tên các phương tiện giao thông đi trên từng loại đường giao thông, nhận biết 1 số biêûn báo trên đường bộ và trên đường sắt chạy qua
-GDHS có ý thức chấp hành luật lệ giao thông
II/Chuẩn bị:
GV: Hình vẽ SGK, một số bìa ghi tên đường giao thông
HS: Sách giáo khoa
III/Các hoạt động dạy-học:
1/Ổn định tổ chức : 1’KT dụng cụ học tập của học sinh
2/Kiểm tra bài cũ: 4’
-Em cần làm gì cho trường lớp sạch đẹp?
GV nhận xét
3/Dạy bài mới: 27’
a/Giới thiệu bài: 1’Hôm nay các em học bài Đường giao thông
GV ghi đề bài lên bảng
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
10’
10’
6’
b/Hoạt động1: Nhận biết các đường giao thông
Bước1: GV giới thiệâu & dán 5 bức tranh lên bảng
-Gọi 5HS & phát cho mỗi em1 tấm bìa ghi sẵn tên các đường giao thông
Bước 2: Gọi 1số HS nhận xét kết quả
*Kết luận: Có 4 loaiï đường giao thông là: Đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và đường hàng không. Trong đường thuỷ có đường sông và đường biển
c/Hoạt động 2: Nhận biết các phương tiện giao thông
Bước1: Làm việc với SGK
-Hướng dẫn HS quan sát các hình trang 40-41 SGK & trả lời câu hỏi
Bước 2: Gọi 1 số HS trả lời câu hỏi
-Kể tên các loại xe đi trên đường bộ?
-Phương tiện nào đi trên đường sắt?
-Đường hàng không
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUAN19.doc