Toán
TIẾT 96: BẢNG NHÂN 3
I. Mục tiêu:
- Lập bảng nhân 3.
- Nhớ được bảng nhân 3.
- Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 3).
- Biết đếm thêm 3.
- Làm được các BT: 1bc, 2b, 3. HS M3,4 làm các bài còn lại
- Ham thích học Toán.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: 10 tấm bìa, mỗi tấm có gắn 3 chấm tròn hoặc 3 hình tam giác, 3 hình vuông.
III. Các hoạt động dạy học:
45 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 601 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 2 Tuần 19 và 20, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
* Chốt KT: Chốt cách tính kết quả của phép nhân dựa vào phép cộng .
- Một em làm bảng: 8 x 2 = 16
b / 4 x 3 = 12 c/ 10 x 2 = 20
d / 5 x 4 = 20
4. Hoạt động nối tiếp( 5 phút)
- Nêu lại tên gọi của thành phần và kết quả của phép nhân
- HS nêu
- Nhận xét đánh giá tiết học.
**********************************
Mĩ thuËt
( GV bộ môn dạy )
*************************************
Buổi chiều
Tiếng Anh
(GV bộ môn dạy)
*************************************
Thể dục
(GV bộ môn dạy)
================{================
Thứ năm ngày 11 tháng 1 năm 2018
Thể dục
(GV bộ môn dạy)
**********************************
Tập viết
CHỮ HOA P
I. Mục tiêu:
- Viết đúng chữ hoa P ( một dòng cỡ vừa, một dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng : Phong ( một dòng cỡ vừa, một dòng cỡ nhỏ), Phong cảnh hấp dẫn ( 3 lần).
- Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
- Góp phần rèn luyện tính cẩn thận.
II. Đồ dùng:
- Chữ mẫu P
- Bảng phụ viết chữ cỡ nhỏ
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động(5 phút)
- Viết bảng: O, Ong
- HS viết
*Giới thiệu bài
- Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học
2. Hoạt động: Hướng dẫn viết chữ hoa ( 25 phút)
* Mục tiêu:- Viết đúng chữ hoa P, chữ và câu ứng dụng .
- Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
* Cách tổ chức:
a. Quan sát số nét và quy trình viết
+ Chữ hoa P cao mấy li? rộng mấy li?
- Chữ P cao 5 li, rộng 4 li.
+ Chữ hoa P gồm mấy nét ?
- Gồm 2 nét
+ Chữ P gồm những nét cơ bản nào?
- Nét móc ngược trái, nét cong trên
+ Nét 1 của chữ P giống nét nào của chữ nào đã học?
- Giống nét 1 của chữ B
- GV chỉ theo chỉ theo chữ mẫu và giảng quy trình viết.
Quan sát theo hướng dẫn của GV
b. Viết bảng
- GV yêu cầu HS viết chữ P vào không trung sau đó cho các em viết vào bảng con.
- Viết vào bảng con
c. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng
* Giới thiệu cụm từ ứng dụng
- Yêu cầu HS mở vở tập viết đọc cụm từ ứng dụng
- Đọc: Phong cảnh hấp dẫn
Hỏi: Em hiểu: Phong cảnh hấp dẫn có nghĩa là gì?
- Phong cảnh đẹp, mọi người đều muốn đến thăm.
+ Hãy kể tên các phong cảnh hấp dẫn mà em biết?
- HS kể: Cát Bà, Đồ Sơn,
* Quan sát và nhận xét
+ Cụm từ gồm mấy tiếng, là những tiếng nào?
- Gồm 4 tiếng là: Phong, cảnh, hấp, dẫn
+ Chữ nào có chiều cao bằng P
- Chữ h, g
+ Nêu độ cao của các chữ còn lại
- Chữ p, d cao 2 li, các chữ còn lại cao 1 li.
+ Khi viết Phong ta viết nét nối giữa P và h như thế nào?
- Từ điểm cuối của P lia bút lên điểm đặt bút chữ h và viết chữ h
+ Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào?
Khoảng cách đủ để viết một chữ cái o
* Viết bảng
- Yêu cầu HS viết chữ Phong vào bảng
Viết bảng
d. Hướng dẫn viết vào vở tập viết
- GV nêu yêu cầu tập viết
- HS viết vào vở
4. Hoạt động nối tiếp( 5 phút)
- Nhận xét giờ học
-Về nhà hoàn thành nốt bài viết.
- HS nêu lại các chữ đã viết
Chính tả (Nghe - viết )
THƯ TRUNG THU
I. Mục tiêu:
- Nghe - viết chính xác bài CT, trình bày đúng hình thức bài thơ 5 chữ.
- Làm được BT2a, BT3a.
II. Đồ dùng:
- Tranh vẽ minh hoạ bài tập 2. Bảng phụ chép sẵn bài tập 3.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động(5 phút)
- GV đọc cho HS viết một số từ khó
- HS viết: mở sách, thịt mỡ, nở hoa lỡ hẹn, nhảy cẫng, dẫn chuyện ...
*Giới thiệu bài
2. Hoạt động: Hướng dẫn HS tập chép( 15 phút)
* Mục tiêu:- Nghe - viết chính xác bài CT, trình bày đúng hình thức bài thơ 5 chữ.
* Cách tổ chức:
a.Tìm hiểu nội dung đoạn viết
- GV đọc đoạn viết
- HS theo dõi
+ Bài thơ cho ta biết điều gì ?
- Bác Hồ rất yêu thương nhi đồng Bác mong các cháu cố gắng, thi đua học hành..
b. Hướng dẫn cách trình bày
+ Bài thơ có những từ xưng hô nào?
+ Bài thơ có mấy câu? Mỗi câu có mấy chữ ?
+ Các chữ đầu câu viết như thế nào ?
- Từ Bác, các cháu
- Có 12 câu, mỗi câu có 5 chữ
- Các chữ cái đầu câu viết hoa
c. Hướng dẫn viết từ khó
- GV đọc các từ khó yêu cầu HS viết
- GV chỉnh lỗi cho HS
- HS viết bảng chữ khó: ngoan ngoãn, cố gắng, tuổi nhỏ, giữ gìn,...
d. Viết vở
- GV đọc cho HS viết bài vào vở
- HS viết bài vào vở
e.Thu bài, nhận xét
3. Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập (10 phút)
* Mục tiêu:- Làm được BT2a, BT3a. .
* Cách tổ chức:
Bài 2a: Viết tên các vật
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở
* Chốt KT: Chốt đáp án đúng
- HS làm bài 2
a, lá, na, len, nón.
Bài 3a: Em chọn chữ nào trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống
- Cho 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở
- HS làm bài
- GV nhận xét.
* Chốt KT: Chốt đáp án đúng
- Đáp án: Lặng lẽ, nặng nề,
Lo lắng, đói no
4. Hoạt động nối tiếp( 5 phút)
- Khen những em chép bài chính tả đúng, đẹp, làm bài tập đúng nhanh.
Toán
TIẾT 94: BẢNG NHÂN 2
I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Lập được bảng nhân 2
- Nhớ được bảng nhân 2.
- Biết giải bài toán có lời văn bằng một phép tính nhân.
- Biết đếm thêm 2 .
- Cả lớp làm bài 1, 2, 3
II. Đồ dùng:
- 10 tấm bìa mỗi tấm có gắn hai hình tròn . Kẻ sẵn nội dung bài tập 3 lên bảng.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động(5 phút)
- Gọi 2 HS lên bảng
- HS1:2 + 2 + 2 + 2 = 2 x 4 = 8
- HS2:5 + 5 + 5 + 5 + 5 = 5 x 5 = 25
*Giới thiệu bài
- Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học
2. Hoạt động: Lập bảng nhân 2 ( 10 phút)
* Mục tiêu:- Lập được bảng nhân 2
- Nhớ được bảng nhân 2.
* Cách tổ chức:
+ Có mấy chấm tròn ?
+ Hai chấm tròn được lấy mấy lần ?
+ 2 được lấy mấy lần?
- 2 được lấy một lần bằng 2. Viết thành: 2 x 1= 2 đọc là 2 nhân 1 bằng 2.
- Có 2 chấm tròn
- Hai chấm tròn được lấy 1 lần
- 2 được lấy 1 lần
- Học sinh thực hành đọc kết quả
+ Có 2 tấm bìa mỗi tấm có 2 chấm tròn. Vậy 2 chấm tròn được lấy mấy lần ?
- 2 chấm tròn được lấy 2 lần. 2 được lấy 2 lần.
+ Hãy lập công thức 2 được lấy 2 lần ?
- Đó là phép nhân 2 x 2
+ 2 nhân 2 bằng mấy ?
- 2 x 2 = 4
*Hình thành công thức bảng nhân 2.
- Yêu cầu HS lập công thức.
2 x 1 = 2 ; 2 x 2 = 4 , 2 x 3 = 6
HS lập công thức.
2 x 1 = 2 ; 2 x 2 = 4 , 2 x 3 = 6
2 x 10 = 20
- Tổ chức cho các nhóm thi đua đọc thuộc lòng
* Chốt KT: Chốt bảng nhân 2
- Hai em nhắc lại bảng nhân 2
- Các nhóm thi đua đọc thuộc lòng.
3. Hoạt động: Luyện tập ( 10 phút)
* Mục tiêu:
- Nhớ được bảng nhân 2.
- Biết giải bài toán có lời văn bằng một phép tính nhân.
- Biết đếm thêm 2 .
* Cách tổ chức:
Bài 1(95): Tính nhẩm
- Yêu cầu HS nối nhau nêu kết quả của từng phép tính
* Chốt KT: Chốt bảng nhân 2
- Lần lượt từng học sinh nêu miệng.
2 x 1 = 2 ; 2 x 2 = 4 ; 2 x 3 = 6
Bài 2(95)
- Cho một em đọc đề bài
- Một em đọc đề bài sách giáo khoa
+ Có mấy con gà?
+ Mỗi con gà có bao nhiêu chân ?
+ Vậy để biết 6 con gà có chân ta làm thế nào?
- Có 6 con gà
- Mỗi con gà có 2 cái chân
- Ta lấy 2 nhân 6
- Cho lớp làm vở. Một HS lên bảng giải.
- GV nhận xét đánh giá
* Chốt KT: Chốt cách giải bài toán có lời văn bằng một phép tính nhân.
- Lớp làm vở. 1 HS lên bảng giải.
Giải
Số chân 6 con gà là :
2 x 6 = 12 (chân )
Đáp số: 12 chân
Bài 3(95)
+ Bài toán yêu cầu ta làm gì ?
+Số đầu tiên trong dãy số này là số nào?
+ Tiếp sau số 2 là số mấy ? Tiếp sau số 4 là số nào?
- Đếm thêm 2 rồi viết số thích hợp vào ô trống.
- Tự làm bài rồi chữa bài
- Một học sinh lên sửa bài
- Sau khi điền ta có dãy số: 2, 4, 6, 8, 10, 12, 14, 16, 18, 20.
- Yêu cầu HS đọc lại dãy số đã điền và nhận xét
- GV nhận xét đánh giá
* Chốt KT: Chốt cách đếm thêm 2 .
- Đọc và nhận xét: Đây là kết quả của bảng nhân 2
4. Hoạt động nối tiếp( 5 phút)
- Đọc lại bảng nhân 2
- Nhận xét đánh giá tiết học
- Dặn về nhà học và làm bài tập.
- Đọc lại bảng nhân 2
================{================
Thứ sáu ngày 12 tháng 1 năm 2018
Âm nhạc
(GV chuyên dạy)
*****************************
Tập làm văn
ĐÁP LỜI CHÀO, LỜI TỰ GIỚI THIỆU
I. Mục tiêu:
- Biết nghe và đáp lại lời chào, lời tự giới thiệu phù hợp với tình huống giao tiếp đơn giản (BT1, BT2) .
- Điền đúng lời đáp vào ô trống trong đoạn đối thoại (BT3)
II. Đồ dùng: Tranh vẽ minh họa bài tập 1.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động(5 phút)
+ Khi nào em bày tỏ thái độ thích thú?
* Giới thiệu bài
2. Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập (25 phút)
* Mục tiêu:- Biết nghe và đáp lại lời chào, lời tự giới thiệu phù hợp với tình huống giao tiếp đơn giản (BT1, BT2) .
- Điền đúng lời đáp vào ô trống trong đoạn đối thoại (BT3).
* Cách tổ chức:
Bài 1
- Treo bức tranh yêu cầu.
+ Bức tranh 1 minh họa điều gì ?
+ Theo em các bạn nhỏ trong tranh sẽ làm gì ?
- Quan sát tranh
- Một chị lớn tuổi đang chào các em nhỏ. Chị nói : Chào các em !
Chị phụ trách đang giới thiệu mình với các em nhỏ .
- Lớp chia thành 4 nhóm lên đóng vai.
- Lớp chia thành 4 nhóm lên đóng vai
- GV nhận xét, tuyên dương
* Chốt KT: Chốt cách đáp lại lời chào, lời tự giới thiệu phù hợp với tình huống giao tiếp đơn giản
* Ví dụ : Lan nói : Chào các em !
- Một nhóm HS : Chúng em chào chị
- Hương nói : Chị tên là Hương chị được cử phụ trách sao của các em.
- HS : Ôi vui quá ! Mời chị vào lớp
Bài 2
- Nhắc lại tình huống để HS hiểu
- Một em đọc yêu cầu đề bài
- Yêu cầu HS suy nghĩ sau đó nối tiếp nhau nói lời đáp
- HS suy nghĩ sau đó nối tiếp nhau nói lời đáp :
- Ví dụ : Cháu chào chú ạ. Chú chờ một chút để cháu bảo với ba mẹ.
- Nhận xét sau đó chuyển tình huống
- Tương tự nói lời đáp trong tình huống không có ba mẹ ở nhà
- Cháu chào chú. Thưa chú, ba mẹ cháu đi vắng, chú có nhắn gì không ạ ?
- Dặn HS cảnh giác khi ở nhà một mình không nên cho người lạ vào nhà.
* Chốt KT: Chốt cách đáp lại lời chào, lời tự giới thiệu phù hợp với tình huống và cảnh giác với người lạ khi ở nhà một mình.
Bài 3
- Yêu cầu tự viết bài vở
- HS tự viết bài vở.
- Gọi HS đọc lại bài làm của mình trước lớp.
- Đọc lại bài làm của mình trước lớp
- Nhận xét bài làm của học sinh.
* Chốt KT: Chốt cách viết lời đáp vào ô trống trong đoạn đối thoại
4. Hoạt động nối tiếp( 5 phút)
- GV nhận xét đánh giá tiết học
- Dặn về nhà chuẩn bị cho tiết sau
- 2 em thực hành nói lời đáp trước lớp
- Chào cháu .
- Cháu chào cô ạ !
- Cháu cho cô hỏi đây có phải nhà bạn Nam không ?
- Thưa cô, cháu chính là Nam đây ạ.
- Tốt quá. Cô là mẹ bạn Sơn đây.
Toán
TIẾT 95: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Thuộc bảng nhân 2 .
- Vận dụng bảng nhân 2 để thực hiện phép nhân số có kèm theo đơn vị đo với một số.
- Biết giải bài toán có một phép nhân.
- Biết thừa số, tích.
- Cả lớp làm bài 1, 2, 3, 5 (cột 2, 3, 4); HSM3, 4 làm bài 4, bài 5 (cột 5, 6)
II. Đồ dùng:
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động(5 phút)
- Gọi 2 HS đọc bảng nhân 2
- Hai học sinh đọc bảng nhân 2
* Giới thiệu bài
2. Hoạt động : Luyện tập (25 phút)
* Mục tiêu:
- Thuộc bảng nhân 2 .
- Vận dụng bảng nhân 2 để thực hiện phép nhân số có kèm theo đơn vị đo với một số.
- Biết giải bài toán có một phép nhân.
- Biết thừa số, tích.
* Cách tổ chức:
Bài 1(96)
- Một em đọc đề bài
- Yêu cầu HS nối nhau nêu kết quả từng dòng
- HS nêu
- GV nhận xét
* Chốt KT: Chốt cách tính nhẩm với phép tính có hai dấu phép tính.
Bài 2(96): Tính (theo mẫu)
- Yêu cầu HS đọc mẫu
- HS đọc mẫu: 2cm x 3 = 6 cm
- Yêu câu HS nhận xét mẫu
- Nhận xét: Đây là cách tính phép nhân khi có kèm đơn vị đo đại lượng: Ta lấy 2 x 3 = 6 và viết thêm đơn vị cm.
- GV chốt cách làm, cách ghi đơn vị vào kết quả
- Yêu cầu HS làm bài
- Nhận xét bài làm của học sinh.
* Chốt KT: Chốt cách thực hiện phép nhân số có kèm theo đơn vị đo với một số.
- HS làm bài, 2 HS lên bảng
Bài 3(96): Gọi HS đọc đề bài
- HS đọc đề bài
+ Nêu điều bài toán cho biết
- Bài toán cho biết: Mỗi xe đạp có 2 bánh xe
+ Bài toán hỏi gì?
- Hỏi 8 xe có bao nhiêu bánh
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
- Nhận xét bài làm của học sinh.
* Chốt KT: Chốt cách giải bài toán có một phép nhân.
- HS làm bài, 2 HS lên bảng
Bài giải
8 xe đạp có số bánh xe là:
2 x 8 = 16 (bánh xe)
Đáp số: 16 bánh xe
Bài 4(96)( HS M3, 4): Viết số thích hợp vào ô trống theo mẫu
- Yêu cầu HS nêu cách làm của mẫu
- HS nêu: lấy 2 nhân với số hàng trên được bao nhiêu ghi vào hàng dưới
- Gọi 1 HS lên bảng, lớp làm bài vào vở
- HS làm bài
- Gọi HS đọc lại bảng nhân 2
* Chốt KT: Chốt cách thực hiện phép nhân trong bảng nhân 2
- Đọc lại bảng nhân 2
Bài 5(96): Viết số thích hợp vào ô trống theo mẫu
- Tiến hành tương tự như bài 4
- Yêu cầu HS nêu cách tìm tích của hai số
- HS nêu: Ta lấy hai thừa số nhân với nhau.
- Yêu cầu HS làm bài, 2 HS lên bảng
- Nhận xét bài làm của học sinh.
* Chốt KT: Chốt tên gọi thành phần và kết quả của phép nhân và cách tìm tích.
- HS làm bài
4. Hoạt động nối tiếp( 5 phút)
- Nêu nội dung tiết học.
- Nhận xét giờ học.
Sinh hoạt lớp
tuÇn 19
I. Mục tiêu
- HS nhận thấy ưu khyết điểm trong tuần.
- Biết sửa chữa khuyết điểm phát huy ưu điểm. Thực hiện tốt phương hướng tuần sau.
- Giáo dục HS thực hiện tốt nền nếp của lớp, trường qui định.Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
II. Nội dung
A. KiÓm diÖn:
B. Néi dung
1. Nh÷ng ho¹t ®éng trong tuÇn.
a) NÒn nÕp:
b) Häc tËp:
2. Ph¬ng híng tuÇn tíi:
============{===============
TUẦN 20
Thứ hai ngày 15 tháng 1 năm 2018
Chào cờ
=============={==============
Toán
TIẾT 96: BẢNG NHÂN 3
I. Mục tiêu:
- Lập bảng nhân 3.
- Nhớ được bảng nhân 3.
- Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 3).
- Biết đếm thêm 3.
- Làm được các BT: 1bc, 2b, 3. HS M3,4 làm các bài còn lại
- Ham thích học Toán.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: 10 tấm bìa, mỗi tấm có gắn 3 chấm tròn hoặc 3 hình tam giác, 3 hình vuông.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động( 5 phút)
Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập sau:
2 cm x 8 = 2 kg x 6 =
2 cm x 5 = 2 kg x 3 =
Nhận xét
- 2 HS làm bài trên bảng, cả lớp làm bài vào vở nháp.
* Giới thiệu bài
2. Hoạt động 1: Hướng dẫn lập bảng nhân 3 (10 phút)
* Mục tiêu:
- Lập bảng nhân 3.
- Nhớ được bảng nhân 3.
* Cách tổ chức:
- Cho HS lấy 1 tấm bìa có 3 chấm tròn
+ Có mấy chấm tròn?
- GV Gắn 1 tấm bìa có 3 chấm tròn lên bảng
- HS lấy 1 tấm bìa có 3 chấm tròn
- Có 3 chấm tròn.
+ Ba chấm tròn được lấy mấy lần?
+ Ba được lấy mấy lần?
- Ba chấm tròn được lấy 1 lần.
- Ba được lấy 1 lần.
- 3 được lấy 1 lần nên ta lập được phép nhân: 3 x 1=3 (ghi lên bảng phép nhân này)
- Cho HS lấy tiếp 1 tấm lên bàn nữa và hỏi: Có 2 tấm bìa, mỗi tấm có 3 chấm tròn, vậy 3 chấm tròn được lấy mấy lần?
- GV Gắn tiếp 2 tấm bìa lên bảng
- HS đọc phép nhân 3;
3 nhân 1 bằng 3.
- HS lấy tiếp và nêu
3 chấm tròn được lấy 2 lần.
- Quan sát thao tác của GV và trả lời:
+ Vậy 3 được lấy mấy lần?
+ Hãy lập phép tính tương ứng với 3 được lấy 2 lần.
- 3 được lấy 2 lần.
- Đó là phép tính 3 x 2
+ 3 nhân với 2 bằng mấy?
- Viết lên bảng phép nhân: 3 x 2 = 6 và yêu cầu HS đọc phép nhân này.
- 3 nhân 2 bằng 6.
- Ba nhân hai bằng sáu
- Hướng dẫn HS lập phép tính còn lại tương tự như trên. Sau mỗi lần lập được phép tính mới GV ghi phép tính đó lên bảng để có 3 bảng nhân 3.
- Lập các phép tính 3 nhân với 3, 4, . . ., 10 theo hướng dẫn của GV.
- Yêu cầu HS đọc bảng nhân 3 vừa lập được, sau đó cho HS thời gian để tự học thuộc bảng nhân 3 này.
- Cả lớp đọc đồng thanh bảng nhân 3 lần, sau đó tự học thuộc lòng bảng nhân.
- Xoá dần bảng con cho HS đọc thuộc lòng.
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng.
* Chốt KT: Chốt bảng nhân 3.
- Đọc bảng nhân.
- HS thi đọc thuộc lòng
3. Hoạt động 2: Luyện tập (15 phút)
* Mục tiêu:
- Nhớ được bảng nhân 3.
- Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 3).
- Biết đếm thêm 3.
* Cách tổ chức:
Bài 1(97)
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi vở để kiểm tra bài lẫn nhau
* Chốt KT: Chốt bảng nhân 3.
- Bài yêu cầu tính nhẩm.
- Làm bài và kiểm tra bài của bạn.
Bài 2(97)
- Gọi 1 HS đọc đề bài
+ Một nhóm có mấy HS?
+ Có tất cả mấy nhóm?
- 1 HS đọc
- Một nhóm có 3 HS.
- Có tất cả 10 nhóm.
+ Để biết có tất cả bao nhiêu HS ta làm phép tính gì?
- Yêu cầu HS viết tóm tắt và trình bày bài giải vào vở. Gọi 1 HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét, đánh giá
* Chốt KT: Chốt cách giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 3).
- Ta làm phép tính 3 x 10
- HS viết tóm tắt và trình bày bài giải vào vở. 1 HS lên bảng làm bài.
Bài 3(97)
+ Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Số đầu tiên trong dãy số này là số nào?
+Tiếp sau đó là 3 số nào?
+ 3 cộng thêm mấy thì bằng 6?
+ Tiếp sau số 6 là số nào ?
- Bài toán yêu cầu chúng ta đếm thêm 3 rồi viết số thích hợp vào ô trống.
- Số đầu tiên trong dãy số này là số 3
- Tiếp sau số 3 là số 6.
- 3 cộng thêm 3 bằng 6.
- Tiếp sau số 6 là số 9.
+ 6 cộng thêm mấy thì bằng 9?
- Giảng: Trong dãy số này, mỗi số đều bằng số đứng ngay trước nó cộng thêm 3.
- Yêu cầu tự làm bài tiếp, sau đó chữa bài rồi cho HS đọc xuôi, đọc ngược dãy số vừa tìm được.
- Nhận xét, đánh giá
* Chốt KT: Chốt cách đếm thêm 3.
- 6 cộng thêm 3 bằng 9.
- Làm bài tập
4. Hoạt động tiếp nối(5 phút)
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bảng nhân 3 vừa học.
- Nhận xét tiết học, yêu cầu HS về nhà học thuộc bảng nhân 3.
- Chuẩn bị: Luyện tập.
- Một số HS đọc thuộc lòng theo yêu cầu.
*************************************
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
( GV bộ môn dạy)
*************************************
Thủ công
( GV bộ môn dạy)
************************************
Buổi chiều
Tập đọc
ÔNG MẠNH THẮNG THẦN GIÓ
I.Mục tiêu:
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, đọc rõ lời nhân vật trong bài.
- Hiểu ND: Con người chiến thắng Thần Gió tức là chiến thắng thiên nhiên- nhờ vào quyết tâm và lao động, nhưng cũng biết sống thân ái, hoà thuận với thiên nhiên. (Trả lời câu được câu hỏi 1, 2, 3, 4 )
II.Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa, bảng phụ viết các câu văn cần hướng dẫn luyện đọc.
III.Các hoạt động dạy học:
TIẾT 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động( 5 phút)
- HS đọc và trả lời câu hỏi bài tập đọc “Mùa xuân đến”
- Nhận xét
- 2 HS đọc và trả lời câu hỏi
*Giới thiệu bài
2. Hoạt động 1: Luyện đọc (30 phút)
*Mục tiêu: Đọc rành mạch toàn bài; biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, đọc rõ lời nhân vật trong bài.
* Cách tổ chức:
- Đọc mẫu diễn cảm toàn bài
- Lớp lắng nghe đọc mẫu
- Gọi HS đọc nối tiếp từng câu
- HS đọc nối tiếp từng câu
- Yêu cầu HS tìm tiếng từ khó đọc
- HS tìm tiếng từ khó đọc
- HD phát âm các tiếng từ khó
- hoành hành, nổi giận, ngạo nghễ, lồng lộn, lăn quay,...
- Gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn
- HS đọc theo đoạn
- Yêu cầu đọc tìm cách ngắt giọng một số câu dài, câu khó ngắt thống nhất cách đọc các câu này trong cả lớp.
+ Ông vào rừng, / lấy gỗ / dựng nhà.// Cuối cùng,/ ông quyết định dựng một ngôi nhà thật vững chãi.//
- Luyện đọc hai câu đối thoại giữa Thần Gió và ông Mạnh.
-Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm .
- Đọc từng đoạn trong nhóm (5 em/ nhóm)
- Lắng nghe và chỉnh sửa cho học sinh
- Mời các nhóm thi đua đọc từng đoạn
- GV nhận xét, tuyên dương
- Yêu cầu đọc đồng thanh cả bài
- Các em khác lắng nghe và nhận xét bạn đọc .
- Các nhóm thi đua đọc từng đoạn.
- Nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhân đọc hay.
- Lớp đọc đồng thanh cả bài
TIẾT 2
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài(20 phút)
* Mục tiêu: Hiểu ND: Con người chiến thắng Thần Gió tức là chiến thắng thiên nhiên - nhờ vào quyết tâm và lao động, nhưng cũng biết sống thân ái, hoà thuận với thiên nhiên.
* Cách tổ chức:
- Gọi HS đọc đoạn 1
- HS đọc đoạn 1
+ Thần Gió đã làm gì khiến ông Mạnh nổi giận ?
+ Sau khi xô ngã ông Mạnh, Thần Gió .. ?
+ Ngạo nghễ có nghĩa là gì ?
+ Thần Gió xô ông Mạnh ngã lăn.
+ Bay đi với tiếng cười ngạo nghễ
- HS đọc chú giải
Gọi HS đọc đoạn 2, 3
- HS đọc đoạn 2, 3
+ Kể việc làm của ông Mạnh chống lại thần Gió?
+ Ngôi nhà vững chãi là ngôi nhà như thế nào ?
+ Vào rừng lấy gỗ dựng nhà. Ông quyết định dựng một ngôi nhà thật.
+ Ngôi nhà chắc chắn, khó bị lung lay
- Gọi HS đọc đoạn 4, 5
- HS đọc đoạn 4, 5
+ Hình ảnh nào chứng tỏ Thần Gió phải bó tay?
+ Thần Gió có thái độ như thế nào khi gặp ông Mạnh ?
- Ăn năn có nghĩa là gì ?
+ Cây cối xung quanh nhà đổ rạp , nhưng ngôi nhà vẫn đứng vững ,
+ Thần Gió rất ăn năn.
- Là hối hận về lỗi lầm của mình
+ Ông Mạnh đã làm gì để Thần Gió trở thành người bạn của ông ?
+ Vì sao ông Mạnh chiến thắng Thần Gió ?
+ Ông an ủi và mời Thần thỉnh thoảng tới chơi nhà ông .
- Vì ông có lòng quyết tâm và biết.. .
+ Ông Mạnh tượng trưng cho ai ? Thần Gió tượng trưng cho ai ? (HS M3, 4 Trả lời )
+ Ông Mạnh tượng trưng cho con người, Thần Gió tượng trưng cho thiên nhiên
+ Câu chuyện này muốn nói với chúng ta điều gì ?
* Chốt KT: Chốt nội dung bài.
- Câu chuyện cho biết nhờ có lòng quyết tâm lao động con người có thể chiến thắng thiên nhiên.
4. Hoạt động 3: Luyện đọc lại (10 phút)
* Mục tiêu: Đọc phân vai theo các nhân vật trong câu chuyện.
* Cách tổ chức:
- Đọc phân vai.
- Nhận xét và tuyên dương nhóm đọc hay nhất.
- Các nhóm thi đọc.
- Nhận xét, bình chọn
5. Hoạt động nối tiếp(5 phút)
+ Để sống hòa thuận, thân ái với thiên nhiên các em phải làm gì ?
- Yêu cầu HS đọc lại bài kỹ để có ý kể lại câu chuyện cho mạch lạc dựa theo các yêu cầu kể trong SGK.
- HS trả lời: Biết yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống xung quanh xanh, sạch, đẹp.
=========={=============
Thứ ba ngày 16 tháng 1 năm 2018
Đạo đức
( GV bộ môn dạy)
*************************************
Kể chuyện
ÔNG MẠNH THẮNG THẦN GIÓ
I. Mục tiêu:
- Biết xếp lại các tranh theo đúng trình tự nội dung câu chuyện(BT1).
- Kể được từng đoạn câu chuyện theo tranh đã sắp xếp đúng trình tự.
- HS M3,4 biết kể lại toàn bộ câu chuyện (BT2). Đặt được tên khác cho câu chuyện(BT3)
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh ảnh minh họa, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động (5 phút)
- Gọi HS kể chuyện : Chuyện bốn mùa.
+ Câu chuyện cho ta biết điều gì ?
- Nhận xét
- 6 em kể chuyện : Chuyện bốn mùa.
- Nói về 4 mùa trong năm , mỗi mùa đều có vẻ đẹp và ích lợi riêng.
*Giới thiệu bài
2. Hoạt động 1: Hướng dẫn kể chuyện (15 phút)
*Mục tiêu:
- Biết xếp lại các tranh theo đúng trình tự nội dung câu chuyện(BT1).
- Kể được từng đoạn câu chuyện theo tranh đã sắp xếp đúng trình tự.
- HS M3,4 biết kể lại toàn bộ câu chuyện (BT2). Đặt được tên khác cho câu chuyện(BT3)
*Cách tổ chức:
Bài 1 :
- Nêu yêu cầu.
+ Bức tranh 1 vẽ cảnh gì?
+ Đây là nội dung thứ mấy của câu chuyện?
- Quan sát và sắp xếp lại theo đúng nội dung câu chuyện.
- Vẽ ông Mạnh và Thần Gió đang ngồi uống rượu với nhau rất thân mật
- Là nội dung cuối cùng của câu chuyện
+ Bức tranh 2 vẽ cảnh gì?
- Vẽ cảnh ông Mạnh đang vác cây, khiêng đá để dựng nhà
+ Hãy nêu nội dung bức tranh thứ 3 ?
- Thần Gió xô ông Mạnh ngã lăn quay . Thần Gió ra sức xô đổ ngôi nhà ông Mạnh nhưng đành bó tay - Đây là nội dung thứ hai câu chuyện.
+ Bức tranh 4 vẽ cảnh gì?
- Thần Gió xô ông Mạnh ngã.
+ Hãy sắp xếp lại thứ tự cho các bức tranh theo đúng nội dung câu chuyện
*Chốt KT : Chốt thứ tự đúng.
- Một em lên xếp theo thứ tự 4 - 2 - 3- 1
Bài 2: Kể lại toàn bộ câu chuyện (HS M3,4)
- Lớp chia thành các nhóm, sau đó nối tiếp nhau tập kể trong nhóm.
- GV nhận xét tuyên dương nhóm kể tốt.
- Các nhóm thi kể
Bài 3: Đặt tên khác cho câu chuyện
- Cho HS M3,4 nêu tên khác cho câu chuyện
- Nhận xét.
- Thảo luận nối tiếp nhau nêu : Ông Mạnh và Thần Gió / Ông Mạnh đã chống lại Thần Gió ra sao?/ Bạn hay thù ...
3. Hoạt động nối tiếp (5 phút)
+ Qua câu chuyện, các em biết điều gì?
- Giáo viên nhận xét đánh giá
- 2 HS nêu
Chính tả (Nghe - viết)
GIÓ
I. Mục tiêu:
- Nghe - viết chính xác bài chính tả. Trình bày đúng bài thơ 7 chữ.
- Làm được bài tập (2) a.
- GDMT: Giúp HS thấy được tính cách đáng yêu của nhân vật “Gió”.Từ đó, thêm yêu quý môi trường thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết sẵn bài thơ.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động(5 phút)
- Yêu cầu HS viết các từ khó
- Nhận xét
- Ba em lên bảng viết:
cái tủ, khúc gỗ, cửa sổ, muỗi,...
*Giới thiệu bài
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn tập chép (15 phút)
* Mục tiêu: Nghe - viết chính xác bài chính tả. Trình bày đúng bài thơ 7 chữ.
* Cách tổ chức:
- Nhắc lại tựa bài
a. Tìm hiểu nội dung đoạn viết
- Đọc mẫu bài thơ.
+ Bài thơ viết về ai ?
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc .
- 3 HS đọc lại bài,lớp đọc thầm.
- Bài thơ viết về gió
+ Hãy nêu những ý thích và hoạt động của gió được nhắc đến trong bài thơ ?
- Gió thích chơi với mọi nhà, gió cù anh mèo mướp; gió rủ ong mật đến thăm hoa; gió đưa những cánh diều bay lên; gió ru cái ngủ; gió thèm ăn quả
b. Hướng dẫn trình bày
+ Bài viết này có mấy khổ thơ ? Mỗi khổ thơ có mấy câu? Mỗi câu thơ có mấy chữ ?
- Bài viết có 2 khổ thơ, mỗi khổ có 4 câu và mỗi câu có 7 chữ.
c. Hướng dẫn viết từ khó
- Giáo viên nhận xét chỉnh sửa
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an ca nam_12519854.doc