Chính tả (nghe viết)
CÒ VÀ CUỐC
I. Mục tiêu:
- HS nghe - viết chính xác, trình bày một đúng của bài: Cò và Cuốc. Rèn kĩ năng viết đúng, đẹp. Làm đúng bài tập chính tả.
- Bồi dưỡng năng lực tự học, biết hợp tác, chia sẻ với bạn.
- HS rèn tính cẩn thận, có ý thức giữ gìn sách vở, mạnh dạn tự tin trong học tập.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ.
- HS: Bảng con. Vở Bài Tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
31 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 838 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 2 Tuần 22 - Trường tiểu học Đa Mai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tên các loài chim theo nhóm thích hợp( sơn ca, họa mi, khướu, vẹt,đại bàng, gõ kiến, chim cánh cụt, chim hải âu, )
Chim có giọng hót hay
Chim sống trong rừng
Chim sống ngoài biển
Bài 2: Tìm các từ chỉ hoạt động của chim chóc.
- Gv cho HS làm miệng
Bài 3: Trả lời câu hỏi
a) Nhà em ở đâu?
b) Trường em của em ở đâu?
c) Giờ ra chơi, các em chơi ở đâu?
d) Chủ nhật vừa rồi lớp em đi tham quan ở đâu?
- GV cho HS đọc yêu cầu.
- GV lưu ý HS: trước khi đặt câu hỏi có cụm từ ở đâu, cần xác định bộ phận nào trong câu trả lời cho câu hỏi ở đâu?
*Cụm từ ở đâu dùng để hỏi về địa điểm nơi chốn.
HĐ3. Củng cố - Dặn dò:
- Tóm tắt nội dung
- Nhận xét tiết học.
- 1 HS Đọc yêu cầu.
- HS làm phiếu cá nhân
- 1 hs làm bảng phụ
- Gắn bảng nhận xét-đọc
a. sơn ca, họa mi, khướu
b. vẹt, đại bàng, gõ kiến
c. chim cánh cụt,hải âu
-HS nêu nối tiếp: bay, liệng, đậu, hót, gù, chuyền cành, vỗ cánh, mớm mồi,
làm tổ
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Từng cặp HS thực hành hỏi - đáp:
+Ví dụ:
a) Nhà bạn ở đâu?
- Nhà tớ ở tổ 4, khu cơ khí, phường Thọ Xương.
- HS đứng lên hỏi - đáp trước lớp.
- 1 hS đọc yêu cầu
- 1 em nêu câu kể.1 em đặt cõu có cụm từ ở đâu? cho câu kể đó.
- HS làm việc theo cặp.
- Nhận xét.
________________________________________________________________
Thứ tư ngày 31 tháng 1 năm 2018
Toán
BẢNG CHIA 2
I. Mục tiêu:
- Giúp hs lập bảng chia 2 và học thuộc bảng chia 2. Biết vận dụng vào làm bài tập. Rèn kĩ năng tính kết quả, giải toán.
- Bồi dưỡng năng lực tự học, biết hợp tác, chia sẻ với bạn.
- Giáo dục HS tính cẩn thận, biết trình bày khoa học.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ. Bộ đồ dùng toán.
- HS: Bộ đồ dùng toán.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1. Giới thiệu bài.
HĐ2. Lập bảng chia 2.
- GV đưa ra các lệnh.
- GV viết: 2 x 4 = 8
8 : 2 = 4.
- Lập tiếp các phép chia còn lại.
2 : 2 = 1
- Nhận xét số bị chia, số chia và thương trong phép chia.
- HD cho hs học thuộc bảng chia 2.
HĐ3. Thực hành
Bài 1 (109): Tính nhẩm.
6 : 2 = 2 : 2 = 20 : 2 =
4 : 2 = 8 : 2 = 14 : 2 =
10 : 2 = 12 : 2 = 18 : 2 =
Bài 2 (109): Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- GV quan sát HS làm bài, giúp đỡ HS tiếp thu chậm làm bài.
- GV chấm bài cho HS.
- Nhận xét bài làm của HS.
Bài 3 (109): Mỗi số 4, 6, 8,7, 10 là kết quả của phép tính nào?
- GV quan sát HS làm bài, giúp đỡ HS tiếp thu chậm làm bài.
HĐ4. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét bài học.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS lắng nghe.
- HS thao tác trên tấm bìa và nêu miệng. HS trao đổi với bạn.
- HS nêu phép tính.
- HS thực hiện tương tự đối với các phép chia còn lại. HS chia sẻ trong nhóm.
- HS chia sẻ trước lớp.
- HS học thuộc bảng chia 2 tại lớp.
- Cho HS đọc yêu cầu.
- HS làm vào SGK. HS đổi SGK để kiểm tra nhau.
- HS nêu miệng.
- HS đọc bài toán.
- HS làm vào vở.
Bài giải
Số kẹo mỗi bạn được chia là:
12 : 2 = 6 (cái kẹo)
Đáp số: 6 cái kẹo
- Thu bài chấm.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm SGK .
- Gọi HS làm miệng.
- Tuyên dương HS tích cực học tập.
______________________________________________
Tập đọc
CÒ VÀ CUỐC
I. Mục tiêu:
- Đọc trơn toàn bài, đọc đúng các từ khó có trong bài: lội ruộng, lội bùn, dập dờn, thảnh thơi. Biết nghỉ sau các dấu câu. Rèn kĩ năng đọc đúng, rõ ràng. HS hiểu phải lao động vất vả mới có lúc thảnh thơi.
- Bồi dưỡng năng lực tự học, biết hợp tác, chia sẻ với bạn.
- HS chăm chỉ lao động , biết giúp đỡ gia đình những công việc phù hợp với sức của mình.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ. Tranh minh họa.
- HS: SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1. Giới thiệu bài.
HĐ2. Bài mới.
- GV đọc mẫu.
- HD luyện đọc, giải nghĩa từ:
*Đọc từng câu.
- HD đọc từ khó: lội ruộng, lội bùn, dập dờn, thảnh thơi.
*Đọc từng đoạn trước lớp.
- Gọi hs đọc đoạn kết hợp giải nghĩa từ: Cuốc, trắng phau phau, thảnh thơi.
* Đọc từng đoạn trong nhóm.
* Thi đọc từng đoạn, cả bài.
- GV cùng hs nhận xét, bình chọn .
HĐ3. Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Thấy Cò lội ruộng Cuốc hỏi như thế nào?
- Cò trả lời Cuốc như thế nào?
- Câu trả lời của Cò chứa đựng một lời khuyên ấy là gì?
- Qua bài nói về điều gì?
- Luyện đọc lại:
- Gọi hs thi đọc lại bài, đọc đoạn 2.
- GV lắng nghe chia sẻ với HS.
HĐ4. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét bài học.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS lắng nghe.
- HS nghe, theo dõi SGK.
- HS đọc từng câu nối tiếp.
- HS đọc từ khó.
- HS đọc từng đoạn nối tiếp.
- HS giải nghĩa từ.
- HS đọc từng đoạn trong nhóm.
- Thi đọc giữa các nhóm, cá nhân.
- HS đọc thầm bài.
- Chị bắt tép vất vả thế, chẳng sợ bùn lấm áo trắng.
- Phải có lúc vất vả lội bùn mới có lúc được thảnh thơi.
- HS trả lời ý kiến.
- HS trao đổi nhóm bàn, chia sẻ ý kiến.
- HS đọc bài. Cho HS thi đọc theo đoạn.
- Bình chọn bạn đọc hay.
- Tuyên dương HS tích cực học tập.
______________________________________________
Tập viết
CHỮ HOA S
I. Mục tiêu:
- HS nắm được cấu tạo, hình dáng, quy trình chữ hoa S. Hiểu và viết đúng câu ứng dụng: Sáo tắm thì mưa. Rèn kĩ năng viết đúng mẫu chữ, đẹp, đúng quy định.
- Bồi dưỡng năng lực tự học, biết hợp tác, chia sẻ với bạn.
- HS rèn tính cẩn thận kiên trì, nắn nót viết từng chữ thật đúng mẫu.
II. Chuẩn bị:
- GV: Mẫu chữ S, phấn màu.
- HS: Bảng con.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1. Giới thiệu bài.
HĐ2.HD viết chữ hoa S:
- HD quan sát và nhận xét:
- GV đưa chữ mẫu S:
- Chữ hoa S cao mấy li? Gồm mấy
đường kẻ ngang? Chữ hoa S viết bằng mấy nét?
- GV vừa viết vừa nhắc lại cách viết: Đặt bút trên đường kẻ ngang 6 viết nét cong dưới, lượn từ dưới lên rồi DB trên ĐK 6, viết tiếp nét móc ngược trái cuối nét lượn vào trong, DB trên ĐK 2 .
*HD cách viết bảng con.
HĐ3. HD viết câu ứng dụng.
- Em hiểu: Sáo tắm thì mưa.có nghĩa là NTN?
- Câu ứng dụng có mấy tiếng?
- Nêu độ cao của các con chữ? dấu thanh? Vị trí dấu thanh? Khoảng cách giữa các con chữ?
- GV viết mẫu, HD hs viết tiếng: Sáo.
HĐ4. HD viết vào vở:
- GV bao quát chung HS, giúp đỡ HS viết cho đúng mẫu.
- Thu bài chữa, nhận xét.
HĐ5. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát.
- 5 li, 6 đường kẻ ngang.
- 1 nét.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS nói lại cách viết chữ hoa S cho nhau nghe trong nhóm bàn.
- HS nêu ý kiến trước lớp.
- HS viết bảng con. HS đổi bảng chia sẻ với bạn cách viết.
- HS đọc câu ứng dụng.
- 4 tiếng.
- HS nêu khi thấy sáo tắm thì trời mưa.
- Các chữ cao 2 ly rưỡi: S, h.
- Các chữ cao 1 ly rưỡi: t.
- Các chữ còn lại cao 1 ly.
- HS viết bảng con tiếng: Sáo. HS đổi bảng chia sẻ với bạn cách viết.
- HS nêu yêu cầu.
- HS viết vở nắn nót từng nét, từng dòng.
- HS thu bài.
- Về nhà viết bài ở nhà.
________________________________________________________________
Chính tả ( nghe viết)
MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN
I. Mục tiêu:
- HS nghe viết chính xác nội dung 1 đoạn trong bài: Một trí khôn hơn trăm trí khôn. Rèn kĩ năng viết đúng, đẹp. Củng cố quy tắc chính tả.
- Bồi dưỡng năng lực tự học, biết hợp tác, chia sẻ với bạn.
- HS có tính cẩn thận, viết chữ nắn nót , có ý thức giữ gìn sách vở.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ.
- HS: Bảng con.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1. Giới thiệu bài.
HĐ2. HD nghe - viết:
- GV đọc đoạn viết.
- HD học sinh chuẩn bị.
- Tìm câu nói của người thợ săn?
- Đoạn viết gồm có mấy câu? Những chữ nào được viết hoa? Có dấu chấm câu nào?
- HD viết chữ khó có trong bài.
- GV đọc bài cho hs viết vở.
- GV đọc cho HS soát lỗi.
- Nhận xét bài
HĐ3. HD làm bài tập chính tả
Bài 2a(33): Tìm các tiếng:
Bắt đầu bằng r, d, gi có nghĩa như sau:
Kêu lên vì vui mừng.
Cố dùng sức để lấy về.
Yêu cầu hs làm bài , GV quan sát giúp đỡ HS tiếp thu chậm.
Bài 3a (33): Điền vào chỗ trống r, d hay gi?
Từ cần điền: giọt nước, riêng, giữa.
HĐ4. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS lắng nghe.
- HS đọc bài
- Có mà trốn đằng trời
- 6 câu.
- HS nêu ý kiến.
- HS viết bảng con: dạo chơi, cuống quýt, thợ săn, dấu chân.
- HS viết vào vở nắn nót từng chữ.
- HS trao đổi vở để soát lỗi.
- HS thu vở.
- HS đọc y/cầu bài.
- HS làm bài vào bảng con. HS đổi SGK để chữa bài.
- HS làm chưa đúng thì chữa bài.
- Gọi hs nêu yêu cầu.
- HS làm bài vào vở BT.
- HS làm vào bảng phụ.
- Tuyên dương HS tích cực học tập.
_____________________________________________
Ôn Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho HS độ dài đường gấp khúc có số đo bằng nhau, vận dụng vào làm bài tập chính xác. Rèn kĩ năng tính và giải toán.
- Bồi dưỡng năng lực tự học, biết hợp tác, chia sẻ với bạn.
- HS có tính cẩn thận, biết trình bày khoa học, hứng thú học Toán.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ.
- HS: Bảng con.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1. Giới thiệu bài.
HĐ2. Luyện tập:
Bài 1: Ghi tên đường gấp khúc và các đoạn thẳng tạo nên đường đó:
Bài 2: Tính độ dài đường gấp khúc ABCD.
4cm
5cm 6cm
- Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta làm NTN?
Bài 3: Tính độ dài đường gấp khúc ABC bằng cách nhanh nhất.
4 cm 4 cm
4 cm
- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- GV thu bài - nhận xét.
HĐ3. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà chuẩn bị bài sau.
- HS lắng nghe.
- HS đọc yêu cầu.
- HS nêu miệng. HS trao đổi theo nhóm bàn.
- Cả lớp nhận xét, chia sẻ.
- HS nêu yêu cầu.
- 1 hs làm bảng con, bảng phụ.
- Cả lớp nhận xét, chữa bài.
- Nhắc lại cách tính độ dài đường gấp khúc.
- HS đọcyêu cầu bài tập.
- HS làm vào vở, 1hs làm vào bảng phụ.
- Cả lớp nhận xét, chữa bài.
- Tuyên dương HS tích cực học tập.
_________________________________________________
Ôn toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Củng cố bảng chia 2, một phần hai.
- Rèn kĩ năng làm toán và giải toán có liên quan đến bảng chia 2.
- Bồi dưỡng năng lực tự học, biết hợp tác, chia sẻ với bạn.
- Giáo dục hs có ý thức tự giác ôn bài
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ.
- HS: Bảng con.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Ho¹t ®éng của giáo viên
Ho¹t ®éng của học sinh
HĐ1. Ôn lại bảng chia 2
- Gọi hs đọc lại bảng chia 2
- GV hỏi để củng cố bảng chia 2
+.Trong bảng chia 2 sô đứng trước dấu chia chính là tích của bảng nhân 2, số đứng sau dấu chia đều bằng 2. Kết quả của bản chia 2 là dãy số từ 1 đến 10.
HĐ2. Luyện tập;
Bài 1:Tính nhẩm
8 : 2 14 : 2 20 : 2
10 : 2 6 : 2 18 : 2
4 : 2 12 : 2 2 : 2
Bài 2: Tính
2 x 8 : 2 18 : 2 x 4
20 : 2 + 23 3 x 6 : 2
- Gọi hs nhận xét, gv củng cố cách làm(Làm lần lượt từ trái sang phải)
Bài 3: Có 18 quển vở chia đều cho 2 em.Hỏi mỗi em được mấy quyển vở?
- Gọi hs nêu tóm tắt và cách giải
- Yêu cầu hs làm vào vở
- Gọi hs chữa bài
- GV nhận xét
HĐ3. Củng cố - Dặn dò:
- Gọi hs đọc lại bảng chia 2
- Nhận xét tiết học
- HS đọc bảng chia 2(đọc xuôi,đọc ngược)
- Nhiều hs đọc lại bảng chia 2.
- HS nối tiếp nhau đọc từng phép tính và nêu kết quả.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- 2 hs lên bảng
- Cả lớp làm vào vở.
- HS nhận xét chữa bài
- 1 HS đọc bài toán
- HS tóm tắt và giải vào vở
Bài giải
Mỗi em được thưởng số quyển vở là:
18 : 2 = 9 ( quyển vở )
Đáp số: 9 quyển vở
- HS nêu miệng
2 hs đọc lại bảng chia 2
________________________________________________________________
Thứ năm ngày 1 tháng 2 năm 2018
Toán
MỘT PHẦN HAI
I. Mục tiêu:
- Giúp HS nhận biết về một phần hai. Một phần hai còn gọi là một nửa. Biết vận dụng để làm bài tập một cách chính xác, thành thạo.
- Bồi dưỡng năng lực tự học, biết hợp tác, chia sẻ với bạn.
- Giáo dục cho Hs tự giác làm bài tập, yêu thích môn học.
- Giảm tải: Chỉ yêu cầu HS biết đọc và viết một phần hai vµ lµm bµi tËp 1.
II. Chuẩn bị:
- GV: Các tấm bìa như trong sgk. Bảng phụ.
- HS: Bộ đồ dùng Toán.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1. Giới thiệu bài.
HĐ2. Giới thiệu một phần hai
- Gv đưa hình vuông.
- Hình vuông được chia thành mấy phần bằng nhau?
*Một phần đã tô màu. Như vậy đã tô màu một phần hai hình vuông.
- GV quan sát HS, giúp đỡ khi HS gặp khó khăn.
HĐ3. Thực hành
Bài 1(110): Đã tô màu hình nào?
- H.dẫn HS trả lời đã tô màu vào hình nào ?
- GV quan sát HS, giúp đỡ khi HS gặp khó khăn.
Giảm tải: không làm bài tập 2, 3.
HĐ4. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét giờ học, dặn hs về nhà học bài, xem trước bài “Luyện tập”.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát, nêu nhận xét.
- Được chia thành 2 phần bằng nhau.
- Lấy một phần, được một phần hai hình vuông.
- Đọc : Một phần hai ;
Viết là :
*Một phần hai còn gọi là 1 nửa.
- HS đọc yêu cầu.
- Cho HS thảo luận nhóm.
- Cho HS làm miệng.
Hình vuông A ; Hình tam giác C ; Hình tròn D. Vì mỗi hình được chia làm hai phần bằng nhau.
Hình B không chia làm 2 phần bằng nhau.
- Tuyên dương HS tích cực học tập.
________________________________________________
Luyện từ và câu
TỪ NGỮ VỀ LOÀI CHIM. DẤU CHẤM, DẤU CHẤM PHẨY
I. Mục tiêu:
- Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ về chim chóc. Biết thêm tên một số loài chim. Biết cách sử dụng dấu chấm, dấu phẩy.
- Bồi dưỡng năng lực tự học, biết hợp tác, chia sẻ với bạn.
- HS biết yêu quý các loài chim và biết bảo vệ chúng. Mạnh dạn, hứng thú trong học tập.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ, phấn màu. Tranh minh họa.
- HS: SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1. Giới thiệu bài.
HĐ2.Hướng dẫn làm bài tập :
Bài 1(35): Nói tên các loài chim trong những tranh sau:
- GV ghi bảng:
1. Chào mào 2. Sẻ. 3. Cò
4. Đại bàng. 5. Vẹt 6. Sáo sậu
7. Cú mèo.
- Gọi hs đọc lại các từ vừa tìm được.
Bài 2(35): Chọn tên các loài chim điền vào chỗ trống:
a) Đen như
b) Hót như
c) Nhanh như
d) Nói như
e) Hót như
Các tư cần điền: vẹt, quạ, khước, cú, cắt.
- GV hướng dẫn HS làm.
- Giải nghĩa một số từ ngữ.
Bài 3 (35): Điền dấu chấm hay dấu phẩy:
- GV hướng dẫn làm.
Các dấu cần điền: dấu chấm, dấu phẩy.
- Gọi hs đọc lại bài của mình.
- Gv thu bài- nhận xét.
HĐ3. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS lắng nghe.
- HS đọc yêu cầu bài và Quan sát tranh về các loài chim.
- HS trao đổi nhóm bàn, chia sẻ với bạn.
- HS nêu miệng.
- HS khác nêu ý kiến.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm theo cặp.
- HS nêu miệng bài làm.
- HS nhận xét, bổ sung.
- Cho HS đọc lại bài.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm vào vở, nếu có khó khăn thì chia sẻ với bạn.
- 1hs làm vào bảng phụ.
- Cả lớp nhận xét, chữa bài.
- HS đọc lại bài.
- Tuyên dương HS tích cực học tập.
________________________________________
Chính tả (nghe viết)
CÒ VÀ CUỐC
I. Mục tiêu:
- HS nghe - viết chính xác, trình bày một đúng của bài: Cò và Cuốc. Rèn kĩ năng viết đúng, đẹp. Làm đúng bài tập chính tả.
- Bồi dưỡng năng lực tự học, biết hợp tác, chia sẻ với bạn.
- HS rèn tính cẩn thận, có ý thức giữ gìn sách vở, mạnh dạn tự tin trong học tập.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ.
- HS: Bảng con. Vở Bài Tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1. Giới thiệu bài.
HĐ2. HD nghe - viết :
- HD học sinh chuẩn bị:
- GV đọc bài viết.
- Cuốc đã hỏi Cò như thế nào?
- Nêu những chữ viết hoa trong bài? Vì sao?
- Đoạn viết gồm có mấy câu?
- HD viết chữ khó: Lội ruộng, trắng phau, dập dờn.
- GV ®äc cho HS viÕt bµi vµo vë.
- GV quan sát, giúp đỡ HS viết.
- GV thu bài, nhận xét.
HĐ3. HD làm bài tập chính tả
Bài 2a (38): GV hướng dẫn hs làm.
Tìm từ có thể ghép với mỗi tiếng sau:
riêng: riêng lẻ, riêng rẽ
giêng: tháng giêng,
dơi: con dơi
rơi: rơi vãi.
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài 3a (38): Gọi hs nêu yêu cầu.
Thi tìm nhanh các tiếng bắt đầu bằng r, d, gi:
ra vào, rút tiền.
da thịt. con dao
giao hàng, giá tiền.
HĐ4. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS lắng nghe.
- HS đọc bài viết.
- Chị bắt tép vất vả thế, chẳng sợ bùn bẩn hết áo trắng sao?
- 4 câu.
- HS viết bảng con từ khó. HS đổi bảng để kiểm tra nhau.
- HS viết vào vở nắn nót từng chữ.
- HS trao đổi vở để soát.
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS làm vào VBT. Nếu có khó khăn thì chia sẻ với bạn.
- 2 hs làm bảng phụ.
- HS làm sai thì chữa lại cho đúng.
- HS đọc yêu cầu.
- Cho HS chia sẻ trong nhóm.
- HS nêu ý kiến, làm miệng.
- HS chữa bài.
- Tuyên dương HS viết chữ đẹp.
________________________________________
Ôn Tiếng việt
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng.
- Rèn kĩ năng đọc hiểu, trả lời các câu hỏi của bài
- Bồi dưỡng năng lực tự học, biết hợp tác, chia sẻ với bạn.
- Giáo dục hs có ý thức học môn tập đọc
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ.
- HS: Bảng con. Vở Bài Tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ1. Luyện đọc thành tiếng
- GV đọc mẫu cả bài
- Hướng dẫn đọc từ khó
- Hướng dẫn đọc câu:
+ Phải có lúc vất vả lội bùn / mới có lúc được thảnh thơi bay lên trời cao. //
-GV nghe, sửa sai cho hs, yêu cầu hs đọc lại
HĐ2. Luyện đọc hiểu:
-Yêu cầu cả lớp đọc thầm để trả lời câu hỏi
- Thấy Cò lội ruộng, Cuốc hỏi thế nào?
- Vì sao Cuốc lại hỏi như vậy?
- Cò trả lời Cuốc như thế nào?
- Câu trả lời của Cò có chứa một lời khuyên. Lời khuyên ấy là gì?
HĐ3. Luyện đọc theo vai:
- Hướng dẫn luyện đọc phân vai.
HĐ4. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- 1 HS đọc lại
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu.
- HS tự tìm từ khó đọc:
+ Ví dụ: kiếm ăn, trắng tinh, lội ruộng, làm việc,...
- HS luyện đọc từ khó.
- HS luyện đọc câu.
- HS đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp.
- Thi đọc từng đoạn.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- Chị bắt tép vất vả thế, không sợ bùn bắn bẩn hết áo trắng sao?
- Vì thấy Cò trắng phau, bay rập rờn như múa nên không nghí có lúc Cò lại vất vả như vậy.
- Phải có lúc vất vả lội bùn, mới có khi thảnh thơi .......
- HS suy nghĩ trả lời theo sự hiểu biết của mình.
- Học sinh tự phân vai thi đọc lai câu chuyện.
________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 2 tháng 2 năm 2018
Tập làm văn
ĐÁP LỜI XIN LỖI . TẢ NGẮN VỀ LOÀI CHIM
I. Mục tiêu:
- Rèn kỹ năng nói: Biết đáp lời xin lỗi trong giao tiếp thông thường, đơn giản. Rèn kỹ năng viết cho học sinh: Biết sắp xếp các câu đã cho thành đoạn văn hợp lý.
- Bồi dưỡng năng lực tự học, biết hợp tác, chia sẻ với bạn.
- HS có ý thức trong học tập, mạnh dạn, tự tin khi nói, yêu thích môn Tiếng Việt.
II. Chuẩn bị:
- GV: Tranh minh họa SGK. Bảng phụ.
- HS : SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1. Giới thiệu bài.
HĐ2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1(39): Cho học sinh đọc yêu cầu bài, quan sát tranh và đọc lời nhân vật.
- Cho hs nêu nội dung bức tranh và đọc diễn cảm lời nhân vật.
- GV lắng nghe và chia sẻ với HS.
Bài 2(39): Em đáp lại lời xin lỗi trong các trường hợp sau:
- Cho học sinh đọc từng trường hợp.
- Cho học sinh nêu miệng cách đáp lời.
- Nhận xét, nêu cách đáp lời phù hợp nhất.
- GV lắng nghe và chia sẻ với HS.
Bài 3(39): Xếp lại thứ tự để tạo thành một đoạn văn:
- Cho học sinh làm bài vào vở.
Thứ tự: câu b, d, a, c.
- GV quan sát HS làm bài, giúp đỡ HS tiếp thu chậm làm bài.
- Thu bài, nhận xét.
HĐ3. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét giờ học, dặn HS về nhà ôn bài.
- HS lắng nghe.
- HS đọc yêu cầu BT.
- HS nói cho nhau nghe trong nhóm bàn.
- HS nối tiếp nhau nêu ND bức tranh và đọc lời các nhân vật trong bức tranh:
- Xin lỗi, tớ vô ý quá!
- Không sao!
- HS nêu yêu cầu.
- HS trao đổi trong nhóm bàn.
- HS nêu ý kiến trước lớp.
a) Xin mời! Bạn cứ đi đi!
b)Không sao! Có sao đâu!
c)Lần sau bạn cẩn thận nhé! Mình vừa mặc cái áo này đấy!
d) Không sao, mai cậu trả mình cũng được!
- Gọi HS đọc yêu cầu BT.
Câu b: Mở đầu: Giới thiệu.
Câu a: Tả hình dáng .
Câu d: Tả hoạt động.
Câu c: Câu kết.
- HS chia sẻ với bạn trong nhóm.
- HS thu bài.
- HS đọc lại bài.
- Tuyên dương HS tích cực học tập.
___________________________________________________
Toán
LUYÊN TẬP
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho HS các bảng chia 2 đã học. vận dụng vào làm bài. Rèn kĩ năng về tính, giải toán.
- Bồi dưỡng năng lực tự học, biết hợp tác, chia sẻ với bạn.
- HS tự giác làm bài tập, rèn tính cẩn thận, biết trình bày khoa học.
Giảm tải: Không làm bài tập 5 (trang 111).
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ.
- HS : Bảng con.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1. Giới thiệu bài.
HĐ2.Thực hành :
Bài 1 (111): Tính nhẩm:
8 : 2 = 10 : 2 = 14 : 2 =
16 : 2 = 20 : 2 = 18 : 2 =
6 : 2 = 12 : 2 = 4 : 2 =
Bài 2 (111): Tính nhẩm:
2 x 6 = 2 x 8 = 2 x 2 =
12 : 2 = 16 : 2 = 2 : 2 =
Bài 3 (111): Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- GV hướng dẫn hs làm.
Bài giải
Số lá cờ của mỗi tổ là:
18 : 2 = 9 (lá cờ)
Đáp số: 9 lá cờ
Bài 4(111):
- Gv quan sát HS làm bài, giúp đỡ HS tiếp thu chậm làm bài.
- GV thu bài - nhận xét.
- Gọi HS chữa bài.
HĐ3. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS lắng nghe.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm vào SGK. Nếu có khó khăn thì chia sẻ với bạn.
- Cho HS làm miệng.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm vào SGK. Nếu có khó khăn thì chia sẻ với bạn.
- HS nêu kết quả.
- HS đọc bài toán.
- HS làm vào vở. 2 HS làm bảng phụ.
- Tương tự HS làm bài 3, bài 4 vào vở. Nếu có khó khăn thì chia sẻ với bạn.
Bài giải
Số hàng của 20 học sinh xếp được là:
20 : 2 = 10 (hàng)
Đáp số: 10 hàng
- Tuyên dương HS tích cực học tập.
____________________________________________
Kể chuyện
MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN
I. Mục tiêu:
- Dựa vào trí nhớ và gợi ý kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện. Rèn kĩ năng nghe kể tự nhiên. Bước đầu biết dựng lại câu chuyện theo vai. Qua câu chuyện hiểu rằng chớ kiêu ngạo, xem thường người khác.
- Bồi dưỡng năng lực tự học, biết hợp tác, chia sẻ với bạn.
- HS biết lắng nghe và tôn trọng người khác để giải quyết mọi việc, không nên coi thường người khác.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ.
- HS: SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1. Giới thiệu bài.
HĐ2. HD kể chuyện.
- GV lắng nghe, bao quát chung HS.
* Đặt tên cho từng đoạn câu chuyện.
M: Đoạn 1: Chú Chồn kiêu ngạo.
Đoạn 2: Trí khôn của Chồn.
* Kể lại từng đoạn của câu chuyện.
+ Câu chuyện có mấy đoạn?
- Gọi hs kể cá nhân.
- GV nhận xét giọng kể của hs. GV lắng nghe chia sẻ với HS.
* Kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Câu chuyện có những nhân vật nào?
- GV hướng dẫn thể hiện giọng điệu.
- GV lắng nghe chia sẻ với HS.
HĐ3.Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét, khen ngợi HS.
- Dặn hs về tập kể lại câu chuyện, chuẩn bị bài sau.
- HS lắng nghe.
- HS đọc lại câu chuyện: Một trí khôn hơn trăm trí khôn.
- HS đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện.
- Cho HS thảo luận nhóm bàn.
- HS nêu ý kiến trả lời.
- HS đọc yêu cầu của bài và đọc gợi ý kể chuyện từng đoạn.
- Có 4 đoạn.
- HS kể lại từng đoạn nối tiếp trong nhóm.
- HS kể trước lớp từng đoạn.
- Cho HS nhận xét, bổ sung.
- HS đọc yêu cầu.
- Có 3 nhân vật: Gà Rừng, Chồn, người thợ săn, người dẫn chuyện.
- HS kể chuyện toàn bộ câu chuyện trong nhóm.
- HS kể trước lớp.
- Các nhóm dựng lại câu chuyện theo vai.
- Tuyên dương HS tích cực học tập.
____________________________________________
Hoạt động tập thể
KĨ NĂNG GIAO TIẾP TÍCH CỰC
I. Mục tiêu:
- Chủ động, mạnh dạn khi giao tiếp.
- Biết dùng lời nói phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng khi giao tiếp.
- Rèn kĩ năng mạnh dạn trong giao tiếp.
II. Chuẩn bị:
- GV: Xem tài liệu giảng dạy.
- HS: Nghiên cứu bài trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1. Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu và ghi tựa bài
- GV đọc lại mẫu chuyện “Đôi bạn thân”.
HĐ2. Rút bài học:
GV cho HS quan sát tranh trang 18/SGK và yêu cầu HS trả lời câu hỏi.
H. Lời nói của người giao tiếp tích cực?
H. Những biểu hiện nào thể hiện em là người giao tiếp tích cực:
HĐ3. Người giao tiếp tích cực không có các biểu hiện sau
GV kết luận:
Chủ động giao tiếp tích cực em sẽ được bố mẹ, bạn bè, thầy cô và mọi người xung quanh quý mến.
HĐ4. Củng cố - Dặn dò:
GV hướng dẫn HS tự đánh giá trước bài học và sau khi học bài này bằng cách tô màu vào các hình trong SGK.
Tự nhận xét:
Nội dung đánh giá
Trước khi học bài học này
Sau khi học bài học này
Ghi chú
Em chủ động, mạnh dạn khi giao tiếp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuan 22.doc