Giáo án Lớp 2 Tuần 3 - GV: Nguyễn Thị Mỹ Huyền

Mĩ thuật

VẼ LÁ CÂY

I/ MỤC TIÊU :

- Nhận biết hình dáng, đặc điểm của vài loại lá cây.

- Biết vẽ lá cây và vẽ màu theo ý thích của bản thân.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Vở tập vẽ, ĐDDH; sưu tầm một số lá cây

- Học sinh : Vở tập vẽ.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU

1. Ổn định lớp:

2. Bài mới:

 

docx35 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 693 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 2 Tuần 3 - GV: Nguyễn Thị Mỹ Huyền, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chính xác, trình bày đúng phần tóm tắt bài. Biết cách trình bày 1 đoạn văn: Chữ cái đầu câu viết hoa, kết thúc câu bằng dấu chấm, viết hoa sau dấu chấm, .... Củng cố quy tắc chính tả ng/ngh Phân biệt các phụ âm đầu ch/tr, dấu hỏi/dấu ngã. Đồ dùng dạy-học: Giáo viên: Đoạn văn từ “ Nai Nhỏ xin cha đi chơi với bạn” trang 24 SGK TV2, VBT Học sinh:VBT, vở chính tả Các hoạt động dạy-học chủ yếu: Ổn định lớp học: Bài mới: Giáo viên Học sinh 1.Giới thiệu bài:Ghi bảng tên bài học 2.Hướng dẫn nghe- viết: GV nêu 1 số yêu cầu khi viết chính tả: viết đúng các từ dễ phát âm sai, trình bày vở sạch đẹp, GV cho HS nhìn đoạn văn, đặt câu hỏi: Đoạn văn được tóm tắt từ bài nào? Đoạn văn có mấy đoạn? Đoạn văn có mấy câu? Đầu câu lùi vào mấy ô? Viết thế nào? Cuối câu kết thúc bằng dấu gì? Trong bài có những chữ cái nào viết hoa? GV cho HS ghi từ khó, dễ sai vào bảng con. GV cho HS đọc lại 1 lần đoạn văn rồi chép vào vở. => GV để ý, nắn nót sửa cho các bạn yếu, viết chậm, viết hay sai lỗi. => HS viết xong. GV nhận xét 1 số bài về chữ viết, tập vở, lỗi 3.Hướng dẫn làm bài tập chính tả: Bài tập 1: HS đọc yêu cầu rồi nhắc lại quy tắc viết âm đầu ng/ngh: HS làm bài rồi đọc kết quả. GV nhận xét Bài tập 2: HS đọc yêu cầu của bài. Điền ch/tr: HS tự tìm từ điền vào chỗ chấm. Điền đổ/ đỗ: HS tự tìm từ điền vào chỗ chấm. GV nhận xét Học thuộc bảng chữ cái HS đọc lại bảng chữ cái Tiếng Việt. 2,3 HS nhắc lại tên bài Bài Bạn của Nai Nhỏ 2 đoạn 3 câu Lùi vào 2 ô và viết hoa. Dấu chấm N (Nai, Nhỏ), B (Biết), K(Khi) Xin, đi chơi xa, vẫn lo, liều mình,cứu, yên lòng. Khi vần có âm đầu i,e,ê thì viết thành ngh; còn lại viết ng. Ngày tháng, nghỉ ngơi, người bạn, nghề nghiệp. Cây tre, mái che, trung thành, chung sức. Đổ rác, thi đỗ, trời đổ mưa, xe đỗ lại. IV. Củng cố, dặn dò Ôn lại các tiếng bắt đầu bằng ng/ngh, ch/tr, dấu hỏi/ dấu ngã. Ôn lại 29 chữ cái trong bảng chữ cái Tiếng Việt Chuẩn bị bài tiếp theo. Thứ ngày tháng năm Toán PHÉP CỘNG CÓ TỔNG BẰNG 10 Mục tiêu: Biết cộng 2 số có tổng bằng 10 Biết dựa vào bảng cộng để tìm 1 số chưa biết trong phép cộng có tổng bằng 10. Biết viết 10 thành tổng của 2 số. Biết cộng nhẩm 2 số có tổng bằng 10. Biết xem đồng hồ. Đồ dùng dạy-học: - Giáo viên: VBT - Học sinh: bảng con, VBT. Các hoạt động dạy-học chủ yếu: Giáo viên Học sinh 1. Giới thiệu bài, ghi đầu bài. Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1: HS đọc đề bài câu a. - GV hướng dẫn HS bằng cách cho HS nêu các số có tổng bằng 10. => HS đọc kết quả. GV nhận xét rút kết luận: Khi hoán đổi vị trí của 2 số hạng trong 1 tổng thì kết quả vẫn bằng 10. - HS làm bài tập b. => HS đọc kết quả. GV nhận xét. Bài 2: HS đọc đề bài. Nhớ kiến thức bài cũ để làm bài. => HS đọc kết quả. GV nhận xét. Bài 3: HS đọc đề bài - GV hướng dẫn hS làm bài: ta cộng phép tính có kết quả bằng 10 trước rồi cộng tiếp số còn lại. => HS tự làm sau đó đọc kết quả. GV nhận xét Bài 4: HS đọc đề bài HS nhắc lại cách xem đồng hồ: kim ngắn chỉ giờ, kim dài chỉ phút. =>HS tự làm rồi đọc kết quả. GV nhận xét. Bài 5: HS đọc đề. GV hướng dẫn: Dựa vào hoạt động của HS hằng ngày để HS làm bài tập này. 6+4=10; 4+6=10; 2+8=10; 8+2=10; 9+1=10; 1+9=10; 3+7=10; 7+3=10. HS nhắc lại. 1+9; 8+2; 2+8; 3+7; 7+3; 4+6; 6+4;5+5; 10+0. 10; 10; 10; 10; 10. 12; 14;1 5; 11; 18; 10. 9 giờ; 6 giờ; 12 giờ. HS tự làm bài IV: Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học, chuẩn bị bài mới. Thứ ngày tháng năm Kể chuyện BẠN CỦA NAI NHỎ Mục tiêu: Dựa vào trí nhớ, tranh minh hoạ và gợi ý dưới mỗi tranh, kể lại được từng đoạn và toàn bộ nội dung câu truyện Bạn của Nai Nhỏ kể tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung. Tập trung lắng nghe, biết nhận xét qua lời kể của bạn. Đồ dùng dạy-học: Giáo viên: 3 tranh minh họa trong SGK. Các hoạt động dạy-học chủ yếu: Giáo viên Học sinh Giới thiệu bài: Hướng dẫn kễ chuyện: GV kể lại toàn bộ câu chuyện. GV kể lại 1 lần nữa dựa trên gợi ý của tranh. + Câu chuyện kể về sự việc gì? + Cha Nai Nhỏ đã nói gì? + Nai Nhỏ đã kể với cha về việc làm nào của bạn mình? + Cha đã nói gì khi nghe Nai Nhỏ kể? +Nai Nhỏ đã kể tiếp chuyện gì với cha? + Cha đã nói gì khi nghe Nai Nhỏ kể? + Nai Nhỏ tiếp tục kể tiếp chuyện gì với cha? + Cha đã nói gì khi nghe Nai Nhỏ kể? 3. Tổ chức kể chuyện - Các tổ cử người vào vai các nhân vật kể lại câu chuyện HS lắng nghe HS lắng nghe Nói về việc Nai Nhỏ xin cha được đi chơi xa cùng bạn Cha không ngăn con. Nhưng con hãy kể cho cha nghe vè bạn con. Lấy vai hích hòn đá to chặn ngang lối đi. Bạn con thật khỏe. Nhưng cha vẫn lo. Nhanh trí kéo Nai Nhỏ chạy khỏi lão Hổ đang rình sau bụi cây. Bạn con thật thông minh và nhanh nhẹn. Nhưng cha vẫn lo. Lao vào lão Sói, dùng đôi gạc chắc khỏe húc Sói ngã ngữa để cứu Dê Non. Đó chính là điều tốt nhất. Con trai bé bỏng của cha, con có một người bạn như thế thì cha không phải lo lắng một chút nào nữa. IV. Củng cố, dặn dò. Chuẩn bị bài tiếp theo. Thứ ngày tháng năm Tự nhiên và xã hội HỆ CƠ I. Mục tiêu. - Sau bài học, HS có thể: + Nói tên 1 hệ cơ của cơ thể. + Biết được cơ có thể duỗi, cong, nhờ đó các bộ phận của cơ thể có thể cử động được. + Hiểu được muốn cơ được săn chắc cần phải siêng năng tập thể dục. II. Chuẩn bị SGK, tranh và các thẻ ghi tên xương, khớp, III. Các hoạt động dạy học Kiểm tra bài cũ: Tên các xương và khớp xương có trên cơ thể? TL: xương đầu, xương tay, xương chân,xương sườn, xương mặt, , khớp bả vai, Muốn cột sống không bị cong vẹo, ta cần làm gì? TL: đi, đứng, ngồi đúng tư thế; không mang vác đồ nặng. Giáo viên Học sinh 1. Giới thiệu bài: 2. Tìm hiểu bài: Hoạt động 1:HS nhìn tranh, GV đưa ra câu hỏi: + Trong cơ thể ta có những loại cơ nào? + Chỉ vị trí và nêu vai trò của các cơ vừa nêu? GV nhận xét rồi rút ra kết luận: Trong cơ thể có rất nhiều cơ. Các cơ bao phủ toàn bộ cơ thể làm cho mỗi người có một khuôn mặt và hình dáng nhất định. Nhờ cơ bám vào xương mà ta có thể thực hiện được mọi cử động như: chạy, nhảy, ăn, uống, Hoạt động 2: HS làm động tác duỗi thẳng cánh tay, sau đó cong tay lại. Quan sát cơ tay và trả lời câu hỏi: + Khi duỗi cánh tay ra thì cơ như thế nào? + Khi cong cánh tay lại thì cơ như thế nào? GV nhận xét rồi kết luận: Khi co cơ, cơ sẽ ngắn và chắc hơn. Khi cơ duỗi, cơ sẽ dài hơn và mềm hơn. Nhờ có sự co và duỗi của cơ mà các bộ phận của cơ thể có thể cử động được Hoạt động 3: HS quan sát hình a,b ở hoạt động 3 và trả lời câu hỏi: + Các bạn trong tranh đang làm gì? + Vì sao các bạn lại tập thể dục? + Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không tập thể dục GV rút ra kết luận: Chúng ta nên ăn uống đầy đủ, tập thể dục, rèn luyện thân thể hằng ngày để cơ được săn chắc. GV nhận xét HS nhắc lại Cơ mặt, cơ ngực, cơ bụng, cơ tay, cơ chân, cơ lưng, cơ mông HS lên bảng dùng các thẻ từ để dán vào tranh. Sau đó nêu vai trò. HS lắng nghe Cơ dài ra, mềm hơn Cơ ngắn lại, cứng hơn HS lắng nghe Đang tập thể dục Vì tập thể dục giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, cơ săn chắc hơn Cơ thể sẽ không được khỏe mạnh, cơ sẽ mềm, k được săn chắc. IV. Củng cố, dặn dò Nhắc lại tên 1 cơ trên cơ thể của chúng ta. Nhận xét giờ học Chuẩn bị bài tiếp theo Thứ ngày tháng năm Đạo đức BIẾT NHẬN LỖI VÀ SỬA SAI (Tiết 1) Mục tiêu: Hiểu được khi có lỗi thì nên xin lỗi và sửa lỗi. Như thế mới là người trung thực và dũng cảm. Biết tự nhận lỗi và sửa lỗi khi có lỗi, biết nhắc bạn nhận và sửa lỗi khi mắc sai phạm. Ủng hộ, cảm phục khi bạn biết tự nhận lỗi và sửa lỗi. Đồ dùng dạy-học: VBT Đạo đức Các hoạt động dạy-học chủ yếu: Ổn định lớp học: Bài mới: Giáo viên Học sinh 1. Khởi động. 1.Giới thiệu bài: Ghi bảng tên bài 2.Nội dung: Hoạt động 1: HS đọc truyện Cái bình hoa rồi cùng nhau thảo luận nhóm với nhau: - Vì sao Vô-va lại trằn trọn không ngủ? - Qua câu chuyện trên, em thấy cần làm gì sau khi có lỗi? - Biết nhận lỗi sẽ có tác dụng gì? Đại diện các nhóm trình bày. GV nhận xét. Hoạt động 2: HS đọc yêu cầu. GV cho HS thảo luận nhóm tìm ra ý đúng. Với những ý sai thì giải thích vì sao sai. Người biết nhận lỗi là người trung thực, dũng cảm Nếu có lỗi chỉ cần tự sửa lỗi, không cần nhận lỗi. Nếu có lỗi chỉ cần tự nhận lỗi, không cần sửa lỗi Cần biết nhận lỗi cả khi mọi người không biết mình có lỗi. Cần xin lỗi khi mắc lỗi với bạn bè và em bé. Chỉ cần xin lỗi những người quen biết. GV nhận xét và rút kết luận: Biết nhận lỗi và sửa sai sẽ giúp em mau tiến bộ và được mọi người quý mến. 2,3 HS nhắc lại tên bài Vì Vô-va đã không nhận lỗi với cô khi em làm vỡ bình hoa.. Sau khi có lỗi, mình cần phải nhận lỗi ngay lập tức. Biết nhận lỗi sẽ làm mình cảm thấy vui hơn vì mình dám vượt qua nỗi sợ để nhận lỗi. Ngoài ra cũng sẽ được người khác yêu quý mình hơn vì mình biết sai và biết nhận lỗi. Đúng Sai. Vì như vậy là không trung thực, không dũng cảm nhận cái sai của mình. Sai. Vì như vậy chỉ là lời nói suông. Cần thay đổi để mau tiến bộ Đúng. Đúng Sai. Vì cần phải xin lỗi người quen lẫn người lạ khi mình có lỗi. IV.Củng cố,dặn dò: - GV hệ thống nội dung bài học. - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài tập 3,4,5 . Thứ ngày tháng năm Tập đọc GỌI BẠN I. Mục tiêu: - Biết ngắt nghỉ hơi sau dấu phẩy, dấu chấm, giữa các cụm từ. - Hiểu nghĩa các từ mới, đọc được các từ khó đọc - Hiểu nội dung bài học. II. Đồ dùng dạy-học: 1. Giáo viên:Tranh minh họa bài học trong sách giáo khoa. 2. Học sinh: SGK. III. Các hoạt động dạy, học: 1. Ổn định lớp học: 2. Giới thiệu môn học: 3. Bài mới: Giáo viên Học sinh 1: Giới thiệu bài: 2: Luyện đọc: - Giáo viên đọc mẫu. - Hướng dẫn HS luyện đọc từng câu. Hướng dẫn HS đọc từ khó: thuở nào, sâu thẳm, hạn hán, lang thang, Hướng dẫn đọc, sửa sai cho HS. Giải nghĩa các từ mới: sâu thẳm, hạn hán, lang thang - Hướng dẫn HS đọc từng đoạn trước lớp. Bài thơ có 3 khổ thơ. Khổ 1: từ đầu Dê Trắng. Khổ 2: từ Một năm đến bao giờ. Khổ 3: khổ thơ cuối. Hướng dẫn HS đọc, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ và đọc đoạn văn với giọng thích hợp. - Luyện đọc trong nhóm - Cả lớp đọc đồng thanh - Nhận xét cách đọc. Tiết 2: 3: Tìm hiểu bài: -GV hướng dẫn HS đọc thầm từng đoạn, suy nghĩ và trả lời các câu hỏi trong SGK. Câu chuyện nói điều gì? Đôi bạn sống ở đâu? Vì sao Bê Vàng phải đi tìm cỏ? Khi Bê Vàng quên đường về, Dê Trắng đã làm gì? Vì sao đến bây giờ, Dê Trắng vẫn kêu Bê !Bê ! Em hiểu thế nào về tình bạn giữa Bê Vàng và Dê Trắng ? = > GV nhận xét. 4: Luyện đọc lại : - Tổ chức cho các nhóm thi đọc - HS đọc lại toàn bài - Nhận xét, đánh giá - HS đọc nối tiếp từng câu - HS đọc từng từ HS lắng nghe HS đọc khổ thơ nối tiếp nhau. HS đọc trong sách -Các nhóm luyện đọc -Đọc thi giữa các nhóm. -Đọc đồng thanh -HS lắng nghe câu hỏi, trả lời và nhận xét. Nói về tình bạn giữa Bê Vàng và Dê Trắng. Sống trong rừng xanh sâu thẳm. Vì trời hạn hán, cỏ cây héo khô, không có gì để ăn Dê Trắng chạy khắp nơi tìm bạn. Vì chưa tìm được bạn. Bê Vàng và Dê Trắng rất yêu thương nhau. 5 :Củng cố, dặn dò : GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài mới Thứ ngày tháng năm Toán 26 + 4; 36 + 24 Mục tiêu: Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 dạng 26+4; 36+24 Biết giải bài toán bằng 1 phép cộng. Đồ dùng dạy-học: - VBT. Các hoạt động dạy-học chủ yếu: Giáo viên Học sinh 1. Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: - GV viết 1 đề mẫu lên bảng ( 26+4), sau đó cho HS nếu cách đặt tính theo hàng dọc, cách tính theo hàng dọc. - GV cộng hàng đơn vị trước. Ta có 6+4=10. Vì 10 là số có 2 chữ số nên ta chỉ viết số hàng đơn vị và nhớ hàng chục. Để tránh việc nhớ mà quên cộng, ta sẽ chấm vào hàng chục trước hàng đơn vị. - GV tiếp tục cộng hàng chục. Vì 4 chỉ có hàng đơn vị nhưng lại có 1 chấm do nhớ của hàng đơn vị, ta lấy hàng chục của số 26 là số 2 + với 1 chấm ta được 3. Viết 3 vào hàng chục của kết quả. => Vậy 26 + 4 = 30 - Tương tự, GV viết đề mẫu 36 + 24 và hướng dẫn tương tự. Bài 1: HS đọc đề bài câu a. HS dựa vào bài mẫu và nhớ cách cộng GV hướng dẫn để làm bài tập => HS đọc kết quả. GV nhận xét Bài 2: HS đọc đề bài - Xác định đề bài, trả lời câu hỏi: + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? + Giải bài toán cần mấy bước? + Bước 1 ghi gì? + Bước 2 ghi gì? + Bước 3 ghi gì? => HS tự làm sau đó đọc kết quả. GV nhận xét. HS đọc lại tựa bài. 26 + 4 36 + 24 40; 70; 60; 80; 70; 80; 90; 80. Tổ 1: 17 cây; Tổ 2: 23 cây Hai tổ: ? cây 3 bước Câu lời giải Câu phép tính Câu đáp số IV: Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học, chuẩn bị bài mới. Thứ ngày tháng năm Luyện từ và câu TỪ CHỈ SỰ VẬT. CÂU KIỂU AI LÀ GÌ? Mục tiêu: Tìm đúng các từ chỉ sự vật theo tranh và bảng gợi ý. Biết đặt câu theo mẫu câu “Ai là gì?”. Đồ dùng dạy-học: Giáo viên: VBT Học sinh: VBT Các hoạt động dạy-học chủ yếu: Ổn định lớp học: Kiểm tra bài cũ: Tìm từ có chứa tiếng học? TL: học hành, học toán, học bài, Tìm từ có chứa tiếng tập? TL: học tập, tập chép, tập đọc,... Bài mới: Giáo viên Học sinh 1.Giới thiệu bài: Ghi bảng tên đầu bài 2.Hướng dẫn làm bài tập: Bài tập 1:HS đọc yêu cầu BT1 Hướng dẫn HS nhớ: những từ chỉ người, đồ vật, con vật, cây cối gọi chung là sự vật. HS tự làm bài. HS đọc kết quả. GV nhận xét. Bài tập 2: HS đọc đề bài. GV cho HS nhắc lại các từ chỉ sự vật rồi để HS tự tìm và khoanh tròn vào các sự vật có trong bảng. HS trả lời. GV nhận xét Bài tập 3: HS đọc đề bài. GV hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu bài: GV viết câu mẫu lên bảng. Phân tích câu mẫu: Câu Bạn Vân Anh là học sinh lớp 2A trong bảng gồm mấy vế? Gồm 2 vế: Lấy chữ là làm trung tâm, trước chữ là là từ, cụm từ chỉ sự vật bao gồm ai, cái gì, con gì, cây gì. Sau chữ là là cụm từ trả lời cho câu hỏi là gì. Vài HS suy nghĩ rồi đọc câu của mình để cả lớp và GV nhận xét. Sau đó tất cả làm vào VBT. => GV nhận xét Bài tập 4: Tổ chức các tổ thi nhau đặt câu. 1 HS nêu vế thứ nhất rồi chỉ bất kì HS thứ 2 nâu tiếp vế còn lại. Thi nhau đặt câu trong vòng 5 phút. -2,3 HS nhắc lại tên bài. -HS đọc yêu cầu Bộ đội, công nhân, xe hơi, máy bay, con voi, con trâu, cây dừa, cây mía. Các từ chỉ người, đồ vật, cây cối, con vật gọi là sự vật. Bạn, thước kẻ, cô giáo, thầy giáo, bảng, học trò, viết, nai, cá heo, phượng vĩ, sách. Gồm 2 bộ phận. HS đọc câu IV.Củng cố, dặn dò: - Củng cố lại tiết học. - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau. Thứ ngày tháng năm Mĩ thuật VẼ LÁ CÂY I/ MỤC TIÊU : - Nhận biết hình dáng, đặc điểm của vài loại lá cây. - Biết vẽ lá cây và vẽ màu theo ý thích của bản thân. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Giáo viên: Vở tập vẽ, ĐDDH; sưu tầm một số lá cây Học sinh : Vở tập vẽ. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU Ổn định lớp: Bài mới: Giáo viên Học sinh 1) Giới thiệu bài: Ghi bảng tên bài 2) Quan sát và nhận xét - Quan sát các lá cây và cho biết: + Lá đó là lá gì? + Lá có màu gì? + Hình dáng thế nào? => GV kết luận: Lá cây có nhiều loại, có màu sắc và kích thước khác nhau. 3) Cách vẽ - Quan sát chiếc lá - Vẽ hình dáng chung của chiếc lá. - Nhìn mẫu vẽ các nét chi tiết sao cho giống chiếc lá mẫu của mình. - Vẽ màu yêu thích vào tranh chiếc lá của mình. 4) Thực hành - HS tự quan sát và vẽ vào vở tập vẽ. GV quan sát hỗ trợ cho các bạn. 5) Nhận xét, đánh giá - GV nhận 1 số bài đã hoàn thành và gợi ý cho các bạn chưa hoàn thành về hình dáng, đặc điểm, màu sắc để bài các bạn được tốt hơn -2,3 Hs nhắc lại - HS quan sát tranh, trả lời. - HS quan sát vở tập vẽ. IV. Củng cố, dặn dò: Nhận xét như đã học. Chuẩn bị cho bài mới.. Thứ ngày tháng năm Chính tả GỌI BẠN Mục tiêu: Nghe - viết chính xác 2 khổ thơ cuối bài Gọi bạn; Làm được các bài tập trong VBT Tiếng Việt 2 Đồ dùng dạy-học: Giáo viên: SGK Học sinh: vở chính tả, VBT Các hoạt động dạy-học chủ yếu: Ổn định lớp học: Bài mới. Giáo viên Học sinh 1.Giới thiệu bài:Ghi bảng tên bài học 2.Hướng dẫn nghe- viết: GV nêu 1 số yêu cầu khi viết chính tả: viết đúng các từ dễ phát âm sai, trình bày vở sạch đẹp, GV cho HS nhìn đoạn văn, đặt câu hỏi: Bài chính tả được chép từ bài nào? Bài chính tả cần viết mấy khổ thơ? Đầu câu thơ lùi vào mấy ô? Viết thế nào? Cuối câu kết thúc bằng dấu gì? Trong bài có những chữ cái nào viết hoa? GV cho HS ghi từ khó, dễ sai vào bảng con. GV cho HS đọc lại 1 lần 2 khổ thơ rồi chép vào vở. => GV để ý , nắn nót sửa cho các bạn yếu, viết chậm, viết hay sai lỗi. => HS viết xong. GV nhận xét 1 số bài về chữ viết, tập vở, lỗi 3.Hướng dẫn làm bài tập chính tả: Bài tập 1: HS đọc yêu cầu rồi làm bài Ngờ/ nghiêng Ngon/ nghe HS đọc kết quả. GV nhận xét Bài tập 2: HS đọc yêu cầu của bài rồi làm bài. Chở/ trò Trắng/ chăm Gổ/ gỗ Mỡ/ mở GV nhận xét 2,3 HS nhắc lại tên bài Bài Gọi bạn 2 khổ thơ Lùi vào 3 ô và viết hoa. Dấu chấm B ( Bê ), V( Vàng ), D( Dê ), T( Trắng) và các âm đầu mỗi câu thơ. Hạn hán, suối cạn, héo khô, lang thang, khắp nẻo, hoài. Nghiêng ngả, nghi ngờ. Nghe ngóng, ngon ngọt Trò chuyện, che chở Trắng tinh, chăm chỉ Cây gỗ, gây gổ Màu mỡ, cửa mở 4. Củng cố, dặn dò Chuẩn bị bài tiếp theo. Thứ ngày tháng năm Toán LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: Biết cộng nhẩm dạng 9+1+ Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 dạng 26+4; 36+24 Biết giải bài toán bằng 1 phép cộng. II. Đồ dùng dạy-học: - VBT. III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu: Giáo viên Học sinh 1. Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1: HS đọc đề bài - GV hướng dẫn hS làm bài: ta cộng phép tính có kết quả bằng 10 trước rồi cộng tiếp số còn lại. => HS tự làm sau đó đọc kết quả. GV nhận xét. Bài 2: HS đọc đề, nêu lại cách tính hàng dọc HS tự làm, đọc kết quả. GV nhận xét. Bài 3: HS đọc đề. Với HS khá giỏi GV cho HS tập nhẩm ra kết quả. Với HS yếu, TB, yêu cầu các bạn đặt tính hàng dọc ra nháp, tính rồi điền kết quả. HS đọc kết quả. GV nhận xét Bài 4: HS đọc đề bài. - Xác định đề bài, trả lời câu hỏi: + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? + Giải bài toán cần mấy bước? + Bước 1 ghi gì? + Bước 2 ghi gì? + Bước 3 ghi gì? => HS tự làm sau đó đọc kết quả. GV nhận xét. 18; 16; 14; 12; 12; 11 34+26=60 ; 75+5=80 ; 8+62=70 ; 59+21=80 22+8=30 ; 87+3=90 ; 25+25=50 33+7=40+8=48 ; 27+33=60+20=80 HS đọc lại tựa bài. Áo khoác: 19dm ; Quần: 11 dm Áo khoác và quần: ? dm 3 bước Câu lời giải Câu phép tính Câu đáp số IV: Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học, chuẩn bị bài mới Thứ ngày tháng năm Tập viết CHỮ HOA B Mục tiêu: Biết viết chữ cái B theo cỡ vừa và nhỏ. Biết viết ứng dụng câu Bạn bè sum họp theo cở nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. Đồ dùng dạy-học: Giáo viên: Mẫu chữ cái B, Bạn, Bạn bè sum họp Học sinh: vở Tập viết, bảng con,... Các hoạt động dạy-học chủ yếu: Ổn định lớp học: Kiểm tra bài cũ: Viết chữ Ă, Â, viết lại câu ứng dụng chữ Ăn chậm nhai kĩ. Dạy bài mới Giáo viên Học sinh 1.Giới thiệu bài: Ghi bảng tên đầu bài. 2.Hướng dẫn viết chữ hoa: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét: Chữ hoa B cao mấy li, gồm mấy nét? Gồm 2 nét: Nét 1: Gần giống nét móc ngược trái nhưng hơi lượn sang phải, đầu móc cong hơn. Nét 2: là nét kết hợp của 2 nét cơ bản: cong trên và cong phải nối liền nhau, tạo xoắn nhỏ gần giữa thân chữ. Hướng dẫn HS cách viết: +Nét 1: Đặt bút(ĐB) trên đường kẻ(ĐK) 6 viết nét móc ngược trái từ trên xuống, dừng bút (DB) ở ĐK2. + Nét 2: Từ điểm DB của nét 1, lia bút lên DDK5, viết 2 nét cong liền nhau, tạo vòng xoắn nhỏ gần giữa thân chữ, DB giữa ĐK2 và ĐK3. GV viết mẫu chữ B cỡ vừa trên bảng lớp, Nhắc lại cách viết HS đồ chữ trên không. Theo dõi, hướng dẫn HS viết vào bảng con 3.Hướng dẫn viết câu ứng dụng: GV giới thiệu câu ứng dụng: Bạn bè sum họp. -Hướng dẫn HS giải nghĩa: Bạn bè ở khắp nơi trở về quây quần, họp mặt đông vui Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét: + Những chữ nào cao 2,5 li? + Những chữ nào cao 1 li? + Những chữ cao 2 li? + Dấu thanh đặt ở vị trí nào trên các chữ? + Khoảng cách giữa các con chữ là bao nhiêu? + Trong cụm từ trên chữ nào được viết hoa? - Gv viết mẫu: Bạn Bạn bè sum họp Hướng dẫn HS viết chữ Bạn vào bảng con. - GV nhận xét, uốn nắn, sửa sai. 4.Hướng dẫn HS viết vào vở TV -GV nêu yêu cầu, hướng dẫn HS viết vào vở -Nhắc HS ngồi đúng tư thế và cách cầm bút -Theo dõi, uốn nắn, sửa sai cho HS. -Chấm 5-7 bài viết của HS -Nhận xét. Nhận xét cấu tạo chữ -Cao 5 li, gồm 2 nét -HS quan sát -HS theo dõi -3 HS lên bảng viết -Cả lớp viết vào bảng con. - HS đọc câu ứng dụng. - HS trả lời. - chữ B, b, h - chữ a, n, e, u, m, o - p -Dấu nặng đặt dưới a và o của tiếng Bạn và tiếng họp, dấu huyền đặt trên chữ e của tiếng bè. - Bằng 1 con chữ o. - Bạn - HS quan sát. -Cả lớp viết bảng con. -HS viết vào vở Tập viết. IV. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học - Nhắc HS hoàn thành nốt bài tập. Thứ ngày tháng năm Thể dục Bài 5: QUAY PHẢI - QUAY TRÁI TRÒ CHƠI “NHANH LÊN BẠN ƠI” I. Yêu cầu cần đạt: - Biết cách tập hợp hàng dọc, HS đứng vào hàng dọc đúng vị trí (thấp trên-cao dưới), biết đứng thẳng hàng dọc - Bước đầu biết thực hiện quay phải, quay trái - Biết cách chơi và thực hiện theo yêu cầu của trò chơi II. Địa điểm - Phương tiện: Địa điểm: Trên sân trường vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện Phương tiện: Còi, kẻ sân cho trò chơi III. Nội dung và phương pháp lên lớp: Giáo viên Học sinh 1. GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học. 2. Ôn lại bài cũ -Cán sự lớp ôn cách chào và báo cáo - Giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp - Chạy nhẹ nhàng tại chỗ trên sân tập 3. Bài mới - Học quay phải, trái F Lần 1-2: GV điều khiển và làm mẫu, HS tập theo F Lần 3-4: GV cho cán sự lớp thực hiện trước lớp. Sửa từng bạn ( nếu có sai) sai đó cho từng tổ thực hiện. - Lần lượt từng tổ thực hiện quay trái, quay phải. => GV quan sát, nhận xét. - Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái - Trò chơi: Nhanh lên bạn ơi ! - GV nêu tên trò chơi, cách chơi, tập trung HS theo đội hình chơi, sau đó tổ chức cho HS cùng chơi có thưởng, phạt. 4. Kết thúc bài học - GV chọn bất kì 4 đến 5 bạn lên thực hiện lại động tác quay phải, quay trái. - Cho HS ôn lại cách chào GV --------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ ngày tháng năm Tập làm văn SẮP XẾP CÂU TRONG BÀI. LẬP DANH SÁCH HỌC SINH Mục tiêu: Biết sắp xếp tranh và câu chuyện theo thứ tự đúng. Biết lập danh sách HS từ 3 đến bạn. Đồ dùng dạy-học: Giáo viên: VBT Học sinh: VBT. Các hoạt động dạy-học chủ yếu: Ổn định lớp: Dạy bài mới: Giáo viên Học sinh 1.Giới thiệu bài: 2.Hướng dẫn làm bài tập: Bài tập 1: HS đọc yêu cầu bài tập. HS đọc lại câu chuyện Gọi bạn rồi tự đánh dấu thứ tự. HS đọc kết quả. GV nhận xét. Bài tập 2: HS đọc yêu cầu bài tập. - GV kể 1 lần câu chuyện Kiến và Chim Gáy để HS lắng nghe rồi sắp xếp thứ tự câu chuyện. => GV nhận xét. Bài tập 3: HS đọc yêu cầu. - GV giao nhiệm vụ HS lập danh sách các bạn trong nhóm. Ghi đầy đủ thông tin của các bạn: + Họ và tên + Nam, nữ +Ngày sinh +Nơi ở -2,3 HS nhắc lại tên bài. 1 -> 4 -> 3 -> 2 B -> d -> a -> c IV. Củng cố, dặn dò. Chuẩn bị bài mới Thứ ngày tháng năm Toán 9 CỘNG VỚI 1 SỐ: 9+5 I. Mục tiêu: Biết cách thực hiện phép cộng dạng 9+5. Nhận biết về tính giao hoán của phép cộng Biết giải bài toán bằng 1 phép cộng II. Đồ dùng dạy-học: Bảng con, VBT. III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu: Giáo viên Học sinh 1. Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: GV hướng dẫn cách tính 9+. - Có 9+5= Ta thấy 9+1 bằng 10 nên ta có thể tách 5=1+4. Bài toán sẽ thành 9+1+4=14. Vậy 9+5=14 GV hướng dẫn thêm 1 số bài cho HS làm vào bảng con Bài 1: HS đọc đề bài câu a. HS làm bài. GV quan sát. => HS đọc kết quả. GV nhận xét. - HS làm bài tập b. HS quan sát lại câu a, nhìn vào kết quả để rút ra kết luận => GV nhận xét rồi chốt ý: Khi hoán đổi vị trí của 2 số hạng trong 1 tổng thì kết quả không thay đổi Bài 2: HS đọc đề bài. Nhớ kiến thức bài cũ để làm bài. => HS đọc kết quả. GV nhận xét. Bài 4: HS đọc đề bài. - Xác định đề bài, trả lời câu hỏi: + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? + Giải bài toán cần mấy bước? + Bước 1 ghi gì? + Bước 2 ghi gì? + Bước 3 ghi gì? => HS tự làm sau đó đọc kết quả. GV nhận xét. 9+3=12; 9+7=16; 9+9=18,.. 2+9=11 ; 9+2=11 ; 4+9=13 ; 9+4=13 6+9=15 ; 9+6=15 ; 5+9=14 ; 9+5=14 8+9=17 ; 9+8=17 9+6=15 ; 9+9=18 ; 9+4=13 ; 9+3=12 ; 9+7=16 HS đọc lại tựa bài. Có: 9 Cây ; trồng thêm: 8 cây Tất cả: ? cây 3 bước Câu lời giải Câu phép tính Câu đáp số IV: Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học, chuẩn bị bài mới. Thứ ngày tháng năm Kĩ thuật GẤP MÁY BAY PHẢN LỰC I. MỤC TIÊU BIẾT CÁCH GẤP MÁY BAY PHẢN LỰC Học sinh hứng thú gấp hình. II/ CHUẨN BỊ : GV : Quy trình gấp máy bay phản lực, mẫu gấp. HS : Giấy thủ công, vở. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU CHỦ YẾU Giáo viên Học sinh 1.Kiểm tra :Gấp tên lửa Yêu cầu HS nêu các bước thực hiện để gấp tên lửa Nhận xét 2. Bài mới : a) Giới thiệu bài. Gấp máy bay phản lực b)Hướng dẫn các hoạt động: Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét. Hỏi:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiao an Tuan 3 Lop 2_12416298.docx