Kể chuyện: (Tiết 3) BẠN CỦA NAI NHỎ.
I. Mục đích yêu cầu:
1. Rèn KN nói:
- Nhắc lại lời kể của Nai Nhỏ về bạn.
- Lời cha Nai Nhỏ sau mỗi lần nghe con kể về bạn.
- Dựng lại chuyện theo vai.
2. Rèn KN lắng nghe bạn kể, nhận xét lời kể của bạn.
3. Giáo dục tình cảm yêu thương, tôn trọng giúp đỡ bạn.
II. Chuẩn bị đồ dùng:
Tranh minh họa. Băng giấy đội đầu cho nhân vật.
III. Các hoạt động dạy học:
22 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 2305 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 2 Tuần 3 - Trường Tiểu học Tô Vĩnh Diện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g cảm, dám liều mình vì người khác là đặc điểm thực hiện đức tính cần có ở một người bạn tốt.
* Câu 4: Theo em, ngườì bạn tốt là người như thế nào?
+Có sức khoẻ là rất đáng quý-vì có sức khoẻ thì mới làm đợc nhiều việc.
+Thông minh, nhanh nhẹn là phẩm chất rất đáng quý vì người thông minh, nhanh nhẹn biết xử trí nhanh, đúng đắn trong tình huống nguy hiểm.
+ Người sẵn lòng giúp người, cứu người là người bạn tốt, đáng tin cậy.
4. Luyện đọc lại
- Cho 4 nhóm học sinh thi đọc theo kiểu phân vai.
C. Củng cố - dặn dò :
- Đọc xong câu chuyện, em biết được vì sao cha Nai Nhỏ vui lòng cho con trai bé bỏng của mình đi chơi xa?
- Dặn về nhà tiếp tục đọc bài
- Chuẩn bị bài sau: Gọi bạn.
- HS đọc và trả lời câu hỏi
- Mở SGK trang 23.
- Tranh vẽ con Sói, hai con Nai và một con Dê. Một con Nai húc ngã con Sói
- Theo dõi trong SGK và đọc thầm.
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu.
- HS đọc cá nhân. Cả lớp đọc đồng thanh.
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu.
- HS đọc chú giải
- HS đọc đoạn lần 2
- HS đọc
- Học sinh từng đoạn và lần lượt trả lời câu hỏi
- Đi chơi xa cùng bạn.
- Cha không ngăn cản con. Nhưng con hãy kể cho cha nghe về bạn của con.
- Lấy vai hích đổ hòn đá to chặn ngang lối đi..
- Nhanh trí kéo nai Nhỏ chạy khỏi lão Hổ đang rình ngoài bụi cây.
- Lao vào gã Sói, dùng gạc húc Sói ngã ngửa để cứu Dê Non.
- HS tự nêu ý kiến của mình.
- Học sinh thảo luận theo nhóm đôi rồi trả lời.
- 4 nhóm thi đọc .
- Vì cha Nai Nhỏ biết con mình sẽ đi cùng một người bạn tốt, đáng tin cậy.
Thứ ., ngày.. tháng 09 năm 2017.
Chính tả: BẠN CỦA NAI NHỎ.
I. Mục tiêu :
- Chép lại chính xác, trình bày đúng đoạn tóm tắt trong bài “Bạn của Nai Nhỏ” (SGK)
- Làm đúng BT2; BT3 a/b .
II. Đồ dùng dạy học :
- Bảng lớp viết sẵn bài tập chép và hai bài tập chính tả.
III. Các hoạt động dạy học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA H.SINH
A. Bài cũ :
- Yêu cầu học sinh viết: nhặt rau, bận rộn
- Gọi 1HS lên xếp tên các bạn sau, theo bảng chữ cái: Lan, Dũng, Anh, Tuấn, Đạt
* Nhận xét.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu
2. Hướng dẫn tập chép
a.Hướng dẫn học sinh chuẩn bị
- Giáo viên đọc bài trên bảng.
- Gọi học sinh đọc bài.
- Đoạn chép kể về ai?
b.Hướng dẫn cách trình bày
- Bài chính tả có mấy câu?
- Chữ đầu câu viết như thế nào?
- Bài có những tên riêng nào? Tên riêng phải viết thế nào?
- Cuối câu thường có dấu gì?
c.Hướng dẫn cách viết từ khó
- Đọc cho học sinh viết các từ : Nai Nhỏ, khoẻ, liều mình, cứu, yên lòng.
d.Chép bài
đ.Chấm, chữa bài
- Đọc lại bài cho học sinh soát lỗi.
- Thu vở chấm - Nhận xét
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
*Bài 2: (Miệng)
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Ngh viết trước các nguyên âm nào?
- Ng viết với các nguyên âm còn lại.
*Bài 3a: (Vở)
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài
- Lớp làm vào vở
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Cây tre, mái che, trung thành, chung sức.
C. Củng cố - dặn dò :
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS viết đúng lại mỗi lỗi sai 1 hàng .
- Chuẩn bị bài "Gọi bạn".
- 1 học sinh lên bảng, lớp viết vào bảng con.
- Đọc thầm theo.
- 2 học sinh đọc thành tiếng.
- Bạn của Nai Nhỏ
- 3 câu.
- Viết hoa.
- Nai Nhỏ. Tên riêng phải viết hoa.
- Dấu chấm.
- Viết bảng con.
- Nhìn bảng, chép bài.
- Đổi vở, dùng bút chì soát lỗi.
- Đọc yêu cầu.
-Học sinh làm miệng
- Đọc yêu cầu.
- 1 học sinh lên bảng, lớp làm vào vở.
- Theo dõi, sửa bài.
- Lắng nghe, thực hiện.
Thứ ., ngày.. tháng 09 năm 2017.
Tập đọc: (Tiết 9) GỌI BẠN.
I. Mục tiêu:
- Biết ngắt nhịp rõ ở từng câu thơ, nghỉ hơi sau mỗi khổ thơ.
- Hiểu ND: Tình bạn cảm động giữa Bê Vàng và Dê Trắng. (trả lời được các CH trong SGK; thuộc 2 khổ thơ cuối bài )
II.Đỗ dùng dạy-học
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ viết sẵn câu thơ, khổ thơ cần hướng dẫn học sinh luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy- học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA H.SINH
A. Bài cũ :
- 4 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi
- Nhận xét.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài:
- Giáo viên treo tranh và hỏi: Bức tranh vẽ gì?
- Bạn nào biết Dê thường kêu như thế nào?
- Em có biết tại sao Dê trắng lại kêu “Bê! Bê” không? Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết về điều đó.
2. Luyện đọc
a. Đọc mẫu
- Giáo viên đọc mẫu.
b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
* Đọc từng dòng thơ.
- Yêu cầu học sinh từng dòng thơ.
- Luyện đọc đúng các từ khó: thuở nào, sâu thẳm, hạn hán, nuôi, khắp nẻo.
- HS tiếp tục đọc từng dòng thơ.
* Đọc từng khổ thơ trước lớp
- HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ.
- Hướng dẫn học sinh đọc ngắt giọng từng câu, nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm ở khổ thơ 3.
- Gọi 2 HS đọc chú giải
- Học sinh tiếp tục nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ.
* Luyện đọc đoạn trong nhóm.
- Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm
* Thi đọc giữa các nhóm
- Tổ chức cho các nhóm thi đọc
- Bình chọn, tuyên dương nhóm đọc hay.
* Cả lớp đồng thanh.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Yêu cầu học sinh đọc thầm và lần lượt trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Gọi học sinh đọc khổ thơ 1.
*Câu 1: Đôi bạn Bê Vàng và Dê Trắng sống ở đâu?
- Gọi học sinh đọc khổ thơ 2.
*Câu 2:Vì sao Bê Vàng phải đi tìm cỏ?
- Bê Vàng và Dê Trắng là hai loài vật cùng ăn cỏ, bứt lá.Trời hạn hán, cỏ cây héo khô, chúng có thể chết vì đói khát nên phải đi tìm cỏ ăn.
- Gọi học sinh đọc khổ thơ cuối
*Câu 3: Khi Bê Vàng quên đường về, Dê Trắng làm gì?
Câu 4: Vì sao đến bây giờ Dê Trắng vẫn kêu “ Bê! Bê!”?
4. Học thuộc lòng bài thơ.
- Hướng dẫn HS học thuộc lòng.
C. Củng cố - dặn dò :
- Cho HS xung phong đọc thuộc lòng bài thơ
- Bài thơ giúp em hiểu điều gì về tình bạn giữa Bê Vàng và Dê trắng ?
- Dặn HS về nhà luyện đọc thuộc lòng bài thơ
- Chuẩn bị bài sau : Bím tóc đuôi sam.
- HS đọc và trả lời các câu hỏi trong SGK
- Một con Bò và một con Dê đang ăn cỏ.
- Dê thường kêu: Bê ! Bê
- Theo dõi và đọc thầm.
- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng dòng thơ.
- Học sinh đọc cá nhân, đồng thanh.
- HS nối tiếp nhau đọc từng dòng thơ.
- HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ.
- HS đọc ngắt giọng, nhấn giọng những từ gợi tả, gợi cảm ở khổ thơ 3
Bê Vàng đi tìm cỏ/
Lang thang/ quên đờng về/
Dê Trắng thơng bạn quá
Chạy khắp nẻo/ tìm Bê/
Đến bây giờ Dê Trắng/
Vẫn gọi hoài: “Bê!// Bê!”//
- HS đọc chú giải
- Học sinh tiếp tục nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ.
- Học sinh trong nhóm lần lượt đọc.
- Các nhóm thi đọc .
- Nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay.
- Lớp đồng thanh cả bài.
- Học sinh đọc thầm và trả lời các câu hỏi.
- 1 học sinh đọc khổ thơ 1.
- Đôi bạn sống trong rừng xanh sâu thẳm.
- Học sinh đọc khổ thơ 2.
-Vì trời hạn hán, cỏ cây héo khô, đôi bạn không còn gì để ăn.
- 1 học sinh đọc khổ thơ cuối.
- Dê Trắng thương bạn, chạy khắp nơi tìm gọi bạn.
- Vì Dê Trắng thương bạn, nhớ bạn.
- Đọc lại từng khổ thơ và cả bài thơ.
- Học sinh thi đọc thuộc lòng.
- 2 HS xung phong đ/thuộc bài thơ.
- Bê vàng và Dê Trắng rất thương yêu nhau.
Thứ ., ngày.. tháng 09 năm 2017.
Luyện từ & câu: (Tiết 3)
TỪ CHỈ SỰ VẬT - CÂU KIỂU: AI LÀ GÌ?
I.Mục tiêu:
- Tìm đúng các từ chỉ sự vậi theo tranh vẽ và bảng từ gợi ý (BT1, BT2)
- Biết đặt câu theo mẫu Ai là gì? ( BT 3 )
II.Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh học các sự vật trong SGK.
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung 2 và 3.
III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A.Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 học sinh lên bảng.
- Nhận xét học sinh làm bài trên bảng.
B. Dạy-học bài mới:
1. Giới thiệu bài
Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em làm quen với từ chỉ người, chỉ cây cối, chỉ con vật nhận biết được các từ trên trong câu và lời nói. Biết đặt câu giới thiệu theo mẫu: Ai (Cái gì, con gì ) là gì?
2. Bài tập
Bài 1: (miệng )
- Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Treo tranh.
- Gọi học sinh làm miệng: gọi tên từng bức tranh.
- Gọi 4 học sinh lên bảng gắn tên gọi dưới mỗi bức tranh.
- Nhận xét.
- Yêu cầu học sinh đọc lại các từ trên.
Bài 2: (miệng )
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
- Từ chỉ sự vật chính là những từ chỉ người, cây cối, con vật.
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ và làm bài.
- Gọi 2 nhóm lên bảng thi tìm nhanh bằng cách lựa các tấm bìa có ghi những từ ngữ là từ chỉ sự vật gắn vào cột từ chỉ sự vật. Tổ nào tìm đúng và gắn được nhiều từ hơn thì tổ đó thắng.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
- Yêu cầu học sinh sắp xếp các từ tìm được thành 3 loại: chỉ người, chỉ vật, chỉ con vật, chỉ cây cối.
Bài 3: (Vở)
- Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Gọi học sinh đọc mẫu.
- Đặt một câu mẫu:
- Cá heo là bạn của người đi biển.
- Gọi học sinh đặt câu.
- Cho HS đặt câu và viết vào vở
C. Củng cố- dặn dò:
- Yêu cầu đặt câu theo mẫu: Ai(cái gì, con gì) là gì?
- Dặn học sinh về nhà tập đặt câu giới thiệu theo mẫu.
- Chuẩn bị bài sau: Từ chỉ sự vật . Từ ngữ về: ngày, tháng, năm.
- HS1: Làm bài tập 1
- HS 2: Làm bài tập 2
- HS 3: Làm bài tập 4
- 1 học sinh đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Quan sát bức tranh.
- Bộ đội, công nhân, ô tô, máy bay, voi, trâu, dừa, mía.
- Học sinh lên bảng tìm bảng ghi từ cho sẵn gắn vào dưới mỗi bức tranh.
- HS nhận xét
- Lớp đọc lại các từ trên.
- Tìm các từ chỉ sự vật có trong bảng sau.
- Hai nhóm lên bảng làm bài theo kiểu tiếp sức.
Lời giải: bạn, thước kẻ, cô giáo, thầy giáo, bảng, học trò, nai, cá heo, phượng vĩ, sách.
- Bình chọn nhóm thắng cuộc.
- Từ chỉ người: bạn, cô giáo, thầy giáo, học trò.
- Từ chỉ vật: thước kẻ, bảng, sách.
- Từ chỉ con vật: nai, cá heo.
- Từ chỉ cây cối : phượng vĩ
- Đặt câu theo mẫu dưới đây.
- Bạn Vân Anh là học sinh lớp 2 A.
- Đọc mẫu của giáo viên.
- Từng học sinh đọc câu của mình.
- HS làm bài
- Lắng nghe, thực hiện.
Thứ ., ngày.. tháng 09 năm 2017.
Chính tả: GỌI BẠN.
I. Muc tiêu:
- Nghe -viết chính xác, trình bày đúng 2 khổ cuối bài thơ “Gọi bạn”.
- Làm được BT2; BT (3) a / b .
II. Đồ dùng dạy-học:
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 2,3
III. Các hoạt động dạy-học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A .Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu học sinh viết các từ: Nai Nhỏ, cứu người
- Nhận xét.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu
2. Hướng dẫn viết chính tả.
- Giáo viên đọc đề bài và 2 khổ thơ cuối
+ Bê Vàng và Dê Trắng gặp phải hoàn cảnh khó khăn như thế nào?
+Thấy Bê Vàng không trở về, Dê Trắng đã làm gì?
Hướng dẫn nhận xét
- Đoạn thơ có mấy khổ?
- Mỗi khổ có mấy câu thơ?
- Bài chính tả có chữ nào viết hoa?Vì sao ?
- Tiếng gọi của Dê Trắng được ghi với những dấu câu gì?
Hướng dẫn viết từ khó
- Giáo viên viết các từ: hạn hán, suối, lang thang, quên, khắp nẻo.
- Học sinh viết vào bảng con.
Viết chính tả
- Đọc từng dòng thơ cho học sinh viết.
Chấm, chữa bài
- Giáo viên đọc cho học sinh soát lỗi.
-Chấm bài , nhận xét.
3.Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2: (Vở)
- Gọi 1 học sinh làm
- Đáp án: nghiêng ngả, nghi ngờ.
nghe ngóng, ngon ngọt.
Bài 3 : (Miệng)
- Yêu cầu học sinh làm bài 3 a.
C .Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau :TC “ Bím tóc đuôi sam”
- 2 học sinh lên bảng. Cả lớp viết vào bảng con.
- 2 HS đọc
- Trời hạn hán, suối cạn hết nước, cỏ cây khô héo, không có gì để nuôi sống đôi bạn.
- Dê Trắng chạy khắp nơi để tìm bạn, đến giờ vẫn gọi hoài: Bê! Bê!
- Có 3 khổ.
- HS trả lời
- Đọc các từ trên bảng.
- Học sinh viết vào bảng con.
- Nghe giáo viên đọc và viết bài.
- Đổi vở, soát lỗi
- 1 học sinh đọc yêu cầu.
- 1 HS lên bảng. HS làm bài vào vở.
- Đọc yêu cầu.
- Học sinh làm bài
- Lắng nghe, thực hiện.
Thứ ., ngày.. tháng 09 năm 2017.
Tập làm văn : (Tiết 3)
SẮP XẾP CÂU TRONG BÀI - LẬP DANH SÁCH HỌC SINH.
I. Mục tiêu:
- Sắp xếp đúng thứ tự các tranh; kể được nối tiếp từng đoạn câu chuyện Gọi bạn (BT1)
- Xếp đúng thứ tự các câu trong truyện Kiến và Chim Gáy (BT2)
- Lập được bản danh sách 3 đến 5 học sinh theo mẫu (BT3).
+ GDKNS : Tư duy sáng tạo : khám phá và kết nối các sự việc , độc lập suy nghĩ .
- Hợp tác . Tìm kiếm và xử lí thông tin .
( PP : Động não . Làm việc nhóm – chia sẻ thông tin . Đóng vai .)
II. Đồ dùng dạy-học :
- Tranh minh hoạ bài tập 1 trong SGK.
- 4 băng giấy ghi 4 câu văn ở bài tập 2.
- Bút dạ + 4 tờ giấy khổ to.
III. Các hoạt động dạy- học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 học sinh đọc bản tự thuật của mình.
- Nhận xét.
B. Dạy-học bài mới
1. Giới thiệu bài
Trong tiết làm văn hôm nay các em cùng nhau kể lại câu chuyện Bạn của Nai Nhỏ dưới các hình thức khác nhau. Mỗi cách lại có những thú vị riêng các em hãy chú ý để biết được đặc điểm riêng của từng hình thức.
2. Hướng dẫn làm tập
* Bài 1 : (Miệng)
- Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh trên bảng.
- Gọi 3 học sinh lên bảng.
- Gọi học sinh nhận xét xem treo đã đúng thứ tự chưa?
- Gọi 4 học sinh nói lại nội dung mỗi bức tranh bằng 1,2 câu. Sau mỗi học sinh nói gọi học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- Gọi 1,2 học sinh kể lại câu chuyện Đôi bạn.
- Em nào có cách đặt tên khác cho câu chuyện?
*Bài 2: (Miệng)
- Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Lưu ý học sinh phải đọc kĩ từng câu văn, suy nghĩ, sắp xếp lại các câu cho đúng thứ tự các sự việc xảy ra, ghi thứ tự đúng vào bảng con.
- Phát các băng giấy rời ghi nội dung từng câu văn a,b,c,d cho 4 học sinh thi dán nhanh lên bảng theo đúng thứ tự từng câu trong truyện Kiến và Chim Gáy
- Kiểm tra bài làm của học sinh dưới lớp
- Gọi học sinh nhận xét.
- Nhận xét, yêu cầu học sinh đọc lại câu chuyện sau khi đã sắp xếp hoàn chỉnh.
* Bài 3: (Viết)
- Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Bài tập này giống bài tập đọc nào đã học?
- Chia lớp thành 4 nhóm, phát giấy khổ to đã kẻ bảng và bút dạ cho từng nhóm.
- Yêu cầu làm bài tập và chú ý phải sắp xếp tên theo thứ tự bảng chữ cái.
- Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả.
- Nhận xét.
C. Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay lớp mình đã kể lại câu chuyện gì?
-Về nhà các em tập kể lại các câu chuyện và hoàn thành bản danh sách tổ.
- Chuẩn bị bài : Cảm ơn , xin lỗi .
- 3 học sinh đọc lần lượt, HS cả lớp theo dõi, nhận xét.
- HS đọc yêu cầu.
- HS quan sát tranh.
- 3 học sinh lên bảng thảo luận về thứ tự các bức tranh. Sau đó chọn tranh và treo lại cho đúng thứ tự.
- Theo dõi bạn làm bài trên bảng và nhận xét.
- HS nói và nhận xét. thứ tự đúng: 1-4-3-2.
1. Hai chú Bê Vàng và Dê Trắng sống cùng nhau.
2. Trời hạn, suối cạn, cỏ không mọc được.
3. Bê Vàng đi tìm cỏ quên mất đường về.
4. Dê Trắng đi tìm bạn và luôn gọi Bê! Bê!
- Học sinh kể. Học sinh cả lớp nhận xét.
- HS tự đặt tên cho câu chuyện
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Học sinh nhận các băng giấy và dán lên bảng theo đúng thứ tự .
- Học sinh dưới lớp làm bài.
- Nhận xét về thứ tự các câu văn: b-d-a - c.
- 3 học sinh đọc lại câu chuyện.
- Đọc yêu cầu của bài.
- Bảng: Danh sách học sinh tổ 1- Lớp 2A.
- Các nhóm nhận giấy và bút dạ .
- Thảo luận trong nhóm và làm bài.
- Các nhóm trình bày kết quả. Đại diện các nhóm đọc danh sách của nhóm mình.
- HS trả lời.
- Lắng nghe, thực hiện.
Thứ ., ngày.. tháng 09 năm 2017.
Kể chuyện: (Tiết 3) BẠN CỦA NAI NHỎ.
I. Mục đích yêu cầu:
1. Rèn KN nói:
- Nhắc lại lời kể của Nai Nhỏ về bạn.
- Lời cha Nai Nhỏ sau mỗi lần nghe con kể về bạn.
- Dựng lại chuyện theo vai.
2. Rèn KN lắng nghe bạn kể, nhận xét lời kể của bạn.
3. Giáo dục tình cảm yêu thương, tôn trọng giúp đỡ bạn.
II. Chuẩn bị đồ dùng:
Tranh minh họa. Băng giấy đội đầu cho nhân vật.
III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A.Bài cũ:
- 3 HS kể phân vai chuyện Phần thưởng .
- Nhận xét, tuyên dương HS.
B. Bài mới:
1. GTB: Nêu mục đích yêu cầu
2. HD kể chuyện:
a. Kể chuyện theo tranh:
* Yêu cầu HS quan sát 3 tranh minh hoạ, nhớ lại từng lời kể của Nai Nhỏ được diễn tả bằng hình ảnh.
Khuyến khích HS nói tự nhiên bằng lời của mình
* Cho HS nhắc lại lời của cha Nai Nhỏ sau mỗi lần nghe con kể.
* Cho HS tập nói theo nhóm.
- Gọi đại diện nhóm lần lượt trình bày lại.
VD:
HS1: - Bạn con khoẻ lắm, có lần chúng con đang đi trên đường. Thì gặp 1 hòn đá to chặn lối. Bạn con chỉ hích vai 1 cái hòn đá lăn ngay.
HS 2: Bạn con khoẻ thế nhưng cha vẫn còn lo.
b. Phân các vai dựng lại chuyện.
Cho HS hình thành nhóm thi kể lại chuyện.
Lần 1: HS xung phong dựng lại chuyện theo vai
Lần 2: HS tự hình thành nhóm.
* Gọi HS nêu ý nghĩa của chuyện.
3.Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- HS theo dõi.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát tranh kể lời Nai Nhỏ & cha Nai Nhỏ.
- HS kể theo nhóm.
- HS kể toàn chuyện.
Thứ ., ngày.. tháng 09 năm 2017.
Toán: (Tiết 12) PHÉP CỘNG CÓ TỔNG BẰNG 10.
I.Mục tiêu:
- Biết cộng hai số có tổng bằng 10.
- Biết dựa vào bảng cộng để tìm một số chưa biểt trong phép cộng có tổng bằng 10.
- Biết viết 10 thành tổng của hai số trong đó có một số cho trước.
- Biết cộng nhẩm :10 cộng với số có một chữ số.
- Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào 12 .
* BT cần làm : Bài 1 (cột 1, 2,3) ; 2; 3 (dòng 1) ; 4
II.Đồ dùng dạy- học:
- Bảng gài, que tính.
- Mô hình đồng hồ.
III.Các hoạt động dạy- học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA H.SINH
A. Kiểm tra bài cũ:
* Giáo viên nhận xét bài kiểm tra
B. Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
- Hôm nay chúng ta sẽ học bài “Phép cộng có tổng bằng 10”.
2 . Giới thiệu 6 + 4 =10
- Giáo viên giơ 6 que tính và hỏi: Cô có mấy que tính?
- GV yêu cầu HS lấy 6 que tính đồng thời GV gài 6 que tính lên bảng gài.
- Giáo viên hỏi học sinh “ Viết 6 vào cột đơn vị hay cột chục? ”. Giáo viên viết 6 vào cột đơn vị.
- GV yêu cầu HS lấy thêm 4 que tính đồng thời cũng gài thêm 4 que tính lên bảng gài và nói:Thêm 4 que tính
- GV hỏi: Ta viết 4 vào cột nào ? .
- GV viết vào cột đơn vị.
-Yêu cầu HS gộp rồi đếm xem có bao nhiêu que tính.
- GV viết dấu cộng trên bảng cài. Sau khi học sinh trả lời “6 cộng 4 bằng 10”.
- Giáo viên viết trên bảng 0 thẳng cột với 6 và 4, viết 1 ở cột chục
-Hãy viết phép tính theo cột dọc.
- Yêu cầu học sinh nêu cách tính
* GV nêu phép cộng 6+4 =và hướng
dẫn học sinh đặt tính rồi tính.
- Yêu cầu 1 học sinh lên viết phép tính
cách tính trên theo cột dọc và nêu cách đặt tính, cách tính
\
3.Luyện tập- thực hành:
Bài 1: ( cột 1, 2, 3 ) (Miệng)
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Viết lên bảng phép tính 9+.....= 10 và hỏi: 9 cộng mấy bằng 10.
- Điền số mấy vào chỗ chấm?
- Yêu cầu cả lớp đọc phép tính vừa hoàn thành.
Bài 2: (Vở)
-Yêu cầu HS tự làm bài sau vào vở đó đổi chéo để chữa bài cho nhau.
- Hỏi: Cách viết, cách thực hiện 5+5 (có thể hỏi với nhiều phép tính khác).
* Nhận xét - Sửa sai
Bài 3: (Vở)
- Bài toán yêu cầu ta làm gì?
- Yêu cầu HS nhẩm và ghi kết quả cuối cùng vào sau dấu =
- Gọi HS nêu cách làm.
- Chấm bài
Bài 4: (Miệng)
- Yêu cầu học sinh nêu đề
- GV cho học sinh quan sát tranh vẽ rồi nêu đồng hồ chỉ mấy giờ ?
C.Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Xem lại bài đã làm và chuẩn bị bài sau : 26 + 4; 36 + 24.
- HS trả lời
- Lấy 6 que tính để trước mặt
- Viết 6 vào cột đơn vị
- Lấy thêm 4 que tính.
- Viết 4 vào cột đơn vị
- HS đếm và đưa ra kết quả 10 que tính.
-HS viết: 6
+
4
10
- 6 cộng 4 bằng 10, viết 0 vào cột đơn
vị, viết 1 vào cột chục
- Đặt tính: Viết 6, viết 4 thẳng cột với
6 viết dấu cộng và kẻ vạch ngang
- Tính: 6 cộng 4 bằng 10, viết 0 vào
cột đơn vị, viết 1 vào cột chục:
- Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- 9 cộng 1 bằng 10.
- Điền số 1 vào chỗ chấm.
- 9 cộng 1 bằng 10.
- HS lần lượt nêu miệng.
- HS làm bài vào vở ; 1HS lên bảng
- 5 cộng 5 bằng 10, viết 0 vào cột đơn vị, viết 1 vào cột chục.
- Bài toán yêu cầu tính nhẩm.
- Làm bài tập vào vở.
- HS lần lượt nêu.
- Lắng nghe, thực hiện.
Thứ ., ngày.. tháng 09 năm 2017.
Toán: (tiết 13) 26 + 4, 36 + 24
I. Mục tiêu:
- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 26+ 4 và 36+ 24.
- Biết giải bài toán bằng một phép cộng .
* BT cần làm : Bài 1 ; 2
II. Đồ dùng dạy học:
- 4 bó que tính và 10 que tính rời. Bảng gài.
III. Các hoạt động dạy - học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng
- GV Nhận xét.
B. Dạy và học bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Giới thiệu phép cộng 26+4
- GV giơ 2 bó que tính. Hỏi HS : “Có mấy chục que tính ?”
- GV gài 2 bó que tính vào bảng. GV giơ tiếp 6 que tính và hỏi:Có thêm mấy que tính?
- GV gài 6 que lên bảng và hỏi: Có tất cả bao nhiêu que tính?
- Có 26 thì viết vào cột đơn vị chữ số nào?
- Viết vào cột chục chữ số nào?
- GV giơ 4 que tính và hỏi: “Có thêm mấy que tính?”GV gài bảng. Hỏi: Có thêm 4 que tính thì viết 4 vào cột nào?
- GVchỉ bảng hỏi 26+4 bằng bao nhiêu?
3. Giới thiệu phép cộng 36 + 24
- HS quan sát hình vẽ trong SGK nêu cách thực hiện phép cộng 36 + 24.
3 6 * 6 cộng 4 bằng 10,viết 0,nhớ1.
+
2 4 *3 cộng 2 bằng 5,thêm 1 bằng 6, viết 1.
6 0 36 + 24 =?
4. Bài tập:
*Bài 1: (bảng con)
- GV hỏi: Khi tính ta cần chú ý điều gì ?
*Bài 2: (Vở)
- Gọi HS đọc đề bài .
- Bài toán cho biết gì? Cần tìm gì?
- Muốn biết nhà Mai và nhà Lan nuôi bao nhiêu con gà thì phải làm thế nào ?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở .
- GV chấm bài và nhận xét .
C. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học .
- Dặn HS xem lại bài và chuẩn bị bài sau: Luyện tập.
- HS1 đặt tính rổi tính: 2+8 ; 3+7
- HS2 tính nhẩm: 8+2+7 ; 5+5+6
- Có 2 chục que tính .
- HS đặt 2 thẻ que tính ở trên bàn
- Có thêm 6 que tính. HS đặt 6 que lên bàn.
-26 que tính
- HS trả lời : chữ số 6
- chữ số 2
- 4 que tính. HS đặt 4que dưới 6 que.
-Viêt 4 vào cột đơn vị, thẳng cột với 6.
- HS trả lời.
- HS nêu cách đặt tính và tính.
- HS trả lời.
- HS đọc yêu cầu bài.
- Ghi thẳng cột, nhớ 1vào tổng các chục.
- HS đọc đề bài.
- HS trả lời.
- HS trả lời
- Làm bài vào vở
ĐS : 40 con gà
- Lắng nghe, thực hiện.
.
Thứ ., ngày.. tháng 09 năm 2017.
Toán: (Tiết 14) LUYỆN TẬP.
I. Mục tiêu:
- Biết cộng nhẩm dạng 9 +1 +5
- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 26 + 4 ,36 +24 .
- Biết giẩi bài toán bằng một phép cộng
* BT cần làm : Bài 1 (dòng 1) ; 2 ; 3; 4
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy - học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng, cả lớp làm bảng con.
- GV Nhận xét.
B. Bài mới:
1 . Giới thiệu bài :
Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em Luyện tập.
2 .Bài tập:
*Bài 1( dòng 1 ): (Miệng)
- GV hỏi: Dãy tính có mấy phép tính? - Nêu cách tính.
- Gọi HS lần lượt nêu miệng
*Bài 2: (Bảng con)
- Khi tính ta chú ý điều gì?
- Nhận xét - Sửa sai
*Bài 3: (Vở)
- Khi đặt tính ta cần chú ý điều gì?
- Khi tính ta tính như thế nào ?
- Nhận xét - Sửa sai.
*Bài 4: (Vở)
- Bài toán cho biết gì? Cần tìm gì?
- Muốn biết lớp học đó có bao nhiêu học sinh ta phải làm thế nào?
- Chấm vở, nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: 9 cộng với một số: 9 + 5.
- HS1đặt tính rổi tính: 46 + 24 ,
- HS2 : 36 +24
- HS đọc yêu cầu bài.
- Tính từ trái sang phải.
- HS lần lượt nêu miệng
- HS đọc yêu cầu bài.
- Ghi thẳng cột,tính từ phải sang trái.
- HS làm bảng con.
- HS đọc yêu cầu
- HS trả lời
- HS làm bài vở.
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS trả lời.
- HS trả lời
- HS làm bài vào vở. ĐS : 30 học sinh
- Lắng nghe, thực hiện.
Thứ ., ngày.. tháng 09 năm 2017.
Toán: (Tiết 15) 9 CỘNG VỚI MỘT SỐ
I. Mục tiêu:
- Biết cách thực hiện phép cộng dạng 9+ 5, lập được bảng 9 cộng với một số.
- Nhận biết trực giác về tính giao hoán của phép cộng.
- Biết giải bài toán bằng một phép tính cộng.
* Bài tập cần làm : Bài 1 ; 2 ; 4
II. Đồ dùng dạy học:
- 20 que tính.Bảng gài.
III. Các hoạt động dạy - học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng
- GV Nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em thực hiện phép cộng có dạng 9 cộng với một số 9+5.
2. Giới thiệu phép cộng 9 + 5
- GV nêu bài toán: Có 9 que tính, thêm 5 que tính. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính?
- GV hướng dẫn:
*Bước 1:Nêu bài toán: Có 9 que tính ( gài 9 que, viết 9 vào cột đơn vị), thêm 5 que tính nữa( gài 5 que tính dưới 9 que tính, viết 5 vào cột đơn vị dưới 9). Hỏi tất cả có bao nhiêu que tính?
- GV nêu: 9 + 5 = (viết dấu + vào bảng)
*Bước 2: Thực hiện trên que tính:
+ Gộp 9 que tính ở hàng trên với 1 que tính ở hàng dưới được 10 que tính( bó lại thành một bó 1chục).
+ 1 chục que tính gộp với 4 que tính còn lại được 14 que tính .
Chục
Đơn vị
9
+
5
1
4
- Viết 4 thẳng cột đơn vị với 9 và 5, viết 1 vào cột chục.
- Vậy : 9 + 5 = 14. GV ghi bảng.
*Bước 3: Đặt tính rồi tính:
2.3 Hướng dẫn HS tự lập bảng cộng dạng 9 cộng với một số
3. Bài tập:
* Bài 1: (Miệng)
- Gọi HS lần lượt nêu miệng
- Nhận xét từng cột tính rút ra kết luận.
GV nhận xét.
- Khi đổi chỗ các số hạng trong phép cộng thì tổng không thay đổi.
* Bài 2: (Bảng con)
- Khi tính ta cần chú ý điều gì?
- GV nhận xét.
* Bài 4: (Vở)
- Bài toán cho biết gì? Cần tìm gì?
- Muốn biết trong vườn có tất cả bao nhiêu cây táo thì phải làm thế nào?
- Chấm vở, nhận xét.
- Chấm chữa bài.
C. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau: 29 + 5
- 2HS đặt tính rổi tính. Cả lớp làm bảng con: 27+13 ; 38+12
- H
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUAN 3 S.docx