Giáo án Lớp 2 Tuần 30 đến 35

Tiết 1 TOÁN

PHÉP TRỪ (KHÔNG NHỚ) TRONG PHẠM VI 1000

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Biết cách làm tính trừ (không nhớ) các số trong phạm vi 1000.

- Biết trừ nhẩm các số tròn trăm.

- Biết giải bài toán về ít hơn.

2. Kỹ năng: Rèn biết cách làm tính trừ (không nhớ) các số trong phạm vi 1000, trừ nhẩm các số tròn trăm, giải bài toán về ít hơn.

3. Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, bảng phụ, bút dạ.

2. Chuẩn bị của học sinh : SGK, vở ghi

III. DỰ KIẾN HÌNH THỨC DẠY HỌC

- Cá nhân, nhóm, cả lớp.

IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

 

doc64 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 785 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 2 Tuần 30 đến 35, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xét, tuyên dương. Bài 4 - GV hướng dẫn HS phân tích, làm bài vào vở. - GV nhận xét, tuyên dương. 4. Củng cố - dặn dò - GV củng cố lại bài - Nhận xét đánh giá tiết học - Chuẩn bị bài sau. - 3HS lên bảng, lớp làm vào vở. - HS làm bảng con + bảng lớp. - HS tìm, điền vào ô trống Số bị trừ 257 257 867 Số trừ 136 136 661 Hiệu 121 121 206 - HS phân tích, làm bài vào vở. Bài giải Trường TH Hữu nghị có số học sinh là: 865 - 32 = 833 (học sinh). Đáp số: 833 học sinh. - HS lắng nghe V. ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY ......................................................................... ____________________________ Tiết 2 TẬP ĐỌC CÂY VÀ HOA BÊN LĂNG BÁC I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Đọc rành mạch toàn bài; biết ngắt nghỉ hơi đúng ở các câu văn dài. - Hiểu nội dung: Cây và hoa đẹp nhất từ khắp miền đất nước tụ hội bên lăng Bác, thể hiện niềm tôn kính của toàn dân với Bác.( trả lời được CH trong SGK). 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc to rõ ràng, đọc đúng, đọc hiểu, đọc diễn cảm. 3. Thái độ: Giáo dục cho hs lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. 1. Chuẩn bị của giáo viên - Tranh minh họa SGK, bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện đọc. 2. Chuẩn bị của học sinh. SGK, vở ghi III. DỰ KIẾN HÌNH THỨC DẠY HỌC - Cá nhân, nhóm, cả lớp. IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới a. Giới thiệu bài b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài * Luyện đọc - GV đọc mẫu lần 1 - Yêu cầu đọc nối tiếp câu. + Lần 1: HS đọc nối tiếp câu kết hợp sửa lỗi phát âm tại chỗ, ghi bảng từ khó - Huớng dẫn đọc từ khó: + Lần 2: HS đọc nối tiếp câu Đọc nối tiếp đoạn. - Bài tập đọc chia làm mấy đoạn ? - GV chốt lại cách chia đoạn. - Lần 1: Đọc kết hợp ngắt nghỉ câu dài. + GV hướng dẫn học sinh ngắt nghỉ câu - Lần 2: Đọc kết hợp giải nghĩa từ. + HD giải nghĩa từ: - Lần 3: kiểm tra lại hai lần đọc trước Đọc đồng thanh. * Tìm hiểu bài - Gọi HS đọc thầm và trả lời câu hỏi + Kể tên những loài cây được trồng phía trước lăng Bác. + Kể tên những loài hoa nổi tiếng ở khắp miền đất nước ? + Câu văn nào cho thấy cây và hoa cũng mang tình cảm của con người đối với Bác. - GV nhận xét, tuyên dương * Luyện đọc lại - GV đọc mẫu lần 2. - HD luyện đọc nhóm - Tổ chức cho các nhóm thi đọc - GV nhận xét, tuyên dương 4. Củng cố - dặn dò - Nội dung bài nói về đều gì ? - Nhận xét chung về tiết học. - Chuẩn bị bài sau. - HS lắng nghe. - Mỗi HS đọc 1 câu. - HS theo dõi và đọc thầm - Đọc cá nhân, đồng thanh. - Học sinh đọc nối tiếp - HS chia đoạn, nêu các đoạn. - Học sinh đọc đoạn nối tiếp - HS luyện cá nhân, đồng thanh - Học sinh đọc nối tiếp đoạn. - Giải nghĩa từ chú giải - HS đọc nối tiếp đoạn. - Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 2. - HS đọc thầm và trả lời câu hỏi + Vạn tuế, dầu nước, hoa ban, + Hoa ban, hoa đào Sơn La, hoa sứ đỏ Nam Bộ, hoa dạ hương, hoa nhài, hoa mội, ngâu. + Cây và hoa của non sông gấm vóc đang dâng niềm tôn kính thiêng liêng theo đoàn người vào lăng viếng Bác. - HS lắng nghe - HS luyện đọc - Đại diện các nhóm thi đọc - Cây và hoa đẹp nhất từ khắp ... - HS lắng nghe V. ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY __________________________________________________________________ Thứ năm ngày 13 tháng 4 năm 2017 Tiết 1 TOÁN LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Biết làm tính cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100, làm tính công, trừ không nhớ các số có đến 3 chữ số. - Biết cộng trừ nhẩm các số tròn trăm 2. Kĩ năng: Rèn làm tính cộng , trừ có nhớ trong phạm vi 100; làm tính công, trừ không nhớ các số có đến 3 chữ số, cộng trừ nhẩm các số tròn trăm. 3. Thái độ: Giáo dục hs hứng thú học tập II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. 1. Chuẩn bị của giáo viên: SGK ; Bộ thực hành Toán. 2. Chuẩn bị của học sinh. SGK, Vở, bảng con. III. DỰ KIẾN HÌNH THỨC DẠY HỌC - Hoạt động cá nhân, tổ. IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới a. Giới thiệu bài b. Hướng dẫn làm bài tập Bài 1: Tính - Yêu cầu HS đọc đề, làm bài vào vở - GV nhận xét, tuyên dương Bài 2: Tính - GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc kết quả của bài toán. - Nhận xét, tuyên dương. Bài 3: Tính nhẩm - Yêu cầu HS nhẩm và nêu kết quả - Nhận xét, tuyên dương. Bài 4: Đặt tính rồi tính. + Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở, 2HS lên bảng chữa bài. - GV nhận xét, tuyên dương. 4. Củng cố - dặn dò - GV củng cố lại nội dung bài - Nhận xét đánh giá tiết học - Chuẩn bị bài sau - HS đọc đề, làm bài vào vở. - HS nối tiếp nhau đọc kết quả. - HS nhẩm và nêu kết quả 700 + 300 = 1000 800 + 200 = 1000 1000 – 300 = 700 1000 - 200 = 800 - HS đặt tính rồi tính. - HS lắng nghe V. ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY ........................ ______________________________ Tiết 2 LUYỆN TỪ VÀ CÂU TỪ NGỮ VỀ BÁC HỒ. DẤU CHẤM, DẤU PHẨY I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Chọn được từ ngữ cho trước để điến đúng vào đoạn văn (BT1) ; tìm được một vài từ ngữ ca ngợi Bác Hồ (BT2). - Điền đúng dấu chấm dấu phẩy vào đoạn văn có chỗ trống (BT3). 2. Kỹ năng - Rèn nắm được một số từ ngữ ca ngợi Bác Hồ 3. Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên. Phiếu bài tập, bảng phụ. 2. Chuẩn bị của học sinh. Bảng con, SGK III. DỰ KIẾN HÌNH THỨC DẠY HỌC - Cá nhân, nhóm, lớp. IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới a. Giới thiệu bài b. Hướng dẫn làm bài tập Bài 1: Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống; - Cho HS quan sát bảng phụ đọc và điền. - GV nhận xét tuyên dương. Bài 2: Tìm những từ ngữ ca ngợi Bác Hồ - GV chia 4 nhóm yêu cầu thảo luận. Mời đại diện các nhóm trình bày trước - Nhận xét củng cố Bài 3: Đặt dấu chấm hay dấu phẩy vào ô trống trong đoạn văn. - Treo bảng phụ, yêu cầu h/s đọc - Gọi 1 HS lên bảng, lớp làm bài vào vở - GV nhận xét tuyên dương. 4. Củng cố - dặn dò - Củng cố lại bài học - Giáo viên nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài sau - HS quan sát bảng phụ đọc và điền. " Bác Hồ sống rất giản dị. Bữa cơm của Bác đạm bạc như bữa cơm của mọi người dân. Bác thích hoa huệ, loài hoa trắng tinh khiết. Nhà Bác ở là một ngôi nhà sàn khuất sau phủ chủ tịch. Đường vào nhà trồng hai hàng râm bụt, hàng cây gợi nhớ hình ảnh miền trung quê Bác. Sau giờ làm việc, Bác thường tự tay chăm sóc cây, cho cá ăn. - Các nhóm thảo luận - Đại diện nhóm trình bày trước lớp. Tài ba lỗi lạc, tài giỏi, yêu nước thương dân, giản dị, hiền từ, phúc hậu, khiêm tốn, nhân ái, giàu nghị lực, vị tha, - 1 HS đọc to, lớp đọc thầm - 1 HS lên bảng, lớp làm bài vào vở. " Một hôm, Bác Hồ đến thăm một ngôi chùa. Lẽ thường, ai vào chùa cũng phải bỏ dép. Nhưng vị sư cả mời Bác đi cả dép vào. Bác không đồng ý. Đến thềm chùa, Bác cởi dép để ngoài như mọi người, xong mới bước vào." - HS lắng nghe V. ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY ................ BUỔI CHIỀU TIẾT 1 + 2 LUYỆN TỪ VÀ CÂU ÔN MRVT : TỪ NGỮ VỀ BÁC HỒ I. MỤC TIÊU - M2: HS biết tìm từ ngữ ca ngợi Bác Hồ,, biết điền dấu chấm, dấu phẩy. - M3: HS biết tìm từ ngữ ca ngợi Bác Hồ,, biết điền dấu chấm, dấu phẩy, Biết đặt câu với từ ’’ Bác Hồ’’. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - GV: Giáo án - HS: vở III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MỨC 2 MỨC 3 Bài 1: VBT nâng cao TV2 tập 2 trang 51 Bài 2: VBT nâng cao TV2 tập 2 trang 51 Bài 3: VBT nâng cao TV2 tập 2 trang 51 Bài 4: VBT nâng cao TV2 tập 2 trang 51 V. ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ____________________________________________ Tiết 3 TOÁN LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU - M2: Biết đặt tính rồi tính cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 1000, tìm thành phần chưa biết, giải toán có lời văn. - M3: Biết đặt tính rồi tính cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 1000, tìm thành phần chưa biết, giải toán có lời văn, điền được số vào ô trống khuyết. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - GV: Giáo án - HS: vở III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MỨC 2 MỨC 3 Bài 1: VBT nâng cao toán 2 tập 2 trang 66 Bài 2: VBT nâng cao toán 2 tập 2 trang 67 Bài 3: VBT nâng cao toán 2 tập 2 trang 67 Bài 1: tương tự mức 1 Bài 2: tương tự mức 1 Bài 3: tương tự mức 1 Bài 4: VBT nâng cao toán 2 tập 2 trang 67 V. ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... _______________________________________________________________________ Thứ sáu ngày 13 tháng 4 năm 2018 Tiết 1 TOÁN ÔN TẬP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Biết làm tính cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100, làm tính cộng , trừ (không nhớ) các số trong phạm vi 1000, cộng trừ nhẩm các số tròn trăm, tìm y. 2. Kĩ năng: Rèn làm tính cộng , trừ có nhớ trong phạm vi 100; làm tính công, trừ không nhớ các số có đến 3 chữ số, cộng trừ nhẩm các số tròn trăm. 3. Thái độ: Giáo dục hs hứng thú học tập II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. 1. Chuẩn bị của giáo viên: SGK ; Bộ thực hành Toán. 2. Chuẩn bị của học sinh. SGK, Vở, bảng con. III. DỰ KIẾN HÌNH THỨC DẠY HỌC - Hoạt động cá nhân, tổ. IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới a. Giới thiệu bài b. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1: Đặt tính rồi tính - Hướng dẫn gọi 2HS lên bảng, lớp làm vào vở. - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 2: Tính nhẩm (theo mẫu) - GV Hướng dẫn cả lớp làm vào bảng con, gọi 2HS lên bảng. - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 3. Tìm y - Hướng dẫn HS làm bài - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 4 - GV hướng dẫn HS phân tích, làm bài vào vở. - GV nhận xét, tuyên dương. 4. Củng cố - dặn dò - GV củng cố lại bài - Nhận xét đánh giá tiết học - Chuẩn bị bài sau. - 2HS lên bảng, lớp làm vào vở. - HS làm bảng con, 2HS lên bảng 700 + 300 = 1000 1000 - 300 = 700 500 + 400 = 900 800 - 400 = 400 - HS làm bài vào vở y + 45 = 78 y - 32 = 27 y = 78 - 45 y = 27 + 35 y = 33 y = 62 - HS phân tích, làm bài vào vở. Bài giải Trường tiểu học có số học sinh là: 875 - 32 = 843 (học sinh). Đáp số: 843 học sinh. - HS lắng nghe V. ĐIỀU CHỈNH VÀ BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ___________________________________ Tiết 3 TẬP LÀM VĂN ĐÁP LỜI KHEN NGỢI. TẢ NGẮN VỀ BÁC HỒ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Đáp lại lời được khen ngợi theo tình huống cho trước ( BT1); quan sát ảnh Bác Hồ, trả lời được các câu hỏi về ảnh Bác( BT2). - Viết được một vài câu ngắn về ảnh Bác Hồ (BT3). 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc to rõ ràng, đọc đúng, đọc hiểu, đọc nhớ. 3. Thái độ: Giáo dục có ý thức bảo vệ thiên nhiên. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. 1. Chuẩn bị của giáo viên - Tranh minh họa SGK, phiếu bài tập 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi III. DỰ KIẾN HÌNH THỨC DẠY HỌC - Cá nhân, nhóm, cả lớp. IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới a. Giới thiệu bài b. Hướng dẫn HS làm tập Bài 1: Nói lời đáp của em trong những trường hợp sau: - GV hướng dẫn HS từng cặp thực hiện trước lớp. - GV và cả lớp nhận xét. Bài 2: Quan sát ảnh Bác Hồ trên lớp trả lời các câu hỏi sau: - Hướng dẫn HS thảo luận nhóm 4. - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 3: Dựa vào những câu trả lời trên, viết một đoạn từ 3- 5 câu về ảnh Bác Hồ: - HD HS viết đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu viết về Bác Hồ. - GV nhận xét, tuyên dương. 4. Củng cố - dặn dò - Nhắc lại nội dung bài. - GV nhận xét tiết học. - Từng cặp thực hiện trước lớp. a) Con quét nhà sạch quá! b) Cảm ơn bạn. c) Cháu chỉ muốn mọi người không bị vấp ngã thôi ạ. - Đại diện các nhóm thi trả lời câu hỏi. a) ảnh Bác Hồ được treo trên tường. b) Râu tóc Bác màu trắng. Vầng trán Bác cao. Mắt Bác sáng. c) Em luôn hứa với Bác là em sẽ ngoan, chăm học. - HS viết bài và đọc trước lớp VD: Trên bức tường chính giữa lớp học em treo một tấm ảnh Bác Hồ. Bác lúc nào cũng mỉm cười với chúng em. Râu tóc Bác trắng như cước, vầng trán cao, đôi mắt sáng ngời. Em nhìn ảnh Bác và luôn hứa sẽ chăm ngoan, học giỏi để cha mẹ và thầy cô vui lòng. - HS lắng nghe V. ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY ................................................................................................................................................................................ ___________________________________________________ BUỔI CHIỀU Tiết 1 + 2 TẬP LÀM VĂN ÔN TẢ NGẮN VỀ BÁC HỒ I. MỤC TIÊU - M2: Viết được đoạn văn ngắn 3 – 5 câu tả Bác Hồ. - M3: Viết được đoạn văn ngắn 6 – 8 câu tả Bác Hồ. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - GV: Giáo án - HS: vở III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MỨC 2 + 3 Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn tả về ảnh Bác Hồ Gợi ý: - Ảnh Bác treo ở đâu? Trông Bác như thế nào? (tóc, trán, đôi mắt, ...) V. ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... _______________________________ Tiết 3 SINH HOẠT LỚP TUẦN 31 NHẬN XÉT CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG TUẦN I MỤC TIÊU - Nhận xét đánh giá lại các hoạt động trong tuần vừa qua. - Đề ra phương hướng hoạt động tuần 32 II. NỘI DUNG SINH HOẠT 1. Nhận xét các hoạt động trong tuần a. Đạo đức - Đa số các em lễ phép với thầy cô, đoàn kết với bạn bè. - Đi học đều, tuy nhiên một số em trang phục chưa đúng theo quy định của nhà trường. b. Học tập - Các em đều có ý thức học bài và làm bài trong lớp, chú ý nghe giảng. Tuyên dương những bạn sau: Châu, Ngân. - Tuy nhiên vẫn còn tình trạng một số em nói chuyện, làm việc riêng trong giờ học. Chữ viết cẩu thả, chưa có ý thức giữ gìn vở, cụ thể những em sau:. Phê bình một số bạn sau: Hân, Vũ, Khanh c. Các hoạt động khác - Các em tham gia tập thể dục đầu giờ giữa giờ đầy đủ - Vệ sinh cá nhân, trường lớp gọn gàng, sạch sẽ. Tuy nhiên một số em tham gia vệ sinh chưa nhiệt tình, tự giác, còn để thầy cô nhắc nhở. 2. Phương hướng tuần 32 * Hướng dẫn học sinh duy trì một số hoạt động sau: a. Đạo đức - Ngoan ngoãn lễ phép với thầy cô, đoàn kết với bạn bè, mặc đúng trang phục theo theo quy định của nhà trường đề ra. Không nói tục chửi bậy, nghỉ học không lý do. b. Học tập - Trong lớp chú ý nghe giảng hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài, chú ý rèn viết, giữ gìn sách vở gọn gàng đẹp sạch sẽ. Trong lớp không làm việc riêng nói chuyện trong lớp. c. Các hoạt động khác - Tham gia vệ sinh cá nhân và vệ sinh chung sạch sẽ gọn gàng, tập thể dục đầu giờ, giữa giờ đầy đủ. Có ý thức chăm sóc và bảo vệ hoa, cây xanh. TUẦN 32 Thứ hai ngày 16 tháng 4 năm 2018 Tiết 1 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ CHÀO CỜ ____________________________ Tiết 2 + 3 TẬP ĐỌC CHUYỆN QUẢ BẦU I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Đọc mạch lạc toàn bài; biết ngắt nghỉ hơi đúng. - Hiểu ND: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam là anh em một nhà, mọi dân tộc có chung một tổ tiên. ( trả lời được CH 1, 2, 3, 5). 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc to rõ ràng, đọc đúng, đọc hiểu 3. Thái độ: Giáo dục hs có ý thức đoàn kết giữa các dân tộc II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh minh họa, bảng phụ ghi sẵn câu văn dài. 2. Chuẩn bị của học sinh. SGK, vở ghi. III. DỰ KIẾN HÌNH THỨC DẠY HỌC - Cá nhân, nhóm, cả lớp. IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Tiết 1 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới a. Giới thiệu bài b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài * Luyện đọc - GV đọc mẫu lần 1. - Yêu cầu đọc nối tiếp câu. + Lần 1: HS đọc nối tiếp câu kết hợp sửa lỗi phát âm tại chỗ, ghi bảng từ khó - Hướng dẫn đọc từ khó + Lần 2: HS đọc nối tiếp câu - Đọc nối tiếp đoạn. - Bài tập đọc chia làm mấy đoạn ? - Lần 1: Đọc kết hợp ngắt nghỉ câu dài. + GV hướng dẫn học sinh ngắt nghỉ câu dài: - Lần 2: Đọc kết hợp giải nghĩa từ. + HD giải nghĩa từ: - Lần 3: kiểm tra lại hai lần đọc trước - Đọc đồng thanh. Tiết 2 * Tìm hiểu bài - Gọi HS đọc thầm và trả lời câu hỏi + Con dúi làm gì khi bị hai vợ chồng người đi rừng bắt ? + Con dúi mách 2 vợ chồng người đi rừng điều gì ? + 2 vợ chồng làm cách nào để thoát nạn lụt? + 2 vợ chồng nhìn thấy mặt đất và muôn vật như thế nào sau nạn lụt ? + Có chuyện gì lạ xảy ra với 2 vợ chồng sau nạn lụt ? + Những con người đó là tổ tiên của những dân tộc nào ? + Kể thêm một số dân tộc trên đất nước ta mà em biết ? + Đặt tên khác cho câu chuyện. - GV nhận xét bổ sung. * Luyện đọc lại - GV đọc mẫu lần 2. - HD luyện đọc nhóm - Tổ chức cho các nhóm thi đọc - GV nhận xét, tuyên dương 4. Củng cố - dặn dò - Nội dung bài nói về điều gì ? - Nhận xét tiết học. - Về nhà chuẩn bị bài sau. - HS đọc nối tiếp theo câu. - HS đọc cá nhân sau đó cả lớp đọc đồng thanh các từ khó, dễ lẫn. - HS nối tiếp đọc câu - HS có 3 đoạn, nêu từng đoạn. - Học sinh đọc nối tiếp đoạn . - HS luyện cá nhân, đồng thanh - Học sinh đọc nối tiếp đoạn. - Giải nghĩa từ chú giải - HS đọc nối tiếp đoạn. - Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1. - HS đọc thầm và trả lời câu hỏi + Lạy, van xin tha, hứa sẽ nói điều bí mật. + Sắp có mưa to gió lớn làm ngập lụt khắp miền. Khuyên hai vợ chồng cách phòng lụt. + Làm theo lời khuyên của dúi: lấy khúc gỗ to, khoét rỗng, chuẩn bị thức ăn đủ bảy ngày chui ra. + Cỏ cây vàng úa. Mặt đất vắng tanh không có một bóng người. + Người vợ sinh ra quả bầu Từ trong quả bầu, những con người bé nhỏ nhảy ra. + Khơ - Mú, Thái, Mường, Dao, HMông, Ê - đê, Ba - na, Kinh. - HS kể: ...54 dân tộc + Nguồn gốc các dân tộc trên đất nước Việt Nam. Anh em cùng một mẹ. - HS lắng nghe - HS luyện đọc - Đại diện các nhóm thi đọc - Các dân tộc trên đất nước Việt Nam V. ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY ................................................................................................................................................................................... ___________________________________ Tiết 4 TOÁN LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Biết làm tính cộng , trừ (không nhớ) các số trong phạm vi 1000. - Biết giải toán về ít hơn 2. Kĩ năng: Rèn biết tính cộng , trừ (không nhớ) các số trong phạm vi 1000, giải toán về ít hơn 3. Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. 1. Chuẩn bị của giáo viên: SGK ,bảng phụ. 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi. III. DỰ KIẾN HÌNH THỨC DẠY HỌC - Cá nhân, nhóm, cả lớp. IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới a. Giới thiệu bài b. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1: Tính - Hướng dẫn gọi 2HS lên bảng, cả lớp làm vào vở. - GV nhận xét, tuyên dương Bài 2: Đặt tính rồi tính: - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. - GV hướng dẫn HS cách đặt tính rồi tính vào vở - GV nhận xét tuyên dương. Bài 3 - GV hướng dẫn HS phân tích, làm bài vào vở. - GV nhận xét, tuyên dương. 4. Củng cố - dặn dò - GV củng cố lại nội dung bài - Nhận xét đánh giá tiết học - 2HS lên bảng, cả lớp làm vào vở. - HS nêu yêu cầu bài - HS đặt tính rồi tính vào vở - HS phân tích, làm bài vào vở. Bài giải: Lớp 2A trồng được số cây là: 365 - 41 = 324 (cây) Đáp số: 324 cây V. ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY ......................................................................................................................................................................... __________________________________________________________________ Thứ ba ngày 17 tháng 4 năm 2018 Tiết 1 TOÁN LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Biết cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số. - Phân tích số có ba chữ số theo các trăm, chục, đơn vị - Biết giải toán về nhiều hơn 2. Kĩ năng: Rèn biết cách đọc, viết, so sánh phân tích số có ba chữ số theo các trăm, chục, đơn vị, giải toán về nhiều hơn. 3. Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. 1. Chuẩn bị của giáo viên: SGK ,bảng phụ. 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi. III. DỰ KIẾN HÌNH THỨC DẠY HỌC - Cá nhân, nhóm, cả lớp. IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới a. Giới thiệu bài b. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1 Viết số và chữ thích hợp vào ô trống (theo mẫu): - GV hướng dẫn yêu cầu HS làm vào vở - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 3: Điền dấu >, <, = ? - GV hướng dẫn yêu cầu HS làm vào vở - GV nhận xét, chữa bài. 4. Củng cố - dặn dò - GV củng cố lại nội dung bài - Nhận xét đánh giá tiết học - Chuẩn bị bài sau - HS chú ý và làm bài vào vở. + Bốn trăm mười sáu: 416 có 4 trăm, 1 chục, 6 đơn vị. + Năm trăm linh hai: 502 có 5 trăm, 0 chục, hai đơn vị. + Hai trăm chín mươi chín: 299 có 2 trăm, 9 chục, 9 đơn vị. - HS chú ý và làm bài vào vở. 875 > 785 321 > 298 697 < 699 900 + 90 + 8 < 1000 599 < 701 732 = 700 + 30 + 2 - HS lắng nghe V. ĐIỀU CHỈNH VÀ BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... _______________________________ Tiết 3 CHÍNH TẢ( NGHE - VIẾT) CHUYỆN QUẢ BẦU I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nghe viết chính xác, trình bày đúng đoạn văn xuôi - Làm được BT2a; BT3a 2. Kĩ năng: Rèn nghe viết chính xác, trình bày sạch sẽ. 3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận cho HS II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của GV: Bảng phụ viết đoạn văn cần viết 2. Chuẩn bị của HS: vở BT, vở viết. III. DỰ KIẾN HÌNH THỨC DẠY HỌC - Nhóm, cá nhân, lớp. IV.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ôn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới a. Giới thiệu bài b. Hướng dẫn nghe - viết * Đọc mẫu đoạn thơ cần viết. - Yêu cầu HS đọc lại * Hướng dẫn cách trình bày - Chữ đầu câu viết như thế nào ? * Hướng dẫn viết từ khó - GV đọc từ khó cho HS viết bảng con * Hướng nghe - viết bài - GV đọc chậm cho HS viết - Theo dõi quan sát từng HS * Thu vở nhận xét - Thu một số bài nhận xét sửa lỗi. - Tuyên dương bài viết đẹp c. Hướng dẫn làm bài tập Bài 2: Điền vào chỗ trống l hay n ? - GV hướng dẫn HS viết vào vở - Nhận xét tuyên dương Bài 3: Tìm từ chữa tiếng bắt đầu bằng l, n ? - GV hướng dẫn HS viết vào vở - Nhận xét tuyên dương 4. Củng cố - dặn dò - Giáo viên nhận xét tiết học - Nhắc nhớ trình bày sách vở sạch đẹp. - Chuẩn bị bài sau - HS lắng nghe giáo viên đọc. - HS đọc lại bài - Viết hoa.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctuan 30 35_12334887.doc
Tài liệu liên quan