Giáo án Lớp 2 Tuần 32 - Trường tiểu học Đa Mai

Ôn Tiếng Việt

LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu:

 - Củng cố về từ trái nghĩa.

 - Củng cố về dấu chấm, dấu phẩy.

 - Bồi dưỡng năng lực tự học, biết hợp tác, chia sẻ với bạn.

 - Giáo dục hs có ý thức ôn bài.

II. Chuẩn bị:

 - GV: Bảng phụ

 - HS: VBT

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc32 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 927 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 2 Tuần 32 - Trường tiểu học Đa Mai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có nhiều cách tô(Đủ 5 ô là được) - Nhận xét giờ học __________________________________________________________________ Thứ ba ngày 17 tháng 4 năm 2018 Toán LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu: - Giúp học sinh củng cố vè đọc, viết, so sánh số có 3 chữ số. - Phân tích số có 3 chữ số theo các trăm, chục, đơn vị. - Bồi dưỡng năng lực tự học, biết hợp tác, chia sẻ với bạn. - Xác định 1 phần 5 của nhóm đã cho. ( giảm tải bài 5) II. Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ chép bài 1, 2. - HS: Bảng con III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên HĐ1. Luyện tập - 1 HS đọc yêu cầu. - HS làm bài. - 1 em lên bảng chữa bài. - Nhận xét, đọc và phân tích các số vừa viết được. - 1 HS đọc yêu cầu. - HS nêu: Các số ở mẫu là các số tự nhiên liên tiếp được viết theo thứ tự tăng dần. - 3 HS chơi trò chơi. - Nhận xét bạn điền đúng, nhanh. - Cả lớp làm bài. - Chữa bài, nêu cách làm. - Những HS khá, giỏi đặt đề toán. HĐ2. Củng cố - Dặn dò: Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu * GV treo bảng phụ, hướng dẫn cách làm. Bài 2: * GV treo bảng phụ cho HS đọc yêu cầu. - Nhận xét mẫu? - Gv cho HS chơi trò chơi thi điền số nhanh. Bài 3: - Gv cho HS làm vào bảng con. Bài 4: - GV cho HS quan sát hình vẽ để trả lời. - Nếu còn thời gian, GV cho HS đặt đề toán thay từ "Nhiều hơn: bằng từ khác tương tự. - Nhận xét giờ học ___________________________________________ Ôn Tiếng Việt LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: Rèn cho HS : - HS nghe - viết chính xác, trình bày đúng cả bài thơ Cháu nhớ Bác Hồ. + Rèn kĩ năng viết đúng, đẹp. Làm đúng bài tập chính tả điền đúng tr hay ch. - Bồi dưỡng năng lực tự học, biết hợp tác và chia sẻ với bạn - HS có tính cẩn thận, ý thức giữ gìn sách vở, yêu thích môn Tiếng Việt. II. Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ. - HS: Vở Bài tập. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên HĐ1. HS nghe - viết. - 1 HS đọc cả bài thơ - Đêm đêm bạn nhớ... - HS nêu - HS viết bảng con/ sửa sai - HS viết vào vở - HS trao đổi vở để soát lỗi. HĐ2. HS làm bài tập chính tả - HS đọc yêu cầu bài. - HS làm vào VBT, 2hs lên bảng làm - HS trao đổi, chữa bài: chăm sóc một trăm va chạm trạm y tế - HS nêu yêu cầu BT - Đặt câu theo nhóm. - HS nêu trước lớp. HĐ3. Củng cố - Dặn dò: - Nêu nd bài học - Sửa lỗi sai trong bài chính tả - HD học sinh chuẩn bị - Tìm chi tiết nói lên tình cảm của bạn nhỏ với Bác? - Nêu những chữ viết hoa trong bài? Vì sao? - Bài viết viết gồm có mấy dòng thơ? - HD viết chữ khó: bâng khuâng, chòm râu, bạc phơ,... - GV đọc chính tả cho hs viết vào vở. - KT bài, nhận xét Bài 2: Điền ch hay tr? - GV hướng dẫn hs làm. - Cho hs làm vào VBT, 2hs lên bảng làm - Nhận xét, chữa bài Bài 3/a: Thi đặt câu nhanh Đặt câu với từ chứa tiếng bắt đầu bằng ch hay tr. - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau. __________________________________________________________________ Thứ tư ngày 18 tháng 4 năm 2018 Toán LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu: - Giúp HS củng cố về so sánh và sắp thứ tự các số có 3 chữ số. - Thực hiện cộng, trừ nhẩm; Viết các số có 3 chữ số không nhớ. - Bồi dưỡng năng lực tự học, biết hợp tác, chia sẻ với bạn. - Giáo dục hs yêu thích môn toán. II. Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ - HS: Bảng con III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên HĐ1. Giới thiệu bài HĐ2. Luyện tập - 1 HS đọc yêu cầu - Cả lớp làm bài vào bảng con - 2 em lên bảng chữa bài - Đọc bài trước lớp. - 1 HS đọc yêu cầu - Lớp làm bài vào vở nháp. - 2 em chữa bài. - Nhận xét, bổ sung. - HS đặt tính và tính trên bảng con. - 2 HS lên bảng chữa bài, nêu cách tính. - HS nêu miệng kết quả. - Cả lớp nhận xét, bổ sung. HĐ3. Củng cố - Dặn dò: Bài 1: Viết các số 324,313,412,309 , 198 theo thứ tự: Từ bộ đến lớn: Từ lớn đến bộ. * Củng cố về xếp thự tự các số có 3 chữ số. Bài 2: a, Viết số - Ba trăm mười nghìn đồng. - Bảy trăm năm mươi lăm. b)Đọc số - 120 , 325, 456,555,186. Bài 3: Đặt tính rồi tính 46 + 38 100 -67 341 + 435 - Tổ chức cho HS làm bảng con. Bài 4: ,= 857 798 321 302 - Tóm tắt nội dung bài - Nhận xét giờ học ________________________________________ Tập đọc TIẾNG CHỔI TRE I. Mục tiêu: - Rèn kĩ năng đọc thành tiếng, ngắt nghỉ hơi đúng. - Đọc chậm rãi, nhẹ nhàng. Biết đọc vắt dòng. - Hiểu nghĩa từ mới, hiểu nội dung bài thơ: chị lao công vất vả làm sạch đường phố, em phải có ý thức giữ sạch đường phố - Bồi dưỡng năng lực tự học, biết hợp tác, chia sẻ với bạn. II. Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ ghi các câu cần luyện đọc - HS: SGK III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên HĐ1. Luyện đọc - HS quan sát tranh SGK. - HS nối tiếp đọc từng ý thơ. - HS tự tìm từ khó đọc + Ví dụ: lắng nghe, quét rác, đẹp lối. - HS luyện đọc các từ khó đọc. - HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn thơ trong bài. - Học sinh luyện đọc câu HĐ2. HS tìm hiểu bài - HS đọc các từ ngừ chú giải cuối bài thơ. - HS thi đọc từng đoạn, cả bài. - Cả lớp đọc đồng thanh. + Phương án HS trả lời đúng. - Những đêm hè rất muộn, khi ve đã mệt không kêu nữa và những đêm đông giá lạnh khi cơn giông vừa tắt. - Chị lao công/ như sắt/ như đồng... - Chị lao công làm việc vất vả... em hãy giữ cho đường phố sạch đẹp. - HS đọc thầm và đọc đồng thanh . HĐ3. Học thuộc lòng bài thơ: - Luyện đọc thuộc lòng. - Thi học thuộc lòng bài thơ. HĐ4. Củng cố - Dặn dò: - GV đọc mẫu bài thơ - Tìm và đọc các từ khó? * GV treo bảng phụ, hướng dẫn đọc vắt dòng: nghỉ hơi đúng giữa các dòng, các ý thơ, đoạn thơ. Những đêm đông/ Khi cơn dông/ Vừa tắt// Tôi đứng trông/ Trên đường lạnh ngắt//.... + Sạch lề: sạch lề đường, vỉa hè. + Đẹp lối: đẹp lối đi, đường đi. - Nhà thơ nghe thấy tiếng chổi tre vào lúc nào? - Tìm những câu thơ ca ngợi chị lao công? (tả vẻ đẹp mạnh mẽ, khoẻ khoắn của chị lao công) - Nhà thơ muốn nói với em điều gì qua bài thơ? - GV tổ chức cho HS luyện đọc thuộc lòng theo hình thức xoá dần bảng. - Tóm tắt nội dung - Nhận xét tiết học _____________________________________________ Tập viết CHỮ HOA Q (KIỂU 2) I. Mục tiêu: - Rèn kĩ năng viết chữ hoa Q kiểu 2 theo cỡ vừa và nhỏ. - Viết câu ứng dụng đúng mẫu, nối chữ đúng quy định. - Bồi dưỡng năng lực tự học, biết hợp tác, chia sẻ với bạn. - Có ý thức viết đúng, rèn chữ đẹp. II. Chuẩn bị: - GV: Mẫu chữ, bảng phụ. - HS: Bảng con III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên HĐ1. Giới thiệu bài HĐ2. HS viết chữ Q hoa - HS quan sát và nhận xét chữ mẫu. - HS theo dõi cô viết trên bảng. - HS viết bảng con chữ hoa: Q - HS đọc - HS nhận xét độ cao các con chữ: + Chữ Q, l, g cao 2,5 li + Chữ t cao 1,5 li + Chữ d cao 2 li + Các chữ còn lại cao 1 li. - HS viết vào bảng con chữ Quân. - HS viết vở từng dòng. HĐ3. Củng cố - Dặn dò: - Hướng dẫn viết chữ Q hoa * GV treo chữ mẫu cho HS quan sát và nhận xét. - GV viết mẫu và hướng dẫn viết: + Chữ Q cỡ vừa cao 5 li, gồm một nét viết liền là kết hợp của 2 nét cơ bản: nét cong phải và nét lượn ngang. + Hướng dẫn viết câu ứng dụng(mở bảng) - GV giải nghĩa câu ứng dụng - Hướng dẫn viết chữ " Quân" - GV cho HS viết vở từng dòng. - GV thu vở - nhận xét - Tóm tắt nội dung - Nhận xét giờ học __________________________________________________________________ Chính tả (Tập chép) CHUYỆN QUẢ BẦU I. Mục tiêu: - Biết viết hoa đúng tên các dân tộc. Chép lại đoạn trích trong bài "Chuyện quả bầu". - Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu dễ lẫn : n / l ; v/d - Bồi dưỡng năng lực tự học, biết hợp tác, chia sẻ với bạn. - Có ý thức viết đẹp, trình bày sạch. II. Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ viết bài 2a. - HS: VBT III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên HĐ1. Giới thiệu bài HĐ2. HS viết chính tả - 2 HS đọc lại bài chính tả . - Giải thích về nguồn gốc ra đời của các dân tộc anh em trên đất nước ta. - HS tìm và tập viết vào bảng con những tên riêng. - HS viết bài vào vở. - Soát bài - chữa lỗi. HĐ3. HS làm bài tập - 1 HS đọc yêu cầu. - 3 HS làm trên bảng. - Cả lớp làm vở bài tập. - Chữa bài - nhận xét. HĐ4. Củng cố - Dặn dò: - GV đọc mẫu đoạn viết 1 lần. - Bài chính tả này nói lên điều gì? - Tìm những tên riêng trong bài chính tả? - GV đọc cho HS viết. - GV thu vở nhận xét. Bài 2: (lựa chọn 2a) * GV treo bảng phụ - Gv chốt lời giải đúng. - Tóm tắt nội dung bài - Nhận xét tiết học ___________________________________________ Ôn toán LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Củng cố cộng, trừ không nhớ các số có 3 chữ số. - Ôn lại cách tìm số hạng, số bị trừ, số trừ chưa biết. - Bồi dưỡng năng lực tự học, biết hợp tác, chia sẻ với bạn. - Luyện tập về các đơn vị đo độ dài đã học. Giải toán có lời văn. II. Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ - HS: Bảng con, VBT III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên HĐ1. Luyện tập - Học sinh đặt tính và tính vào bảng con. - 2 HS lên bảng làm - nêu cách làm. - 2 HS nhắc lại cách tìm số hạng, số BT, số trừ chưa biết. - HS thực hành tìm x . - Chữa bài - nhận xét. - HS thực hành đổi, điền số vào chỗ chấm. - Chữa bài, nhận xét. - HS tóm tắt - Giải vào vở. - Chữa bài - nhận xét. HĐ2. Củng cố - Dặn dò: Bài 1: Đặt tính và tính 256 + 312 769 - 434 152 + 344 968 - 45 361 + 37 46 + 413 Bài 2: Tìm x a) X + 316 = 759 X - 163 = 314 573 - X = 241 b) X + 245 = 134 + 244 682 - X = 526 - 415 - G/v cho h/s nhắc lại cách tìm số hạng, số bị trừ, số trừ. Bài3: Điền số thích hợp vào chỗ chấm? ..... m = 1 km ......m m = 1 m 10 cm = ..... mm 1 dm 3 cm = ...... mm 420 mm = ... dm .... cm Bài 4: Khôi lớp 5 thu được 389 kg giấy vụn và nhiều hơn khối lớp 3 là 75 kg giấy vụn. Hỏi khối lớp 3 thu được bao nhiêu ki-lô-gam giấy vụn? - Tóm tắt nội dung bài - Nhận xét giờ học __________________________________________________________________ Thứ năm ngày 19 tháng 4 năm 2018 Toán LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu: - Giúp học sinh củng cố kĩ năng cộng, trừ các số có 3 chữ số (không nhớ) - Củng cố tìm SH, SBT, ST. Rèn KN làm tính và giải toán. - Bồi dưỡng năng lực tự học, biết hợp tác, chia sẻ với bạn. - Giáo dục hs tính cẩn thận trong khi làm bài. II. Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ. - HS: Bảng con, VBT III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên HĐ1. Luyện tập - 1 HS đọc yêu cầu - cả lớp làm bảng con - Chữa bài - nhận xét - HS làm bảng con - 2hs lên bảng - HS nhận xét - Hs nêu cách so sánh - Hs làm bài vào nháp - 1 hs lên bảng chữa, nhận xét - HS đọc bài toán nêu cách giải - HS làm vở, chữa bài - Nhận xét HĐ2. Củng cố - Dặn dò: Bài 1: Đặt tính rồi tính 456 + 323 897 – 253 357 + 621 962 – 861 *Củng cố cách đặt tính và tính. Bài 2:Tìm x 300 + x = 800 x – 600 = 100 X + 700 = 1000 700 – x = 400 *Củng cố cách tìm SH, SBT, ST Bài 3: > , < , = 60cm + 40cm 1m 300cm + 53cm 300cm + 57cm 1km 800m *Củng cố cách so sánh các số có đơn vị đo độ dài. Bài 4: Trường Nam Hồng có 456 học sinh gái và 432 học sinh trai. Hỏi trường Nam Hồng có tất cả bao nhiêu học sinh? - Tóm tắt nội dung bài ____________________________________________ Luyện từ và câu TỪ TRÁI NGHĨA - DẤU CHẤM, DẤU PHẨY I. Mục tiêu: - Học sinh bước đầu làm quen với khái niệm từ trái nghĩa. - Củng cố cách sử dụng các dấu câu: dấu chấm, dấu phẩy. - Bồi dưỡng năng lực tự học, biết hợp tác, chia sẻ với bạn. - Giáo dục hs yêu thích môn học. II. Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài 2 - HS: Vở bài tập III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên HĐ1. HS nghe HĐ2. Hướng dẫn làm bài tập - 1 học sinh đọc yêu cầu. - Học sinh tự làm bài vào giấy nháp - Đọc bài làm. - Nhận xét - 1 HS đọc yêu cầu - HS làm bài. - 1 em lên bảng chữa bài. - Thứ tự cần điền là: dấu phẩy dấu chấm dấu phẩy. HĐ3. Củng cố - Dặn dò: - Giới thiệu bài Bài 1: GV gọi HS đọc yêu cầu của bài a) Đẹp - xấu; nóng - lạnh ngắn - dài; cao - thấp b) Lên - xuống; yêu - ghét; khen - chê c) Trời - đất; trên - dưới; ngày - đêm. *Củng cố từ trái nghĩa Bài 2: * G/v treo bảng phụ GV gọi HS đọc yêu cầu - GV nhắc HS cần lưu ý: sau khi điền dấu chấm xong, cần viết hoa chữ cái đầu câu. - Tóm tắt nội dung bài - Nhận xét giờ học _______________________________________________ Chính tả (Nghe viết) TIẾNG CHỔI TRE I. Mục tiêu: - Nghe viết đúng 2 khổ thơ cuối của bài. - Làm đúng các bài tập phân biệt giữa các âm l / n. - Bồi dưỡng năng lực tự học, biết hợp tác, chia sẻ với bạn. - Giáo dục hs có ý thức rèn chữ, giữ vở. II. Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ viết sẵn bài tập 2a. - HS: VBT III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên HĐ1. HS nghe HĐ2. HS nghe viết - 3 HS đọc lại. - HSTL (những chữ đầu mỗi dòng thơ) - Viết từ ô thứ 3 tính từ lề vở - HS tìm và viết bảng con: lặng ngắt, lao công, quét rác,... - Cả lớp viết bài vào vở. - HS soát lỗi. HĐ3. HS làm bài tập - 1 HS đọc yêu cầu. - 3 nhóm HS làm bài theo cách thi tiếp sức. - HS cuối cùng sẽ đọc lại những câu tục ngữ đã hoàn chỉnh. - 1 em lên bảng chữa bài - Cả lớp làm vở bài tập. HĐ4. Củng cố - Dặn dò: - Giới thiệu bài - Hướng dẫn nghe viết - GV đọc 1 lần 2 khổ thơ cuối - Những chữ nào trong bài chính tả phải viết hoa? - Nên bắt đầu viết mỗi dòng thơ từ ô nào trong vở? - Hướng dẫn viết tiếng khó. - GV đọc bài - GV thu vở, nhận xét - Hướng dẫn làm bài tập Bài 2: (lựa chọn 2a) * GV treo bảng phụ chép sẵn nội dung bài tập. - GV nhận xét chấm điểm cho nhóm hiệp đồng làm bài đúng và nhanh Bài 3: (lựa chọn 3a) - GVgọi 1 h/s lên bảng. - Tóm tắt nội dung - Nhận xét tiết học ___________________________________________ Ôn Tiếng Việt LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Củng cố về từ trái nghĩa. - Củng cố về dấu chấm, dấu phẩy. - Bồi dưỡng năng lực tự học, biết hợp tác, chia sẻ với bạn. - Giáo dục hs có ý thức ôn bài. II. Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ - HS: VBT III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên HĐ1. Luyện tập - H/s tự làm bài - Chữa bài - Nhận xét Ghét/yêu, xuống/lên, buồn /vui Chê/khen, đóng/mở, đầu/đuôi - H/s tìm thêm một số từ trái nghĩa - H/s chọn dấu chấm hay dấu phẩy để điền vào ô trống cho phù hợp. - Gọi 1 em lên chữa bài - Nhận xét HĐ2. Củng cố - Dặn dò: Bài 1: Tìm từ trái nghĩa với các từ sau: a- b- Ghét Đầu xuống Trời Buồn Trờn Chê Ngày Đóng Trước - Gọi hs đọc lại các từ trái nghĩa vừa tìm được - Tìm thêm từ trái nghĩa. * Củng cố từ trái nghĩa Bài 2: Chọn dấu chấm hay dấu phẩy để điền vào ô trống trong đoạn văn sau: Trần Quốc Toản mình mặc áo bào đỏ lưng đeo thanh gươm báu ngồi trên một con ngựa trắng phau. Theo sau Quốc Toản là người tướng già và sáu trăm dũng sĩ nón nhọn giáo dài. + KL: Điền dấu phẩy vào tất cả các ô trống trong bài. - Tóm tắt nội dung bài - Nhận xét giờ học __________________________________________________________________ Thứ sáu ngày 20 tháng 4 năm 2018 Tập làm văn ĐÁP LỜI TỪ CHỐI - ĐỌC SỔ LIÊN LẠC I. Mục tiêu: - HS biết cách đáp lời từ chối của người khác với thái độ lịch sự, nhã nhặn. - Đọc nội dung của sổ liên lạc. - Bồi dưỡng năng lực tự học, biết hợp tác, chia sẻ với bạn. - Giữ gìn sổ liên lạc. II. Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ - HS: Vở bài tập III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên HĐ1. Nghe giới thiệu bài HĐ2. HS làm bài tập - 1 HS đọc yêu cầu của bài. - Học sinh đọc thầm lời đối thoại - HS tiến hành đối đáp theo lời 2 nhân vật. + Ví dụ: Cậu cho tớ mượn quyển truyện của cậu với? - Xin lỗi, nhưng tớ chưa đọc xong. - Thế thì khi nào đọc xong cho tớ mượn nhé! - Từng cặp h/s đối đáp trước lớp - Nhận xét - 1 HS đọc yêu cầu - Từng cặp HS thực hành đối đáp theo tình huống a, b, c. - HS thưc hành đối đáp trước lớp. - Nhận xét. * Học sinh mở sổ liên lạc. chọn 1 trang mà em thích. - Đọc trang đó và nêu: + Ngày tháng nhận xét. + Đọc nhận xét của cô giáo. + Vì sao có nhận xét đó? Cảm nghĩ của em + HS làm việc theo nhóm, thi nói về một trang sổ liên lạc. HĐ3. Củng cố - Dặn dò: - Giới thiệu bài Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu. - Cho h/s làm việc theo cặp - Gọi một số học sinh đối đáp trước lớp Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu và các tình huống - GVKL: Cần đối đáp tự nhiên, lịch sự, nhã nhặn, lễ phép với người lớn. Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu - Tổ chức cho HS đọc sổ liên lạc. - GV nhận xét, khen những em nói trung thực. - Nhận xét giờ học ___________________________________________ Toán KIỂM TRA I. Mục tiêu: - Kiểm tra về thứ tự các số có 3 chữ số. - So sánh các số có 3 chữ số. Biết đặt tính và tính số có 3 chữ số (không nhớ) - Bồi dưỡng năng lực tự học. - Làm tính có kèm theo đơn vị mét, ki lô mét. Tính chu vi hình tam giác. II. Chuẩn bị: - GV: Phiếu kiểm tra - HS: bút, thước kẻ III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: HĐ1. Gv phất phiếu kiểm tra cho HS Bài 1: điền số thích hợp vào ô chấm 255 ; ..... ; 257 ; 258 ; ..... ; 260 ; ..... ; ..... ; Bài 2: Điền dấu ; =. 357 ..... 400 301 ..... 297 601 ..... 563 999 ..... 1000 238 ..... 259 500 ..... 499 Bài 3: Đặt tính rồi tính 432 + 325 872 - 320 251 + 346 786 - 725 Bài 4: Tính 25 m + 17 m = 700 m - 300 m = 900 km - 200 km = 83 km + 17 km = Bài 5: Tính chu vi hình tam giác ABC 24 cm 32 cm 40 cm HĐ2. Hs trật tự làm bài - GV quan sát nhắc nhở hs làm bài nghiêm túc HĐ3.Củng cố - Dặn dò: - Thu bài - Về nhà chữa lại bài kiểm tra vào vở _________________________________________ Kể chuyện CHUYỆN QUẢ BẦU I. Mục tiêu: - Học sinh dựa vào tranh minh hoạ và gợi ý kể lại từng đoạn của câu chuyện - Biết kể lại toàn bộ câu chuyện theo cách mở đầu mới. - HS giỏi có thể phân vai kể lại câu chuyện. - Bồi dưỡng năng lực tự học, biết hợp tác, chia sẻ với bạn. - Biết nghe, nhận xét lời kể của bạn. II. Chuẩn bị: - GV: Tranh SGK, bảng phụ chép phần gợi ý của 3 đoạn câu chuyện. - HS: SGK III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên HĐ1. Nghe giới thiệu HĐ2. HS nghe kể chuyện - HS quan sát tranh, nói nhanh về tranh. + Tranh 1: 2 vợ chồng người đi rừng bắt được con dúi. + Tranh 2: Khi 2 vợ chồng chui ra từ khúc gỗ khoét rỗng, mặt đất vắng tanh không còn một bóng ngời. - HS kể chuyện nhìn tranh. - Thi kể chuyện trước lớp. - HS nhìn câu hỏi kể lại đoạn 3 - nhận xét. - 3 HS nối tiếp nhau kể 3 đoạn của câu chuyện. - 1 HS đọc yêu cầu và đoạn mở đầu cho sẵn (SGK trang 118) - 2, 3 HS khá giỏi thực hành kể phần mở đầu và đoạn 1 của câu chuyện. - Cả lớp nhận xét. - 1 số HS kể lại câu chuyện. HĐ3. Củng cố - Dặn dò: - VN kể lại cho người thân nghe. - Giới thiệu bài - Hướng dẫn kể chuyện a) kể lại đoạn 1 & 2 - GV gọi HS đọc yêu cầu bài 1 * GV treo tranh minh hoạ b) Kể lại đoạn 3 theo gợi ý * Gv treo bảng phụ ghi sẵn câu hỏi gợi ý - yêu cầu 1 HS đọc. - Gọi 3 HS kể 3 đoạn nối tiếp. c) Hướng dẫn kể toàn bộ câu chuyện theo cách mở đầu mới. - Đây là một cách mở đầu giúp các em hiểu câu chuyện hơn. - Tóm tắt nội dung câu chuyện - Nhận xét tiết học _______________________________________________ Hoạt động tập thể KĨ NĂNG ỨNG KHI Ở NHÀ MỘT MÌNH I. Mục tiêu: - Biết được một số mối nguy hiểm khi ở nhà một mình. - Hiểu được một vài yêu cầu, lưu ý nhằm tự bảo vệ bản thân khi ở nhà một mình. - Bước đầu vận dụng để đảm bảo sự an toàn cho bản thân khi ở nhà một mình. Rèn kĩ năng nhanh nhẹn, biết bảo vệ bản thân. II. Chuẩn bị: - GV: Xem tài liệu giảng dạy. - HS: Nghiên cứu bài trong SGK. - Phương tiện: Sách thực hành kỹ năng sống lớp 2. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên HĐ1. Giới thiệu bài. - HS chú ý nghe. HĐ2. Trải nghiệm - HS kể cho nhau nghe những vật dụng nào có thể gây nguy hiểm cho bản then và ghi vào hình ngôi nhà. HĐ3. Chia sẻ - Phản hồi: - HS gạch chéo vào hình mà HS cho là không nên tự sử dụng. - HS tự đánh dấu vào các hành động sai. - HS đọc câu kết luận. HĐ4. Hoạt động thực hành: - HS Đọc các hành động. - Hs đánh dấu vào những hành động đúng. - HS chia sẻ trước lớp. - HS đọc bài thơ úng dụng. HĐ5. Củng cố - Dặn dò: - HS lắng nghe. - HS làm theo nhóm. - GV giới thiệu và ghi tựa bài - Gv nghe và hỗ trợ. - GV quan sát giúp đỡ. - GV cho HS đọc các tình huống. - a, c, d, e * Rút kinh nghiệm. - GV quan sát giúp đỡ. - HS đánh dấu vào hành động đúng. - Đáp án đúng là:1368 - Nhận xét giờ học. - Áp dụng điều đã học trong thực tế. KIỂM ĐIỂM NỀ NẾP TUẦN 32 I. Mục tiêu: - HS thấy được ưu, khuyết điểm của mình trong tuần 32. HS Biết sửa chữa khuyết điểm, phát huy ưu điểm vươn lên trong học tập. - Nêu phương hướng tuần 33. - GD HS ngoan ngoãn, lễ phép, chăm chỉ học tập, đoàn kết với bạn bè, tự giác học tập và tham gia các hoạt động trong trường lớp. Ý thức xây dựng tập thể. II. Nội dung sinh hoạt HĐ1: Kiểm điểm nề nếp tuần 32 - HĐTQ làm việc: Các ban trưởng nhận xét tình hình chung của ban mình phụ trách qua sổ theo dõi. + Nề nếp: .............................................................................................................. + Vệ sinh: .............................................................................................................. + Truy bài: ............................................................................................................. + Học tập: .............................................................................................................. ............................................................................................................................... + Các hoạt động khác ................................................................................................................................................................................................................................................................. - Chủ tịch HĐTQ nhận xét tình hình chung của lớp. - Tuyên dương:.......... + Nhắc nhở : ................. HĐ2: Phương hướng tuần 33 - Khắc phục những khuyết điểm trong tuần 32 - Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy, quy định của trường lớp. - Thực hiện tốt ATGT, vệ sinh cá nhân. - Rèn kĩ năng tự vệ sinh lớp học. - Thực hiện tốt giờ ra chơi. - Phát động phong trào học tập tốt để kỉ niệm ngày 30/4; 1/5. HĐ3: Sinh hoạt sao - Ban VNTDTT lên điều khiển: HS thi đua biểu diễn các tiết mục văn nghệ. - Vệ sinh lớp học Ôn Tiếng Việt LUYỆN TẬP I.Mục tiêu - Củng cố từ ngữ về Bác Hồ - Củng cố về từ trái nghĩa, dấu chấm, dấu phẩy. - Bồi dưỡng năng lực tự học, biết hợp tác và chia sẻ với bạn -Giáo dục hs có ý thức ôn bài. II. Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ, phấn màu. - HS: VBT III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: HĐ1. Luyện tập Bài 1:Tìm từ nói về Bác Hồ G/v gợi ý hướng dẫn Bài 2:Chọn dấu chấm hay dấu phẩy để điền vào ô trống trong đoạn văn sau: Trần Quốc Toản mình mặc áo bào đỏ lưng đeo thanh gươm báu ngồi trên một con ngựa trắng phau. Theo sau Quốc Toản là người tướng già và sáu trăm dũng sĩ nón nhọn giáo dài. +KL: Điền dấu phẩy vào tất cả các ô trống trong bài. - Củng cố cách dùng dấu phẩy Bài 3: Tìm từ trái nghĩa với các từ đã cho:béo, trong, cũ, trời, giàu - Gọi hs nêu đáp án *Củng cố từ trái nghĩa HĐ2. Củng cố - Dặn dò: - Tóm tắt nội dung - Nhận xét giờ học - H/s tự làm bài - HS nêu miệng: thông minh, sáng suốt, lỗi lạc, vĩ đại, tài ba - Nhận xét - H/s chọn dấu chấm hay dấu phẩy để điền vào ô trống cho phù hợp. - Gọi 1 em lên chữa bài - Nhận xét - Một số học sinh nhắc lại - HS đọc yêu cầu - HS tự tìm và nêu - béo/ gầy, trong / ngoài, cũ/mới trời/đất, giàu/nghèo. _____________________________________________ Ôn Tiếng việt LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Rèn kĩ năng đọc trơn toàn bài,biết ngắt nghỉ đúng sau mỗi dấu câu. - Rèn kĩ năng đọc hiểu.Hiểu nghĩa một số từ, hiểu nội dung bài tập đọc. - Bồi dưỡng năng lực tự học, biết hợp tác, chia sẻ với bạn. - Giáo dục học sinh có ý thức rèn chữ. II. Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ ghi các câu cần luyện đọc. - HS: SGK III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hỗ trợ của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1. Luyện đọc trơn cả bài - GV đọc mẫu toàn bài - Tìm những từ khó đọc? - Hướng dẫn đọc 1 số câu dài: + Trung ngạc nhiên:/ đó là quyển sổ liên lạc của bố/ ngày bố còn là cậu học trò lớp 2.// - Trung băn khoăn:// - Sao chữ bố đẹp thế mà thầy còn chê?// - GV giúp HS hiểu nghĩa 1 số từ trong SGK. HĐ2. Luyện đọc hiểu - Trong sổ liên lạc cô giáo nhắc Trung điều gì? - Vì sao cô nhắc Trung phải tập viết thêm ở nhà? - Bố đưa quyển sổ liên lạc cũ (của bố) cho Trung xem để làm gì? - SLL của em viết những gì? Em cần học tập bố bạn Trung những gì? *Nếu chăm chỉ rèn chữ thì chữ sẽ đẹp. - Vì sao bố buồn khi nhắc tới thấy giáo cũ? HĐ3. Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét giờ học. - HS tiếp nối nhau đọc từng câu. - HS tự tìm từ khó đọc và đọc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docT32.doc
Tài liệu liên quan