Giáo án Lớp 2 Tuần 7 - Trường TH Nguyễn Thái Bình

Tiết 2

Thủ công

Gấp thuyền phẳng đáy không mui (tiết 1)

I. Mục tiêu :

- Biết cách gấp thuyền phẳng đáy không mui.

- Gấp được thuyền phẳng đáy không mui. Các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng .

- Rèn tính cẩn thận, kiên nhẫn, khéo tay biết tự làm đồ chơi, biết dùng sức gió hoặc gắn thêm mái chèo, Khi sử dụng thuyền máy cần tiết kiệm xăng dầu (GDSDTKNL&HQ) .

* Với HS khéo tay: Gấp được thuyền phẳng đáy không mui , Các nếp gấp phẳng, thẳng . Sản phẩm sử dụng được.

- Có ý thức tiết kiệm năng lượng và đồ dùng.

II. Chuẩn bị :

- Mẫu thuyền phẳng đáy không mui gấp bằng giấy thủ công lớn cỡ giấy A3.

- Quy trình gấp thuyền phẳng đáy không mui có hình vẽ minh họa cho từng bước gấp.

- Giấy thủ công, giấy nháp cỡ khổ giấy A4.

 

docx31 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1053 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 2 Tuần 7 - Trường TH Nguyễn Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c bài. - Bố cũng có lần mắc phải lỗi - Có 3 câu. - Viết hoa. - Em nghĩ: Bố có lần mắc lỗi . nhớ mãi. - 1 hs lên bảng viết, lớp viết vào bảng con. - HS chép bài vào vở. - 1 HS đọc yc của bài, làm bài vào vở BT. - 2 HS chữa bài. - giò chả, trả lại, con trâu, cái chăn. - tiếng nói, tiến bộ, lười biếng, biến mất. - HS thực hiện. *************************** Tiết 4 Tự nhiên và Xã hội Ăn uống đầy đủ I. Mục tiêu : 1. Biết ăn đủ, uống đủ sẽ giúp cơ thể chóng lớn và khoẻ mạnh. 2*. Nắm được buổi sáng nên ăn nhiều, buổi trưa, buổi tối nên ăn ít, không nên bỏ bữa 3. Có ý thức ăn đủ 3 bữa chính, uống đủ nước và ăn thêm hoa quả. *KNS: Ra quyết định, quản lý thời gian, làm chủ bản thân. II. Chuẩn bị : - Tranh vẽ phóng to như SGK/16, 17. - Mô hình nhiều loại hoa quả, thực phẩm, lương thực bằng nhựa III. Phương pháp – Kĩ thuật : - Thảo luận, trình bày ý kiến cá nhân. IV. Các hoạt động dạy học : TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 2' 3’ 25’ 3’ 2’ 1. Ổn dịnh : - Yêu cầu HS hát. 2. Kiểm tra bài cũ : ? Thức ăn ở dạ dày được tiêu hóa như thế nào ?. - Nhận xét, tuyên dương. 3. Bài mới : a) Giới thiệu bài – Ghi tựa bài. b) Các bữa ăn và thức ăn: + HS kể các bữa ăn và những thức ăn mà các em thường được ăn uống hàng ngày. + Hs hiểu thế nào là ăn uống đầy đủ. - Tổ chức cho hs làm việc theo nhóm: Yc hs quan sát hình 1, 2, 3,4 SGK/16 và trả lời câu hỏi. Trước hết, các em nói về bữa ăn của bạn Hoa, sau đó liên hệ bản thân. - Yc hs trình bày kết quả thảo luận nhóm. - Chốt ý. c) Ích lợi của việc ăn uống đầy đủ. Gợi ý cho hs nhớ lại kiến thức ở bài Tiêu hoá thức ăn. - Tổ chức cho hs thảo luận nhóm câu hỏi: - Tại sao ta cần ăn đủ no, uống đủ nước? * Nếu thường xuyên bị đói, khát thì chuyện gì sẽ xảy ra ? -Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận. *Chốt ý: Biết được buổi sáng nên ăn nhiều , buổi trưa ,buổi tối nên ăn ít , không nên bỏ bữa d)Trò chơi Đi chợ - Yc hs nhận xét về thực đơn của bạn và chốt ý, khuyên HS nên ăn đủ no, uống đủ và ăn thên nhiều hoa quả. 4. Củng cố : - Lồng ghép GDKNS: Nếu trong gia đình có đông con thì bữa ăn đủ thức ăn cho mọi người không ? Mọi người có ăn no không ? Có tốt cho sức khoẻ không ? - GV: Vì vậy, mỗi gđ chỉ nên có 1-2 con. Chúng ta nên nói với bố mẹ và gđ biết điều này để gđ có cuộc sống đầy đủ. - Nhận xét chung tiết học . 5. Dặn dò : - Em hãy nói cho bố mẹ nghe về những gì em học được qua bài này. Xem trước bài tiếp theo. - HS hát. - HS trả lời. - Nhận xét. - HS lắng nghe, ghi tên bài. - Quan sát tranh và tập hỏi, trả lời câu hỏi với nhau. - Trình bày kết quả. Hiểu được tại sao cần ăn uống đầy đủ và có ý thức ăn uống đầy đủ - Thảo luận trả lời câu hỏi. - HS trình bày - Một số em đóng vai người bán hàng, một số em đóng vai người đi chợ lựa chọn món ăn và ghi vào thực đơn 3 bữa. - Nếu gia đình có đông con thì cuộc sống sẽ có nhiều khó khăn,bữa ăn không đủ cho tất cả mọi người,khó khăn hơn là với thức ăn. Như vậy có thể bị gầy yếu, không thông minh. - HS lắng nghe. - HS thực hiện. ************************************************************** Thứ tư, ngày 11 tháng 10 năm 2017 (Cô Yến dạy ) ***************************************************************** NS: 5/10/2017 ND: 12/10/2017 Thứ năm, ngày 12 tháng 10 năm 2017 Tiết 1 Thể dục *********************** Tiết 2 Toán 6 cộng với một số 6 + 5 I. Mục tiêu : 1.1. Biết cách đặt tính và thực hiện phép cộng dạng 6 + 5. Tự lập và HT bảng các công thức 6 cộng với một số. 1.2. Nhận biết trực giác về tính chất giao hoán của phép cộng. 2. Dựa vào bảng cộng 6 cộng với một số để tìm được số thích hợp vào chỗ trống và điền dấu thích hợp vào dấu chấm BT cần làm:1, 2, 3 3. Có ý thức thuộc công thức cộng, tính toán cẩn thận II. Chuẩn bị : Que tính, bảng gài. III. Các hoạt động dạy học : TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 2' 3’ 30’ 3’ 2' 1. Ổn định - Chơi trò chơi: Ai nhanh ai đúng. 2. Kiểm tra bài cũ : + Em hãy nêu ki-lô-gam được viết tắt là gì ? + 3kg + 10kg + 2kg = - Nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới : a) Giới thiệu bài học, ghi tên bài. b)Giới thiệu Phép cộng 6 + 5 - Nêu bài toán: Có 6 que tính, thêm 5 que tính nữa. Hỏi tất cả có bao nhiêu que tính ? - Để biết có tất cả bao nhiêu que tính, ta làm thế nào ? - Yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả. ?- 6 qt thêm 5 qt nữa là bao nhiêu que tính ? - Yêu cầu HS nêu cách làm. - Đặt tính và thực hiện phép tính. Yêu cầu 1 HS lên bảng đặt tính và thực hiện phép tính. - Kết luận về cách thực hiện phép cộng 6 + 5. - Bảng công thức 6 cộng với một số - Yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả các phép tính sau đó điền vào bảng. - Xoá dần bảng các công thức cho HS đọc thuộc bảng 6 cộng với một số. c) Luyện tập: Bài 1: Tính nhẩm - Yêu cầu HS chơi trò chơi Truyền điện. - Nhận xét – tuyên dương. Bài 2: Tính. - Yêu cầu HS thực hiện vào vở. - Quan sát, hỗ trợ, chấm nhận xét vở. Bài 3: Số ? - Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì ? - Viết lên bảng câu đầu tiên và hỏi: 6 + = 11 - Số nào có thể điền vào ô trống ? Vì sao ? - Yêu cầu HS làm tiếp bài tập vào bảng con. - Yêu cầu HS nhận xét bài của bạn. 4. Củng cố : - Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò : - Về nhà xem lại bài.Chuẩn bị bài sau. - Ban văn nghệ điều hành các bạn chơi. - HS nêu. 3kg + 10kg + 2kg = 15kg - HS nhận xét, - HS lắng nghe, ghi tên bài. - Nghe và phân tích đề toán. - Lấy 6 + 5. - Thao tác trên que tính. Là 11 que tính - Trả lời. - Đặt tính 6 + 5 11 - Thao tác trên que tính, ghi kết quả tìm được của từng phép tính. - Học thuộc lòng các công thức 6 cộng với 1số. - HS thực hiện chơi trò chơi. Nêu các phép tính : 6 + 6 = 12 6 + 7 = 13 6 + 8 = 14 6 + 0 = 6 7 + 6 = 13 8 + 6 = 14 6 + 9 = 15 9 + 6 = 15 - Nhận xét. Bài 2: Hs cả lớp làm vở. 6 6 6 7 9 + 4 + 5 + 8 + 6 + 6 10 11 14 13 15 . - HSTL : Điền số thích hợp vào ô trống. - Điền 5 vào ô trống vì 6 + 5 = 11. 7 6 - Hs làm bài vào bảng con. + 6 = 12 6 + = 13 - Nhận xét. - HS lắng nghe. - HS thực hiện. ************************************ Tiết 3 Luyện từ và câu Từ ngữ về môn học. Từ chỉ hoạt động I . Mục tiêu : 1.1. Biết một số từ ngữ về các môn học và hoạt động của người (BT1, BT2) kể được nội dung mỗi tranh sgk bằng một câu (BT3) 1.2. Chọn được từ chỉ hoạt động để điền vào chỗ trống trong câu (BT4) 2. Tìm được từ ngữ về môn học, nói được nội dung mỗi tranh 3. Phát triển từ ngôn ngữ cho hs II . Chuẩn bị : - Các bức tranh trong bài tập 2. III. Các hoạt động dạy học : TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 2’ 3’ 25’ 3’ 2’ 1. Ổn định - Yêu cầu HS hát. 2. Kiểm tra bài cũ : - Hãy đặt một câu nói về tác dụng của đồ dùng học tập theo kiểu câu Ai là gì ? - Nhận xét, tuyên dương. 3. Bài mới : a) Giới thiệu bài học, ghi tên bài. b) Hướng dẫn thực hành. Bài tập 1: Treo thời khoá biểu của lớp và yêu cầu hs đọc - Kể tên các môn học chính thức của lớp mình ? - Kể tên các môn học tự chọn của lớp mình ? - Nhận xét. Bài tập 2: Treo bức tranh và hỏi: - Bức tranh 1vẽ cảnh gì ? - Bạn nhỏ đang làm gì ? - Từ chỉ hoạt động của bạn nhỏ là từ nào? - Nêu các từ chỉ hoạt động ở các tranh ? - Viết nhanh các từ hs vừa tìm được lên bảng. Bài tập 3: Gọi hs đọc yêu cầu - Gọi hs làm mẫu, sau đó cho hs thực hành theo cặp và đọc bài làm trước lớp. - Nhận xét từng câu của hs. Bài tập 4: Gọi hs đọc yêu cầu của bài - Viết nội dung bài tập lên bảng. - Yêu cầu HS làm vở BT. - Gọi HS lên bảng chữa bài. - Nhận xét HS làm bài tập. 4. Củng cố : - Yêu cầu đặt câu các từ chỉ hoạt động. - Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò : - Về nhà tìm câu có từ chỉ hoạt động. Xem trước bài tiếp theo. - HS hát. - HS thực hiện. - Nhận xét. - Ghi tên bài. - HS lớp đọc thầm HS trả lời : Toán, Tiếng Việt, Đạo đức , TNXH, Thể dục, Mĩ thuật, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ công, ... - Đọc và nêu. - Nhận xét. - Đọc đề bài - Quan sát và trả lời câu hỏi - Trao đổi nhóm cặp đôi - Bạn nhỏ đang đọc bài - tranh 1: Đọc, tranh 2 : viết, tranh 3: nghe, tranh 4 : nói. - Đọc yêu cầu - 2 nhóm hoạt động, tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống tạo thành câu đúng . VD : + Bạn gái đang đọc sách + Bạn trai đang viết bài + Bạn học sinh đang nghe bố hướng dẫn làm bài tập. + Hai bạn đang nói chuyện với nhau. - Hs làm vào VBT. - HS lên bảng chữa bài. a) Cô Tuyết Mai dạy môn Tiếng Việt. b) Cô giảng bài rất dễ hiểu. c) Cô khuyên chúng em chăm học. - HS nhận xét. - HS thực hiện. - HS lắng nghe. ************************************ Tiết 4 Chính tả (Nghe – viết) Cô giáo lớp em I . Mục tiêu :. 1. Nghe viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng hai khổ thơ đầu của bài: Cô giáo lớp em 2. Làm được BT2, BT3 ý a/b 3. GD hs có ý thức rèn chữ giữ vở. II. Chuẩn bị : - GV Bảng phụ viết BT theo quy địnhù. - HS: SGK, vở chính tả. III. Các hoạt động dạy học : TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 2’ 3’ 25’ 3’ 2’ 1. Ổn dịnh : - Yêu cầu HS hát. 2. Kiểm tra bài cũ : - Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng. 3. Bài mới : a) Giới thiệu bài – Ghi tựa bài. b) HDHS nghe viết. + HD HS viết chính tả - HD HS chuẩn bị GV đọc bài - HD HS nắm vững bài: ? Khi cô dạy tập viết gió và nắng như thế nào? ? Mỗi dòng thơ có mấy chữ? Các chữ đầu dòng viết như thế nào? - GV đọc từ khó cho hs viết bảng - Gv nhận xét và sửa lỗi. + GV Đọc bài cho hs chép bài vào vở. - Nhắc HS chú ý cách viết, tư thế ngồi viết. - Đọc cho HS viết. - Đọc lại bài cho HS dò bài và soát lỗi chính tả. + Chấm nhận xét bài. - Nhận xét – đánh giá. c) HD làm bài tập: Bài 2: Điền ui hay uy vào chỗ trống. - Yêu cầu HS làm vở BT. - Gọi HS lên bảng chữa bài. - Nhận xét, chữa bài. Bài 3: Điền vào chỗ trống tr hay ch, iên hay Iêng. - Yêu cầu HS làm vở BT. - Gọi HS lên bảng chữa bài. - Nhận xét, chữa bài. 4. Củng cố : Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò : Về nhà tập viết lại những lỗi chưa đúng trong bài. Xem trước bài tiếp theo. - HS thực hiện. - HS thực hiện. - Ghi tên bài. - 2 HS đọc bài. - Gió đưa thoảng hương nhài, nắng -Viết hoa. - 1 HS lên bảng viết, lớp viết vào bảng con. - HS chép bài vào vở. - Dò bài và chữa lỗi. - HS lắng nghe. - 1 HS đọc yc của bài. - Làm bài vào vở BT. - 2 HS chữa bài. + Bụi phấn, huy hiệu, vui vẻ, tận tuỵ - Nhận xét. - HS làm vở BT. - HS lên bảng chữa bài. - giò chả, trả lại, con trâu, cái chăn. + tiếng nói, tiến bộ, lười biếng, biến mất. - Nhận xét. - HS lắng nghe. - HS thực hiện. **************************************************************** NS: 5/10/2017 ND: 13/10/2017 Thứ sáu, ngày 13 tháng 10 năm 2017 Tiết 1 Toán 26 + 5 I. Mục tiêu : 1.1. Biết thực hiện phép tính cộng có nhớ trong phạm vi 100 dạng 26 + 5. 1.2. Biết thực hiện phép tính cộng rồi điền số tích hợp vào ô trống 2. Giải được bài toán về nhiều hơn. Thực hành đo độ dài đoạn thẳng. 3. HS tính độc lập trong khi làm bài II. Chuẩn bị : - GV : Que tính, nội dung bài 2, 4 viết sẵn. - HS : SGK, que tính, .... III. Các hoạt động dạy học : TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 2’ 3’ 30' 3’ 2’ 1. Ổn định - Chơi trò chơi: Ai nhanh ai đúng. 2. Kiểm tra bài cũ : + Gọi 2 HS lên đọc thuộc bảng 6 cộng với một số ? - Nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới : a) Giới thiệu bài – Ghi tên bài. b) Giới thiệu phép cộng 26 + 5 - Nêu bài toán có phép tính 26 + 5. -Yêu cầu hs sử dụng que tính để tìm kết quả. -Yêu cầu hs đặt tính và nêu cách tính. - Quan sát, hỗ trợ. - Nhận xét. Bài 1: Yc hs tự làm bài. - Cho hs làm bảng con. - Nhận xét – chữa bài. Bài 3: - Yc hs đọc đề bài và xác định dạng toán. - Yêu cầu hs làm bài vào vở. - Chấm, nhận xét, đánh giá Bài 4: Vẽ hình lên bảng. - Yêu cầu hs sử dụng thước có chia đơn vị đo độ dài để đo các đoạn thẳng. - Yêu cầu HS đo độ dài đoạn thẳng AB, BC, AC rồi ghi số đo của từng đoạn. - Nhận xét, kết luận : Độ dài đoạn thẳng AC bằng tổng hai độ dài đoạn thẳng AB và BC bằng : 7cm + 5cm = 12cm. 4. Củng cố : - Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò : - Xem lại bài và chuẩn bị bài sau. - Ban văn nghệ điều hành các bạn chơi. - 2 HS lên bảng đọcbài theo yêu cầu. - HS nhận xét, - HS ghi tên bài - Sử dụng que tính rồi đặt tính để tìm kết quả. - Nêu cách thực hiện phép tính. - Viết 26 rồi viết 5 xuống dưới sao cho 5 thẳng cột với 6. Viết dấu + và kẻ gạch ngang. - Tính từ phải sang trái: 6 + 5 = 12, viết 2 thẳng 7 và 5, nhớ 1, 4 thêm 1 là 5, viết 5 vào cột chục. 26 + 5 31 Vậy 26 + 5 = 31. - Nhiều HS nhắc lại. - 6HS lên bảng. HS làm bảng con. 16 36 46 56 66 + 4 + 6 + 7 + 8 + 9 20 42 53 64 75 - Nhận xét. - Đọc đề bài, xác định đây là dạng toán về nhiều hơn. - HS làm bài tập. Bài giải Tháng này tổ em được số điểm mười là : 16 + 5 = 21 (điểm) Đáp số : 21 điểm mười - Dùng thước đo độ dài các đoạn thẳng rồi ghi kết quả. + Đoạn thẳng AB dài 7cm + Đoạn thẳng BC dài 5cm. + Đoạn thẳng AC dài 12cm. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS thực hiện. ************************************* Tiết 2 Thủ công Gấp thuyền phẳng đáy không mui (tiết 1) I. Mục tiêu : - Biết cách gấp thuyền phẳng đáy không mui. - Gấp được thuyền phẳng đáy không mui. Các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng . - Rèn tính cẩn thận, kiên nhẫn, khéo tay biết tự làm đồ chơi, biết dùng sức gió hoặc gắn thêm mái chèo, Khi sử dụng thuyền máy cần tiết kiệm xăng dầu (GDSDTKNL&HQ) . * Với HS khéo tay: Gấp được thuyền phẳng đáy không mui , Các nếp gấp phẳng, thẳng . Sản phẩm sử dụng được. - Có ý thức tiết kiệm năng lượng và đồ dùng. II. Chuẩn bị : - Mẫu thuyền phẳng đáy không mui gấp bằng giấy thủ công lớn cỡ giấy A3. - Quy trình gấp thuyền phẳng đáy không mui có hình vẽ minh họa cho từng bước gấp. - Giấy thủ công, giấy nháp cỡ khổ giấy A4. III. Các hoạt động dạy học : TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 2’ 3’ 25’ 3’ 2’ 1. Ổn định - Yêu cầu HS hát. 2. Kiểm tra bài cũ : - Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của HS. 3. Bài mới : a) Giới thiệu – ghi tên bài. b) Thực hành gấp thuyền phẳng đáy không mui: * Hướng dẫn hình thành các bước gấp Cho HS quan sát mẫu gấp TPĐKM. + Chiếc thuyền làm bằng gì ? Màu gì ? + Trong thực tế thuyền được làm bằng gì ? + Thuyền có tác dụng giúp ích gì trong cuộc sống? GDTKNL: + Trong thực tế, muốn di chuyển thuyền có thể dùng bằng những cách nào? + Thuyền máy dùng nguyên liệu gì? Vậy khi sử dụng thuyền máy chúng ta cần tiết kiệm xăng dầu. + Thân thuyền dài hay ngắn? + Hai mũi thuyền như thế nào? + Đáy thuyền như thế nào? + Thuyền này có mui không? - GV mở dần thuyền mẫu trở lại tờ giấy hình chữ nhật ban đầu. + Gấp TPĐKM bằng tờ giấy hình gì? - GV gấp lại theo nếp gấp cũ, để từ đó giúp HS sơ bộ hình dung ra các bước gấp TPĐKM. - GT quy trình gấp, HD mẫu. - Treo bảng quy trình gấp, giới thiệu các bước: (gồm 3 bước ). Bước 1 : Gấp các nếp cách đều. + Đặt ngang tờ giấy hình chữ nhật, mặt kẻ ô ở trên như (H.2). + Gấp đôi tờ giấy theo chiều dài được (H.3), miết theo đường gấp cho phẳng. + Gấp đôi mặt trước theo đường dấu gấp ở (H.3) được (H.4). + Lật (H.4) ra mặt sau, gấp đôi như mặt trước được (H.5). + Ở B1 yêu cầu gấp các bước như thế nào ? - Sau mỗi bước gấp, GV gắn phần vừa gấp mẫu trên bảng. Bước 2 : Gấp tạo thân và mũi thuyền. + Tiếp tục gấp theo đường dấu gấp ở (H.5) sao cho cạnh ngắn trùng với cạnh dài được (H.6). Tương tự, gấp theo đường dấu gấp (H.6) được (H.7). + Lật (H.7) ra mặt sau, gấp 2 lần giống như hình 5 và 6 được (H.8). + Gấp theo dấu gấp(H.8) được (H.9). + Lật mặt sau hình 9 gấp giống như mặt trước được (H.10). - Ở B2 ta gấp được phần nào của thuyền ? - Gắn mấu gấp lên bảng. Bước 3 : Tạo thuyền PĐKM. (Làm mẫu 2l). + Lách 2 ngón tay cái vào trong 2 mép giấy, các ngón còn lại cầm ở 2 bên phía ngoài, lộn vào nếp vừa gấp vào trong lòng thuyền (H.11), Miết dọc theo hai cạnh thuyền cho phẳng sẽ được TPĐKM. Cho HS nhắc lại các bước của quy trình gấp. c) GV hướng dẫn mẫu từng bước theo quy trình - Cho HS nhắc lại các bước của quy trình gấp, - Tổ chức cho HS làm nháp. - GV theo dõi giúp đỡ. - Hướng dẫn HS nhận xét, chọn thuyền gấp đẹp lên tham gia chơi thả thuyền. - Tổ chức cho HS chơi thả thuyền trong chậu nước. 4. Củng cố : - Liên hệ tư tưởng giáo dục HS chỉ chơi thả thuyền trong chậu nước, không nên chơi thả thuyền ở sông, ao, hồ, nếu bị ngã sẽ rất nguy hiểm. 5. Dặn dò: - Về tập gấp thuyền PĐKM cho thành thạo. Chuẩn bị giấy thủ công thực hành ở tiết hai. - HS hát. - HS thực hiện. - HS ghi tên bài - HS quan sát mẫu. - Làm bằng giấy, màu xanh. - Gỗ, sắt. - Giúp ta vận chuyển người và hàng hóa trên đường sông, đường biển. - Có thể dùng sức gió ( gắn thêm buồm cho thuyền) hoặc phải chèo thuyền (gắn thêm mái chèo). - Dùng nguyên liệu xăng, dầu - Thân thuyền dài. - Hai mũi thuyền nhọn. - Đáy thuyền phẳng. Thuyền này không có mui. Hình chữ nhật. HS quan sát. - Hs theo dõi. - HS quan sát GV hướng dẫn mẫu. -HS tiến hành làm nháp. Hình 2 Hình 3 Hình 4 Hình 5 - HS trả lời. Hình 6 Hình 7 Hình 8 Hình 9 Hình 10 - HS trả lời. Hình 11 Hình 12 - HS nêu lại các bước gấp thuyền phẳng đáy không mui. - HS quan sát GV hướng dẫn mẫu. - HS tiến hành làm nháp. - HS thực hành theo nhóm 4hs. - 1, 2 hs chơi thử. - Đại diện nhóm lên tham gia chơi. - HS lắng nghe. - HS thực hiện. ************************************* Tiết 3 Tập làm văn Kể ngắn theo tranh. Luyện tập về thời khóa biểu I. Mục tiêu : 1. Dựa vào 4 tranh minh hoạ kể lại toàn bộ câu chuyện Bút của cô giáo.(BT1) 2. Viết lại được thời khoá biểu ngày hôm sau của lớp.(BT2); Dựa vào thời khoá biểu hôm sau của lớp để trả lời câu hỏi ở BT3 3. HS có ý thức thực hiện tốt nề nếp học tập. *KNS: Thể hiện sự tự tin, lắng nghe, quản lí thời gian. II. Chuẩn bị : Tranh minh hoạ câu chuyện trong SGK. III. Phương pháp – Kĩ thuật : - Quan sát, hỏi đáp. IV. Các hoạt động dạy học : TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 2’ 3’ 25’ 3’ 2’ 1. Ổn định : - Yêu cầu HS hát. 2. Kiểm tra bài cũ : - Em hãy đoc mục lục sách tuần 8 và nêu tên bài tập làm văn ở tuần 8 và ở trang số mấy ? - Nhận xét. 3. Bài mới a) Giới thiệu – Ghi tên bài. b) Hướng dẫn làm bài tập. Bài 1: Gọi 1 hs đọc yêu cầu. -Treo 4 bức tranh. + Tranh 1: Bức tranh vẽ cảnh ở đâu ? ? Hai bạn hs đang làm gì ? Bạn trai nói gì ? ? Bạn gái trả lời ra sao ? Gọi hs kể lại nội dung. Gọi hs nhận xét. - HD tương tự với các bức tranh còn lại. + Tranh 2: Bức tranh 2, có thêm nhân vật nào? ? Cô giáo đã làm gì ? ? Bạn trai đã nói gì với cô giáo ? + Tranh 3 : Hai bạn nhỏ đang làm gì ? + Tranh 4 : Bức tranh vẽ cảnh ở đâu ? ? Bạn trai đang nói chuyện với ai ? ? Bạn trai nói gì và làm gì với mẹ ? ? Mẹ bạn có thái độ như thế nào ? - Gọi HS kể lại câu chuyện. - Nếu còn thời gian, gv tiến hành cho hs kể lại câu chuyện theo vai. Bài 2: Viết lại thời khóa biểu ngày hôm sau của lớp em. - Gọi 1 hs đọc yêu cầu. Yc hs tự làm. Theo dõi và nhận xét bài làm của hs. Bài 3: Dựa theo thời khóa biểu ở bài tập 2, trả lời câu hỏi : a) Ngày mai có mấy tiết ? b) Đó là những tiết gì ? c) Em cần mang những quyển sách gì đến trường ? - Gọi hs đọc yêu cầu. - Tổ chức cho hs tự đặt câu hỏi theo cặp đôi và trả lời lẫn nhau. - GV nhận xét bổ sung 4. Củng cố : - Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò : Xem lại bài & chuẩn bị bài sau. - HS thực hiện. - HS đọc và trả lời. - Nhận xét. - Ghi tên bài. - Đọc đề bài. - Quan sát, đọc các lời nhân vật để biết được nội dung toàn bộ câu chuyện. + Trong lớp học.Tập viết / chép chính tả. Tớ quên không mang bút. Tớ chỉ có một cái bút. 2 hs kể lại. - Nhận xét về nội dung, lời kể, giọng điệu, cử chỉ và điệu bộ. + Nhân vật cô giáo. + Cô giáo cho bạn trai mượn bút. + Em cảm ơn cô ạ ! + Tập viết. + Ở nhà bạn trai. + Mẹ của bạn. + Nhờ có cô giáo cho mượn bút, con viết bài được 10 điểm và giơ bài lên cho bạn xem. + Mỉm cười và nói: Mẹ rất vui. - Kể theo yêu cầu. - Đọc yc bài và tự làm bài. - HS làm vào vở BT. - Đọc yêu cầu. - 1 hs đặt câu hỏi, 1 hs trả lời bạn. - Nhận xét. - HS lắng nghe. - HS thực hiện. ************************* Tiết 4 Hoạt động tập thể Sinh hoạt lớp tuần 07 I. Mục tiêu: - Đánh giá tình hình hoạt động của lớp về học tập và các phong trào theo chủ điểm. - Triển khai và phát động kế hoạch và các nội dung hoạt động tuần 8.Thi đua dạy tốt, học tốt. - GD HS thực hiện tốt nội quy của nhà trường, lớp tích cực học tập, thi đua học tốt và tham gia đầy đủ các phong trào của trường, đội phát động. II. Chuẩn bị: - Bảng báo cáo kết quả tuần 7 của nhóm trưởng các nhóm. - ND kế hoạch tuần 8 III. Các hoạt động dạy học: 1. Nhận xét, đánh giá trong tuần : a) Về nề nếp: (8”) - Về tình hình đi học của các thành viên trong lớp : .................................................. ..................................................................................................................................... - Về thực hiện nội quy của lớp,trường : .................................................................... ..................................................................................................................................... - Việc thực hiện vệ sinh môi trường, lớp học, cá nhân, đồng phục khi đến lớp : ...... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... b) Về học tập: (9”) ..................................................................................................... ..................................................................................................................................... .................................................................................................................................... c) Về giữ vở: VSCĐ : (5”) .......................................................................................... .................................................................................................................................... d) Tham gia các phong trào thi đua của các tổ : (4”) ................................................. .................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... e) Bình chọn nhóm,bạn nào xuất sắc học tập tốt và tham gia đầy đủ các PT của trường, lớp :(5”) ......................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... 2. Kế hoạch tuần 8: (6”) - Thực hiện truy bài đầu giờ, thực hiện tốt nề nếp của đội tự quản. - Tiếp tục xây dựng tốt và phát huy tốt vai trò của nhóm trưởng trong quá trình điều khiển các bạn học tập có đánh giá thi đua, khen thưởng các nhóm trưởng thực hiện tốt. - Duy trì nề nếp chuyên cần, thực hiện xếp hàng ra vào lớp đúng quy định. - Kết hợp ôn tập, phụ đạo HS chưa hoàn thành, bồi dưỡng HS năng khiếu, HS viết chữ đẹp. Ra đề kiểm tra đánh giá. - Giáo dục các em ngoan lễ phép, vâng lời thầy cô và người lớn tuổi, đoàn kết với bạn. - Ổn định và duy trì nề nếp học tập.Thực hiện giữ vệ sinh trường lớp, thực hiện không gian lớp học, không bôi bẩn lên tường. - Vận động các em đóng góp các nguồn quỹ. 3.Tổng kết. (3”) - Tổ chức trò chơi : Ai nhanh ai đúng. - GV hướng dẫn và tổ chức cho HS chơi. Ngày 6 tháng 10 năm 2017 Ký duyệt của tổ khối KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY LỚP 2.2 TUẦN 7 (Thực hiện từ ngày 9/10/2017 đến ngày 13/10/2017) Buổi chiều Thứ ngày Tiết MÔN TÊN BÀI DẠY PPCT G/C Hai 9/10 1 Âm nhạc (Cô Phương dạy) 2 Rèn Toán Ôn bài : Luyện tập Cô Mỳ dạy 3 Rèn đọc Ôn bài : Người thầy cũ Ba 10/10 1 Rèn Toán Ôn bài : Ki – lô gam Thầy Kha dạy 2 Rèn TV, CT Ôn : Rèn viết chữ hoa E, Ê. Viết bài Người thầy cũ 3 HĐTNST Em và những người bạn (T2) Tư 11/10 1 Rèn KC Ôn kể chuyện bài : Người thầy cũ 2 Rèn TLV Ôn bài: Khẳng định, phủ định. Luyện tập về mục lục sách. 3 Thể dục (Thầy Nam dạy) Năm 12/10 1 Rèn Toán Ôn bài : 6 cộng với một số 6 + 5 2 Rèn LT&C Ôn bài : Từ ngữ về môn học. Từ chỉ hoạt động. 3 Đạo đức Chăm làm việc nhà ( Tiết 1) 7 GD KNS Sáu 13/10 1 Rèn CT Luyện viết bài : Cô giáo lớp em 2 Rèn TLV Ôn bài : Kể ngắn theo tranh. Luyện tập về thời khóa biểu 3 Rèn Toán Ôn bài 26 + 5 *-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-* Thứ hai ngày 9 tháng 10 năm 2017 (Cô Mỳ dạy) *-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-* Thứ ba ngày 10 tháng 10 năm 2017 (Thầy Kha dạy) *-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxgiao an theo tuan lop 2_12349369.docx
Tài liệu liên quan