Tập làm văn: (Tiết 7) KỂ NGẮN THEO TRANH.
LUYỆN TẬP VỀ THỜI KHOÁ BIỂU.
I. Mục tiêu:
- Dựa vào 4 tranh minh hoạ, kể được câu chuyện ngắn có tên Bút của cô giáo (BT1)
- Dựa vào thời khoá biểu hôm sau của lớp để trả lời được các câu hỏi ở BT 3
* Ghi chú : GV nhắc học sinh chuẩn bị thời khoá biểu của lớp để thực hiện yêu cầu của BT3.
+ GDKNS : Thể hiện sự tự tin khi tham gia các hoạt động học tập . Lắng nghe tích cực . Quản lí thời gian . ( Động não . Làm việc nhóm , chia sẻ thông tin .)
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ câu chuyện trong SGK ; - Các đồ dùng học tập khác
III. Các hoạt động dạy học:
26 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 644 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 2 Tuần 7 - Trường Tiểu học Tô Vĩnh Diện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luyện đọc và giải nghĩa từ:
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài ,chú ý giọng to, rõ ràng
- Học sinh đọc nối tiếp nhau câu đến hết bài.
- Giáo viên ghi từ khó lên bảng: Cổng trường, xuất hiện, lễ phép, ngạc nhiên...
- Cho HS đọc câu lần 2
* Đọc đoạn trước lớp:
- Cho HS đọc đoạn
- Hướng dẫn ngắt giọng câu dài
- Giữa cảnh nhộn nhịp của giờ ra chơi/ từ phía cổng trường/ bỗng xuất hiện một chú bộ đội //.
Thưa thầy/ em là Khánh đứa học trò năm nào trèo cửa sổ lớp/ bị thầy phạt đấy ạ! //
Nhưng// hình như hôm ấy/ thầy có phạt em đâu! //
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc chú giải
- Học sinh đọc từng đoạn lượt 2
* Đọc đoạn trong nhóm
* Thi đọc giữa các nhóm
* Cả lớp đồng thanh
3. Tìm hiểu bài:
- Gọi 1 HS đọc cả bài
- Gọi học sinh đọc từng đoạn và hỏi:
- Bố Dũng đến trường làm gì?
- Bố Dũng làm nghề gì?
- Khi gặp thầy giáo cũ bố Dũng đã thể hiện sự kính trọng đối với thầy giáo như thế nào?
- Bố Dũng nhớ nhất kỷ niệm nào về thầy giáo?
- Tình cảm của Dũng như thế nào khi bố ra về
- Dũng nghĩ gì khi bố ra về ?
- Vì sao Dũng xúc động khi bố Dũng ra về.
4. Luyện đọc lại truyện
- Gọi học sinh đọc diễn cảm theo vai.
C. Củng cố - Dặn dò:
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà đọc lại bài. Chuẩn bị tốt cho tiết kể chuyện.
HS1 : Đọc đoạn 1và 2 TLCH 2 SGK
HS2 : Đọc đoạn 3 và TLCH 3 SGK
- Quan sát tranh và trả lời câu hỏi
- Vẽ thầy giáo, chú bộ đội và em học sinh
- Họ đang nói chuyện với nhau
- Cả lớp theo dõi
- Học sinh đọc nối tiếp
- Đọc cá nhân, đồng thanh
- Học sinh đọc nối tiếp câu lần 2
- HS đọc nối tiếp đoạn
- HS đọc
- 2 học sinh đọc chú giải
- HS đọc đoạn
- Học sinh luyện đọc theo nhóm
- Các nhóm thi đọc. Nhóm khác nhận xét.
- HS đồng thanh đoạn 3
- 1 HS đọc cả bài
- Tìm gặp thầy giáo cũ
- Bố Dũng là bộ đội
- Bố Dũng bỏ mũ ,lễ phép chào thầy
- Bố Dũng trèo qua cửa sổ thầy giáo chỉ bảo ban không phạt.
- Thầy giáo nói: Trước khi làm việc gì, cần phải nghĩ chứ. Thôi em về đi, thầy không phạt em đâu.
- Dũng rất xúc động
- Dũng nghĩ: Bố cũng có lần mắc lỗi, thầy không phạt, nhưng bố nhận đó là hình phạt và ghi nhớ để không bao giờ mắc lỗi nữa.
- Vì bố rất kính trọng và yêu mến thầy giáo
- Học sinh đọc theo vai
- HS nhớ ơn, kính trọng và yêu quý thầy cô giáo.
Thứ .., ngày . tháng 10 năm 2017.
Kể chuyện: (Tiết 7) NGƯỜI THẦY CŨ.
I. Mục đích yêu cầu:
Rèn KN nói:
- Xác định được 3 nhân vật trong chuyện: chú bộ đội thầy giáo, Dũng.
- Biết tham gia dựng lại phần chính của câu chuyện theo vai.
Rèn KN nghe:
- Biết tập trung nghe bạn kể, đánh gía đúng lời kể của bạn.
- Giáo dục lòng tôn kính, biết ơn thầy cô.
II. Đồ dùng dạy học:
- Mũ bộ đội, kính đeo mắt, ca ra vát để đóng vai.
III. Các họat động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Bài cũ:
Gọi 4 HS dựng theo vai kể lại chuyện Mẩu giấy vụn.
Nhận xét.
B. Bài mới:
1. Nêu MĐYC tiết học.
2. Hướng dẫn kể chuyện:
a. Cho HS nêu tên các nhân vật, đó là những nhân vật nào?
Chốt ý: Dũng, bố, thầy giáo.
b. Kể toàn chuyện:
H.dẫn HS kể theo các bứơc sau:
- Kể theo nhóm.
- Các nhóm thi kể trước lớp.
- HS lúng túng GV nêu câu hỏi gợi ý cho các em kể.
* Nhận xét, bình chọn.
c. Dựng lại phần chính của chuyện:
Lần 1: 3 HS xung phong làm mẫu 3 vai. Sau đó tự diễn theo các vai.
Lần 2: Gọi các nhóm HS lên bảng tự phân vai kể lại chuyện, có thể cho HS yếu nhìn SGK nói lại nếu chưa nhớ.
Lần 3. Gọi HS nêu ý nghĩa của chuyện? các em luôn lễ phép, nhớ ơn... thầy cô giáo.
C. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét tiết học.
Dặn xem lại bài.
Kể thành thạo cho người thân nghe.
CBBM: Thời khóa biểu.
- HS theo dõi.
- HS nắm mục tiêu bài học.
- HS xác định nhân vật & trả lời.
- HS thi kể theo nhóm
- HS theo dõi cách kể mẫu.
- Các nhóm thi đua kể chuyện theo vai.
- HS liên hệ bản thân.
Thứ .., ngày . tháng 10 năm 2017.
Tập đọc: (Tiết 21) THỜI KHÓA BIỂU.
I. Mục tiêu:
- Đọc rõ ràng, dứt khoát thời khoá biểu; biết ngắt nghỉ hơi sau từng cột, từng dòng
- Hiểu được tác dụng của thời khoá biểu. ( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4 )
* Ghi chú : Học sinh khá, giỏi thực hiện được câu hỏi 3.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.
- Bảng phụ ghi sẵn các câu cần luyện đọc
III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 học sinh đọc bài Người thầy cũ và trả lời câu hỏi:
* Giáo viên nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu: Bài hôm nay sẽ giúp các em biết đọc thời khoá biểu, hiểu tác dụng của thời khoá biểu với học sinh.
2. Hướng dẫn đọc:
a. Đọc mẫu:
- Giáo viên đọc mẫu lần 1và hướng dẫn cách đọc. b. Luyện đọc theo câu hỏi dưới bài: Thứ, buổi, tiết.
- Giáo viên giúp học sinh nắm yêu cầu của bài tập.
c. Luyện đọc theo trình tự : buổi - thứ - tiết.
- GV giúp HS nắm yêu cầu của bài tập.
- Luyện đọc theo nhóm
- Các nhóm thi đọc
d. Các nhóm học sinh thi “ Tìm môn học ”
* GV nêu cách thi: Một HS xướng tên một ngày (ví dụ: Thứ hai) hay một buổi, tiết (VD: Buổi sáng, tiết 3)
- Ai tìm nhanh đọc đúng nội dung thời khoá biểu của ngày, những tiết học của các buổi đó là thắng.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
* Câu hỏi 3
- Yêu cầu học sinh đọc thời khoá biểu
* Câu hỏi 4:
- Em cần thời khóa biểu để làm gì ?
C. Củng cố - dặn dò:
- Nhắc HS rèn luyện thói quen sử dụng TKB.
- Chuẩn bị bài sau: Người mẹ hiền.
HS1: Đọc đoạn 1, 2 trả lời câu hỏi 1.
HS2: Đọc đọan 3 và trả lời câu hỏi 2
HS3: Đọc toàn bài trả lời câu hỏi 3
- Học sinh lắng nghe
- HS lần lượt đọc thời khoá biểu - Một học sinh đọc thành tiếng thời khoá biểu buổi sáng thứ hai theo mẫu trong SGK.
- HS lần lượt đọc thời khoá biểu .
- HS đọc nhóm 5
- HS thi đọc
- Học sinh thi nhau chơi
* Nhận xét – tuyên dương.
- Học sinh đọc thầm thời khoá biểu, đếm số tiết của từng môn học ghi lại vào vở nháp.
- Để biết lịch học chuẩn bị bài ở nhà, mang sách vở và đồ dùng học tập cho đúng.
- 2HS đọc TKB của lớp.
- Lắng nghe, thực hiện.
Thứ .., ngày . tháng 10 năm 2017.
Luyện từ & câu: (Tiết 7)
MỞ RỘNG VỐN TỪ: TỪ NGỮ VỀ CÁC MÔN HỌC.
TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG.
I. Mục tiêu:
- Tìm được một số từ ngữ về các môn học và hoạt động của người ( BT1, BT 2)
- Kể được nội dung mỗi tranh (SGK) bằng một câu ( BT 3)
- Chọn được từ chỉ hoạt động thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu ( BT 4)
II. Đồ dùng dạy học:
- Các bức tranh trong bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Kiểm tra bài cũ:
- Đặt câu hỏi cho các bộ phận in đậm
Bạn Mai là học sinh lớp hai 1.
Bài hát em thích nhất là bông hồng tặng mẹ.
Hoa là bạn gái xinh nhất lớp.
* Nhận xét.
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài: Nêu MĐYC
a. Hướng dẫn làm bài tập
* Bài 1: (Miệng)
-Treo thời khoá biểu của lớp yêu cầu học sinh đọc.
- Kể tên các môn học chính của lớp mình
- Kể tên các môn học tự chọn của lớp mình?
* Bài 2: (Miệng)
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Treo bức tranh và hỏi:
- Bức tranh vẽ cảnh gì?
- Bạn gái đang làm gì?
- Từ chỉ hoạt động của bạn gái là từ nào?
* Tương tự giáo viên giới thiệu 3 tranh
- Giáo viên ghi các từ tìm được lên bảng: Đọc, xem, viết, ghi, làm, giảng, nghe, trò chuyện, kể chuyện, nói chuyện, thảo luận, trò chuyện.
* Bài 3: (Miệng)
- Gọi học sinh làm mẫu
- Sau đó cho học sinh thực hành nhóm đôi.
- HS và GV nhận xét .
* Bài 4: (Vở)
- Gọi HS đọc đề bài
- Cho HS làm vở
- Chấm vở - Nhận xét
C. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Ôn lại bài.
- Chuẩn bị bài sau: từ chỉ hoạt động, trạng thái. Dấu phẩy.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- Học sinh đọc yêu cầu
- Quan sát tranh và trả lời câu hỏi
- Tranh vẽ 1 bạn gái.
- Bạn gái đang học bài
- Học sinh trả lời
- HS đọc yêu cầu
- Học sinh đại diện trình bày
- Đọc đề bài
- 1Học sinh lên bảng làm, cả lớp làm vở.
- Lắng nghe, thực hiện.
Thứ .., ngày . tháng 10 năm 2017.
Chính tả: (Tập chép) NGƯỜI THẦY CŨ.
I. Mục tiêu:
- Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn xuôi.
- Làm được BT2; BT3 a/b .
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng có ghi sẵn đoạn văn cần chép và các bài tập chính tả.
III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Kiểm tra bài cũ:
- Nhận xét bài cũ
- Viết bảng: rung động, trang nghiêm.
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài: Nêu M ĐYC
2. Hướng dẫn tập chép.
a. Tìm hiểu bài:
- GV đọc mẫu
- Đây là đoạn mấy của bài tập đọc: Người thầy cũ.
- Dũng nghĩ gì khi bố ra về
- Bài chính tả có mấy câu?
- Bài chính tả có chữ nào cần viết hoa?
- Đọc lại câu văn có cả dấu phẩy và dấu hai chấm.
- Hướng dẫn viết từ khó: xúc động, cổng trường, nghĩ, hình phạt.
- Viết từ khó vào bảng con.
b. Chép bài:
- Theo dõi chỉnh sửa cho học sinh.
c. Soát lỗi:
d. Chữa bài
3. Bài tập
* Bài 2: (Vở)
- Lời giải: bụi phấn, huy hiệu, vui vẻ, tận tuỵ
* Bài 3: (Bảng con)
- Lời giải: tiếng nói, tiến bộ, lười biếng, biến mất.
- HS và GV nhận xét .
4.Chấm vở - Nhận xét:
C.Củng cố -Dặn dò:
- Khen những học sinh đã tiến bộ
- Yêu cầu học sinh về viết đúng lại những lỗi sai
- Bài sau :Cô giáo lớp em ( N- V ).
- 2 học sinh lên bảng, cả lớp viết bảng con.
- 1 HS khá đọc bài trên bảng.
- Đoạn 3
- HS trả lời
- 4 câu
- Chữ đầu câu và tên riêng
- Em nghĩ: Bố Dũng.mãi
- HS viết bảng con
- Nhìn lên bảng chép bài.
- HS nhìn bảng soát lại lỗi .
- HS đổi vở để chữa lỗi .
- Học sinh đọc yêu cầu bài
- 1HS lên bảng làm bài, lớp làm vở
- 1HS làm bảng lớp, cả lớp làm bảng con.
- Học sinh đọc kết quả.
- Lắng nghe, thực hiện.
Thứ .., ngày . tháng 10 năm 2017.
Chính tả: (Nghe - Viết) CÔ GIÁO LỚP EM.
I. Mục tiêu:
- Nghe-viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng 2 khổ thơ đầu của bài: Cô giáo lớp em
- Làm được BT2; BT3 a/b .
* Ghi chú : GV nhắc học sinh đọc bài thơ Cô giáo em (SGK) trước khi viết bài chíng tả.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi nội dung BT 2 và 3b .
III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Kiểm tra bài cũ:
Nhận xét bài cũ
Cho HS viết bảng: xúc động, mắc lỗi
B. Dạy học bài mới: Nêu M ĐYC
1. Giới thiệu bài :
2. Hướng dẫn viết chính tả:
- GV đọc mẫu
a. Ghi nội dung đoạn thơ
- Tìm những hình ảnh đẹp trong khổ thơ khi cô giáo dạy tập viết.
- Bạn nhỏ có tình cảm gì với cô giáo?
b. Hướng dẫn trình bày
- Mỗi dòng thơ có mấy chữ ?
- Các chữ đầu mỗi dòng thơ viết như thế nào ?
- Hướng dẫn viết từ khó :Thoảng hương nhài, giảng, điểm mười, ngắm mãi
c. Viết chính tả
- Giáo viên đọc.
d. Soát lỗi, chữa bài
- GV đọc cho HS soát lỗi
3 Hướng dẫn làm bài tập chính tả
* Bài 2: (Miệng)
- Gọi học sinh làm bài mẫu
- Gọi HS lần lượt nêu
- Gọi HS nhận xét, GV nhận xét.
* Bài 3b : (Vở)
- Học sinh đọc yêu cầu
C. Củng cố - Dặn dò :
- Chấm một số bài nhận xét.
- Nhận xét tiết học. Viết đúng lại những lỗi sai
- Chuẩn bị bài sau : Người mẹ hiền ( TC )
- 2 học sinh lên bảng, cả lớp viết bảng con.
- 2HS đọc hai khổ thơ.
- Gió đưa thoảng hương nhài. Nắng ghé vào cửa lớp.
- Rất yêu thương và kính trọng cô giáo
- 5 chữ
- Viết hoa
- Viết bảng con
- Học sinh viết bài.
- HS đổi vở để chữa lỗi .
- HS làm miệng
Thuỷ: tàu thuỷ, thuỷ tinh.
Núi: Núi cao, trái núi. Luỹ: luỹ tre, đắp luỹ
- HS đọc yêu cầu bài
- HS làm vở:
-Từ có vần: iên/iêng: con kiến, miếng mồi,
- Lắng nghe, thực hiện.
Thứ .., ngày . tháng 10 năm 2017.
Tập làm văn: (Tiết 7) KỂ NGẮN THEO TRANH.
LUYỆN TẬP VỀ THỜI KHOÁ BIỂU.
I. Mục tiêu:
- Dựa vào 4 tranh minh hoạ, kể được câu chuyện ngắn có tên Bút của cô giáo (BT1)
- Dựa vào thời khoá biểu hôm sau của lớp để trả lời được các câu hỏi ở BT 3
* Ghi chú : GV nhắc học sinh chuẩn bị thời khoá biểu của lớp để thực hiện yêu cầu của BT3.
+ GDKNS : Thể hiện sự tự tin khi tham gia các hoạt động học tập . Lắng nghe tích cực . Quản lí thời gian . ( Động não . Làm việc nhóm , chia sẻ thông tin .)
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ câu chuyện trong SGK ; - Các đồ dùng học tập khác
III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng
- Nhận xét.
B. Dạy học bài mới :
1. Giới thiệu bài: Nêu MĐYC
2. Hướng dẫn bài tập:
*Bài 1: (Miệng)
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Hướng dẫn học sinh quan sát tranh SGK
*Tranh 1: Bức tranh vẽ cảnh ở đâu? Hai bạn học sinh đang làm gì? Bạn trai nói gì?
- Bạn gái trả lời sao?
*Tranh 2: Còn có nhân vật nào? Cô giáo đã làm gì? Bạn trai nói gì với cô giáo
*Tranh 3: Hai bạn nhỏ đang làm gì ?
*Tranh 4: Bức tranh vẽ cảnh ở đâu? Bạn trai nói chuyện với ai? Bạn trai nói gì và làm gì với mẹ? Mẹ bạn có thái độ như thế nào?
- Cho HS kể chuyện theo nhóm đôi
- Yêu cầu HS thi kể trước lớp .
- Gọi HS kể lại toàn bộ câu chuyện
* Bài 3: (Miệng)
- Gọi HS đọc đề bài
a. Ngày mai có mấy tiết ?
b. Đó là những tiết nào ?
c. Em cần mang những quyển sách gì đến trường ?
C. Củngcố - Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học .
- HS về kể lại câu chuyện và tập viết thời khoá biểu của mình.
- Chuẩn bị bài sau: Mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị . Kể ngắn theo câu hỏi.
- 1 HS đọc tên 2 bài tập đọc tuần 7 và số trang
- 1HS tìm những cách nói có nghĩa giống câu: Em không thích đi chơi.
- Đọc đề bài
- Quan sát đọc các lời nhân vật để biết được nội dung toàn bộ câu chuyện.
- HS trả lời.
- Tớ chỉ có một cái bút .
- HS trả lời .
- HS kể chuyện theo nhóm đôi.
- Đại diện nhóm thi kể trước lớp
- Nhận xét về nội dung lời kể, giọng điệu, cử chỉ và điệu bộ
- HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Cả lớp theo dõi lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm đôi
- HS trình bày
- Các nhóm khác nhận xét .
- Lắng nghe, thực hiện.
Thứ .., ngày . tháng 10 năm 2017.
Toán: (Tiết 31) LUYỆN TẬP.
I . Mục tiêu:
- Biết giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn.
*Bài tập cần làm : Bài 2 ; 3 ; 4 .
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 học sinh lên bảng, cả lớp làm bảng con .
* Giáo viên nhận xét.
B. Luyện tập:
*Bài 2: (Bảng con)
- Học sinh dựa vào tóm tắt đọc đề toán
- Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ?
- Kém hơn có nghĩa là thế nào?
- Bài toán thuộc dạng gì ?
- Yêu cầu học sinh làm bài vào bảng con
*Bài 3: (Vở)
Tiến hành tương tự như bài 2
- Bài toán cho biết anh hơn em mấy tuổi?
- Vậy tuổi của em kém anh mấy tuổi.
- Bài toán thuộc dạng gì ?
*Bài 4: (Vở)
- Gọi học sinh đọc đề
- Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ?
- Muốn biết toà nhà thứ hai có bao nhiêu tầng em làm như thế nào ?
- Bài toán thuộc dạng gì ?
*Chấm vở - Nhận xét .
C. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về xem lại các bài tập đã làm .
- Chuẩn bị bài sau : Ki lô gam.
- HS1 : Làm bài 2
- HS2 : Làm bài 3
- Anh 16 tuổi. Em kém hơn anh 5 tuổi. Hỏi em bao nhiêu tuổi?
- HS trả lời
- Kém hơn có nghĩa là ít hơn
- Bài toán về ít hơn
- 1HS làm bảng lớp , cả lớp làm bảng con
ĐS: 11 tuổi
- Anh hơn em 5 tuổi
- Em kém anh 5 tuổi
- Bài toán có dạng về nhiều hơn
- HS làm bài vào vở .
ĐS: 16 tuổi
- Cả lớp theo dõi đọc thầm theo
- HS trả lời
- HS trả lời
- Thuộc dạng toán ít hơn
ĐS: 12 tầng
- Lắng nghe, thực hiện.
Thứ .., ngày . tháng 10 năm 2017.
Toán: (Tiết 32) KILÔGAM.
I. Mục tiêu:
- Biết nặng hơn, nhẹ hơn giữa hai vật thông thường .
- Biết ki- lô- gam là đơn vị đo khối lượng; đọc, viết tên và kí hiệu của nó .
- Biết dụng cụ cân đĩa, thực hành cân một số đồ vật quen thuộc .
- Biết thực hiện phép cộng, phép trừ kèm đơn vị ki – lô - gam .
*Bài tập cần làm : Bài 1 và 2
II. Đồ dùng dạy học:
- 1 chiếc đĩa cân
- Các quả cân: 1 kg, 2 kg, 3 kg
- Một số đồ vật dùng để cân: túi gạo, 1 kg, cặp sách.
III. Các hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 học sinh lên bảng, cả lớp làm bảng con.
* Giáo viên nhận xét.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ làm quen với đơn vị đo khối lượng ki- lô- gam. Đơn vị này cho ta biết độ nặng, nhẹ của một vật nào đó. ( GV ghi tên bài học lên bảng )
2. Dạy học bài mới
2.1 Giới thiệu vật nặng hơn, nhẹ hơn
- Đưa ra một quả cân(1kg) và 1 quyển vở.
- Yêu cầu học sinh dùng một tay lần lượt nhấc 2 vật lên và trả lời vật nào nặng hơn, nhẹ hơn.
- Cho học sinh làm tương tự với 3 cặp đồ vật khác và nhận xét “ vật nặng - vật nhẹ”
2.2 Giới thiệu cái cân và quả cân.
- Cho học sinh xem cân đĩa.
* Nhận xét hình dạng cân.
* Giới thiệu: Để cân các vật ta dùng đơn vị đo là ki lô gam. Ki lô gam được viết tắc là kg.
- Viết lên bảng ki lô gam (kg)
- Yêu cầu học sinh đọc.
- Cho học sinh xem các quả cân 1kg, 2kg, 5kg và đọc số ghi trên quả cân.
2.3 Giới thiệu cách cân và thực hành cân.
- Giới thiệu cách cân thông qua một bao gạo
- Đặt 1 bao gạo (1kg) lên đĩa cân phía bên kia là quả cân 1kg (vừa nói - vừa làm)
- Nhận xét cho cô vị trí của kim thăng bằng.
- Vị trí hai đĩa cân như thế nào?
* Kết luận: Khi đó ta nói túi gạo nặng 1 kg xúc một ít gạo trong bao ra và yêu cầu nhận xét về vị trí kim thăng bằng, vị trí 2 đĩa cân.
* Kết luận: Túi gạo nhẹ hơn 1 kg
3. Luyện tập - thực hành
*Bài 1: (SGK)
Yêu cầu học sinh làm bài tập
*Bài 2: (Vở)
- Giáo viên nêu đề
- Viết lên bảng: 1 kg + 2 kg = 3 kg
-Tại sao 1 kg cộng với 2 kg lại bằng 3 kg.
- Nêu cách cộng số đo khối lượng có đơn vị là ki lô gam
- Yêu cầu học sinh làm vào vở.
- Chấm chữa bài - Nhận xét
C. Củng cố - Dặn dò:
- Hỏi học sinh về cách viết tắt đơn vị đo khối lượng ki lô gam
- Cho học sinh đọc số đo của một số quả cân
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau : Luyện tập
- HS1 : Làm BT3
- HS2 : Làm BT4
- Quả cân nặng hơn quyển vở.
- Thực hành ước lượng - khối lượng.
- Cân có 2 đĩa, giữa 2 đĩa có vạch thẳng bằng kim thăng bằng.
- HS đọc
- Quan sát
- Kim chỉ đứng giữa (đúng vạch thăng bằng)
- Hai đĩa cân ngang bằng nhau.
- Yêu cầu học sinh nhắc lại. Kim thăng bằng lệch về phía quả cân. Đĩa có túi gạo cao hơn so với đĩa cân có quả cân.
- Học sinh nhắc lại kết quả cân.
1 HS lên bảng, cả lớp làm SGK
- 5 kg, 3 ki lô gam
- Vì: 1 + 2 = 3
- HS: Lấy số đo cộng số đo sau đó viết kết quả và viết kí hiệu của tên đơn vị vào sau kết quả.
- Học sinh làm bài vào vở.
- Lắng nghe, thực hiện.
Thứ .., ngày . tháng 10 năm 2017.
Toán: (Tiết 33) LUYỆN TẬP.
I .Mục tiêu:
- Biết dụng cụ đo khối lượng: cân đĩa, cân đồng hồ ( cân bàn )
- Biết làm tính cộng trừ và giải toán với các số kèm đơn vị kg.
* Bài tập cần làm: Bài 1; Bài 3 ( cột 1); Bài 4.
II. Đồ dùng dạy học:
- Một chiếc cân đồng hồ
- Một túi gạo, đường, chồng sách vở
III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Kiểm tra bài cũ:
- Giáo viên đọc học sinh viết các số đo: 1kg, 9 kg, 10 kg
- Giáo viên, viết học sinh đọc: 35 kg, 20 kg, 3 kg
* Nhận xét.
B. Dạy học bài mới
1 .Giới thiệu bài :Trong bài học hôm nay ta sẽ làm quen một loại cân khác là cân đồng hồ. Đồng thời giải một bài toán liên quan đến số đo khối lượng có đơn vị là ki lô gam
2 . Luyện tập
* Bài 1: (Miệng)
Giới thiệu cân đồng hồ.
Hỏi: Cân có mấy đĩa cân.
Nêu: Cân đồng hồ chỉ có một đĩa cân. Khi cân chúng ta đặt vật cân lên đĩa này. Phía dưới đĩa có mặt đồng hồ báo số đo của vật cân. Mặt đồng hồ có 1 chiếc kim quay được và trên đó có ghi các số tương ứng với các vạch chia. Khi cân chưa có vật gì kim chỉ số 0
* Cách cân: Khi đặt vật cần cân trên đĩa cân khi đó kim sẽ quay dừng ở vạch nào thì số tương ứng của vật ấy cho biết trên đĩa cân này bao nhiêu kg?
- Gọi HS lần lượt nêu
* Thực hành cân:
- Lần lượt gọi 3 học sinh lên bảng thực hành.
* Bài 3: (Vở)
- Gọi HS nêu yêu cầu
- Cho học sinh làm bài vào vở
*Bài 4: (Vở)
- Gọi HS đọc đề bài
- Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì ?
- Muốn biết mẹ mua về bao nhiêu kg gạo nếp em làm như thế nào?
- Yêu cầu HS làm vào vở .
C. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài sau : 6 cộng với một số : 6 + 5
- 1 HS làm BT 3
- HS làm bảng con
- HS đọc
- Có 1 đĩa cân
- Học sinh lắng nghe
a.Túi cam cân nặng 1 kg
b.Bạn Hoa cân nặng mấy kg ?
HS1: Cân túi gạo : 2 kg
HS2: Cân túi đường: 1kg
HS3: Cân sách vở : 3 kg
- HS đọc, phân tích đề bài
- Làm bài vào vở
- Lắng nghe, thực hiện.
Thứ .., ngày . tháng 10 năm 2017.
Toán: (Tiết 34) 6 CỘNG VỚI 1 SỐ: 6 + 5.
I.Mục tiêu:
- Biết cách thực hiện phép cộng dạng 6 +5 , lập được bảng 6 cộng với một số.
- Nhận biết trực giác về tính chất giao hoán của phép cộng.
- Dựa vào bảng 6 cộng với một số để tìm được số thích hợp điền vào ô trống.
* Bài tập cần làm : Bài 1, 2, 3.
II. Đồ dùng dạy học:
- Que tính, bảng gài.
III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi học sinh lên bảng
* Giáo viên nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em biết cách thực hiện phép cộng dạng
6 + 5 từ đó các em tự lập và học thuộc các công thức 6 cộng với một số.
2. Giới thiệu phép cộng: 6 + 5
* Bước 1: Giới thiệu
Nêu bài toán: Có 6 que tính thêm 5 que nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính?
- Để có bao nhiêu que tính ta thực hiện phép tính gì?
* Bước 2: Tìm kết quả
- Yêu cầu học sinh sử dụng que tính tìm kết quả 6 thêm 5 que tính là bao nhiêu que tính?
- Yêu cầu học sinh nêu cách làm?
- Giáo viên hướng dẫn 6 với 4 là 1 chục que tính thêm với 1 là 11.
* Bước 3: Đặt tính và thực hiện phép tính:
3. Bảng công thức 6 cộng với 1 số
- Học sinh sử dụng que tính để tìm kết quả các phép tính sau đó điền vào bảng.
4. Luyện tập - Thực hành
- Yêu cầu học sinh điền kết quả vào công thức 6 cộng với 1 số trong SGK.
*Bài 1: (Miệng)
- Yêu cầu học sinh làm bài vào SGK
- Yêu cầu học sinh nối tiếp đọc kết quả
* Giáo viên và cả lớp nhận xét
- Hỏi: Em có nhận xét gì về phép tính 6 + 7; 7 + 6. Vì sao ?
*Bài 2: (Bảng con)
- Gọi 1 học sinh lên bảng, cả lớp làm bảng con
-Yêu cầu học sinh nêu cách tính
*Bài 3: (Vở)
- Gọi 1 học sinh lên bảng làm bài
- Cả lớp làm bài vào vở
* Chấm chữa bài , nhận xét
C.Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Học thuộc bảng cộng 6 cộng với một số .
- Chuẩn bị bài sau: 26 + 5 .
HS1 : Làm bài 3
HS2 : Làm bài 5
- Nghe và phân tích bài toán
- Phép cộng 6 + 5
- Thao tác trên que tính
- Là 11 que tính
- Học sinh trả lời:
Đếm: 6, 7, 8, 9, 10, 11
Đếm từ 1 đến 11
- 1 học sinh nêu cách đặt tính
Đặt tính: 6
+ 5
11
- 1 học sinh nêu cách tính
6 cộng 5 bằng 11 viết 1 dưới 5
cột đơn vị, 1 cột chục.
- Thảo luận nhóm đôi 2 phút
- Từng nhóm đọc giáo viên ghi kết
quả vào bảng 6 + 5.
- Học sinh đồng thanh
- Che kết quả học sinh đọc
- Học sinh đọc cá nhân bảng cộng
- Học sinh mở SGK làm bài
- Học sinh nối tiếp đọc kết quả
* Cả lớp nhận xét
- Kết quả của 2 phép tính bằng nhau
HS: Thay đổi vị trí các số hạng thì
tổng không thay đổi.
- Học sinh làm bảng con
- Học sinh nêu
-1 học sinh lên bảng
- Học sinh làm vào vở
- Lắng nghe, thực hiện.
Thứ .., ngày . tháng 10 năm 2017.
Toán: (Tiết 35) 26 + 5.
I .Mục tiêu:
- Biết thực hịên phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 26 + 5.
- Biết giải bài toán về nhiều hơn.
- Biết thực hành đo độ dài đoạn thẳng.
*Bài tập cần làm: Bài 1 (dòng 1 ):Bài 3; bài 4.
II. Đồ dùng dạy học:
- Que tính, bảng gài.
III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng
- Vài HS đọc thuộc bảng cộng
- Nhận xét.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ thực hiện 1 phép cộng mới: 26 + 5
2. Giới thiệu phép cộng 26 + 5
* Bước 1: Giới thiệu.
Nêu bài toán: Có 26 que tính thêm 5 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính?
- Để biết có bao nhiêu que tính ta làm thế nào?
* Bước 2: Đi tìm kết quả.
- Học sinh sử dụng que tính để đếm
* Bước 3: Đặt tính và thực hiện phép tính
- Gọi học sinh nêu cách đặt tính và nêu cách tính.
3. Luyện tập - Thực hành.
* Bài 1: (Bảng con)
- Yêu cầu học sinh nêu cách tính
* Bài 3: (Vở)
- Gọi 1 học sinh đọc đề
- Bài toán cho biết ? Bài toán hỏi gì ?Muốn biết tháng này tổ em có bao nhiêu bạn được điểm mười , em làm như thế nào?
*Bài 4: (Miệng)
- Vẽ hình lên bảng
- Học sinh sử dụng thước đo và lần lượt nêu miệng.
C. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau : 36 + 15
- HS1 : Làm bài 5(cột 1 )/34
- HS2 : Làm bài 5(cột 2 )/34
- Nghe và phân tích đề toán
- Ta lấy 26 + 5
26
+ 5
31
- Thao tác trên que tính và báo cáo kết quả có tất cả 31 que tính.
- HS làm bảng con
- Học sinh nêu cách tính
- Học sinh trả lời
ĐS : 21 điểm
- Học sinh đo báo kết quả
- Đoạn thẳng AB: 7 cm
Đoạn thẳng BC: 5 cm
Đoạn thẳng AC: 12 cm
- Lắng nghe, thực hiện.
Thứ .., ngày . tháng 10 năm 2017.
Sinh hoạt tập thể : SINH HOẠT LỚP TUẦN 7
I. Mục tiêu :
- Giúp các học sinh nhận ra ưu, khuyết điểm của mình về mọi mặt.
- Phương hướng cho lớp thực hiện tuần 8.
- Sinh hoạt văn nghệ .
II. Chuẩn bị :
- Nội dung sinh hoạt
- Nội dung Kiểm tra “ Những điều cần biết khi ra đường ”.
III. Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định : Lớp phó văn thể thể mĩ bắt nhịp
2. Nội dung :
a) Các tổ trưởng nhận xét :
- Học tập, nề nếp của các bạn.
b) Lớp trưởng nhận xét chung về hoạt động của lớp trong tuần qua :
- Nhận xét về học tập, tác
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUAN 7.docx