Giáo án lớp 3 môn Chính tả - Nghe – viết: Sự tích lễ hội chử đồng tử - Phân biệt d/ r/ gi, ên/ ênh

- - Yêu cầu cả lớp hát 1 bài: “Trước khi bắt đầu buổi học ngày hôm nay, cô mời bạn quản ca bắt nhịp cho cả lớp hát 1 bài nào”

- - Bài cũ “Hội đua voi ở Tây Nguyê n”

- - GV nhận xét bài viết chính tả “Hội đua voi ở Tây Nguyên” của học sinh.

- + GV chiếu 4 -5 bài viết tốt của học sinh lên cho cả lớp xem: tuyên dương những bài viết tốt, nhắc nhở 1 vài HS viết còn sai lỗi hoặc gạch xóa nhiều: “Ở bài chính tả hôm trước, cô khen cả lớp mình đều viết tốt, đặc biệt là bạn.và bạn. chữ viết ngay ngắn, sạch đẹp và không sai lỗi nào. Bạn . viết có tiến bộ hơn so với những bài viết trước. Cả lớp cùng dành 1 tràng pháo tay cho các bạn nào. Bên cạnh đó, bạn. vẫn còn viết sai lỗi chính tả và gạch xóa nhiều. Con cần cố gắng hơn nữa”

 

docx5 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 858 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 môn Chính tả - Nghe – viết: Sự tích lễ hội chử đồng tử - Phân biệt d/ r/ gi, ên/ ênh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THIẾT KẾ BÀI DẠY CHÍNH TẢ NGHE –VIẾT: SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ. PHÂN BIỆT D/R/GI, ÊN/ ÊNH Ngày soạn: 23/2/2018 Ngày dạy: Người dạy: Phạm Huyền Trang Mục tiêu Kiến thức Nghe – viết đúng, đẹp đoạn văn “Sau khi đã về trời... đến tưởng nhớ ông ” trong bài “Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử” Kĩ năng Biết viết hoa đúng chữ cái đầu, tên bài Làm bài tập điền từ để phân biệt âm đầu d/r/gi; vần ên/ ênh Thái độ Trình bày vở sạch đẹp, cẩn thận, tỉ mỉ Yêu thích môn học Chuẩn bị Giáo viên Sách giáo khoa Bài giảng điện tử Học sinh Sách giáo khoa, bảng, phấn, vở, bút mực Nội dụng các hoạt động dạy học Nội dung Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Ổn định tổ chức lớp (1 phút) *Mục tiêu: giữ ổn định lớp đầu giờ - Yêu cầu cả lớp hát 1 bài: “Trước khi bắt đầu buổi học ngày hôm nay, cô mời bạn quản ca bắt nhịp cho cả lớp hát 1 bài nào” - Cả lớp hát II. Kiểm tra bài cũ (5 phút) *Mục tiêu: giúp học sinh ôn lại các từ ở bài trước - Bài cũ “Hội đua voi ở Tây Nguyên” - GV nhận xét bài viết chính tả “Hội đua voi ở Tây Nguyên” của học sinh. + GV chiếu 4 -5 bài viết tốt của học sinh lên cho cả lớp xem: tuyên dương những bài viết tốt, nhắc nhở 1 vài HS viết còn sai lỗi hoặc gạch xóa nhiều: “Ở bài chính tả hôm trước, cô khen cả lớp mình đều viết tốt, đặc biệt là bạn...và bạn... chữ viết ngay ngắn, sạch đẹp và không sai lỗi nào. Bạn ... viết có tiến bộ hơn so với những bài viết trước. Cả lớp cùng dành 1 tràng pháo tay cho các bạn nào. Bên cạnh đó, bạn... vẫn còn viết sai lỗi chính tả và gạch xóa nhiều. Con cần cố gắng hơn nữa” Học sinh chú ý lắng nghe III. Hoạt động dạy bài mới (25 – 30 phút) *Mục tiêu: Giúp HS nắm được nội dung bài học 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn nghe – viết chính tả đoạn – bài 2.1. Hướng dẫn chuẩn bị * Mục tiêu: Giúp học sinh viết được các từ khó trong bài và cách trình bày bài 2.2. GV đọc cho học sinh viết * Mục tiêu: Học sinh trình bày vào vở đúng chính tả, sạch đẹp 2.3. GV đọc soát lỗi chính tả * Mục tiêu: Giúp học sinh kiểm tra lại lỗi chính tả trong bài viết chính tả 3.Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả âm vần (10 – 12 phút) * Mục tiêu: Giúp học sinh làm đúng bài tập phân biệt s/x, thanh hỏi/ thanh ngã - “Giờ chính tả hôm nay các con sẽ nghe viết một đoạn văn trong bài “Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử” và làm các bài tập chính tả phân biệt d/r/gi; ên/ ênh” - “Bây giờ cả lớp chú ý nghe cô đọc bài chính tả và trả lời các câu hỏi của cô nhé” - Giáo viên đọc to, rõ ràng, rành mạch bài chính tả - Hướng dẫn học sinh nắm vững nội dung và cách trình bày bài viết: + Cô vừa đọc xong bài chính tả vậy bạn nào cho cô biết sau khi về trời Chử Đồng Tử đã giúp dân làm gì? + Vậy nhân dân đã làm gì để tỏ lòng biết ơn Chử Đồng Tử? => Rút ra nội dung của bài + “Các con nhìn vào đoạn văn và cho cô biết đoạn văn gồm mấy câu?” + Những chữ nào trong đoạn văn được viết hoa? Tại sao? + GV nêu 1 số từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả + GV đọc để học sinh viết từ khó ra nháp; 2 -3 học sinh nối tiếp lên bảng viết: “Bây giờ chúng ta sẽ cùng nhau luyện từ khó để viết bài chính tả cho tốt nhé. Cả lớp viết ra nháp, cô mời dãy của ... lên bảng viết...” - GV yêu cầu học sinh nhận xét bài bạn - GV nhận xét - Yêu cầu học sinh đổi chéo nháp để kiểm tra: “Bây giờ 2 bạn ngồi cùng bàn đổi chéo nháp cho nhau để kiểm tra xem bạn mình có sai lỗi nào không. Cô mời ... nhận xét bài bạn” - Giáo viên nhắc học sinh ghi đề bài, hỏi HS cách trình bày đúng tên bài (lùi 2 ô li), lùi đầu dòng mỗi đoạn (1 ô li): “Để viết được bài chính tả, bạn nào giỏi có thể nêu cho cô cách trình bày nào. Đề bài ta lùi mấy ô,đầu dòng mỗi đoạn ta lùi mấy ô? ” - GV chốt ý: “À, đúng rồi, vì tên đề bài khá dài, nên chúng ta sẽ chỉ chùi 2 ô li thôi và lùi đầu dòng mỗi đoạn 1 ô li” - Giáo viên yêu cầu học sinh gấp sách lại, ngồi đúng tư thế, cách cầm bút: “Cả lớp mình gấp sách lại, chúng ta chuẩn bị viết bài chính tả. Các con chú ý cách cầm bút và tư thế ngồi để viết bài đúng và đẹp hơn nhé” -Giáo viên đọc to, rõ ràng, tốc độ vừa phải,đúng chính âm, đọc từng cụm từ, mỗi cụm từ hoặc câu ngắn đọc lại khoảng 2 -3 lần - Trong quá trình học sinh viết giáo viên theo dõi học sinh viết để có tốc độ đọc phù hợp với đối tượng học sinh - GV đọc cho cả lớp soát lỗi lần 1. - Yêu cầu 2 bạn cùng bạn đổi chéo vở để soát lỗi lần 2: “Hai bạn cùng bàn đổi chéo vở cho nhau nghe cô đọc soát lỗi lần 2 nhé” - GV yêu cầu HS nhận xét bài bạn - GV nhận xét, cho HS chữa lỗi sai (Nếu có) - Giáo viên thu và chấm 2 -3 bài học sinh - GV nhận xét Bài tập lựa chọn: * Bài 2 (a): - Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài: “Cô mời ... đọc cho cô yêu cầu của bài tập 2a nào” - Gọi 1 học sinh lên bảng làm. Cả lớp làm vào SGK “Cô mời một bạn lên bảng làm cho cô bài tập, còn cả lớp mình làm vào SGK. Cô mời ... nào” - Giáo viên yêu cầu học sinh dưới lớp nhận xét bài bạn - Giáo viên nhận xét chốt ý đúng (giấy, giản dị, giống, rực rỡ, giấy, rải, gió): “À, bạn ... đã làm đúng rồi đấy. Các con cùng xem lại đáp án của cô nhé. Có bạn nào trong lớp mình biết hay đã từng nhìn thấy bông hoa giấy chưa nhỉ?” (Nếu có thì yêu cầu HS nói qua về đặc điểm của hoa) - GV chiếu hình ảnh bông hoa giấy và nêu 1 vài đặc điểm để học sinh hiểu rõ: “Đây là một số hình ảnh về bông hoa giấy mà cô đã sưu tầm được, cả lớp mình biết không, hoa giấy được trồng vào tháng 4, tháng 9; là loài cây dây leo có gai, được trồng ở nhiều nơi để trang trí vì có nhiều màu sắc khác nhau, trông rất bắt mắt” - HS lắng nghe - Học sinh lắng nghe + Ông hiển linh giúp dân đánh giặc + Nhân dân lập đền thờ, làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông. + Đoạn văn gồm có 3 câu + Chữ cái đầu câu (Sau, Nhân, Cũng) và tên riêng (Chử Đồng Tử, Hồng) + Từ khó: hiển linh, Chử Đồng Tử, nô nức + Học sinh viết từ khó 2 – 3 học sinh nhận xét Hs lắng nghe HS đổi nháp và nhận xét -Học sinh lắng nghe và trả lời: “Con thưa cô đề bài ta lùi vào 2 ô li, còn đầu dòng mỗi đoạn ta lùi 1 ô li ạ” -Học sinh lắng nghe -Học sinh viết bài vào vở - Học sinh lắng nghe và tự soát lỗi - HS đổi chéo vở và nhận xét - HS nhận xét - HS lắng nghe - Học sinh lắng nghe - Học sinh đọc yêu cầu trong SGK - Học sinh lên bảng làm, cả lớp làm SGK - Học sinh nhận xét - Học sinh lắng nghe - HS quan sát IV. Củng cố, dặn dò (4 -5 phút) - Tổ chức trò chơi cho học sinh: “Hái hoa dân chủ”: có 7 bông hoa, trong mỗi bông hoa là 1 câu hỏi. Nhiệm vụ của HS là tìm cầu trả lời là các từ có chứa âm d/r/gi ghi lên bảng và đọc câu lại câu trả lời VD: Bằng chiếc đũa một gang, lắm đốm nhiều khoang, xây lâu đài trong lòng đất? Là con gì? (con giun) (1)Con gì kêu be be, đầu có đôi sừng nhỏ, thích ăn nhiều lá cỏ, mang sữa ngọt cho người. Là con gì? (con dê) (2)Ai xưa 3 tuổi ngây thơ, đánh đuổi giặc Ân chẳng đợi ngày khôn lớn? Là ai? (Thánh Gióng) (3)Chưa có gì thì tranh cướp, Có rồi lại ném ngay, Mười người cũng giành giật, Càng vui ném càng hay - Là môn thể thao gì? (bóng rổ) (4)Đây là tên một thiết bị hiện đại dùng để làm sạch quần áo trong gia đình? Là cái gì? (máy giặt) (5)Có chân mà chẳng biết đi Quanh năm suốt tháng đứng ì một nơi Bạn bè, chăn, chiếu gối thôi Cho người nằm ngủ thảnh thơi đêm ngày.Là cái gì? (cái giường) (6)Tên một loại lá để gói bánh chưng? (Lá rong) (7)Vỏ xanh, ruột đỏ, hột đen, Hoa vàng lá biếc đố em quả gì? (dưa hấu) - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài sau: Nghe – viết : Rước đèn ông sao HS chơi trò chơi - Học sinh lắng nghe

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTuan 26 Ngheviet Su tich le hoi Chu Dong Tu_12415666.docx
Tài liệu liên quan