Giáo án lớp 3 môn Đạo đức - Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước (tiết 1)

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

- GV hỏi: Tiết trước chúng ta học bài gì?

- GV gọi HS trả lời các câu hỏi:

+ Câu 1. Nêu 1 số việc nên làm và không nên làm liên quan đến thư từ, tài sản của người khác.

 

docx7 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 2475 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 môn Đạo đức - Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo vien hướng dẫn: Nguyễn Thị Hà Giáo sinh: Bùi Thị Lan Ngày dạy: Đạo đức TIẾT KIỆM VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC (Tiết 1) MỤC TIÊU BÀI DẠY: 1. Kiến thức. - Tầm quan trọng của việc sử dụng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. - Biết nước là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống. 2. Kỹ năng. -Biết sử dụng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. 3. Thái độ - Phản đối hàng vi sử dụng lãng phí và làm ô nhiễm nguồn nước. * Giáo dục học sinh BVMT: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước là góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, làm cho môi trường thêm sạch đẹp. II. Chuẩn bị: - Gv: tranh ảnh thảo luận nhóm đôi, nhóm 4, phiếu thảo luận nhóm, phiếu khảo sát. - Hs: Bảng con. III. Các nội dung dạy học chủ yếu: TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1p 3p 25p 1p 7p 12p 5p 5p 1p 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - GV hỏi: Tiết trước chúng ta học bài gì? - GV gọi HS trả lời các câu hỏi: + Câu 1. Nêu 1 số việc nên làm và không nên làm liên quan đến thư từ, tài sản của người khác. - Nhận xét, tuyên dương. + Câu 2: Vì sao phải tôn trọng thư từ và tài sản của người khác? - Gv nhận xét, tuyên dương. 3. Bài mới: a, Giới thiệu bài: có rất nhiều thứ cần thiết trong cuộc sống của chúng ta như: điện, nước, thức ăn.nó đóng vai trò vô cùng quan trọng mà con người chúng ta không thể thiếu được. vậy để biết nước có tầm quan trọng như thế nào thì hôm nay cô và các em sẽ tìm hiểu bài 13: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. - GV ghi tựa b. Hoạt động 1: Quan sát tranh ảnh - GV gọi 1 hs đọc yêu cầu. - GV tổ chức thảo luận nhóm - GV gọi các nhóm lên trình bày -Nước dùng để tắm, giặt, uống, giã gạonói tóm lại nước được dùng để làm gì? - Vậy trong sinh hoạt nước còn dùng vào việc gì? - GV nói tranh 5: Dùng sức chảy của dòng nước để đưa nước từ suối về thôn bản bằng bánh xe nước và cái máng chảy. Tuy nhiên ngày nay KHCN phát triển nên con người đã sử dụng sức nước để chạy máy phát điện. - Vậy nước được dùng để làm gì? - Nước dùng để trộn hồ hay nói cách khác nước dùng để làm gì? - GV hỏi: Ngoài những công dụng trên, nước còn được sử dụng vào những việc gì? - Quan sát : Bức ảnh chụp cảnh gì? - Trong hình ảnh này, nước được sử dụng để làm gì? - Qua tìm hiểu trên, bạn nào cho cô biết được nước dùng vào những việc gì? -> Chính vì vậy: Nước là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống. - Các em thấy con người và mọi vật xung quanh chúng ta đều cần nước để tồn tại và phát triển. - GV: Theo em, lượng nước sạch trên Trái Đất của chúng ta có nhiều không? - GV: lượng nước sạch trên Trái Đất của chúng ta không còn nhiều, đặc biệt vào mùa khô như bây giờ, nước sạch rất khan hiếm. Vậy phải làm thế nào để tiết kiệm nước và bảo vệ nước để dùng chúng ta cùng tới hoạt động tiếp theo. c.Hoạt động 2: Thảo luận nhóm Mục tiêu: HS biết nhận xét và đánh giá hành vi sử dụng và bảo vệ nguồn nước. Cách tiến hành: - GV gọi hs đọc yêu cầu - Tổ chức thảo luận nhóm - Vậy ở lớp mình có gia đình nhà bạn nào nuôi trâu, bò, lợn, gà không? Giáo dục. - Nếu em là người trong tranh thì em sẽ làm gì? - Ở lớp mình có bạn nào biết phụ giúp cha mẹ rửa rau, nấu cơm chưa? Giáo dục. - GD Nước uống là nước tinh khiết đã qua xử lí hoặc đã đun sôi. Vì vậy khi chúng ta uống thì rót đủ uống không để dư và đặc biệt là không được bỏ bất cứ vật gì vào nước uống làm mất vệ sinh. * Nước càng ngày càng khan hiếm, đặc biệt mùa khô có rất nhiều nơi thiếu nước để dùng mà nước rất cần thiết cho cuộc sống. -Vì thế chúng ta cần phải làm gì để có nước dùng? - Liên hệ thực tế d.Hoạt động 3 Tìm hiểu tình hình nước ở gia đình em: Qua bài học cô thấy các bạn đã có ý thức bảo vệ và sử dụng nguồn nước hợp lí.. Để biết được thực tế ở nhà, ở trường các bạn sử dụng nước như thế nào. Chúng ta cùng vào bài tập 3. - Cả lớp làm việc cá nhân - GV phát cho mỗi HS 1 phiếu khảo sát. -GV mời 1 hs trình bày phiếu khảo sát, hỏi thêm: em tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước tại gia đình bằng những cách nào? * Cô thấy lớp mình đa phần nhà các em có đủ nước để dùng. Vậy với những bạn ở vùng cao thì như thế nào cô mời các em xem đoạn clip và suy ngẫm. 4. Củng cố: - Nước là nguồn tài nguyên có hạn hay vô hạn? - GV: Nước là tài nguyên quý và chỉ có hạn. Vì vậy, chúng ta cần phải sử dụng hợp lí, tiết kiệm và bảo vệ để nguồn nước không bị ô nhiễm. - GV gọi HS nhận xét tiết học. - GV nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: - GV dặn dò HS phải sử dụng nước một cách tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm tại gia đình, trường học cũng như nơi công cộng - Chuẩn bị cho bài học sau. - HS: hát. - Hstl bài: Tôn trọng thư từ và tài sản của người khác ( tiết 2) - HS: trả lời các câu hỏi. + Câu 1: việc nên làm Giữ giùm bảo quản khi người khác cho mượn. Hỏi mượn khi cần. Việc không nên làm: Tự ý sử dụng khi chưa được phép. Tự ý bóc thư của người khác + Câu 2: Vì thư tư và tài sản của người khác là thuộc về riêng họ, tự ý xem thư và tài sản của người khác là thiếu lòng tự trọng và vi phạm pháp luật. - Hs kể truyền điện - HS: lắng nghe. - HS: Nhắc lại tựa. - 1 HS đọc - Nêu yêu cầu - HS thảo luận nhóm đôi (3ph) - Đại diện nhóm trình bày - 1 nhóm trình bày 3 hình ảnh 1,2,3, -Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Nước dùng trong sinh hoạt hàng ngày của con người. - HS kể: rửa rau, vệ sinh cá nhân, - Trình bày tranh 4, 5, 6, - Nhận xét - Nước được dùng để tưới cây. - Trình bày tranh 7 - Nhận xét - Nước được dùng để xây dựng. - HS: Ngoài ra, nước còn được sử dụng vào giải trí, nấu ăn, vệ sinh cá nhân, tắm cho heo -Hstl: Đập nước - Hstl: Nước được sử dụng để tạo ra điện phục vụ đời sống con người. - HS: nước được dùng để sinh hoạt, trồng trọt và chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp và xây dựng. - HS: trả lời theo hiểu biết. - HS: lắng nghe. - 1 hs đọc yêu cầu, nêu yêu cầu của bài. - Thảo luận nhóm 4 (3phút) - Đại diện nhóm trình bày + Nhóm1: Tranh 1 Sai. Vì không nên tắm rửa cho trâu , bò ngay cạnh giếng vì sẽ làm bẩn giếng nước, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Tranh 2 Sai Vì đổ rác bừa bãi ở bờ ao, hồ là việc làm sai vì làm ô nhiễm môi trường nước. + Nhóm2: Tranh 3 Đúng. Vì bỏ vỏ chai đựng thuốc trừ sâu vào thùng rác riêng là việc làm đúng vì đã giữ sạch nguồn nước không bị ô nhiễm. Tranh 4 Sai Là sai vì đã làm lãng phí nước sạch. Tranh 5 Sai. Vì cho tay vào thùng nước uống làm nước mất vệ sinh là chưa biết bảo vệ nguồn nước - Chúng ta phải biết sử dụng nước tiết kiệm và có trách nhiệm bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm . - Đọc yêu cầu bài. - HS: Điền vào phiếu khảo sát về tình hình sử dụng nước tại gia đình.(2ph) - HS: không vứt rác bừa bãi, giữ quần áo sạch, lấy nước đủ uống, tắm rửa không mở nước tràn lan, - Nước là nguồn tài nguyên có hạn. - HS: nhắc lại ghi nhớ. - HS: nhận xét tiết học. - HS: ghi nhớ - HS: Nhắc lại.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 13 Tiet kiem va bao ve nguon nuoc_12309313.docx
Tài liệu liên quan