Giáo án lớp 3 môn Tập đọc - Bài: Buổi học thể dục

Hoạt động 4: Luyện đọc lại, củng cố (10 phút)

* Mục tiêu: Giúp HS đọc trôi chảy, diễn cảm theo yêu cầu thể hiện của bài đọc.

* Cách tiến hành:

- GV hướng dẫn HS đọc đoạn sau:

 Nen- li bắt đầu leo một cách rất chật vật.// Mặt cậu đỏ như lửa,/ mồ hôi ướt đẫm trán.// Thầy giáo bảo cậu có thể xuống.// Nhưng cậu vẫn cố sức leo.// Mọi người vừa thấp thỏm sợ cậu tuột tay ngã xuống đất,/ vừa luôn miệng khuyến khích:/ “ Cố lên! Cố lên!”

 Nen- li rướn người lên/ và chỉ còn cách xà ngang hai ngón tay.// “Hoan hô!// Cố tí nữa thôi!”/ – Mọi người reo lên.// Lát sau,/ Nen- li đã nắm chặt được cái xà.//

- Yêu cầu HS đọc cho nhau nghe trong 2 phút.

- Gọi 3 HS đọc trước lớp.

- Gọi HS nhận xét, bình chọn HS đọc hay nhất.

- 1 HS đọc lại cả bài.

 

 

docx4 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 946 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 môn Tập đọc - Bài: Buổi học thể dục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn: Tiếng Việt Phân môn: Tập đọc - Kể chuyện BUỔI HỌC THỂ DỤC I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi quyết tâm vượt khó của một học sinh bị tật nguyền. 2. Kĩ năng: - Biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. - Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa. - Dựa vào trí nhớ, HS biết nhập vai, kể tự nhiên toàn bộ câu chuyện bằng lời của một nhân vật. 3. Thái độ: - Yêu thích môn học. * Kĩ năng sống: - Rèn các kĩ năng: Tự nhận thức, ra quyết định. - Phương pháp: Trình bày ý kiến cá nhân, thảo luận nhóm, hỏi đáp trước lớp. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 1. Giáo viên: Tranh minh hoạ trong sách giáo khoa. 2. Học sinh: Bộ đồ dùng học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động 1: Khởi động. 2. Hoạt động 2: Luyện đọc. 3. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài (10 phút). * Mục tiêu: Giúp HS nắm được cốt truyện, hiểu được nội dung bài. * Cách tiến hành: - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi: + Nhiệm vụ của bài tập thể dục là gì? + Các bạn trong lớp thực hiện bài tập thể dục như thế nào? + Ý chính đoạn 1 là gì? - Gọi HS nhắc lại. - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi: + Vì sao Nen-li được miễn tập thể dục? + Vì sao Nen-li cố xin thầy cho được tập như mọi người? + Ý chính đoạn 2 là gì? - Gọi HS nhắc lại. - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và 3, trả lời câu hỏi: + Tìm những chi tiết nói lên quyết tâm của Nen-li? (thảo luận nhóm đôi) - Theo em, Nen-li có đức tính gì đáng quý? - Ý chính của đoạn 3 là gì? - Gọi HS nhắc lại. - Em học được điều gì qua câu chuyện này? - Nội dung chính của bài là gì? - Gọi HS nhắc lại. - Em hãy tìm thêm một tên thích hợp để đặt cho câu chuyện. 4. Hoạt động 4: Luyện đọc lại, củng cố (10 phút) * Mục tiêu: Giúp HS đọc trôi chảy, diễn cảm theo yêu cầu thể hiện của bài đọc. * Cách tiến hành: - GV hướng dẫn HS đọc đoạn sau: Nen- li bắt đầu leo một cách rất chật vật.// Mặt cậu đỏ như lửa,/ mồ hôi ướt đẫm trán.// Thầy giáo bảo cậu có thể xuống.// Nhưng cậu vẫn cố sức leo.// Mọi người vừa thấp thỏm sợ cậu tuột tay ngã xuống đất,/ vừa luôn miệng khuyến khích:/ “ Cố lên! Cố lên!” Nen- li rướn người lên/ và chỉ còn cách xà ngang hai ngón tay.// “Hoan hô!// Cố tí nữa thôi!”/ – Mọi người reo lên.// Lát sau,/ Nen- li đã nắm chặt được cái xà.// - Yêu cầu HS đọc cho nhau nghe trong 2 phút. - Gọi 3 HS đọc trước lớp. - Gọi HS nhận xét, bình chọn HS đọc hay nhất. - 1 HS đọc lại cả bài. 5. Hoạt động 5: Kể chuyện (15 phút) * Mục tiêu: Giúp HS biết nhập vai, kể tự nhiên toàn bộ câu chuyện bằng lời của một nhân vật. * Cách tiến hành: - GV hỏi: Em hiểu thế nào là kể lại câu chuyện bằng lời của một nhân vật? - Em có thể kể lại bằng lời của nhân vật nào? - Mời 3 HS nối tiếp nhau kể từng đoạn câu chuyện. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 3, kể nối tiếp 3 đoạn bằng lời của cùng 1 nhân vật. - Gọi 1 nhóm lên kể trước lớp, mỗi HS kể 1 đoạn. - Gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện. - Nhận xét, tuyên dương. 6. Hoạt động nối tiếp (3 phút) - Nhắc lại nội dung chính bài học, liên hệ thực tiễn. - GV nhận xét đánh giá tiết học. - Dặn dò HS xem lại bài, chuẩn bị cho bài sau. + Mỗi em phải leo lên đến trên cùng của một cái cột cao, rồi đứng thẳng người trên chiếc xà ngang. + Đê-rốt-xi và Cô-rét-ti leo như hai con khỉ; Xtác-đi thở hồng hộc, mặt đỏ như gà tây; Ga-rô-nê leo dễ như không, tưởng như cậu có thể vác thêm một người nữa trên vai. + Các bạn trong lớp thực hiện bài thể dục. + Vì cậu bị tật từ lúc còn nhỏ, bị gù lưng. + Vì cậu muốn vượt qua chính mình, muốn làm những việc các bạn làm được. + Nen-li cố gắng thực hiện bài thể dục. - Cả lớp đọc thầm đoạn 2, 3 và trả lời câu hỏi. + Nen-li leo một cách chật vật, mặt đỏ như lửa, mồ hôi ướt đẫm trán. Thầy bảo cậu có thể xuống nhưng cậu vẫn cố gắng leo. Cậu rướn người lên, thế là nắm chặt được cái xà. Thầy giáo khen cậu giỏi, khuyên cậu xuống, nhưng cậu còn muốn đứng thẳng trên xà như những bạn khác. Cậu cố gắng, rồi đặt được hai khuỷu tay, hai đẩu gối, hai bàn chân lên xà. Thế là cậu đứng thẳng người lên, thở dốc, mặt rạng rỡ vẻ chiến thắng. + Cậu không ngại khó, không ngại khổ. + Quyết tâm của Nen - li. + Cần kiên trì khi gặp khó khăn. Quyết tâm và nỗ lực phấn đấu sẽ giúp chúng ta thành công. + Ca ngợi quyết tâm vượt khó của một học sinh bị tật nguyền. - HS nhắc lại. + Quyết tâm của Nen - li; Cậu bé can đảm; Nen-li dũng cảm; Chiến thắng bệnh tật; Một tấm gương đáng khâm phục; ... - Theo dõi. - HS đọc cho nhau nghe. - HS thực hiện. - Nhận xét. - HS đọc. - Nhập vào vai của một nhân vật trong truyện để kể, khi kể xưng là “tôi”, “tớ” hoặc “mình”. - Bằng lời của thầy giáo, của Đê-rốt-xi, Cô-rét-ti, Ga-rô-nê, Xtác- đi, Nen-li hoặc một bạn HS trong lớp. - 3 HS có thể kể bằng lời của 3 nhân vật khác nhau. - Kể nối tiếp trong nhóm, mỗi em kể 1 đoạn. - HS thực hiện. - 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp. - Lắng nghe, rút kinh nghiệm. - Truyện ca ngợi quyết tâm vượt khó của một HS bị tật nguyền. - Lắng nghe.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTuan 29 Buoi hoc the duc_12322602.docx