Kiểm tra bài cũ.
-GV gọi HS lần lượt trả lời câu hỏi:
+ Chúng ta đã được học những đơn vị đo diện tích nào?
+ 6dm^23cm^2 = ? cm^2 ; +8dm^214cm^2 = ? cm^2.
( Gọi 2 HS lên bảng làm, HS dưới lớp viết vào bảng con).
+ GV gọi HS nhận xét.
+ GV nhận xét.
+ GV: cô có ô vuông có cạnh là 1 dm, diện tích của hình vuông này là 1 dm2. Vậy các em hãy dựa vào hình và kiến thức đã học điền Đ vào đáp án đúng và S vào đáp án sai ở bài tập trên bảng.
7 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1721 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 môn Toán - Bài: Mét vuông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án lớp 3
Môn: Toán.
Người soạn giáo án: Hoàng Yến + Đỗ Ngọc Trinh + Đinh Thị Trinh + Trương Thị Tường Vi + Trần Thị Mỹ Trúc + Trần Thị Minh Thư.
Lớp: D16TH05
Bài dạy:
MÉT VUÔNG
I. Mục tiêu bài học.
Về kiến thức: Giúp HS
Biết mét vuông là đơn vị đo diện tích
Biết đọc, viết đơn vị đo diện tích “ mét vuông - m2”
Biết được 1m2 = 100dm2, chuyển đổi từ m2 sang dm2, cm2
Về kĩ năng: Giúp HS
- Biết được mối quan hệ giữa xăng-ti-mét, đề-xi-mét với mét vuông để giải các bài toán liên quan.
Về thái độ:
Rèn cho HS tính: tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác,
Tạo niềm yêu thích, say mê với môn Toán.
II. Chuẩn bị.
Giáo viên: SGK toán lớp 4, bảng phụ, bài giảng điện tử.
Học sinh: SGK toán lớp 4, vở, bút, bảng con.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Phương pháp
Thời gian
I.Ổn định lớp học.
- Khởi động.
II. Kiểm tra bài cũ.
-GV gọi HS lần lượt trả lời câu hỏi:
+ Chúng ta đã được học những đơn vị đo diện tích nào?
+ 6dm23cm2 = ? cm2 ; +8dm214cm2 = ? cm2.
( Gọi 2 HS lên bảng làm, HS dưới lớp viết vào bảng con).
+ GV gọi HS nhận xét.
+ GV nhận xét.
+ GV: cô có ô vuông có cạnh là 1 dm, diện tích của hình vuông này là 1 dm2. Vậy các em hãy dựa vào hình và kiến thức đã học điền Đ vào đáp án đúng và S vào đáp án sai ở bài tập trên bảng.
-GV nhận xét, tuyên dương.
III. Dạy bài mới.
1.Giới thiệu bài mới.
Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu: Trong giờ học toán hôm nay, các em sẽ được làm quen với một đơn vị đo diện tích khác, lớn hơn các đơn vị đo diện tích đã học. Đó là mét vuông, vậy để tìm hiểu kĩ hơn về đơn vị đo diện tích này, chúng ta sẽ học bài “ Mét vuông”.
- GV gọi 2-3 HS đọc tựa bài
- GV yêu cầu HS ghi tựa bài vào vở.
Giới thiệu mét vuông:
1.1. Giới thiệu mét vuông.
- GV dán lên bảng 1 hình vuông nhỏ có độ dài cạnh là 1dm và hỏi:
+ Diện tích của hình vuông có cạnh 1dm là bao nhiêu ?
+ GV chốt đáp án: Diện tích của hình vuông có cạnh 1dm là 1dm2.
- Mở rộng hình vuông nhỏ này cô có một hình vuông lớn có cạnh là 10dm như hình sau:
- Hỏi HS: 10dm = ... m
+ Hình vuông lớn có cạnh là bao nhiêu m?
+ Hình vuông có cạnh 1dm có diện tích là 1 dm2. Vậy tương tự hình vuông có cạnh 1m có diện tích là bao nhiêu?
- GV chốt lại: Vậy hình vuông có cạnh 1m có diện tích là 1m2.
- GV nói: Ngoài đơn vị đo diện tích là cm2 và dm2, người ta còn dùng đơn vị đo diện tích là mét vuông. Mét vuông chính là diện tích của hình vuông có độ dài cạnh là 1m.
Mét vuông kí hiệu là m2:
- GV lưu ý học sinh: Khi viết kí hiệu mét vuông (m2), các em chú ý viết số 2 ở phía trên, bên phải của kí hiệu mét (m)
Mối liên hệ giữa các đơn vị đo diện tích:
- Đưa bài toán điền >,<,=
100dm2 .... 1m2
+ GV hỏi: Hình vuông lớn bằng bao nhiêu hình vuông nhỏ ghép lại ?
+ Diện tích hình vuông lớn gấp bao nhiêu lần diện tích hình vuông nhỏ?
+ Vậy diện tích hình vuông lớn bằng bao nhiêu?
- GV nêu: Vậy hình vuông có cạnh dài 1m có diện tích bằng tổng diện tích của 100 hình vuông nhỏ, có cạnh dài 1dm.
- “Nhưng đó mới chỉ là cách mà chúng ta sử dụng phương pháp đếm, còn 1 cách khác cô sẽ hướng dẫn cả lớp kiểm tra được chính xác qua công thức toán học.”
- GV chỉ vào hình vuông và yêu cầu HS tính diện tích hình vuông theo 2 trường hợp:
+ TH1: Hình vuông cạnh 10dm
+ TH2: Hình vuông cạnh 1m
(Trước khi làm cho HS nhắc lại cách tính diện tích hình vuông).
- GV kết luận: Vậy ta có:
1m2 = 100dm2
- GV hỏi tiếp: 1 đề - xi - mét vuông bằng bao nhiêu xăng - ti - mét vuông?
- GV hỏi: Vậy 1 mét vuông bằng bao nhiêu xăng - ti - mét vuông?
- GV chốt lên bảng:
1m2 = 10 000cm2
- GV yêu cầu HS nêu lại mối quan hệ giữa mét vuông với đề - xi - mét vuông và xăng - ti - mét vuông ?
- GV chốt lại: Hai đơn vị liền kề nhau hơn kém nhau 100 lần. Cứ qua 1 lần đổi từ đơn vị lớn hơn sang đơn vị bé hơn liền kề sẽ nhân với 100.
2. Luyện tập, thực hành:
Bài 1 :
- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu bài 1
- GV hỏi: Đề bài yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV hướng dẫn bài mẫu
- GV yêu cầu HS làm vào vở.
- GV gọi 4 HS lần lượt lên bảng làm bài.
- GV cho 4 HS lần lượt nhận xét bài làm trên bảng và đọc lại đáp án bài làm.
- GV nhận xét và chốt đáp án đúng.
+ Hai nghìn không trăm linh năm mét vuông: 2005m2.
+ Một nghìn chín trăm tám mươi mét vuông: 1980m2.
+ Tám nghìn sáu trăm đề - xi – mét vuông: 8600dm2.
+ Hai mươi tám nghìn chín trăm mười một xăng - ti – mét vuông: 28911cm2.
Bài 2:
- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu bài 2
- GV hỏi: Đề bài yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV chia lớp thành 2 dãy.
- GV cho HS thảo luận theo bàn 2 phút. Sau đó, yêu cầu mỗi dãy cử 4 bạn đại diện nhóm lên lần lượt điền vào phần bài tập của nhóm mình.
- HS có 2 phút để hoàn thành phần bài tập của nhóm mình. Các HS còn lại quan sát để nhận xét.
- GV cho HS nhận xét và yêu cầu HS giải thích bài làm của mình.
- GV chốt đáp án đúng:
1m2 = 100 dm2
100dm2 = 1m2
1m2 = 10 000cm2
10 000cm2 = 1m2
400dm2 = 4m2
2110m2 = 211000dm2
15dm2 = 1500cm2
10dm22cm2 = 1002cm2
( GV hướng dẫn kĩ cho HS ở các bài khó)
- GV nhận xét và tuyên dương.
Bài 3:
- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu bài 3
- GV hỏi:
+ Đề cho chúng ta biết những gì?
+ Người ta đã sử dụng hết bao nhiêu viên gạch để lát căn phòng?
+ Vậy diện tích căn phòng chính là diện tích của bao nhiêu viên gạch.
+ Mỗi viên gạch có diện tích bằng bao nhiêu?
+ Vậy diện tích của căn phòng là bao nhiêu mét vuông?
- GV gọi 1 HS lên bảng làm bài. Các HS dưới lớp làm vào vở. GV thu 5 vở bất kì để kiểm tra.
- GV gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét và chốt đáp án đúng.
Bài 4:
- GV cho HS quan sát hình và thảo luận theo nhóm đôi để tìm cách tính diện tích của hình.
4cm 6cm
3cm
5cm
15cm
- GV hướng dẫn: Để tính được diện tích hình đã cho, ta tiến hành chia hình thành nhũng hình chữ nhật nhỏ, tính diện tích của từng hình nhỏ, sau đó tính tổng diện tích của các hình nhỏ.
- GV hướng dẫn học sinh chia hình chữ nhật lớn thành các hình chữ nhật nhỏ và cho HS làm bài vào vở.
4cm 6cm
(H1) 3cm (H2)
5cm
(H3)
15cm
- GV gọi 1 HS lên bảng làm bài. HS dưới lớp làm vào vở.
- GV gọi HS nhận xét.
- GV chốt đáp án đúng:
Diện tích hình chữ nhật H1 là:
4 x 3 = 12 (cm2)
Diện tích hình chữ nhật H2 là:
6 x 3 = 18 (cm2)
Diện tích hình chữ nhật H1 là:
15 x 2 = 30 (cm2)
Diện tích của miếng bìa là:
12+ 18 + 30 = 60 (cm2)
Đáp số: 60cm2
- GV nhận xét và cho điểm.
III. Củng cố, dặn dò:
-Hát.
-HS trả lời:
+ xăng-ti-mét vuông (cm2), đề-xi-mét vuông (dm2) .
+ 603cm2.
+ 814cm2.
+ HS nhận xét.
+ HS lắng nghe.
- HS trả lời:
A. S
B. S
C. S
D. Đ
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS đọc tựa bài
- HS ghi tựa bài vào vở
-HS quan sát.
+ 1 dm2
+ 1m
+ 1m
+ 1m2
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
+ Bằng 100 hình.
+ Gấp 100 lần.
+ Bằng 100dm2.
- HS lắng nghe
+ TH1: 100 dm2
+ TH2: 1m2
+ Muốn tính diện tích hình vuông ta lấy độ dài một cạnh nhân với chính nó.
- 1dm2 = 100cm2
- 1m2 = 10 000cm2
- HS quan sát.
1m2 = 100dm2
1m2 = 10 000cm2
- 1 HS đọc.
- Đề bài yêu cầu đọc và viết các số đo diện tích.
- HS lắng nghe
- HS làm bài.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc.
- Đề bài yêu cầu viết số thích hợp vào chỗ trống.
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận.
- HS làm bài.
- HS nhận xét và giải thích.
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe.
- HS đọc
- HS trả lời:
+ Để lát được căn phòng cần 200 viên gạch, mỗi viên gạch có độ dài cành là 30cm2.
+ 200 viên gạch
+ 30 x 30 = 900cm2
+ 900cm2 x 200 =
180 000cm2 = 18m2
- HS làm bài.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
-HS lắng nghe và chơi trò chơi.
- HS làm bài
- HS nhận xét
- HS lắng nghe.
PP ôn tập.
PP gợi mở, vấn đáp.
- PP thực hành luyện tập.
- PP gợi mở - vấn đáp.
PP tổ chức trò chơi.
1p
3p
15p
18p
4p
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Met vuong_12322248.docx