Hoạt động 2 :
-GV yêu cầu HS suy nghĩ trong vòng 2 phút để liệt kê ra những vật dễ gây cháy ở gia đình em
-GV gọi HS nêu
-GV cho HS khác bổ sung đến khi nào không còn 1 ý kiến khác nữa.
-GV nhận xét
-GV chốt : Những vật dễ gây ra cháy ở gia đình : bếp ga, bật lửa, dầu hỏa, bếp củi, đống củi khô, tàn thuốc lá, tàn hương, đốt vàng mã
10 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 10778 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 môn Tự nhiên xã hội - Bài 23: Phòng cháy khi ở nhà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
Khoa Giáo dục Tiểu học
**********
Thiết kế bài giảng
Tự nhiên – Xã hội 3
Bài 23: Phòng cháy khi ở nhà
Ngày soạn: 23/10/2018
Ngày dạy:
Người soạn: Ngô Thị Khánh Linh
Lớp dạy: 3A
Mục tiêu
Kiến thức:
Học sinh nêu được những việc nên và không nên làm để phòng cháy khi đun nấu ở nhà
Biết cách sắp xếp những chất đốt một cách hợp lí và an toàn
Biết cách xử lí khi gây ra cháy
Nêu được một số thiệt hại do cháy gây ra
Giáo dục học sinh biết sử dụng năng lượng chất đốt hiệu quả và an toàn, tiết kiệm. Ví dụ: tắt bếp khi sử dụng xong hoặc không sử dụng,..
Kỹ năng
Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.
Khả năng phân tích, xử lí các thông tin liên quan đến các vụ cháy.
Kỉ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm đối với việc phòng cháy khi đun nấu ở nhà
Kỹ năng tự bảo vệ: Ứng phó nếu có tình huống hỏa hoạn.
Tìm kiếm sự giúp đỡ đúng cách và hiệu quả khi xảy ra hỏa hoạn.
Thái độ:
Thái độ nghiêm túc
Rèn tính tự giác, chăm chỉ.
Thêm yêu thích môn Tự nhiên và Xã hội.
Thái độ
Chuẩn bị
Giáo viên:
Sách giáo khoa
Bảng phụ
Phiếu học tập
Thiết kế bài giảng
Học sinh
Sách giáo khoa
Vở ghi
Hoạt động dạy và học
Nội dung
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động của HS
Ổn định tổ chức lớp
(1 phút)
-GV cho HS hát một bài
-HS hát
Kiểm tra bài cũ
-GV cho HS thực hành phân tích và vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng.
-GV gọi HS nhận xét
-GV nhận xét
-GV chốt và tuyên dương tinh thần học tập bài ở nhà của HS.
-HS vẽ
-Hs nhận xét và lắng nghe.
Dạy bài mới
Giới thiệu bài
Dạy bài mới
-GV nói: Hiện nay, ở nước ta xảy ra rất nhiều vụ cháy (hỏa hoạn). Nó để lại vô vàn những hậu quả to lớn và đau thương về cả của cải vật chất và đe dọa tính mạng của con người chúng ta. Chính vì vậy, làm thế nào để các con có thể phòng tránh cháy và xử lí đám cháy nếu có xảy ra như thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất thì chúng ta sẽ đến với bài ngày hôm nay: Bài 23: Phòng cháy khi ở nhà.
*Hoạt động 1: Quan sát tranh
-GV yêu cầu HS quan sát tranh trang 44.
-GV chia lớp thành các nhóm bàn và nêu câu hỏi, yêu cầu các nhóm thảo luận trong thời gian 2 phút và trả lời các câu hỏi :
+ Em bé ở hình 1 có thể gặp tai nạn gì ?
+ Chỉ ra các vật dễ cháy ở hình 1 ?
+ Điều gì sẽ xảy ra khi can dầu và đống củi khô ở hình 1 bị bắt lửa ?
+Theo các con, bếp ở hình 1 và hình 2 an toàn hơn trong việc phòng cháy ? Vì sao ?
-GV gọi đại diện từng nhóm lên trình bày phần thảo luận của nhóm mình
-GV gọi HS nhận xét
-GV nhận xét
-GV chốt : Bếp ở hình 2 an toàn hơn vì các đồ vật được xếp gọn gàng, ngăn nắp; các chất đốt, vật dễ bắt lửa được để xa nguồn lửa.
-GV liên hệ cho HS
+GV cho HS xem những mẩu tin ngắn về những cuộc hỏa hoạn đã xảy ra ở những nơi gần nơi sinh sống của các em.
+ GV cho HS đọc, xem hình, tìm hiểu nguyên nhân gây ra vụ cháy của các vụ hỏa hoạn đó.
+ GV gọi 1 vài HS đứng lên nêu những thiệt hại do hỏa hoạn gây ra cả về tính mạng lẫn của cải, vật chất.
*Hoạt động 2 :
-GV yêu cầu HS suy nghĩ trong vòng 2 phút để liệt kê ra những vật dễ gây cháy ở gia đình em
-GV gọi HS nêu
-GV cho HS khác bổ sung đến khi nào không còn 1 ý kiến khác nữa.
-GV nhận xét
-GV chốt : Những vật dễ gây ra cháy ở gia đình : bếp ga, bật lửa, dầu hỏa, bếp củi, đống củi khô, tàn thuốc lá, tàn hương, đốt vàng mã
-GV hỏi : Vậy các con còn biết những nguyên nhân nào mà dễ bị hỏa hoạn ở địa phương không ?
-GV gọi các HS trả lời
-GV nhận xét
-GV chốt : Những nguyên nhân gây ra : chập điện, tàn thuốc lá, đốt vàng mã quá nhiều, đốt rác,...
+ Hỏi nâng cao : Các con bây giờ thấy rất nhiều gia đình đốt vàng mã hay ở địa phương ngoại thành thì hay đốt rác đúng không nào ? Vậy các con hãy cho cô biết tại sao đốt rác, vàng mã lại cũng có thể gây ra hỏa hoạn ?
-GV nhận xét và chốt.
*Hoạt động 3 : Xử lí khi có cháy
- GV đưa ra 4 tình huống cho 4 tổ tương ứng với 4 nhóm lớn, yêu cầu HS đóng vai theo tình huống được giao và xử lí tình huống đó trong 5 phút.
+ Tình huống 1 : Khi bạn Nam thấy em mình đang cầm diêm và bật lửa chơi.
+ Tình huống 2 : An đi học về, thấy ông đang đun bếp, bên cạnh bếp có can dầu hỏa và đống củi khô ông vừa nhặt về.
+ Tình huống 3 : Chị Hùng đang nấu cơm bằng bếp củi nhưng chị lên nhà nghe điện thoại, để bếp đang sôi ùng ục.
+ Tình huống 4 : Bà Lan nấu cơm xong nhưng quên không tắt bếp ga, và thường xuyên sử dụng bếp xong mà không khóa van bình ga.
-GV cho từng nhóm lần lượt lên diễn lại các tình huống đó.
-GV cho HS nhận xét phần trình bày và xử lí tình huống của các bạn
-GV nhận xét
-GV tuyên dương những nhóm diễn tốt và xử lí tình huống tốt.
-GV chốt : Cách tốt nhất để phòng cháy là khi đun nấu không để các vật dễ cháy ở gần bếp. Khi đun nấu, phải trông coi cẩn thận và nhớ tắt bếp khi sử dụng xong, không được nghịch lửa.
-GV liên hệ : Vậy nếu có xảy ra đám cháy con sẽ làm như thế nào để dập tắt đám cháy ấy ?
-GV hỏi : Vậy nếu các con không thể xử lí được đám cháy, con phải làm như thế nào ?
-GV : vậy các con có biết nếu muốn gọi các chú lính cứu hỏa và gọi vào số bao nhiêu và gọi như thế nào không ?
-GV cho HS thực hành gọi cho chú cứu hỏa.
-GV chốt
-GV yêu cầu HS đọc phần bóng đèn phát sáng
*Hoạt động 4 : Trò chơi
-GV cho HS lắng nghe và hát bài « Lính cứu hỏa »
-GV tổ chức cho HS chơi trò chơi « Gọi cứu hỏa » để HS luyện tập lại cách gọi cứu hỏa và phản ứng khi có hỏa hoạn xảy ra.
-GV nhận xét phần chơi của các bạn.
-HS lắng nghe
-HS quan sát
-HS trả lời
+ Em bé có thể bị bỏng
+ Can dầu hỏa, đống củi khô, đèn dầu
+ Làm như vậy nếu bắt lửa sẽ gây ra hỏa hoạn
+ Bếp 2 an toàn hơn vì các đồ vật được xếp gọn gàng, ngăn nắp; các chất đốt, vật dễ bắt lửa được để xa nguồn lửa.
-GV và HS lắng nghe
-HS nhận xét
-HS lắng nghe
-HS liên hệ
-HS suy nghĩ
-HS nêu
-HS bổ sung
-HS lắng nghe
-HS trả lời
-HS lắng nghe
-HS trả lời: Vì đốt quá nhiều và sẽ thành đám to sẽ gây cháy dây diện,.. hay những tàn của vàng mã hay rác bay lên mà gặp chất dễ cháy cũng sẽ gây ra hỏa hoạn ngay.
-HS phân công đóng vai và lên diễn
-HS lên diễn
-HS nhận xét và lắng nghe.
-HS trả lời: con sẽ lấy nước để dập tắt, hoặc con lấy cát,..
-HS trả lời: Con sẽ nhờ người lớn giúp đỡ bằng cách kêu cứu, hô hoán mọi người xung quanh hay gọi cho các chú cứu hỏa,..
- Là số 114.
Sẽ gọi là “Chú ơi. Con đang ở.. và ở đây có đám cháy »
-HS giả vờ gọi và thể hiện lời nói.
-HS lắng nghe và đọc
-HS hát
-HS chơi trò chơi
Củng cố, dặn dò
-GV chốt lại tất cả các kiến thức từ đầu buổi học đến hết.
-GV liên hệ : Vậy về nhà các con phải làm gì để phòng cháy hỏa hoạn ở gia đình và địa phương ?
-GV nhận xét tiết học, tuyên dương các bạn tích cực xây dựng bài.
-GV yêu cầu HS học thuộc phần bóng đèn phát sáng trang 45 và chuẩn bị bài ngày hôm sau.
-HS lắng nghe
-HS trả lời : cần phải kiểm tra, sắp xếp lại mọi thứ, tuyên truyền nhắc nhở cho gia đình và hàng xóm ở địa phương về vấn đề phòng chống hỏa hoạn.
-HS lắng nghe và ghi nhớ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 23 Phong chay khi o nha_12449562.doc