Giáo án lớp 3 môn Tự nhiên xã hội - Bài 48: Quả

Phát triển các hoạt động :

*Hoạt động 1: Sự đa dạng của các loại quả (6 phút)

Mục tiêu:

- Học sinh tìm ra sự khác nhau về màu sắc, hình dạng, kích thước của một số loại quả

Phương pháp : trực quan, thảo luận

Cách tiến hành:

- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu những hiểu biết của mình về quả mà mình yêu thích

- Học sinh thảo luận nhóm đôi: Nói tên và miêu tả hình dáng, kích thước, màu sắc, mùi vị các loại quả mà mình sưu tầm được

- Em có nhận xét gì về hình dạng, kích thước, màu sắc, mùi vị của các loại quả

Kết luận: Có nhiều loại quả, chúng khác nhau về hình dạng, kích thước, màu sắc và mùi vị

 

doc3 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 8693 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 môn Tự nhiên xã hội - Bài 48: Quả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔN TỰ NHIÊN XÃ HỘI Bài 48 : Quả I. Mục tiêu:  1. Kiến thức: - Học sinh nêu được chức năng của quả đối với đời sống thực vật và ích lợi của quả đối với đời sống con người. - Học sinh kể tên các bộ phận thường có của một quả. 2. Kĩ năng: - Tổng hợp, phân tích để biết chức năng và lợi ích của quả đối với đời sống thực vật và đời sống con người. - Biết được có hai loại : quả ăn được và quả không ăn được. 3. Thái độ: - Hợp tác, giúp đỡ. - Tích cực suy nghĩ, ham học hỏi. - Yêu thích cuộc sống xung quanh. * Giáo dục kỹ năng sống: Kỹ năng quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về đặc điểm bên ngoài của một số loại quả * Giáo dục bảo vệ môi trường: Biết ích lợi của quả đối với đời sống của con người, có ý thức trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh. * Các phương pháp: Quan sát và thảo luận thực tế. Trưng bày sản phẩm. Bàn tay nặn bột. II. Đồ dùng dạy học Giáo viên: đồ dùng cho các nhóm( ảnh các loại quả, phiếu làm việc nhóm) Học sinh: bút lông, các loại quả do học sinh sưu tầm III/ CÁC HOẠT ĐỘNG: 1. Khởi động: (1phút). Hát “ Vườn cây của ba” của tác giả Phan Nhân 2.Bài mới: a. Giới thiệu bài :(2 phút) - Các con cho cô biết bài hát vừa rồi nhắc đến tên những loại quả nào? * Lưu ý: Loại quả nào các bạn đã nêu thì không nêu lại. - Giáo viên: Có nhiều loại quả. Vậy quả có đặc điểm như thế nào? Cấu tạo của chúng ra sao? Chúng có vai trò gì đối với cuộc sống của chúng ta? Chúng ta cùng tìm hiểu bài 48 : Quả - Giáo viên ghi tựa bài lên bảng HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH b. Phát triển các hoạt động : *Hoạt động 1: Sự đa dạng của các loại quả (6 phút) Mục tiêu: - Học sinh tìm ra sự khác nhau về màu sắc, hình dạng, kích thước của một số loại quả Phương pháp : trực quan, thảo luận Cách tiến hành: Giáo viên yêu cầu học sinh nêu những hiểu biết của mình về quả mà mình yêu thích Học sinh thảo luận nhóm đôi: Nói tên và miêu tả hình dáng, kích thước, màu sắc, mùi vị các loại quả mà mình sưu tầm được - Em có nhận xét gì về hình dạng, kích thước, màu sắc, mùi vị của các loại quả ]Kết luận: Có nhiều loại quả, chúng khác nhau về hình dạng, kích thước, màu sắc và mùi vị *Hoạt động 2: Cấu tạo của quả (20 phút) Mục tiêu: Học sinh biết quan sát, thực hành thí nghiệm để kể tên các bộ phận thường có của một quả Phương pháp : Bàn tay nặn bột Cách tiến hành: Bước 1:Tình huống xuất phát nêu vấn đề. - Có phải tất cả các loại quả đều có bộ phận giống nhau không? - Theo con thì quả có mấy bộ phận? - Có bạn trả lời là quả gồm có 2 bộ phận, quả có 3 bộ phận, vừa 2 vừa 3 bộ phận - Các bạn nào cho rằng quả gồm 2 bộ phận chúng ta di chuyển về chung một nhóm - Các bạn nào cho rằng quả gồm 3 bộ phận chúng ta di chuyển về chung một nhóm - Các bạn nào cho rằng có quả 2 bộ phận, có quả 3 bộ phận chúng ta di chuyển về chung một nhóm mỗi nhóm 5 bạn - Cho học sinh bầu nhóm trưởng, đặt và nêu tên nhóm Bước 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu của HS. - Cho HS bày tỏ suy nghĩ tại sao quả gồm : 2 bộ phận 3 bộ phận Có quả 2 bộ phận, có quả 3 bộ phận Vậy để xem quả có mấy bộ phận, bây giờ chúng ta cùng tìm câu trả lời Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án quan sát. - Giáo viên gợi ý để học sinh nêu các câu hỏi - GV ghi lại ý kiến của học sinh - Yêu cầu học sinh đề xuất các phương án thực nghiệm nhằm tìm kiếm câu trả lời cho các câu hỏi mà các em vừa nêu - Các con làm gì để giải đáp thắc mắc mà các bạn vừa nêu? - Học sinh đưa ra phương án, giáo viên chọn phương án tốt nhất: bổ (bóc) ra Bước 4: Tiến hành thực nghiệm - Yêu cầu học sinh thực hiện thí nghiệm theo yêu cầu sau : Bổ quả ra Chỉ và gọi tên các bộ phận của quả Ghi ý kiến vào phiếu làm việc nhóm - Giáo viên quan sát, đến từng nhóm giúp đỡ khi cần * Lưu ý : Học sinh cần mang bao tay và cẩn thận khi sử dụng dao để tránh đứt tay Bước 5: Kết luận kiến thức - Cho đại diện 2 nhóm trình bày kết quả của nhóm mình, yêu cầu HS đối chiếu với hiểu biết ban đầu của mình - Dựa vào kết quả sau khi thực nghiệm, theo em, quả có mấy bộ phận? Đó là những bộ phận nào? Em thường ăn phần nào của quả? - GV chiếu hình quả gồm ba bộ phận. - GV chiếu hình quả gồm hai bộ phận ] Kết luận: Mỗi quả thường có 3 phần: vỏ, thịt và hạt. + Khi sử dụng các loại quả cần lưu ý điều gì? * Lưu ý HS: không ăn những loại quả có chứa chất độc (cà độc dược, cam thảo dây) vì nếu ăn, chúng ta có thể tử vong. *Hoạt động 3: Ích lợi của quả và chức năng của hạt (10 phút) Mục tiêu: Nêu được ích lợi của quả và chức năng của hạt. Cách tiến hành: - Học sinh thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi Quả thường dùng để làm gì? Quả có lợi ích gì đối với cuộc sống của con người ? - Yêu cầu học sinh kể tên một số quả dùng làm mứt, ép dầu - Bên cạnh đó quả còn dùng làm thuốc như quả nhào (khi ngâm rượu uống trị đau lưng nhức mỏi). Quả còn đem lại kinh tế cho người dân đặc biệt là dân vùng Đồng bằng Sông Cửu Long - GV: Quả có chứa rất nhiều vitamin giúp cho cơ thể khỏe mạnh và phát triển đó chính là ích lợi của quả. Vậy nên khi thưởng thức quả chúng ta phải nhớ đến công lao cũng những người đã vun trồng chăm sóc Bạn nào có thể nêu một câu ca dao , tục ngữ thể hiện sự biết ơn những người đã cho chúng ta hưởng thành quả hay không? GV : Quả có nhiều lợi ích như thế vậy chúng ta nên làm gì để cây luôn tươi tốt cho ra những quả ngọt ngon ? Chức năng của hạt + Hạt có chức năng gì? - Cho HS quan sát Clip sự phát triển của cây con từ hạt - Qua đoạn clip vừa xem các bạn có nhận xét gì? ] Kết luận: Khi gặp điều kiện thuận lợi, hạt sẽ mọc thành cây con. Chúng ta sẽ được tìm hiểu kỹ về chức năng của hạt ở các lớp sau. 4, Củng cố, dặn dò : - Giáo viên tổ chức trò chơi : Quả bóng bí mật - Nhận xét tiết học tuyên dương - Dặn HS chuẩn bị bài sau: Động vật - Hát bài “ Vườn cây của ba” - Học sinh nêu Học sinh trình bày trong nhóm, nhóm trưởng đại diện trình bày Học sinh trả lời Học sinh trả lời khác nhau: 2 bộ phận, 3 bộ phận, vừa 2 vừa 3 bộ phận Học sinh di chuyển . Học sinh trả lời : bổ (bóc) ra Học sinh tiến hành bổ quả - Học sinh trả lời Học sinh trả lời Học sinh trả lời Học sinh trả lời Học sinh trả lời Học sinh trả lời Học sinh trả lời - Cả lớp tham gia trò chơi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 48 Qua_12399377.doc
Tài liệu liên quan