1. Kiểm tra bài cũ
Lồng ghép trong quá trình dạy bài mới
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài
- Giờ trước các em học bài gì?
- Tôm và cua sống ở đâu?
- Ngoài tôm và cua ra còn loại động vật nào sống ở dưới nước nữa?
- GV viết các câu trả lời của HS lên bảng.
Kết luận: Thế giới động vật dưới đáy đại dương rất phong phú, đa dạng. trong đó, có các loài cá rất gần gũi trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Để hiểu đặc điểm cấu tạo cũng như ích lợi của các loài cá và các em cùng đi tìm hiểu
7 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 6114 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 môn Tự nhiên xã hội - Bài 52: Cá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ba ngày 9 tháng 10 năm 2017
Môn: Tự nhiên xã hội
Bài 52: CÁ
Mục tiêu:
Kiến thức:
Giúp HS nói và chỉ được các bộ phận bên ngoài của cá.
Biết: cá là động vật có xương sống, sống dưới nước, thở bằng mang. Cơ thể chúng thường có vẩy và vây.
Hiểu lợi ích của cá đối với đời sống con người.
Kỹ năng:
Rèn cho HS kỹ năng quan sát, thảo luận nhóm.
Thái độ:
Giúp HS yêu thích tự nhiên có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ các loai cá.
Chuẩn bị
1. đồ dùng dạy học
GV: máy chiếu, SGK, bộ sưu tầm tranh ảnh,..
HS: SGK, vở
2. Phương pháp:
Sử dụng tổng hợp các phương pháp truyền thống ( thuyết trinh, giảng giải) và các phương pháp không truyền thống (động não, thảo luận nhóm).
Hoạt động day- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiểm tra bài cũ
Lồng ghép trong quá trình dạy bài mới
Bài mới
Giới thiệu bài
Giờ trước các em học bài gì?
Tôm và cua sống ở đâu?
Ngoài tôm và cua ra còn loại động vật nào sống ở dưới nước nữa?
GV viết các câu trả lời của HS lên bảng.
Kết luận: Thế giới động vật dưới đáy đại dương rất phong phú, đa dạng. trong đó, có các loài cá rất gần gũi trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Để hiểu đặc điểm cấu tạo cũng như ích lợi của các loài cá và các em cùng đi tìm hiểu trong tiết TN-XH hôm nay bài “Cá”
Sự đa dạng cuả cá ở môi trường nước ngoạt, nước mặn.
Yêu cầu mỗi HS kể tên một loài các mà mình biết, bạn kể sau không được kể trùng với bạn kể trước. trong quá trình
kể tên giáo viên hỏi thêm một số thông tin về loài cá mà các em kể tên.
GV giảng bài: Như vậy là có nhiều loài các khác nhau sống trong môi trường nước. theo cô biết có khoảng 31900 loài cá khác nhau đấy.
Số lượng loài cá như vậy cho em thấy điều gì?
GV cho các em quan sát hình ảnh các loài cá:
Cá rô phi
Cá vàng
Cá chép.
Cá quả
Cá chim
Cá ngừ
Cá đuối
Cá mập
Hỏi: .loài cá nào sống ở nước ngọt, loài nào sống ở nước mặn?
Có nhiều loài cá khác nhau vậy chúng ó đặc điểm và cấu tạo như thế nào?
Cô và các em cùng đi tìm hiểu trong phần tiếp theo.
Cấu tạo, đặc điểm của cá.
Cho HS quan sát hình ảnh phóng to 2 con cá có đặc điểm cấu tạo điển hình (một con ở nước mặn, một con ở nước ngọt).
Cho HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi sau:
+ cá có mấy bộ phận chính? Đó là những bộ phận nào?
+ chỉ lại các bộ phận chính của con cá?
GV nhận xét và hỏi thêm.
+ trên đầu cá có những bộ phận nào?
+ thân cá có gì?
+ đuôi cá có gì?
Kết luận: cá gốm 3 bộ phận chính: đầu, mình, đuôi. Trên đầu có mang, mắt, miệng. thân có vây. Đuôi có vây đuôi
GV vừa nói vừa chỉ trên hình vẽ để học sinh quan sát.
GV hỏi:
+ Có phải loại cá nào cũng có vẩy không?
+ Cho học sinh quan sát cá lươn cá heo là những loại cá không có vẩy, cá lươn không có vây
+ Lớp vẩy có tác dụng gì với cá?
Yêu cầu học sinh quan sát con cá. Hỏi:
+ Cá thở bằng gì?
+ cá di chuyển bằng gì?
GV chỉ và cung cấp cho học sinh một số thông tin: vây đuôi giống như bánh lái giúp cá di chuyển. vây lưng, vây bụng ngoài việc giúp cá di chuyển nó còn giúp cá giữ thăng bằng trong môi trường nước.
2.4. Đặc điểm giống nhau, khác nhau của các loài cá.
- Cho học sinh quan sát một số hình ảnh về các loài cá. Hỏi?
+ Em có nhận xét gì về màu sắc hình dạng, kích thứơc của các loài cá khác nhau?
+ Các loài cá có đặc điểm gì giống nhau?
GV kết luận: các loài cá khác nhau có đặc điểm màu sắc, hình dạng, kích thước khác nhau. Nhưng chúng đều có 3 phần đầu, mình, đuôi, sống dưới nước, thở bằng mang. Cơ thể thường có vẩy,có vây.
Cá là động vật có xương sống.
GV: lớp mình có bạn nào chưa ăn cá bao giờ không?
Vậy khi ăn hết phần thịt em thấy bên trong cơ thể cá có gì?
Cho học sinh quan sát.
Hỏi:
+ các em quan sát thấy gì?
+ chúng ta khẳng định điều gì?
GV giảng: cá là động vật thích nghi với đời sống bơi lặn. chúng có đặc điểm gì?
GV gọi học sinh đọc to phần kết luận.
2.7. Ích lợi của cá.
Các en thấy con cá có gần gủi với đời sống chúng ta không?
Cá có ích lợi gì?
GV đi tới kết luận, đồng thời cho học sinh quan sát hình ảnh về ích lợi của cá: cá có nhiều ích lợi đối với đời sống của con người. cá để làm cảnh, làm thuốc, chủ yếu được làm thức ăn giàu dinh dưỡng, cá để xuất khẩu.
3. Củng cố dặn dò
Cá có nhiều lợi ích như vậy, nhưng các em có biết điều gì đang xảy ra với chúng không?
Nguyên nhân do đâu mà nhiều loài cá đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng?
Các em phải làm gì để bảo vệ loại cá?
Yêu cầu học sinh về chuẩn bị tranh ảnh cho tiết học sau.
+ Học bài tôm, cua.
+ Tôm cua sống dưới nước.
+ HS kể theo hiểu biết cá nhân
+ Cá
HS lắng nghe.
+ Kể tên các loài cá và trả lời câu hỏi của GV.
+ HS lắng nghe.
+ Thế giới loài cá rất phong phú và đa dạng.
+ Nươc ngọt: cá chép, cá vàng, cá rô phi, cá quả,
+ Nước mặn: các chim, cá ngừ, cá đuối, cá mập,..
HS lắng nghe.
HS thảo luận nhóm.
+ Đại diện nhóm lên trình bày.
Cá có 3 bộ phận chính: đầu, thân, đuôi.
HS lên chỉ trên hình vẽ.
( các nhóm khác quan sát nhận xét bổ sung)
HS trả lời.
Các HS khác lắng nghe và nhận xét.
HS lắng nghe.
HS trả lời theo hiểu biết cá nhân.
+ Vây cá có tác dụng bao bọc bảo vệ cá.
+ Cá thở bằng mang
+ Cá di chuyển bằng vây.
HS lắng nghe.
HS quan sát.
+ Các loài cá có hình dạng, kích thước, hình dạng khác nhau.
HS trả lời theo hiểu biết.
HS lắng nghe.
+ Không.
+ Có xương.
+ Bộ xương cá.
+ Cá là loài động vật có xương sống.
+ HS đọc to phần kết luận.
+ HS trả lời theo hiểu biết cá nhân.
HS quan sát, lắng nghe.
+ Nhiều loài cá đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng
+ Do ô nhiễm môi trường, do hoạt động đánh bắt trái phép.
+ Không vứt rác, xả nước thải ra song hồ, biển. không đánh bắt trái phép.
VI. Rút kinh nghiệm.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 52 Ca_12304504.docx