1. Ổn định: - Hát.
2. Bài cũ:
- Cô mời 2 bạn trả lời câu hỏi bài cũ : Côn trùng.
+Em hãy nêu đặc điểm chung của các loại côn trùng?
+ Kể tên những côn trùng có lợi và côn trùng có hại?
- GV nhận xét đánh giá, tuyên dương.
3. Bài mới: - GTB: Bây giờ cô có một số câu đố các bạn hãy lắng nghe và cho cô biết đó là con gì?
1. Con gì 8 cẳng 2 càng
Một mai 2 mắt bò bằng 8 chân ( con cua)
2.Đầu giống khóm trúc
Mình giống khúc rồng
4 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1623 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 môn Tự nhiên xã hội - Bài: Tôm - Cua, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Hà
Giao sinh: Bùi Thị Lan
Ngày dạy: 13/3/2018
Môn : Tự nhiên & xã hội
TÔM - CUA
I. Mục tiêu:
- Nêu được ích lợi của tôm - cua đối với đời sống con người.
- Nêu tên và chỉ được các bộ phận bên ngòai của tôm, cua.
- HS nhận ra những lợi ích của tôm - cua đối với con người.
- HS nhận biết được sự cần thiết phải bảo vệ các loài tôm - cua .
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình minh hoạ SGK tr. 98, 99.
- GV và HS sưu tầm tranh ảnh nuôi tôm - cua , chế biến tôm - cua .
- Giấy bút cho các nhóm thảo luận.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: - Hát.
2. Bài cũ:
- Cô mời 2 bạn trả lời câu hỏi bài cũ : Côn trùng.
+Em hãy nêu đặc điểm chung của các loại côn trùng?
+ Kể tên những côn trùng có lợi và côn trùng có hại?
- GV nhận xét đánh giá, tuyên dương.
3. Bài mới: - GTB: Bây giờ cô có một số câu đố các bạn hãy lắng nghe và cho cô biết đó là con gì?
1. Con gì 8 cẳng 2 càng
Một mai 2 mắt bò bằng 8 chân ( con cua)
2.Đầu giống khóm trúc
Mình giống khúc rồng
Sống da trắng tuyết
Chết lại đỏ hồng? ( con tôm)
-Để biết được đặc điểm,cũng như lợi ích của tôm cua thì hôm nay cô và các em sẽ cùng nhau tìm hiểu bài 51 “ Tôm cua”
GV ghi tên bài: Tôm - cua.
HĐ1: - Quan sát và thảo luận..
- Cô chia lớp thành 2 nhóm lớn.
- bây giờ cả lớp sẽ thảo luận theo nhóm 4người.
- thảo luận các câu hỏi sau:
Nhóm 1
+ Nêu các bộ phận bên ngoài của tôm.
+ Bên ngoài cơ thể con tôm có gì bảo vệ ?
Nhóm 2
-Bên trong cơ thể của tôm có xương sống hay không?
+ Hãy đếm xem tôm có tất cả bao nhiêu chân và chân của chúng có gì đặc biệt?
- Mời đại diện một nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. Một nhóm khác nhận xét
- GV kết luận: + Tôm gồm có : đầu,mình, đuôi, chân. Là động vật không có xương sống. Bên ngoài được bao phủ bởi lớp vỏ cứng. Chúng có nhiều chân và chân được phân ra thành các đốt.
- Tương tự như vậy các nhóm thảo luận và trình bày về con cua.
- Cô và các em vừa tìm hiểu về đặc điểm của tôm, cua thì bây giờ các em hãy suy nghĩ so sánh tôm và cua sau đó tìm ra cho cô các điểm giống và khác nhau của chúng.( thảo luận nhóm đôi trong thời gian 2 phút).
- GV nhận xét, tuyên dương.
-GV chốt: tôm, cua khác nhau về hình dạng , kích thước. Giống nhau: đều không có xương sống. Cơ thể chúng được bảo về bằng 1 lớp vỏ cứng. Chúng có nhiều chân và chân phân thành các đốt.
HĐ2: Lợi ích của tôm cua, các hình thức đánh bắt và nuôi trồng.
- Làm việc cá nhân:
- Bằng vốn hiểu biết của mình các bạn hãy suy nghĩ và cho cô biết:
+ Tôm cua thường sống ở đâu?
+ Tôm và Cua có ích lợi gì đối với con người?
+ Kể tên một số hoạt động nuôi trồng và đánh bắt tôm cua mà em biết?
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV chốt: tôm, cua sống dưới môi trường nước. tôm cua chứa nhiều canxi nên rất có ích và bổ dưỡng. chúng ta nên bổ sung vào bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên cần sử dụng 1 cách hợp lý, tránh lạm dụng.
- GV giới thiệu thêm 1 số hình thức nuôi trồng và đánh bắt cho học sinh.
GV KL: Tôm và cua là những thức ăn chứa nhiều chất đạm cần cho cơ thể con người.
- Ở nước ta có nhiều sông, hồ và biển là những môi trường thuận tiện để nuôi và đánh bắt tôm - cua. Hiện nay, nghề nuôi tôm khá phát triển và tôm đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu của nước ta.
- GV liên hệ thêm: các em cần bảo vệ nguồn nước, vì đó là nơi sinh sống của tôm cua, tuyệt đối không đánh bắt bừa bãi.
4. Củng cố:
- 1 học sinh nhận xét tiết học.
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
5. Dặn dò:
- Dặn HS chuẩn bị tốt bài sau.
- HS hát.
2 HS trả lời câu hỏi.
- Côn trùng ( bò sát ) không có xương sống. Có 6 chân. Chân phân thành các đốt, thường có cánh.
- Côn trùng có lợi: ong, bướm...
- Công trùng có hại: ruồi, muỗi, dán...
- Lớp theo dõi.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS nhắc lại tên bài.
- Các nhóm quan sát các hình trong SGK và vật mẫu rồi thảo luận các câu hỏi.
- Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
2 HS nhắc lại kết luận.
- Các nhóm thảo luận.
- hs làm việc nhóm
- Đại diện nhóm trình bày.
-Nhóm khác nhận xét.
- HS trả lời
- HS khác nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe tiếp thu.
-HS chuẩn bị tốt bài sau.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 51 Tom cua_12307828.docx