I. MỤC TIÊU
- Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng khổ thơ, dòng thơ 4 chữ.
- Làm đúng BT2 a hoặc b phân biệt l/n hoặc ut/uc.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
A. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu 2HS viết ở bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con các từ: tập dượt, dược sĩ.
- Nhận xét, đánh giá chung.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu.
2. Hướng dẫn nghe viết
a) Chuẩn bị
- GV đọc bài viết . 2 HS đọc lại. Cả lớp theo dõi.
- GV hỏi: Bài thơ kể về chuyện gi? (Bé Cương thích nghe âm nhạc. Tiếng nhạc làm cho cây cối cũng lắc lư, viên bi lăn tròn cũng nằm im).
HS đọc thầm bài chính tả, viết vào vở nháp những chữ dễ mắc lỗi khi viết bài để ghi nhớ: mải miết, bỗng, nổi nhạc, réo rắt, trong veo.
34 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 892 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 3 - Năm 2014 - 2015 - Tuần 23, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ướng dẫn tìm hiểu bài.
Hoạt động 1: Kể chuyện Đám tang.
- GV kể chuyện
- Đám thoại: GV hỏi:
- Mẹ Hoàng và một số người đi trên đường đã làm gì khi gặp đám tang?
- Vì sao mẹ Hoàng lại dừng xe, nhường đường cho đám tang?
Hoàng đã hiểu ra điều gì khio mẹ giải thích?
Qua câu chuyện trên các thấy cần phải làm gì khi gặp đám tang?
Vì sao cần phải tôn trọng đám tang?
* GV kết luận: Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ.
Hoạt động 2: Đánh giá hành vi.
- GV phát phiếu học tập cho HS nêu yêu cầu BT:
- Em hãy ghi vào ô trống chữ Đ trước những việc làm đúng và chữ S trước những việc làm sai khi gặp đám tang:
a) Chạy theo xem, chỉ trỏ. d) Ngả mũ, nón.
b) Nhường đường. đ) Bóp còi xe xin đường.
c) Cười đùa. e) Luồn lách, vượt lên trước.
- HS làm việc cá nhân.
- HS trình bày kết quả và giải thích lí do.
- GV kết luận: Các việc làm b, d là những việc làm đúng, thể hiện sự tôn trọng đám tang, các việc a, c, đ, e là những việc không nên làm.
Hoạt động 3: Tự liên hệ.
- GV nêu yêu cầu tự liên hệ.
- HS tự liên hệ trong nhóm nhỏ về cách ứng sử của bản thân.
- GV mời một số HS trao đổi với các bạn trong lớp. GV nhận xét bổ sung.
3 Củng cố, dặn dò
Hướng dẫn thực hành: Thực hiện tôn trọng đám tang.
Nhận xét giờ học và dặn dò học sinh.
Tiết 1 (Buổi chiều) Luyện Tiếng Việt (LT&C)
Nhân hóa. ôn bộ phận trả lời câu hỏi Như thế nào?
I. Mục tiêu
- Luyện cho HS làm đúng bài tập chính tả phân biệt d hay gi.
- Luyện tập về nhân hóa, biết đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm.
II Đồ dùng dạy học:
Phiếu học tập, bảng phụ.
III Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục tiêu của bài.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: Đọc đoạn văn sau rồi điền vào bảng.
Vườn cây lại đầy tiếng chim và bóng chim bay nhảy. Những thím chích choè nhanh nhảu. Những chú khướu lắm điều. Những anh chào mào đỏm dáng. Những bác cu gáy trầm ngâm.
Tên sự vật được nhân hoá
Các từ ngữ dùng để nhân hoá sự vật
Cách nhân hoá
- HS đọc yêu cầu của bài.
- Tổ chức cho HS làm bài.
- GV gọi 3 HS lên bảng làm.
- HS trình bày bài làm của mình.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng .
Bài 2: Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm.
Chim hót líu lo.
Nắng bốc hương trầm thơm ngây ngất.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm bài.
- HS lên trình bày bài của mình.
- GV nhận xét chốt lại lời giả đúng.
Bài 3: Điền dấu phẩy vào vị trí thích hợp.
Tre giữ làng giữ nước giữ mái nhà tranh giữ đồng lúa chín.
Núi đồi thung lũng làng bản chìm trong mây mù.
Bài 4: Gạch chân dưới bộ phận trả lời câu hỏi như thế nào?
ở đây cây cối mọc um tùm.
Gió thổi nhè nhẹ làm lung lay những chiếc lá xanh tươi.
3. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học và dặn dò HS.
Tiết 2 (Buổi chiều) Tập đọc
Chương trình xiếc đặc sắc
I. Mục tiêu
- Đọc đúng các từ ngữ: xiếc, đặc sắc, dí dỏm, biến hoá, nhào lộn, khéo léo, tu bổ, lứa tuổi, liên hệ.
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng, đọc chính xác các chữ số, các tỉ lệ phần trăm và số điện thoại.
- Hiểu được nội dung tờ quảng cáo trong bài. Bước đầu biết về một số đặc điểm về nội dung, hình thức trình bày và mục đích của một tờ quảng cáo.(TL được các câu hỏi trong SGK)
* GDKNS: KN tư duy sáng tạo: nhận xét, bình luận; KN ra quyết định; KN quản lí thời gian.
II. Đồ dùng dạy học
Tranh minh hoạ nội dung.
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
- 3 HS tiếp nối kể lại câu chuyện "Nhà ảo thuật", nêu ý nghĩa truyện?
- GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu.
2. Luyện đọc:
a) GV đọc bài: Giọng vui. HS quan sát để thấy đặc điểm của tờ quảng cáo.
b) Hướng dẫn luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
* Đọc từng câu. HS tiếp nối nhau đọc từng câu.
+ GV viết những con số cho HS luyện đọc: 1 - 6; 50%, 5180360.
* Đọc từng đoạn trước lớp (4 đoạn)
+ HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn. GV nhắc HS ngắt nghỉ đúng, đọc vui nhộn.
+ GV giúp HS nắm được các từ mới: 19 giờ (7 giờ tối);
- Đọc từng đoạn trong nhóm. 4HS đọc tiếp nối 4 đoạn. 2 HS thi đọc cả bài.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
* 1HS đọc thầm bản quảng cáo và trả lời câu hỏi:
Rạp xiếc in tờ quảng cáo này để làm gì ? (lôi cuốn mọi người đến xem)
Em thích những nội dung nào trong bản quảng cáo ? Nói rõ vì sao ?
(VD: Thích phần quảng cáo những tiết mục mới vì .... em rất thích.
Thích phần quảng cáo rạp xiếc được tu bổ ...., giảm giá vé 50%
Thích thông báo về giờ mở màn; thíhc lời mời lịch sự của rạp xiếc)
* Cả lớp đọc thầm tờ quảng cáo trao đổi nhóm và trả lời câu hỏi:
Cách trình bày tờ quảng cáo có gì đặc biệt (về lời văn, trang trí)? (Thông báo những tin cần thiết nhất, được người xem quan tâm nhất; Thông báo rất ngắn gọn rõ ràng; những từ ngữ quan trọng được in đậm. Trình bày bằng nhiều cỡ chữ, kiểu chữ khác nhau; có tranh minh hoạ).
Em thường thấy quảng cáo ở những đâu? (ở nhiều nơi: Treo trên đường phố, trên sân vận động, ... ). GV giới thiệu thêm một số tờ quảng cáo
4. Luyện đọc lại:
HS khá đọc cả bài, GV hướng dẫn HS đọc 1 đoạn. 4 HS tiếp nối thi đọc cả bài. 2HS thi đọc cả bài. Nhận xét.
5. Củng cố, dặn dò:
- HS nêu nội dung bài. GV nhận xét giờ học.
- GV nhắc HS ghi nhớ đặc điểm nội dung và hình thức của tờ quảng cáo.
Tiết 3 (Buổi chiều) Bồi dưỡng Mỹ thuật
Giáo viên môn Mỹ thuật dạy
Thứ tư ngày 25 tháng 2 năm 2015
Tiết 1 (Buổi sáng) Luyện từ và câu
Nhân hoá
ôn cách đặt và trả lời câu hỏi như thế nào ?
I. Mục tiêu
- Tìm được những sự vật được nhân hóa, cách nhân hóa trong bài thơ ngắn ngắn. (BT1)
- Biết cách trả lời câu hỏi Như thế nào? (BT2)
- Đặt được câu cho bộ phận trả lời câu hỏi Như thế nào? (BT3)
II. Đồ dùng dạy học
Một cái đồng hồ ba kim. Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ:
- HS làm lại bài 2,3.
- GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu.
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 1: HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm.
GV đặt trước lớp một đồng hồ báo thức, chỉ cho HS thấy cách miêu tả đồng hồ báo thức trong bài thơ rất đúng. Cả lớp làm bài. 3 HS lên bảng thi làm bài.
Cả lớp và GV nhận xét chốt lời giải đúng.
a) Những vật
được nhân hoá
b) Cách nhân hoá
Những vật ấy được gọi bằng
Những vật ấy được tả bằng
những từ ngữ
Kim giờ
bác
thận trọng, nhích từng li, từng li
Kim phút
anh
lầm lì, đi từng bước, từng bước
Kim giây
bé
tinh nghịch, chạy vút lên trước hàng
Cả ba kim
cùng tới đích, rung một hồi chuông vang
* Chú ý: Bài thơ chỉ áp dụng 2 cách nhân hoá. Và nêu mình thích hình ảnh nào? Vì sao? HS viết bài vào vở.
Bài tập 2: GV yêu cầu 1HS đọc, cả lớp đọc thầm, làm bài và chữa bài
Từng cặp HS trao đổi: 1 em nêu câu hỏi, em kia dựa vào nội dung bài thơ để trả lời.
Lời giải: a) Bác kim giờ nhích về phía trước một cách thận trọng.
b) Anh kim phút lầm lì đi từng bước.
c) Bé kim giây chạy lên trước hàng rất nhanh..
Bài tập 3: HS đọc yêu cầu của đề bài. HS làm bài cá nhân và nêu ý kiến.
- Chốt lời giải đúng:
a, Trương Vĩnh Kí hiểu biết như thế nào?
b, Ê - đi – xơn làm việc nhý thế nào?
c, Hai chị em nhìn chú Lí như thế nào?
d, Tiếng nhạc nổi lên như thế nào?
3. Củng cố, dặn dò
GV và HS cùng hệ thống lại bài.
GV nhận xét giờ học.
Tiết 2 (Buổi sáng) Toán
Chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số
I. Mục tiêu
- Học sinh biết thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (chia hết, thương có 4 chữ số hoặc thương có 3 chữ số).
- Vận dụng phép chia để làm phép tính và giải toán.
II. Đồ dùng dạy học
SGK và vở bài tập.
III. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi hai học sinh lên bảng làm: 1346 x 2 2354 x 3
- GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn.
B. Bài mới
1. GV hướng dẫn thực hiện phép chia 6369 : 3 (Trường hợp chia hết)
- Giáo viên ghi lên bảng:
6369 : 3 = ?
GV nêu vấn đề. HS tự đặt tình và tính.
6369
3
03
2123
06
09
0
+ Lần 1 : Tìm chữ số thứ nhất của thương.
+ Lần 2 : Tìm chữ số thứ hai của thương.
+ Lần 3 : Tìm chữ số thứ ba của thương.
+ Lần 4 : Tìm chữ số thứ tư của thương.
HS nêu cách thực hiện: từ trái sang phải.
Chú ý: Khi hướng dẫn cách chia :
Ta bắt đầu chia từ hàng nào của số bị chia? (Từ hàng nghìn). HS lên bảng chữ số thứ nhất của thương và tìm số dư trong lần chia này.
Ta tiếp tục lấy hàng nào của số bị chia? (Lấy hàng trăm để chia.) HS lên bảng .....
Cuối cùng ta thực hiện chia hàng nào của số bị chia? (Thực hiện hàng đơn vị.) Trong lượt chia cuối cùng ta tìm được số dư là 0. (Là phép chia hết.)
HS thực hiện lại.
- 2 em nhắc lại cách thực hiện: Đặt tính và thực hiện chia từ trái sang phải hoặc từ hàng cao nhất đến hàng thấp nhất. Mỗi lần chia đều thực hiện chia – nhân – trừ.
2. Hướng dẫn thực hiện phép chia 1276 : 4
- Giáo viên ghi bảng : 1276 : 4 = ?
Thực hiện tương tự như trên. Cần lưu ý HS thực hiện chia lần đầu phải lấy hai chữ số mới đủ chia: 12 : 4 được 3. Sau đó thực hiện các bước chia như trên.
Nhắc lại: Lần 1 nếu lấy một chữ số ở số bị chia mà bé hơn số chia thì phải lấy hai chữ số.
3. Thực hành
Bài 1: Rèn luyện cách chia. Cần kiểm tra cách làm các phép tính chia có dư.
- Gọi học sinh nêu bài tập 1.
- Yêu cầu học sinh thực hiện vào vở.
- Mời 3HS lên bảng thực hiện.
- Giáo viên nhận xét chữa bài.
4862 2 3369 3 2896 4
08 2431 03 1123 09 724
06 06 16
02 09 0
0 0
Bài 2: GV cho HS thực hiện giải bài toán có một phép tính chia:
Bài giải
Số gói bánh trong mỗi thùng là:
1648 : 4 = 412 (gói)
Bài 3: Tìm một thừa số chưa biết của phép nhân.
HS nhắc lại cách tìm thừa số chưa biết
x x 2 = 1846
x = 1846 : 2
x = 923
3 x x = 1578
x = 1578 : 3
x = 526
4. Củng cố, dặn dò:
- GV và HS cùng hệ thống lại bài.
- Nhận xét giờ học.
Tiết 3 (Buổi sáng) Chính tả
Người sáng tác quốc ca việt nam
I. Mục tiêu
- Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức văn xuôi.
- Làm đúng các bài tập điền âm, vần và đặt câu phân biệt những tiêng có âm vần dễ lẫn l/n.
II. Đồ dùng dạy học
Bảng lớp viết bài 2. Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài về nhà của học sinh.
- 2 HS em lên bảng cả lớp viết nháp các từ ngữ theo lời đọc của HS: viết 4 tiếng bắt đầu bằng l/n.
- GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2. Hướng dẫn viết chính tả
a) Chuẩn bị
GV đọc 1 lần đoạn văn. GV giải nghĩa từ Quốc hội (cơ quan do nhân cả nớc bầu ra có quyền cao nhất); Quốc ca (bài hát chính thức của cả nước, dùng khi có nghi lễ trọng thể) HS quan sát ảnh nhạc sĩ Văn Cao.
2HS đọc lại. Cả lớp theo dõi SGK.
Hướng dẫn HS nhận xét chính tả:
+ Những từ nào trong bài được viết hoa? (chữ đầu tên bài, đầu câu, tên riêng.)
HS đọc thầm đoạn văn, tự viết nháp những từ mắc lỗi khi viết bài.
b) GV đọc cho HS viết: GV đọc cho học sinh viết bài.
Đọc cho học sinh soát lỗi chính tả.
c) Chấm bài, chữa bài:
GV chấm 5 HS và nhận xét chung.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài tập 2a: HS đọc bài tập 2a. HS làm bài cá nhân.
2 nhóm HS lên bảng thi tiếp sức, đại diện đọc kết quả. Cả lớp nhận xét (về chính tả, phát âm, số từ điền đúng).
GVchốt lời giải đúng, sau đó HS đọc lại. Cả lớp ghi nhớ chính tả.
Lời giải: lim dim, lá, nằm.
Bài tập 3a: Thực hiện như bài 2.
Đặt câu: Nhà em có nồi cơm điện./Mắt con cóc rất lồi.
4. Củng cố, dặn dò
Nhận xét giờ học và dặn dò học sinh.
Tiết 4 (Buổi sáng) Thủ công
đan nong đôi (tiết 1)
I. Mục tiêu
- HS biết cách đan nong đôi.
- Đan được nong đôi. Đồn được nan nhưng có thể chưa được khít. Dán được nẹp xung quanh tấm đan.
Với HS khéo tay:
Đan được tấm đan nong đôi. Các nan đan khít nhau. Nẹp được tấm đan chắc chắn. Phối hợp màu sắc của nan dọc, nan ngang trên tấm đan hài hòa.
Có thể sử dụng tấm đan nong đôi để tạo thành hìnhđơn giản.
II. Chuẩn bị:
- Mẫu tấm đan nong đôi.
- Tranh quy trình đan nong đôi.
- Các nan đan, dụng cụ.
III. Các hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra bài cũ:
- HS nêu lại quy trình đan nong mốt.
- GV nhận xét, tuyên dương.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu bài học.
2. Hướng dẫn thực hành.
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét.
- GV giới thiệu tấm đan nong đôi và hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét.
- Gợi ý để học sinh so sánh đan nong mốt của bài trước với đan nong đôi.
- GV nêu tác dụng và cách đan nong đôi trong thực tế.
Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu.
* Kẻ, cắt các nan
+ Kẻ các đường kẻ dọc, ngang cách đều, cách kẻ như ở tiết đan nong mốt.
+ Cắt các nan dọc
+Cắt các nan ngang
* Đan nong đôi
+ Đan nan thứ nhất: (nhấc nan dọc 2, 3, 6, 7 lên sau đó luồn nan ngang vào; Dồn nan ngang cho khít)
+ Đan nan thứ hai: Nhấc nan 3, 4, 78 và luồn nan ngang thứ hai vào; sau đó dồn nan
+ Đan nan 3: Ngược với đan nan thứ nhất.
+ Đan nan 4: Ngược với nan thứ hai.
+ Các nan khác đan tương tự.
* Dán nẹp xung quanh tấm đan: Như tiết đan nong mốt
3. Nhận xét, dặn dò
Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kĩ năng đan nan của HS.
Giờ sau mang giấy thủ công, bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán để thực hành "Đan nong đôi" tiếp.
Tiết 1 (Buổi chiều) Toán
chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (tiếp)
I. Mục tiêu
- Học sinh biết thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (trường hợp có dư với thương có 4 chữ số và có 3 chữ số.)
- Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán.
II. Đồ dùng dạy học: Vở bài tập toán.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi hai em lên bảng làm bài tập: Đặt tính rồi tính: 4862 : 2 2896 : 4
- GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2. GV hướng dẫn thực hiện phép chia 9365 : 3
GV giới thiệu phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số và viết lên bảng: 9365 : 3 = ?
GV nêu: Thực hiện giống phép chia số có ba chữ số cho số có một chữ số. Yêu cầu HS nêu cách thực hiện.
+ Đặt tính.
+ Tính (chia từ trái sang phải, mỗi lần chi đều tính nhẩm: chia, nhân, trừ.)
VD: Lần 4: * Hạ 5; 5 chia 3 được 1 (Chữ số cuối cùng của thương)
* 1 nhân 3 bằng 3 (tích riêng lần thứ tư).
* 5 trừ 3 bằng 2 (số dư cuối cùng là số dư của phép chia)
Viết phép nhân và kết quả tính theo hàng ngang: 9365 : 3 = 3121 (dư2)
3. Hướng dẫn thực hiện phép chia 2249 : 4.
Cách tiến hành như trên.
GV nêu và viết phép tính lên bảng: 2249 : 4 = ? (HS tự đặt tính rồi tính)
HS tự viết phép chia và kết quả theo hàng ngang: 2249 : 4 = 562 (dư 1)
GV lưu ý: Lần 1: Phải lấy 22 mới đủ chia cho 4; và số dư phải bé hơn số chia.
4. Thực hành
Bài 1: : Gọi học sinh nêu bài tập 1.
- Yêu cầu học sinh thực hiện vào vở nháp.
- Mời 3HS lên bảng thực hiện.
- Giáo viên nhận xét chữa bài.
2469 2 6487 3 4159 5
04 1234 04 2162 15 831
06 18 09
09 07 4
1 1
Bài 2: HS nêu yêu cầu của bài tập, rồi làm bài và chữa bài.
GV hướng dẫn HS chọn phép tính giải bài toán (1250 : 4)
Bài giải: Thực hiện phép chia: 1250 : 4 = 312 (dư 2)
Vậy 1250 bánh xe lắp được nhiều nhất vào 312 xe và còn thừa 2 bánh xe.
Bài 3: Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập 3.
- GV cho HS tự xếp hình trên bộ đồ dùng rồi chữa bài.
- GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn.
5. Củng cố, dặn dò:
HS và GV cùng hệ thống bài. GV nhận xét giờ học.
Tiết 2 (Buổi chiều) Thực hành kĩ năng sống
Thực hành Kĩ năng hợp tác
Trò chơi: Chuyền bóng tiếp sức
I. Mục tiêu
- Qua trò chơi giáo dục cho HS kĩ năng hợp tác với mọi người, công việc sẽ thuận lợi hơn và đạt kết quả tốt hơn.
- Giáo dục HS ý thức hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh trong khi làm việc.
II. Đồ dùng dạy học:
Bóng, còi, sân bãi.
III. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV nêu câu hỏi: Trong tuần qua chúng ta đã hợp tác với nhau trong những việc gì?
- GV gọi HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn thực hành
- GV cho lớp ra sân thực hành.
- Lớp trưởng cho các bạn xếp hàng theo 3 tổ đã quy định.
- GV nêu mục tiêu, yêu cầu tiết học.
- Quy định vị trí của các tổ, sau đó cho giải tán và xếp lại hàng.
- Khi có hiệu lệnh hô tất cả các tổ xếp hàng theo đúng vị trí, nhanh, thẳng. Hàng nào xếp chậm chứng tỏ chưa hợp tác tốt.
- GV nhắc nhở, tư vấn thêm.
* Cho HS chơi tró chơi Chuyền bóng tiếp sức.
- GV nêu tên trò chơi.
- GV nêu mục đích của trò chơi.
- Phổ biến cách chơi và luật chơi.
- HS chơi thử.
- Cho HS thi đua chơi cả lớp.
- GV theo dõi chung.
- Cuối giờ cho HS tập thả lỏng người rồi xếp hàng, GV nhận xét tư vấn.
* GVchốt: Mỗi người đều có những điểm mạnh riêng. Nếu chúng ta biết kết hợp những điểm mạnh đó lại thì sẽ tạo thành sức mạnh làm thành công mọi việc.
- Liên hệ:
+ Những nhóm nào đã hợp tác tốt trong các hoạt động học tập, vui chơi?
- Vài HS kể, GV nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học và dặn dò HS.
Tiết 3 (Buổi chiều) Tự nhiên và xã hội
Lá cây
I. Mục tiêu
- Biết được cấu tạo ngoài của lá cây.
- Biết được sự đa dạng về hình dạng, độ lớn và màu sắc của lá cây.
- GDHS chăm sóc và bảo vệ cây xanh. Biết được ích lợi của lá cây.
* Ghi chú: Biết được quá trình quang hợp của lá cây diễn ra ban ngày dưới ánh sáng mặt trời còn quá trình hô hấp của cây diễn ra suốt ban đêm.
II. Phương pháp:
Vận dụng phương pháp Bàn tay nặn bột trong HĐ1.
III. Đồ dùng dạy học:
Tranh phóng to, SGK, sưu tầm các lá cây khác nhau.
IV. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV hỏi:
+ Nêu chức năng của rễ cây?
+ Một số rễ cây được dùng để làm gì?
- Nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn bài học
* Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của lá cây.
(Vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột)
* Mục tiêu: Biết mô tả sự đa dạng về màu sắc, hình dạng và độ lớn của lá cây.
Nêu được đặc điểm chung về cấu tạo ngoài của lá cây.
* Các tiến hành:
Bước 1: Đưa tình huống xuất phát.
2HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát hình 1, 2, 3, 4 và kết hợp quan sát những lá cây mà HS mang đến lớp.
Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm quan sát các lá cây và thảo luận theo gợi ý: Nói về màu sắc, hình dạng, kích thước của những lá cây quan sát được.
- GV hỏi: Lá cây thường có những bộ phận nào?
- GV: Bây giờ các con hãy dự đoán rồi ghi lại kết quả dự đoán của mình vào bảng nhóm, có thể ghi bằng lời, bằng hình vẽ hoặc bằng kí hiệu riêng. Nhóm nào song trước mang dán lên bảng lớp.
Bước 2: Cho HS bộc lộ những hiểu biết ban đầu của mình vào giấy (vở thực nghiệm) rồi ghi ra bảng nhóm.
- HS thực hành ghi, vẽ hình theo ý hiểu của mình.
- Đại diện các nhóm lên trình bày dự đoán của nhóm mình.
- HS phát hiện những dự đoán giống và khác nhau giữa các nhóm. GV gạch chân điểm giống hoặc khác.
Bước 3: Đề xuất các câu hỏi, phương án tìm tòi:
Dựa vào bảng dự đoán của HS, giáo viên định hướng cho học sinh đề xuất câu hỏi thắc mắc:
HS nêu câu hỏi:
+ Lá cây thường có màu gì?
+ Hình dạng của lá cây có giống nhau không?
+ Lá cây mọc ra ở đâu?
* Đề xuất phương án thực nghiệm, nghiên cứu:
+ Vậy theo các con làm cách nào để trả lời những câu hỏi trên?
- Vài HS nêu, sau đó GV chốt: Quan sát lá của một số cây.
Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi khám phá:
- Cho HS thực hành theo nhóm.
Bước 5: Kết luận và hợp thức hóa kiến thức.
- Cho các nhóm lần lượt trình bày kết luận sau khi quan sát thảo luận.
- GV chốt kiến thức: Lá cây thường có màu xanh lục, một số ít lá có màu đỏ hoặc vàng. Lá cây có nhiều hình dạng và độ lớn khác nhau. Mỗi chiếc lá thường có cuống lá và phiến lá; trên phiến lá có gân lá.
Hoạt động 2: Làm việc với vật thật.
* Mục tiêu: Biết cách phân loại lá cây sưu tầm được.
* Các tiến hành:
GV phát cho mỗi bạn một tờ bìa và băng dính. Nhóm trưởng yêu cầu các bạn đính các lá cây đã sưu tầm được theo từng nhóm có kích thước, hình dạng tương tự nhau.
Các nhóm giới thiệu bộ sưu tập các loại lá của mình trước lớp và nhận xét xem nhóm nào sưu tầm được nhiều nhất, trình bày đúng, đẹp và nhanh.
3. Củng cố, dặn dò:
GV và HS cùng hệ thống lại bài.
Nhận xét giờ học.
Thứ năm ngày 26 tháng 2 năm 2015
Tiết 1 (Buổi chiều) Luyện Toán
Luyện tập về phép trừ
I. Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức cho HS về trừ nhẩm các số tròn nghìn, tròn trăm đến bốn chữ số, tính giá trị của biểu thức.
- Củng cố về giải toán bằng hai phép tính.
II. Đồ dùng: Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài.
GV nêu mục tiêu bài học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: Tính nhẩm
4823 + 5000 9600- 400 3724 + 2000
4000- 3500 5836 – 2000 5734 – 3734
- Hướng dẫn học sinh nhẩm sau đó yêu cầu các em tự làm bài vào vở.
- Gọi học sinh lên bảng chữa bài . Sau đó yêu cầu học sinh nhận xét bài của bạn.
Bài 2: Tính giá trị biểu thức.
4672 + 3583 + 193 956 + 126 x 4
4672 – 3583 – 193 2078 – 328 : 4
- Yêu cầu học sinh cả lớp làm bài.
- Gọi học sinh lên bảng chữa bài . Sau đó yêu cầu học sinh nhận xét bài của bạn.
- GV chữa bài và cho điểm học sinh.
Bài 3: Tìm x
x – 1938 = 7391 + 139 x + 5647 = 9295 – 2000
726 + x = 1510 – 39 x – 765 = 3224 + 3000
- HS tự giải bài.
- Chữa bài và nêu cách tìm số hạng, số bị trừ, số trừ.
Bài 4: Một cửa hàng có 4628m vải. Ngày thứ nhất bán được 1547m vải. Ngày thứ hai bán được 2037m vải. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu mét vải? (giải bằng 2 cách)
- Gọi học sinh đọc đề bài.
- Hướng dẫn học sinh giải:
+ Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Bài được giải bằng mấy phép tính? Là phép tính gì? Vì sao?
+ Học sinh làm bài, chữa bài. GV nhận xét, chốt kết quả đúng và củng cố kiến thức cần ghi nhớ.
3. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 2 (Buổi chiều) Luyện Tập làm văn
Viết về người trí thức
I. Mục tiêu
- HS viết được một đoạn văn giới thiệu về tấm gương lao động sáng tạo và viết đoạn văn nói về ước mơ của mình khi trở thành nhà khoa học.
- Rèn kĩ năng viết văn cho HS.
III. Đồ dùng dạy học
Sách TV nâng cao.
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài
GV giới thiệu đề bài và nội dung bài học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập trong sách Tiếng Việt nâng cao tuần 22.
Đề 1: Học sinh đọc yêu cầu của bài, cả lớp theo dõi trong sách bài tập.
- Xác định đề bài: Bài yêu cầu làm gì? (Viết đoạn văn giới thiệu về tấm gương lao động sáng tạo)
GV gợi ý:
+ Người đó là ai, làm công việc gì?
+ Người đó đã có thành tích lao động gì?
+ Em học tập được gì ở người đó?
- Học sinh làm việc theo cặp, sau đó viết câu trình bày trước lớp. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Học sinh làm bài vào vở. Sau đó đọc bài làm của mình.
- Giáo viên nhận xét, sửa sai.
Đề 2: HS đọc yêu cầu của bài.
Cả lớp đọc thầm lại. Một học sinh giải thích yêu cầu của bài.
Một số em nêu ước mơ sau này lớn lên em sẽ làm gì?
VD: Bác sĩ, giáo viên, kĩ sư, ...
Bây giờ em cần làm gì để biến ước mơ thành hiện thực?
HS viết bài vào vở, đọc bài làm của mình.
- GV cùng học sinh nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò
- GV cùng HS hệ thống lại nội dung bài học.
- Bài học hôm nay gồm những nội dung gì?
- Dặn dò HS.
Tiết 3 (Buổi chiều) Thể dục
Giáo viên môn Thể dục dạy
Thứ sáu ngày 27 tháng 2 năm 2015
Tiết 1 (Buổi sáng) Toán
chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (tiếp)
I. Mục tiêu
- Học sinh biết thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (trường hợp có dư với thương có 4 chữ số và có 3 chữ số).
- Vận dụng phép chia để làm phép tính và giải toán.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ
III. Hoạt động dạy học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi hai em lên bảng làm bài tập: Đặt tính rồi tính:
4267 : 2 4658 : 4
- GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2. GV hướng dẫn thực hiện phép chia 4218 : 6
GV giới thiệu phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số và viết lên bảng: 4218 : 6 = ?
Yêu cầu HS nêu cách thực hiện và thực hiện.
+ Đặt tính.
+ Tính (chia từ trái sang phải, mỗi lần chi đều tính nhẩm: chia, nhân , trừ.)
VD: Lần 2: * Hạ 1; 1 chia 6 được 0, viết 0 (ở thương , bên phải 7).
* 0 nhân 7 bằng 0; 1 trừ 0 bằng 1, viết 1 (dưới 1)
3. Hướng dẫn thực hiện phép chia 2407 : 4.
Cách tiến hành như trên. Mỗi lần chia đều thực hiện tính nhẩm: chia, nhân, trừ nhẩm.
GV yêu cầu HS tự đặt tính rồi tính. Khi chữa bài cho HS nêu cách làm.
4. Thực hành
Bài 1: Gọi học sinh nêu bài tập 1.
- Yêu cầu học sinh thực hiện vào vở.
- Mời 3HS lên bảng thực hiện.
- Giáo viên nhận xét chữa bài.
3224 4 1516 3 2819 7
02 806 01 505 01 402
24 16 19
0 1 5
Bài 2: HS nêu yêu cầu của bài tập, rồi làm bài và chữa bài.
GV hướng dẫn HS giải theo 2 bước:
+ Bước 1: Đã sửa được bao nhiêu mét đường ? (1215 : 3 = 405 (m)
+ Bước 2: Còn phải sửa bao nhiêu mét đường ? (1215 - 405 = 810 (m)
- Một học sinh lên bảng giải bài, lớp bổ sung:
Giải:
Số mét đường đã sửa là:
1215: 3 = 405 (m)
Số mét đường còn phải sửa:
1215 – 405 = 810 (m)
Đ/S : 810m.
Bài 3: HS nậhn xét để tìm ra phép tính đúng hoặc sai. GV phân tích cái sai.
Phép tính ở ph
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- q (1).doc