I. MỤC TIÊU
- Tiếp tục giúp HS ôn tập các phép tính nhân, chia trong bảng: 2, 3, 4, 5.
- Rèn kĩ năng làm bài cho HS (Làm các bài từ 1 đến 4 sách ôn hè tr 49-50)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Sách ôn hè, vở viết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.
2. Luyện tập.
GV hướng dẫn học sinh làm từ bài tập1-4 trong sách ôn hè. (tr 49-50)
Bài 1: HS đọc nội dung và nêu yêu cầu của bài.
Sau đó tự nhẩm tính rồi viết kết quả tương ứng vào ô trống.
HS làm, GV chữa chung.
Cả lớp đọc lại bảng nhân vừa làm.
Bài 2. : HS nêu yêu cầu của bài.
Viết số bé hơn 10 vào ô trống thích hợp
HS tự làm bài, GV chữa chung
Bài 3: : HS đọc nội dung và nêu yêu cầu của bài.
Sau đó tự nhẩm tính rồi viết kết quả tương ứng vào ô trống.
*Củng cố cách tìm tích 2 số, tìm thừa số chưa biết; lưu ý cho HS trường hợp nhân với 0.
20 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 922 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 - Năm 2014 - Tuần 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- 3 HS đọc phân vai.
3. Hướng dẫn làm bài tập
HS đọc thầm toàn bài trả lời 3 câu hỏi ở SGK, GV nhận xét, chốt ý đúng.
Câu1: ýc Câu 2: ýa Câu 3: ýc
+ Qua câu chuyện trên em rút ra được bài học gì? ( Phải đi học đúng giờ)
4. Luyện đọc lại
- Cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh một lượt.
5. Củng cố dặn dò
Nhắc lại ý nghĩa câu chuyện. Dặn dò HS: Chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: Chính tả
ôn bài tập 2
I. Mục tiêu
- Nghe- viết đúng 1 đoạn trong bài: Đi học muộn (sách ôn hè trang 44).
- Viết đoạn 1: "Từ đầu đến ... đi học muộn như vậy?"; Rèn kĩ năng viết chữ đúng, sạch, đẹp cho HS.
- Làm đúng bài tập phân biệt: l/n; d/gi ; x/s ; inh/in.
II. Đồ dùng dạy học:
Sách ôn hè, vở viết.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn HS nghe viết.
- GV đọc 1 lần đoạn cần viết. HS cả lớp theo dõi.
- Cho HS đọc lại bài.
- Cho HS nắm nội dung đoạn viết:
+ Nam thường xuyên đến trường thế nào? (... đến muộn)
+ Những chữ nào trong đoạn văn phải viết hoa? Vì sao?
(Tên riêng và chữ đầu câu)
- HS tập viết chữ khó ra bảng con: gọi điện, gia đình.
* HS viết bài
GV đọc cho HS viết, đọc lại cho HS soát bài
* GV chấm chữa bài cho HS: Chấm 5 – 7 bài nhận xét, chữa lỗi.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài 1: HS đọc yêu cầu.
- Làm bài vào vở, GV chữa:
xinh xắn, nụ cười, chúm chím, nói dịu dàng,luộ, giúp đỡ, nên
Bài 2: HS tự đọc yêu cầu, làm bài rồi chữa:
a, giọt sương
b, thin thít, rủng rỉnh, tỉnh ngủ, lung linh.
4. Củng cố dặn dò
GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần và thái độ học tập của HS
Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu
Giúp HS củng cố về :
Đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.
Phân tích các số có ba chữ số theo các trăm, chục, đơn vị.
Xác định của một nhóm đã cho.
Giải bài toán với quan hệ “nhiều hơn” một số đơn vị.
II. Đồ dùng dạy học:
Phiếu học tập, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.
2. Luyện tập.
Bài 1: HS nêu yêu cầu: Điền số và chữ thích hợp vào ô trống.
GV treo bảng phụ:
Đọc số
Viết số
Trăm
Chục
Đơn vị
Một trăm hai mươi ba
123
1
2
3
Bốn trăm mười sáu
5
0
2
299
9
4
0
HS lần lượt lên bảng điền số hoặc chữ vào từng ô trống cho thích hợp.
Dưới lớp làm phiếu học tập.
GV nhận xét và chữa bài.
GV củng cố cách đọc viết số có ba chữ số.
Bài 2 : Số ?
GV treo bảng phụ, HS nêu yêu cầu: Điền số liền sau của số đã cho vào ô trống.
390
389
390
298
899
998
HS điền tiếp số liền sau của số đó.
HS lần lượt lên bảng làm. Dưới lớp làm vào vở.
Nhận xét và chữa bài.
GV củng cố : Muốn điền số đứng liền sau ta lấy số đứng ngay trước nó cộng thêm 1 đơn vị.
Bài 3 : HS đọc và nêu yêu cầu : Điền dấu (, =)
875 785 321 298
697 699 900 + 90 + 8 1000
599 701 732 700 + 30 + 2
2 HS lên bảng điền - Cả lớp làm vào vở. Nhận xét và chữa bài : HS điền dấu và giải thích cách điền.
GV củng cố : So sánh từng hàng, từ hàng cao đến hàng thấp.
Bài 4 : GV treo bảng phụ
- HS nêu yêu cầu : Hình nào đã khoanh vào số hình vuông ?
HS quan sát hình a, b và trả lời.
Nhận xét và chữa bài.
Hình a đã khoanh vào số hình vuông. Vì sao em biết ? (Vì hình a được chia thành 5 phần bằng nhau khoanh vào một phần thì được hình đó.)
Hình b đã khoanh vào một phần mấy số hình vuông ? ( số hình vuông) Vì sao em biết ? (Vì hình b đã chia thành 2 phần bằng nhau khoanh vào một phần thì được số hình vuông.)
GV củng cố cách nhận biết .
Bài 5 : HS đọc bài toán trên bảng.
Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ?
HS tóm tắt bài toán.
1 HS lên bảng giải. Cả lớp làm vào vở. Nhận xét và chữa bài.
Bài giải
Giá tiền một chiếc bút bi là :
700 + 300 = 1000 (đồng)
Đáp số : 1000 đồng.
GV củng cố cách giải bài toán về nhiều hơn.
3. Củng cố dặn dò :
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 4: Toán
ôn tập bảng nhân
I. Mục tiêu
- Củng cố cho học sinh về phép nhân trong bảng.
- HS biết cách chuyển tổng các số hạng bằng nhau thành phép nhân và ngược lại. HS hiểu và làm được bài tập.
II. Đồ dùng dạy học:
Phiếu học tập, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Kiến thức cần ghi nhớ
+ Nêu cách chuyển tổng các số hạng bằng nhau thành phép nhân?
+ Nêu cách chuyển phép nhân thành tổng các số hạng bằng nhau?
- HS lần lượt đọc câc bảng nhân 2, 3, 4, 5.
b. Bài tập vận dụng
Bài 1: Viết các tổng sau thành tích rồi tính:
a , 2 + 2 + 2 + 2 + 2
b, 4+ 4 + 4 + 4
c, 5 + 5 +5 + 5 + 5
HS nêu cách tính.
3 HS nêu miệng – GV ghi bảng.
Bài 2: Viết các tích dưới dạng tổng các số hạng bằng nhau rồi tính kết quả.
a, 2 x 6
b, 5 x 3
c, 3 x 4
HS lần lượt lên bảng làm. Dưới lớp làm vào vở.
Nhận xét và chữa bài.
Bài 3: Viết mỗi biểu thức sau đây thành tích của hai thừa số.
a, 4 x 3 + 4 x 2
b, 3 x 5+ 3 x 3
- HS làm, GV chữa chung:
4 x 3 + 4 x 2 = 4 x (3 + 2) = 4 x 5
Bài 4: Không tính kết quả của mỗi biểu thức hãy điền (> < = ) thích hợp vào chỗ chấm.
a, 4 x 3 4 + 4 + 4 + 4
b, 2 x 4 2 + 2 + 2 + 2
c, 5 x 4 5 + 5 + 5
- HS làm, GV chữa chung:
3. Củng cố dặn dò
Nhận xét giờ học và dặn dò HS.
Thứ ba ngày 22 tháng 7 năm 2014
Tiết 1: Toán
ôn tập bài 4 (tr49)
I. Mục tiêu
- Tiếp tục giúp HS ôn tập các phép tính nhân, chia trong bảng: 2, 3, 4, 5.
- Rèn kĩ năng làm bài cho HS (Làm các bài từ 1 đến 4 sách ôn hè tr 49-50)
II. Đồ dùng dạy học:
Sách ôn hè, vở viết.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.
2. Luyện tập.
GV hướng dẫn học sinh làm từ bài tập1-4 trong sách ôn hè. (tr 49-50)
Bài 1: HS đọc nội dung và nêu yêu cầu của bài.
Sau đó tự nhẩm tính rồi viết kết quả tương ứng vào ô trống.
HS làm, GV chữa chung.
Cả lớp đọc lại bảng nhân vừa làm.
Bài 2. : HS nêu yêu cầu của bài.
Viết số bé hơn 10 vào ô trống thích hợp
HS tự làm bài, GV chữa chung
Bài 3: : HS đọc nội dung và nêu yêu cầu của bài.
Sau đó tự nhẩm tính rồi viết kết quả tương ứng vào ô trống.
*Củng cố cách tìm tích 2 số, tìm thừa số chưa biết; lưu ý cho HS trường hợp nhân với 0.
Bài 4: HS đọc nội dung và nêu yêu cầu của bài.
Gv hướng dẫn mẫu: a, 2 x 7 + 9 = 14 + 9 c, 4 x 6 + 24 = 24 + 24
= 23 = 48
HS làm tương tự các bài còn lại, GV chữa chung.
3. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần và thái độ học tập của HS.
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: Toán
ôn tập bài 4 (tr 49-tiếp)
I. Mục tiêu
- Tiếp tục giúp HS ôn tập các phép tính nhân, chia trong bảng: 2, 3, 4, 5; thực hiện dãy tính và tìm thương của phép nhân.
- Rèn kĩ năng làm bài cho HS (Làm các bài từ 5 đến 8 sách ôn hè tr 50-51)
II. Đồ dùng dạy học:
Sách ôn hè, vở viết.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.
2. Luyện tập.
GV hướng dẫn học sinh làm từ bài tập5-8 trong sách ôn hè. (tr50-51)
Bài 5: HS đọc đầu bài.
Sau đó tự nhẩm tính rồi viết số tương ứng vào ô trống.
GV chữa chung.
Bài 6: : HS đọc nội dung và nêu yêu cầu của bài.
Sau đó tự nhẩm tính rồi viết kết quả tương ứng vào ô trống.
*Củng cố cách tìm thương, tìm số bị chia, số chia.
* Lưu ý: 0 chia cho bất kì số nào đều bằng 0.
Bài 7: HS đọc nội dung và nêu yêu cầu của bài.
GV hướng dẫn làm: a, 18 : 2 + 7 = 9 + 7 c, 21 : 3 - 4 = 7 - 4
= 16 = 3
2HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
GV chữa chung.
Bài 8: HS đọc đầu bài.
- Nêu yêu cầu của bài: Tìm các số có hai chữ số, biết tích của hai chữ số bằng 12.
GV hướng dẫn cách làm: 12 = 3 x 4 =2 x 6 = 4 x 3 = 6 x 2
Vây ta viết được các số là: 34, 43, 26, 62.
3. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần và thái độ học tập của HS.
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Luyện từ và câu
ôn bài tập 3
I. Mục tiêu.
- Củng cố những từ chỉ sự vật, hoạt động. Phân biệt được hoạt động của các loài chim, hoạt động của các loài thú.
- Củng cố về dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi.
II. Đồ dùng dạy học:
Sách ôn hè, vở viết.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập trong sách ôn hè. (tr46)
Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài, GV hướng dẫn HS làm bài.
HS làm bài, chữa bài.
+ Hoạt động của các loài chim: vỗ cánh, liệng, chuyền cành, mớm mồi.
+ Hoạt động của các loài thú: rống, gầm, leo trèo, phóng.
Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài.
HS làm bài: Khoanh vào các từ chỉ tên các con vật trong các ô chữ .
HS nối tiếp nhau đọc từ mình tìm được. GV chữa bài.
Tên các đồ vật là: cu gáy, la, lừa, cú mèo, vẹt, báo, sáo sậu, lợn, chó, cóc, hổ, cáo, ve, cò, bò.
Bài 3: HS đọc yêu cầu của bài, GV hướng dẫn HS làm bài.
HS tự điền dấu câu cho thích hợp.
GV chữa chung. GV gọi vài HS đọc lại đoạn truyện đã điền dấu đúng.
3. Củng cố dặn dò
Nhận xét giờ học và dặn dò HS.
Tiết 4: Tập làm văn
ôn bài tập 4
I. Mục tiêu.
- Củng cố kĩ năng kể chuyện cho HS: Biết dựa vào tranh và lời gợi ý để kể và viết được một câu chuyện vui nói về những chú cừu nhanh trí đã thoát nạn.
- Rèn kĩ năng làm văn cho HS.
II. Đồ dùng dạy học:
Sách ôn hè, vở viết.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập trong sách ôn hè.
Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài.
- Đọc lời các nhân vật trong tranh ở SGK.
Cả lớp quan sát tranh , đọc thầm lời đối thoại.
* GV hướng dẫn HS làm bài.
+ Đàn cừu đang ăn cỏ, thấy sói đến nó làm gì? (trốn hết vào tán cây)
+ Sói đến nơi không thấy nó đã làm gì? (đi tìm cừu)
+ Nó có tìm thấy cừư không, nó đã làm gì? ( không thấy cừư nó đã bỏ đi, thế là đàn cừu thoát nạn)
2, 3 cặp HS thực hành kể : thái độ nhẹ nhàng, lịch sự.
HS nhận xét các bạn kể có hay không, lời đáp có phù hợp không ?
GVchốt lại ý.
- HS làm bài vào vở. Cho vài HS đọc lại câu chuyện đó.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, sửa từ ngữ, cách diễn đạt cho HS.
3. Củng cố dặn dò
GV nhận xét giờ học và dặn dò HS.
Thứ tư ngày 23 tháng 7 năm 2014
Tiết 1: Luyện từ và câu
Ôn từ chỉ hoạt động, trạng thái.
I. Mục tiêu.
- Củng cố cho HS về từ chỉ hoạt động, trạng thái.
- HS tìm được từ chỉ hoạt động và đặt câu với những từ chỉ hoạt động, trạng thái.
- Rèn chữ viết cho HS.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập sau:
Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài, GV hướng dẫn HS làm bài.
HS làm bài, chữa bài.
+ Nối từ ngữ thích hợp ở cột A với cột B để tạo thành câu Ai – làm gì?
A
B
a. Các bạn học sinh tiểu học
làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân.
b. Đêm ấy, quanh đống lửa bập bùng, các cụ già
đang tung tăng tới trường.
c. Bố
vừa uống rượu vừa trò chuyện vui vẻ.
Bài 2: Yêu cầu HS đọc bài, nêu yêu cầu.
- Gọi từng HS lên bảng tìm từ.
Gạch dưới từ chỉ hoạt động trong đoạn văn sau:
Con ong xanh biếc to bằng quả ớt nhỡ lướt nhanh những cặp chân dài và mảnh trên nền đất. Nó dừng lại ngước đầu lên mình nhún nhảy rung rinh giơ hai chân trước vuốt râu rồi lại bay lên đậu xuống thoăn thoắt rà khắp mảnh vườn. Nó đi dọc đi ngang sục sạo tìm kiếm.
Bài 3: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm.
Chú mèo mướp đang vờn chuột ngoài sân.
Chúng em cắp sách tới trường.
Đám học trò hoảng sợ bỏ chạy.
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu.
- HS trả lời miệng.
Bài 4 Gạch một gạch dưới bộ phận câu TLCH Ai?( con gì?) hai gạch dưới bộ phận TLCH làm gì?
Trên cành cây, mấy chú chim đang trò chuyện ríu rít.
Mấy chú cá rô cứ lội quanh quẩn dưới giàn mướp.
Hai dì cháu tôi đi hái rau khúc.
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài vào vở.
3. Củng cố dặn dò
Nhận xét giờ học và dặn dò HS.
Tiết 2: Chính tả
Bóp nát quả cam
I. Mục tiêu
- Nghe- viết đúng một đoạn trong bài Bóp nát quả cam (sách TV 2- Tập 2)
- Yêu cầu viết đúng mẫu, đúng cữ chữ và trình bày sạch đẹp.
- Làm bài tập số 3 sách ôn hè (tr45)
II. Đồ dùng
Sách ôn hè, vở viết.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn HS nghe viết.
- GV đọc 1 lần đoạn cần viết.
- HS cả lớp theo dõi.
- Cho HS đọc lại bài.
- Cho HS nắm nội dung đoạn viết:
+ Trần Quốc Toản vô tình bóp nát quả cam vì điều gì?
(Vì lòng căm giận khi nghĩ đến quân Nguyên)
+ Những chữ nào trong đoạn văn phải viết hoa? Vì sao?
(Tên riêng và chữ đầu câu)
- HS tập viết chữ khó ra bảng con..
* HS viết bài
GV đọc cho HS viết, đọc lại cho HS soát bài
* GV chấm chữa bài cho HS: Chấm 5 – 7 bài nhận xét, chữa lỗi.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài 3: (tr 44). HS đọc yêu cầu.
- HS trao đổi nhóm và làm bài, GV chữa: Viết lại cho đúng là:
Săm lốp, lái xe, có cài quai, xảy ra, lối này, nóng lòng, xôi thịt, bánh chưng.
4. Củng cố dặn dò
GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần và thái độ học tập của HS.
Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Toán
ôn tập bài 4 (tr49 - Tiếp)
I. Mục tiêu
- Giúp HS ôn tập các phép cộng, trừ, nhân, chia đã học.
- Ôn tập về giải toán có văn.
- Rèn kĩ năng làm bài cho HS (Làm các bài từ 9 đến 11 sách ôn hè tr51-52)
II. Đồ dùng dạy học:
Sách ôn hè, vở viết.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.
2. Luyện tập.
GV hướng dẫn học sinh làm từ bài 9 đến bài 11 (tr 51-52)
Bài 9: HS đọc đầu bài.
a, + Bài toán cho biết gì? (20 kg gạo đổ vào 5 túi)
+ Bài toán hỏi gì? (mỗi túi ... ?kg)
HS tự giải và chữa bài : 20 : 5 = 4 (kg)
b, + Bài toán cho biết gì? (20 kg gạo đổ vào các túi, mỗi túi 5kg)
+ Bài toán hỏi gì? (có ... ? túi gạo như thế)
HS tự giải và chữa bài : 20 : 5 = 4 (túi)
Bài 10: HS đọc nội dung và nêu yêu cầu của bài.
GV hướng dẫn phân tích đề bài, tìm ra lời giải đố.
Ông bố có 6 người con (Vì mỗi người con trai có 1 chị gái thì người chị gái đó phải là chị cả nên 1 + 5 = 6)
Bài 11: HS đọc nêu yêu cầu của bài.
a, HD học sinh làm: Tìm số liền sau của 23 là 24
Lấy 24 : 4 = 6
Số nhân với 4 được số liền sau của 23 là: 6
- Tương tự: Số nhân với 5 được số liền trước của 41. Số đó là:8
b, Nêu yêu cầu của bài: Điền dấu vào ô trống.
HS làm bài. GV chữa chung.
3. Dặn dò HS
GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần và thái độ học tập.
Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 4: Toán
ôn tập bài 4 (tr49 - Tiếp)
I. Mục tiêu
- Ôn tập về cách xem đồng hồ và giải toán về tìm x.
- Củng cố cách tính chu vi của hình tam giác, tứ giác.
- Rèn kĩ năng làm bài cho HS (Làm các bài từ 12 đến 16 sách ôn hè tr 52-55)
II. Đồ dùng dạy học:
Sách ôn hè, vở viết.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.
2. Luyện tập.
GV hướng dẫn học sinh làm từ bài 12 đến bài 16 (tr 52-55)
Bài 12: HS đọc đầu bài.
HS tự giải và chữa bài, củng cố dạng tìm x.
+ Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm thế nào?
+ Muốn tìm số bị chia ta làm thế nào?
Bài 13: HS đọc đầu bài.
a, GV hướng dẫn phân tích đề bài, nối hai đồng hồ có cùng thời gian.
Thi nhau đọc số giờ trên hai đồng hồ. GV nhận xét, biểt dương.
b, Vẽ hai kim trên mỗi đồng hồ theo số giờ đã cho.
c, Điền số vào chỗ chấm tương ứng.
+ 10 giờ 15 phút, kim phút chỉ vào số 3
+ 8 giờ rưỡi kim phút chỉ vào số 6
+ 5 giờ, kim phút chỉ vào số 12
Bài 14: HS đọc nội dung và nêu yêu cầu của bài.
Tự làm bài vào vở, sau đó đọc lời giải của mình.
GV nhận xét, cho điểm.
Bài 15: HS đọc đầu bài.
GV hướng dẫn phân tích đề bài.
Lưu ý HS: 8chục = 80
HS tự làm bài. Sau đó chữa chung.
Bài 16: HS đọc đầu bài.
a, GV hướng dẫn làm: 8 = 3 + 5 = 2 + 6 = 1 +7 = 0 + 8 = 4 + 4
Mà: 3 x 5 = 15 (đúng) 2 x 6 = 12< 15(loại)
1 x 7 = 7 15 (loại)
Vậy ta tìm được 2 số là: 35 và 53
b, Làm tương tự, ta tìm được số 82
3. Dặn dò HS
GV nhận xét giờ học và dặn dò HS.
Thứ năm ngày 24 tháng 7 năm 2014
Tiết 1: Toán
ôn tập bài 4 (tr49 - Tiếp)
I. Mục tiêu
- Củng cố về giải toán có lời văn, liên quan đến nhiều hơn, ít hơn.
- Rèn kĩ năng làm bài cho HS (Làm các bài từ 17 đến 20 sách ôn hè tr 55-56)
II. Đồ dùng dạy học
Sách ôn hè, vở viết.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.
2. Luyện tập.
GV hướng dẫn học sinh làm từ bài 17 đến bài 20 (tr 55-56)
Bài 17: HS đọc đầu bài.
a, + Bài toán cho biết gì? (có 250 con gà; gà nhiều hơn vịt 30 con)
+ Bài toán hỏi gì? (... nuôi ... ? con vịt)
HS làm bài: 250 - 30 = 220 (con)
GV chữa bài chung.
b, + Bài toán cho biết gì? (bán 345 kg gạo tẻ, tẻ bán ít hơn nếp 132kg)
+ Bài toán hỏi gì? (bán ... ? kg nếp)
HS làm bài: 345 + 132 = 477 (kg)
GV chữa bài chung.
Bài 18: HS đọc đầu bài.
HS làm bài, GV chữa bài.
a, Năm nay chị hơn em 5 tuổi thì khi em 8 tuổi chị vẫn hơn em 5 tuổi.
Tuổi chị lúc đó là: 8 + 5 = 13 (tuổi)
b, Sau 3 năm nữa tổng số tuổi 2 ông cháu tăng là: 2 x 3 = 6 (tuổi)
Tổng số tuổi 2 ông cháu lúc đó là: 72 + 6 = 78 (tuổi)
Bài 19: HS đọc đề bài toán và nêu yêu cầu của bài.
+ Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
HS làm bài, GV chữa bài.
+ An cao nhất; Không tìm được bạn thấp nhất.
Bài 20: HS đọc đầu bài.
+ Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì?
HS làm bài, GV chữa bài: Bình ít hơn Nam.
3. Dặn dò HS
GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần và thái độ học tập của HS.
Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: Toán
Ôn tập bảng chia.
I. Mục tiêu
- Củng cố cho học sinh về phép chia trong bảng.
- HS biết cách làm một số bài tập có liên quan tới phép nhân, phép chia.
II. Đồ dùng dạy học:
Phiếu học tập, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
a. Kiến thức cần ghi nhớ
VD 6 : 2 = 3
Số bị chia Số chia Thương
HS ôn các bảng chia từ bảng 2 đến bảng 5.
Tổ chức cho HS kiểm tra chéo việc học thuộc lòng các bảng chia đã học.
b. Bài tập vận dụng
Bài 1: Tính nhẩm
35 : 5 28 : 4 24 : 3 32 : 4
18 : 3 30 : 5 45 : 5 36 : 4
- GV gọi HS nêu kết quả - GV điền bảng lớp.
Bài 2: Tính
a. 5 x 8 - 11 b. 3 x 6 : 3 c. 40 : 4 : 5
d. 2 x 2 x 7 e. 4 x 6 + 16 g. 20 : 4 x 6
- HS làm, GV chữa chung
Bài 3: Tìm x biết :
a, x 5 = 25 b, 5 x = 40
x : 5 = 6 x : 3 = 8
HS lần lượt lên bảng làm. Dưới lớp làm vào vở.
Nhận xét và chữa bài.
Bài 4: Có 30 lít dầu chia đều vào 6 can. Hỏi mỗi can có bao nhiêu lít dầu?
GV ghi bảng.
Gọi HS đọc đề bài.
Cho 1HS lên bảng làm, lớp làm ra vở.
- GV chữa chung.
3. Củng cố dặn dò
Nhận xét giờ học và dặn dò HS.
Tiết 3: Luyện viết
Ôn chữ hoa C, G, E, Ê, L, S, T (BT 5-tr 48)
I. Mục tiêu
- Củng cố cách viết các chữ hoa C, G, E, Ê, L, S, T
- Yêu cầu viết đúng mẫu, đúng cỡ chữ và trình bày sạch đẹp.
II. Đồ dùng dạy học:
Sách ôn hè, mẫu chữ hoa.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn HS viết trên bảng con.
- HS nêu tên các con chữ.
- GV ghi chữ hoa C, G, E, Ê, L, S, T lên bảng.
- GV treo bảng phụ mẫu chữ hoa.
- HS nhận xét độ cao, chiều ngang từng con chữ.
Hỏi: độ cao mỗi con chữ
- GV viết mẫu trên bảng lớp và nhắc lại cách viết.
- HS viết bảng con, GV nhận xét, sửa sai.
3. Hướng dẫn HS viết vở.
HS viết vào vở ôn hè (tr 48)
GV theo dõi hướng dẫn thêm.
4. Chấm và chữa bài.
GV chấm một số bài, nhận xét rút kinh nghiệm.
5. Củng cố dặn dò
GV nhận xét giờ học và dặn dò HS.
Tiết 4: Tập làm văn
ôn bài tập 4 (Mục 2)
I. Mục tiêu.
- Biết viết được một đoạn văn nói về con vật mà mình yêu thích.
- Câu văn rõ ràng, mạch lạc, lời văn chân thật, hồn nhiên.
II. Đồ dùng dạy học:
Sách ôn hè, vở viết.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập trong sách ôn hè.
Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài.
+ Bài yêu cầu gì? (nói về con vật mà em yêu thích)
- Đọc gợi ý trong SGK.
GV gợi ý hướng dẫn:
+ Đó là con gì? ở đâu?
+ Hình dáng con vật có đặc điểm gì nổi bật?
+ Hoạt động của con vật có gì ngộ nghĩnh đáng yêu?
- Gọi một vài em nói miệng.
- GV nhận xét, sửa từ ngữ, cách diễn đạt cho HS.
- HS làm bài vào vở.
- Đọc bài làm của mình trước lớp. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
3. Củng cố dặn dò
GV nhận xét giờ học và dặn dò HS.
Thứ sáu ngày 25 tháng 7 năm 2014
Tiết 1: Toán
Ôn tập dạng tìm các thành phần trong phép tính chia
I. Mục tiêu
- Củng cố cho học sinh tên gọi các thành phần trong phép tính chia.
- HS biết cách làm một số bài tập có liên quan tới phép nhân, phép chia.
II. Đồ dùng dạy học:
Phiếu học tập, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: Tìm x
x : 3 = 7 x : 4 = 9
x : 5 = 8 x : 4 = 5
- HS đọc đầu bài.
- 2 HS lên bảng làm bài.
- Lớp tự làm bài vào vở, sau đó đọc lời giải của mình.
- GV nhận xét, cho điểm, chữa bài trên lớp.
Bài 2: Tìm y
3 x y = 24 : 3 c) y : 4 = 10 : 2
Y x 4 = 2 x 6 d) y : 3 = 2 x 3
- HS đọc đầu bài.
- 4 HS lên bảng làm bài.
- Lớp tự làm bài vào vở.
- GV nhận xét, chữa bài chung trên lớp.
Bài 3: HS đọc bài toán.
Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ?
1HS lên bảng tóm tắt.
HS lên bảng làm. Dưới lớp làm vào vở.
Nhận xét và chữa bài.
Bài giải
Con lợn cân nặng là :
27 x 3 = 81(kg)
Đáp số : 81 kg.
Bài 4: HS đọc bài toán.
Bài toán cho biết gì? (quãng đường dài 45 km, nhà Phương cách xã Đinh Xá bằng quãng đường đó)
Bài toán hỏi gì? (nhà Phương cách xã Đinh Xá bằng )
1 HS lên bảng tóm tắt bài toán bằng sơ đồ.
1 HS lên bảng giải - Cả lớp làm vào vở. Nhận xét và chữa bài.
Bài giải
Nhà bạn Phương cách xã Đinh Xá là :
45 : 5 = 9 (km)
Đáp số : 9 km.
3. Củng cố dặn dò:
GV nhận xét giờ học và dặn dò HS.
Tiết 2: Toán
Ôn dạng tìm một thừa số của phép nhân
I. Mục tiêu
- Củng cố cho học sinh tên gọi các thành phần trong phép tính nhân.
- HS biết cách làm một số bài tập có liên quan tới phép nhân, phép chia.
II. Đồ dùng dạy học:
Phiếu học tập, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: Tìm y
5 x y = 35 + 10 y : 5 = 18 : 2
y x 3 = 4 x 6 y : 4 = 3 x 8
- HS nêu yêu cầu của bài.
- 4 HS lên bảng làm bài.
- Lớp tự làm bài vào vở.
- GV nhận xét, chữa bài chung trên lớp.
Bài 2: Tính.
4 x 6 - 17 6 x 5 : 10
24 : 4 + 17 9 : 3 x 10
HS làm từng bài – chữa bài - GV nhận xét.
Bài 3: Điền dấu > < = thích hợp vào chỗ chấm.
2 x 5 5 x 2 40 x 2 80 : 2
20 x 4 79 30 x 2 20 x 4
60 : 3 3 x 7 4 x 10 . 5 x 9
Bài 4: Có một số vở chia đều cho 4 em, mỗi em được 7 quyển vở. Hỏi có tất cả bao nhiêu quyển vở?
- HS đọc đầu bài.
Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
1 HS lên bảng giải - Cả lớp làm vào vở. Nhận xét và chữa bài.
3. Củng cố dặn dò:
GV nhận xét giờ học và dặn dò HS.
Tiết 3: Luyện chữ
Chuyện quả bầu
I. Mục tiêu.
Chép lại chính xác đoạn trích trong bài : Chuyện quả bầu. Qua bài chép biết viết hoa đúng tên các dân tộc.
Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu dễ lẫn l/n ; v/d.
II. Đồ dùng dạy học:
Sách TV lớp 2 tập 2.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn viết chính tả:
GVđọc bài chính tả 1 lần. 2 HS đọc lại.
GV hỏi:
+ Bài chính tả nói lên điều gì ? (giải thích nguồn gốc ra đời của các dân tộc anh em trên đất nước ta).
+Tìm những tên riêng trong bài chính tả. (Khơ- mú, Thái, Tày, Nùng, Mường, Dao, Hmông, Ê- đê, Ba- na, Kinh)
- HS viết bảng con những tên riêng vừa tìm được.
HS nhìn bảng chép bài vào vở.
Chấm, chữa bài.
Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
Bài 2 : GV treo bảng phụ.
HS và nêu yêu cầu: Điền vào chỗ trống:
HS đọc đoạn văn bài Bác lái đò và bài ca dao.
HS suy nghĩ, làm vào vở. Nhận xét và chữa bài.
a. l/n : năm nay, thuyền nan, lênh đênh, ngày này, chăm lo, qua lại.
b.v/ d ?
Đi đâu mà vội mà vàng
Mà vấp phải đá, mà quàng phải dây
Thong thả như chúng em đây
Chẳng đá nào vấp, chẳng dây nào quàng.
HS đọc lại đoạn văn và bài ca dao sau khi đã điền đúng.
3. Củng cố dặn dò:
GV nhận xét tiết học, khen HS viết đúng, sạch, đẹp.
Yêu cầu HS viết chưa đạt về viết lại.
Tiết 4: Luyện từ và câu
Ôn từ trái nghĩa. Dấu chấm, dấu phẩy
I. Mục tiêu.
- Củng cố cho HS về từ trái nghĩa, dấu chấm, dấu phẩy.
- HS phân biệt, đặt câu và hoàn thành một số BT.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1: Hãy giải nghĩa các từ dưới đây bằng từ trái nghĩa với nó
a/ Cao:.. d/ Đầu tiên:..
b/ Dài:. e/ Biến mất..
c/ Người lớn: .. g/ Bình tĩnh:
Bài 2: Sắp xếp các từ đã cho thành từng cặp có nghĩa trái ngược nhau.
a/ đẹp, ngắn, nóng , thấp, lạnh, xấu, cao, dài.
b/lên, yêu, xuống, ghét, khen, ra, chê, vào.
Bài 3: Điền dấu phẩy vào mỗi chỗ thích hợp cho mỗi câu sau:
- Hoa hồng hoa lan hoa huệ đều rất đẹp và rất thơm.
- Buổi sáng, bố mẹ đi làm em đi học.
- Chúng em luôn ngoan ngoãn vâng lời ông bà cha mẹ.
- Vân thật xứng đáng là con ngoan trò giỏi.
- GV ghi bảng.
- HS lên bảng.
Bài 4: Câu sau đây còn thiếu mấy dấu phẩy? Hãy điền dấ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- GAHE TUAN 3.doc