I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS củng cố cách tìm các thành phần chưa biết của phép tính.
- Biết cách trình bày bài giải dạng toán này.
- Rèn kĩ năng giải toán có phép chia.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng phụ + phiếu học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: Tìm X:
X : 2 = 3 X: 3 = 5 5 X = 25
12 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 792 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 - Năm 2014 - Tuần 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5:
Thứ hai ngày 4 tháng 8 năm 2014
Tiết 1: Tập đọc
Ôn bài tập 1
I. Mục tiêu
- HS đọc và trả lời được các câu hỏi trong bài: Việc tốt (sách ôn hè tr 71).
- Rèn cho HS kĩ năng đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ, bước đầu biết đọc phân biệt lời các nhân vật
- Hiểu nội dung: Giáo dục HS biết làm nhiều việc tốt vì: Làm việc tốt sẽ đem lại niềm vui cho mình và cho người khác.
II. Đồ dùng dạy học:
Sách ôn hè
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài đọc: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn luyện đọc.
a) GV đọc toàn bài một lượt.
b) GV hướng dẫn luyện đọc
- Đọc nối tiếp câu: HS nối tiếp nhau đọc từng câu 2 lượt.
- Đọc nối tiếp bài trước lớp.
- GV nhắc nhở các em nghỉ hơi sau dấu câu, sau các cụm từ, đọc thể hiện cách nói của nhân vật.
- Đọc nối tiếp trong nhóm.
- Đọc trước lớp: 2 HS nối tiềp đọc cả bài.
- Gọi 3 HS đọc phân vai.
3. Hướng dẫn làm bài tập
HS đọc thầm toàn bài trả lời 3 câu hỏi ở SGK, GV nhận xét, chốt ý đúng.
Câu1: ýb Câu 2: ýb Câu 4: ýa Câu 5: ýc
+ Qua câu chuyện trên em rút ra được bài học gì? ( Biết làm nhiều việc tốt)
4. Luyện đọc lại
- Cho HS luyện đọc cả bài theo nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh một lượt.
5. Củng cố dặn dò
Nhắc lại ý nghĩa câu chuyện. Dặn dò HS: Chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: Tập làm văn
Tả ngắn về con vật em yêu thích
I. Mục tiêu
HS viết được một đoạn văn khoảng 4-5 câu tả lại một con vật mà em yêu thích.
- Biết diễn đạt lời văn rõ ràng, mạch lạc, chữ viết sáng sủa.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi câu hỏi gợi ý.
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
GV chép đề bài lên bảng: Viết một đoạn văn từ 4-5 câu tả lại một con vật mà em yêu thích.
- Gọi 1- 2 HS đọc lại đề bài.
- GV treo bảng phụ ghi câu hỏi gợi ý, HS đọc.
- GV nhắc HS: những gợi ý này chỉ là chỗ dựa. Các em có thể kể theo cách trả lời lần lượt từng câu hỏi gợi ý hoặc kể tự do không hoàn toàn phụ thuộc vào các gợi ý nhưng phải liên kết câu thành một đoạn văn.
- HS kể một số con vật mà mình biết. HS kể.
+ Em yêu thích con vật nào nhất?
+ Chúng có hình dáng, đặc điểm gì nổi bật?
+ Em kể hoạt động ngộ nghĩnh, đáng yêu của con vật đó.
+ Tình cảm của em đối với con vật đó như thế nào?
- Cho vài em kể trước lớp. GV cùng cả lớp nhận xét.
GV nhắc HS viết lại những điều vừa kể sao cho rõ ràng thành câu vào vở.
HS viết bài vào vở. GV giúp đỡ HS yếu kém. 5 HS đọc bài trước lớp.
Cả lớp và GV nhận xét. GV cho điểm một số bài tại lớp, còn lại thu vở về nhà chấm.
3. Củng cố, dặn dò:
GV và HS cùng hệ thống lại bài.
Nhận xét giờ học.
Tiết 3: Toán
Ôn phép cộng, phép trừ trong phạm vi 1000 (tiếp)
I. Mục tiêu
- Tiếp tục củng cố cách thực hiện phép cộng, trừ các số có 3 chữ số theo cột dọc.
- HS làm tính nhanh và chính xác, có kĩ năng đặt tính đúng.
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ + phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2. Luyện tập.
Bài 1: HS đọc và nêu yêu cầu :
-
-
-
68 64 72
25 18 36
+
+
+
425 600 765 361 99 315
HS lần lượt lên bảng làm. Cả lớp làm vào vở. Nhận xét và chữa bài.
GV củng cố: Cách thực hiện phép cộng, trừ số có 3 chữ số cho số có 3; 2 chữ số: cộng, trừ từ phải sang trái bắt đầu từ hàng đơn vị.
Bài 2: HS nêu yêu cầu: Đặt tính rồi tính.
548 +312 792 + 86 592 - 222 395 - 23
GV gọi lần lượt HS lên bảng làm - Cả lớp làm vào vở. Nhận xét và chữa bài.
GV củng cố cách đặt tính và tính trừ các số có 3 chữ số cho số có 2, 3 chữ số.
Bài 3: HS đọc bài toán.
HS lên bảng tóm tắt.
1 HS lên bảng giải - Cả lớp làm vào vở.
Nhận xét và chữa bài.
Bài giải
Số học sinh trường tiểu học đó là:
265 + 234 = 499 (học sinh)
Đáp số: 499 học sinh.
Bài 4: HS đọc đề toán.
Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
HS lên bảng tóm tắt bằng sơ đồ.
1 HS lên bảng giải - Cả lớp làm vào vở - Nhận xét và chữa bài.
Bài giải
Số l nước bể thứ hai chứa là:
865 - 200 = 665 (l)
Đáp số: 665 l nước.
3. Củng cố dặn dò:
GV nhận xét giờ học. Dặn HS hoàn thành bài.
Tiết 4: Toán
ôn tập về phép nhân và phép chia
I. Mục tiêu:
Giúp HS củng cố về:
Nhân, chia trong các phạm vi bảng nhân, chia đã học.
Nhận biết một phần mấy của một số.
Tìm một thừa số chưa biết. Giải bài toán bằng phép nhân.
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ + phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2. Luyện tập.
Bài 1: Tính nhẩm:
2 ´ 8 = 12: 2 = 2 ´ 9 =
3 ´ 9 = 12: 3 = 45: 5 =
20 ´ 4 = 30 ´ 3 = 20 ´ 2 =
80: 4 = 90: 3 = 40: 2 =
HS nhẩm từng cột - Chữa bài.
GV củng cố cách nhân nhẩm, chia nhẩm từ phép nhân.
Bài 2: HS đọc và nêu yêu cầu: Tính:
4 ´ 6 + 16 = 20: 4 ´ 6 =
HS lên bảng làm bài - Cả lớp làm vào vở. Nhận xét và chữa.
GV củng cố: Cách thực hiện dãy tính có phép nhân, phép cộng và dãy tính có phép nhân, chia.
Bài 3: HS đọc bài toán.
1HS lên bảng tóm tắt và giải bài toán.
Cả lớp làm vào vở. Nhận xét chữa bài.
Bài giải
Số học sinh của lớp 2A là:
3 ´ 8 = 24 (học sinh)
Đáp số: 24 học sinh.
Bài 4: GV treo bảng phụ.
- Hình nào được khoanh vào một phần ba số hình tròn?
- HS đọc và nêu yêu cầu:
- 1HS lên bảng làm - Cả lớp làm vào vở. Nhận xét và chữa bài.
- GV củng cố: Muốn biết hình nào đã khoanh vào một phần ba số hình tròn ta làm thế nào?
3. Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét giờ học. Dặn HS về hoàn thành bài và chuẩn bị bài sau.
Thứ tư ngày 6 tháng 8 năm 2014
Tiết 1: Luyện từ và câu
ôn bài tập 3
I. Mục tiêu.
- Ôn tập củng cố các từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm, tính chất của sự vật.
- Biết giải ô chữ để tìm được ra từ hàng dọc nói về chủ đề học tập.
II. Đồ dùng dạy học: Sách ôn hè, vở viết.
Bảng phụ viết sẵn ô chữ như bài 2 sách ôn hè (tr 73)
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập trong sách ôn hè.
Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài, GV hướng dẫn HS làm bài.
HS làm bài, sau đó đổi chéo vở kiểm tra cho nhau.
GV chốt bài:
+ Nhóm 1: lúa, khoai + Nhóm 3: xoài, táo, cam
+ Nhóm 2: lim, xoan + Nhóm 4: phượng vĩ, bàng
+ Nhóm 5: sen, cúc, đào
Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài.
-Tổ chức theo hình thức trò chơi.
- GV treo bảng phụ đã kẻ sẵn các ô chữ.
- Chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm cử 5 bạn lên chơi.
- GV nêu luật chơi: 5 bạn nối tiếp nhau viết các từ tìm được trong thời gian 1phút, đội nào viết được nhiều từ đúng, đội đó thắng cuộc.
HS tham gia chơi, GV hướng dẫn và làm trọng tài,
- GV nhận xét tổng kết kết quả của từng đội, biểu dương, khen ngợi.
+ Lời giải: chí, kính, văn, mày, thầy, học, có.
Từ hàng dọc: Chăm học
Bài 3: HS đọc yêu cầu của bài, GV hướng dẫn HS làm bài.
HS tự làm bài vào vở.
GV chữa chung:
+ dòng sông - quanh co + tán lá - xanh um
+ em bé - hái hoa + hoa - đẹp
3. Củng cố dặn dò
Nhận xét giờ học và dặn dò HS.
Tiết 2: Chính tả
Viết Bài: Hoa học trò
I. Mục tiêu
- Nghe- viết đúng chính tả:Yêu cầu viết đúng mẫu, đúng cỡ chữ và trình bày sạch đẹp.
- Làm bài tập số 5 sách ôn hè (tr63): Luyện viết 2 dòng các chữ H, I, K, V
II. Đồ dùng dạy học: GVchép sẵn bài chính tả cho HS viết ra bảng phụ:
Hoa học trò
Một hôm, bỗng đâu trên các cành cây báo ra một tin thắm: mùa hoa phượng bắt đầu. Đến giờ chơi, học trò ngạc nhiên nhìn trông: hoa nở lúc nào mà bất ngờ dữ vậy.
HS: Sách ôn hè, vở viết, mẫu chữ hoa.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn HS nghe viết.
- GV đọc 1 lần bài viết. HS cả lớp theo dõi.
- Cho 1 HS đọc lại bài.
- Cho HS nắm nội dung đoạn viết:
+ Vì sao hoa phượng lại gọi là Hoa học trò? (... hoa thường trồng ở sân trường, nở vào mùa thi cuối năm của HS ...)
+ Những chữ nào trong đoạn văn phải viết hoa?
(Chữ cái đầu câu)
- HS tập viết chữ khó ra bảng con..
* HS viết bài
GV đọc cho HS viết, đọc lại cho HS soát bài
* GV chấm 5 – 7 bài nhận xét, chữa lỗi.
3. Hướng dẫn HS luyện viết
Bài tập 5: HS đọc yêu cầu.
GV hướng dẫn viết chữ hoa: H, I, K, V
HS nhận xét độ cao mỗi con chữ, chiều ngang mỗi con chữ.
GV viết mẫu, HS viết ra bảng con.
HS viết vào vở. GV đi kèm cặp thêm HS.
GV chấm một số bài, nhận xét.
4. Củng cố dặn dò
GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần và thái độ học tập của HS.
Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Toán
ôn dạng toán tìm X
I. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố cách tìm các thành phần chưa biết của phép tính.
- Biết cách trình bày bài giải dạng toán này.
- Rèn kĩ năng giải toán có phép chia.
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ + phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: Tìm X:
X : 2 = 3 X: 3 = 5 5 ´ X = 25
- HS đọc và nêu yêu cầu.
- HS nêu tên gọi các thành phần và kết quả của phép tính.
GV hướng dẫn mẫu :
X : 2 = 3
X = 3 ´ 2
X = 6
- 2 HS lên bảng làm - Cả lớp làm vào vở.
- GV nhận xét và chữa bài.
- GV củng cố: Muốn tìm số bị chia ta làm thế nào? Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm thế nào?
Bài 2: HS đọc và nêu yêu cầu : Tìm X
a) X - 2 = 4 b) X - 4 = 5 c) X - 3 = 3
X : 2 = 4 X : 4 = 5 X : 3 = 3
- GV cho HS nhắc lại tên gọi các thành phần và kết quả của phép chia, phép trừ.
- X trong các phép tính trừ gọi là gì? (Số bị trừ) ; X trong các phép tính chia gọi là gì? (Số bị chia)
- Vận dụng cách tìm số bị trừ và cách tìm số bị chia, 3 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét và chữa bài.
- GV củng cố : Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào? Muốn tìm số bị chia ta làm thế nào?
Bài 3: Gv treo bảng phụ, 2 HS đọc bài toán.
Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
GV hướng dẫn HS tóm tắt:
Mỗi em có : 5 chiếc kẹo.
3 em : ... chiếc kẹo ?
1 HS lên bảng giải - Cả lớp làm vào vở. Nhận xét và chữa bài.
Muốn biết 3 em được tất cả bao nhiêu chiếc kẹo ta làm thế nào? (3x5)
3. Củng cố dặn dò
GV củng cố về cách tìm số bị trừ, số bị chia, thừa số.
GV nhận xét tiết học và dặn dò HS.
Tiết 4: Toán
Viết số thành tổng của các trăm, chục, đơn vị
I. Mục tiêu :
Giúp HS :
Ôn lại về so sánh các số, thứ tự các số.
Ôn lại về đếm các số trong phạm vi 1000.
Biết viết các số có ba chữ số thành tổng của các trăm, chục và đơn vị.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn HS ôn tập.
* Ôn lại thứ tự các số.
GV cho HS đếm miệng các số từ 201 đến 210; các số từ 321 đến 322; 461 đến 472; 591 đến 600; 991 đến 1000.
Hướng dẫn viết số thành tổng.
GV ghi lên bảng số: 357, nêu yêu cầu: Viết số 357 thành tổng các trăm, chục và đơn vị.
Phân tích số: 357.
Số 357 gồm mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị? (3 trăm, 5 chục và 7 đơn vị)
Viết số thành tổng:
GV hướng dẫn HS viết số thành tổng như sau (GV vừa nói vừa viết):
Đọc : Ba trăm năm mươi bảy (viết 357), gồm (viết dấu =), ba trăm (viết 300 rồi viết dấu +), năm chục (viết 50, rồi viết dấu +), bảy đơn vị (viết 7).
357 = 300 + 50 + 7
GV cho HS thực hành viết các số : 529, 736, 412,(HS đọc kết quả phân tích số, vài em lên bảng viết số thành tổng.)
GV nhắc HS chú ý: Nếu chữ số hàng chục hoặc hàng đơn vị là 0 thì không viết nó vào trong tổng. VD : 820 = 800 + 20 ; 105 = 100 + 5.
* Thực hành: GV treo bảng phụ.
Bài 1: Viết: (theo mẫu)
GV kẻ bảng như SGK.
HS nêu yêu cầu:
HS lên bảng làm - Cả lớp làm vào vở - Nhận xét và chữa bài.
389
3 trăm 8 chục 9 đơn vị
389 = 300 + 80 + 9
237
2 trăm 3 chục 7 đơn vị
237 = 200 + 30 + 7
164
1 trăm 6 chục 4 đơn vị
164 = 100 + 60 + 4
658
6 trăm 5 chục 8 đơn vị
658 = 600 + 50 + 8
Bài 2: Viết các số 271, 978, 835, 509 theo mẫu:
271 = 200 + 70 + 1
GV hướng dẫn HS phân tích mẫu : Số 271 viết thành tổng của mấy trăm, mấy chục và mấy đơn vị ?
3HS lên bảng làm với các số còn lại - Cả lớp làm vào vở - Nhận xét và chữa bài.
GV củng cố cách viết các số có 3 chữ số dưới dạng tổng của các trăm, chục và đơn vị.
Bài 3:
HS đọc và nêu yêu cầu : Mỗi số 975, 731, 980, 505, 632, 842 được viết thành tổng nào?
GV viết các số có 3 chữ số đã cho và các tổng như SGK.
HS lên bảng làm - Cả lớp làm vào vở.
GV nhận xét và chữa bài.
GV củng cố cách xác định các số có 3 chữ số thành tổng các trăm, chục và đơn vị.(Trường hợp số có 3 chữ số có chữ số hàng chục và hàng đơn vị là 0 thì không viết vào tổng.)
Bài 4: Viết các số gồm:
6 trăm, 5 chục và 7 đơn vị.
8 trăm và 6 chục.
5 trăm và 7 đơn vị.
3. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS hoàn thiện các bài tập.
Thứ sáu ngày 8 tháng 8 năm 2014
Tiết 1: Toán
Ôn về đơn vị đo độ dài
I. Mục tiêu :
- Củng cố về các đơn vị đo độ dài m, km, mm.
- Rèn luyện kĩ năng làm tính, giải toán có liên quan đến các số đo theo đơn vị đo độ dài m, km, mm.
- Rèn kĩ năng đo độ dài các đoạn thẳng.
II. Đồ dùng dạy học: Thước có vạch chia mm; thước mét; bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: Kể tên các đơn vị đo đại lượng đã học.
- GV gợi ý để HS trả lời miệng.
- Nêu mối quan hệ của một số đơn vị đo đại lượng.
Bài 2: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
4 dm = cm 8dm 2 cm = cm
20 cm = dm 78 cm = dmcm
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 làm bài vào bảng phụ.
Bài 3: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
a. 8 dm = cm c. 3dm 7 cm = cm
b. 50 cm = dm d. 94 cm =dmcm
- 2 HS lên bảng. HS làm bài vào vở- 1 HS lên bảng. HS làm bài vào vở.
Bài 4: HS đọc và nêu yêu cầu : Đo độ dài các cạnh của hình tam giác rồi tính chu vi của hình tam giác đó.
HS dùng thước đo các cạnh của hình tam giác ABC và nêu rõ số đo của từng cạnh : AB = 3cm, BC = 5cm, AC = 4cm.
HS vận dụng cách tính chu vi của hình tam giác để làm bài vào vở.
Nhận xét và chữa bài.
Bài giải
Chu vi của hình tam giác ABC là :
3 + 5 + 4 = 12 (cm)
Đáp số : 12 cm.
GV củng cố cách tính chu vi hình tam giác.
3. Củng cố dặn dò
GV nhận xét giờ học. Dặn HS hoàn thành bài.
Tiết 2: Toán
Ôn về đơn vị đo độ dài (tiếp)
I. Mục tiêu :
- Củng cố cho học sinh về phép đổi các đơn vị đo đại lượng.
- HS biết vận dụng đổi đơn vị đo đại lượng trong giải toán có văn.
II. Đồ dùng dạy học: Thước có vạch chia mm; thước mét; bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: Tính :
HS đọc và nêu yêu cầu.
2 HS lên bảng làm – Cả lớp làm bài vào vở. Nhận xét và chữa bài.
13 m + 15 m = 28 m 5 km ´ 2 = 10 km
66 km - 24 km = 42 km 18 km : 2 = 9 km
GV củng cố : Tính kết quả mỗi phép tính rồi viết tên đơn vị sau kết quả.
Bài 2: GV treo bảng phụ ghi nội dung bài toán.
Một người đi 18 km để đến thị xã, sau đó lại đi tiếp 123 km để đến thành phố. Hỏi người đó đi được tất cả bao nhiêu km ?
2 HS đọc bài toán.
Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
Cả lớp làm vào vở – Nhận xét và chữa bài.
GV củng cố : Muốn biết người đó đi được tất cả bao nhiêu km ta làm thế nào? (lấy 18 + 123 = 241 (km))
Bài 3: Thùng thứ nhất đựng 436 lít dầu, thùng thứ hai đựng nhiều hơn thùng thứ nhất 47 lít dầu. Hỏi thùng thứ hai đựng bao nhiêu lít dầu?
Yêu cầu HS đọc bài, phân tích
GV hướng dẫn tóm tắt.
Yêu cầu HS làm bài vào vở.
GV cùng HS chữa bài.
Thùng thứ hai đựng số lít dầu là:
436 + 47 = 482 (l)
Đáp số: 482 lít
Bài 4: Tính chu vi hình tứ giác có độ dài các cạnh là:
105 cm; 110cm; 113cm; 160cm.
65cm; 7dm; 112cm; 2m.
+ Muốn tính chu vi hình tứ giác ta làm thế nào?
(Nhắc HS chú ý đổi ra cùng đơn vị đo)
3. Củng cố dặn dò
GV nhận xét giờ học. Dặn HS hoàn thành bài.
Tiết 3: Tập làm văn
ôn bài tập 4
I. Mục tiêu.
- ÔN văn tả cảnh và kể chuyện: Biết dựa vào tranh để kể và viết lại một câu chuyện hoàn chỉnh.
- Viết hoàn chỉnh đoạn văn tả cảnh biển lúc bình minh.
II. Đồ dùng dạy học: Sách ôn hè, vở viết.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập trong sách ôn hè.
Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài, GV hướng dẫn HS làm bài.
HS làm bài vào vở. Cho vài HS đọc bài làm của mình.
GV chốt lời giải đúng: thật đẹp, đỏ rực, nhô lên, ra khơi, nhấp nhô, nghiêng mình chao liệng, trắng xốp, bồng bềnh.
Bài 2: HS tự đọc yêu cầu từng phần.
- HS làm bài theo nhóm đôi, thi xem nhóm nào làm nhanh và đúng nhất.
- Các nhóm đọc đáp án và gải đố. Lớp nhận xét.
- GV chốt lời giải đúng.
+ lo: lo nghĩ, lo sợ, lo lắng, lo ngại, lo toan, ...
+ no: no ăn, no nê, no say, ăn no, ...
+ lắng: lắng nghe, lo lắng, ...
+ nắng: trời nắng, nắng to, nắng nôi, ...
Bài 3: HS đọc yêu cầu của bài.
+ Bài yêu cầu gì? Quan sát tranh, kể lại câu chuyện.
+ HS đọc lời chú giải dưới tranh.
GV gợi ý hướng dẫn thêm.
HS kể theo nhóm.
Đại diện nhóm lên kể trước lớp. GV nhận xét, chỉnh sửa.
- HS viết lại câu chuyện vừa kể vào vở ôn hè.
- Gọi vài HS đọc lại bài viết của mình, lớp nhận xét.
- GV thu chấm khoảng 7 - 10 bài, nhận xét.
3. Củng cố dặn dò
GV nhận xét giờ học và dặn dò HS.
Tiết 4: Luyện từ và câu
ôn mẫu câu ai-là gì?
I. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố, nhận biết, tìm được các bộ phận trong câu Ai-là gì?
- Biết điền một trong hai bộ phận còn thiếu để tạo thành câu Ai-là gì?
- Hiểu câu Ai-là gì? dùng giới thiệu hoặc nhận định.
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ + phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: GV treo bảng phụ:
Gạch một gạch dưới bộ phộn trả lời câu hỏi Ai?, hai gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Là gì? trong các câu sau:
a, Hà Nội là thủ đô của nước ta.
b, Hải Phòng là “thành phố hoa phượng đỏ”.
c, Đà Lạt là thành phố nghỉ mát nổi tiếng trên cao nguyên.
d, Bắc Ninh là quê hương của những làn điệu dân ca quan họ.
- HS đọc yêu cầu của bài, GV hướng dẫn HS làm bài.
- HS làm bài vào vở. Cho vài HS đọc bài làm của mình.
- Cả lớp nhận xét, chữa bài.
Bài 2: GV phát phiếu cho HS. 2 HS đọc yêu cầu của bài.
Điền vào chỗ chấm các từ ngữ thích hợp để hoàn thành câu theo mẫu Ai-là gì?
........... là vốn quý nhất.
........... là người mẹ thứ hai của em.
........... là tương lai của đất nước.
........... là người thầy đầu tiên của em.
- HS làm bài vào vở. GV bao quát hướng dẫn thêm.
Bài 3: HS làm miệng trong nhóm bàn.
Dùng mẫu câu Ai-là gì? giới thiệu cho nhau nghe về gia đình, những người trong gia đình mình.
- Một số nhóm trình bày trước lớp, cả lớp nhận xét sửa câu, từ, cách diễn đạt,...
3. Củng cố dặn dò
GV nhận xét giờ học và dặn dò HS.
ký duyệt:
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- GAHE TUAN 5.doc