I. MỤC TIÊU
- Củng cố cách viết số cho HS.
- HS biết viết số có hai hặc 3 chữ số theo điều kiện đã cho.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng phụ + phiếu học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2. Luyện tập.
Bài 1: GV treo bảng phụ: HS đọc và nêu yêu cầu.
a, Viết số tự nhiên nhỏ nhất, lớn nhất có hai chữ số.
b, Viết số lẻ nhỏ nhất, lớn nhất có hai chữ số.
c, Viết số chẵn nhỏ nhất, lớn nhất có hai chữ số.
d, Viết số lẻ nhỏ nhất, lớn nhất có ba chữ số.
e, Viết số chẵn nhỏ nhất, lớn nhất có ba chữ số.
- HS lần lượt lên bảng làm. Cả lớp làm vào vở. Nhận xét và chữa bài.
Bài 2: HS nêu yêu cầu:
a, Viết số tự nhiên nhỏ nhất, lớn nhất có hai chữ số khác nhau.
b, Viết số lẻ nhỏ nhất, lớn nhất có hai chữ số khác nhau.
c, Viết số chẵn nhỏ nhất, lớn nhất có hai chữ số khác nhau.
d, Viết số lẻ nhỏ nhất, lớn nhất có ba chữ số khác nhau.
e, Viết số chẵn nhỏ nhất, lớn nhất có ba chữ số khác nhau.
- GV gọi lần lượt HS lên bảng làm - Cả lớp làm vào vở. Nhận xét và chữa bài.
12 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 859 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 - Năm 2014 - Tuần 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6
Thứ hai ngày 11 tháng 8 năm 2014
Tiết 1: Tập đọc
Đàn bê của anh hồ giáo
I. Mục tiêu
- Đọc trơn toàn bài thơ, biết ngắt nghỉ hơi đúng.
- Biết đọc bài thơ với giọng nhẹ nhàng phù hợp với việc gợi tả cảnh thiên nhiên và cảnh sinh hoạt êm ả, thanh bình.
- Hiểu nội dung bài: Tả cảnh đàn bê quấn quýt bên anh Hồ Giáo như những đứa trẻ quấn quýt bên mẹ. Qua bài văn ta thấy hiện lên hình ảnh rất đẹp đáng kính trọng của anh hùng lao động Hồ Giáo.
II. Đồ dùng dạy học: Sách Tiếng Việt 2 tập 2.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài đọc: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
- HS mở SGK Tiếng Việt 2 tập 2 (tr 136)
2. Hướng dẫn luyện đọc.
a) GV đọc toàn bài một lượt.
b) GV hướng dẫn luyện đọc:
Đọc từng đoạn trước lớp : 3 đoạn. HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
- HS đọc các từ chú giải SGK ;
Đọc từng đoạn trong nhóm bàn.
Thi đọc giữa các nhóm: 3 nhóm, mỗi nhóm cử 1 em thi đọc toàn bài thơ.
GV kết hợp hỏi câu hỏi tìm hiểu nội dung đoạn đọc.
Câu 1: Không khí và bầu trời mùa xuân trên đồng cỏ Ba Vì đẹp như thế nào ? (Không khí trong lành và rất ngọt ngào. Bầu trời cao vút, trập trùng những đám mây trắng.)
Câu 2 : Tìm những từ ngữ hình ảnh thể hiện tình cảm của đàn bê con với anh Hồ Giáo? (Đàn Bê ăn quanh quẩn ở bên anh., Giống nhưi những đứa trẻ quấn quýt bên mẹ, đàn bê cứ quẩn vào chân Hồ Giáo, vừa ăn vừa đùa nghịch)
Tìm những từ ngữ hình ảnh thể hiện tình cảm của những con bê đực. (Những con bê đực chạy đuổi nhau thành một vòng tròn xung quanh anh.)
Tìm những từ ngữ hình ảnh thể hiện tình cảm của những con bê cái. (Thỉnh thoảng một con bê cái chừng như nhớ mẹ, chạy lại chỗ Hồ Giáo, dụi mõm vào người anh nũng nịu. Có con còn sán vào lòng anh quơ quơ đôi chân lên như là đòi bế.)
Câu 3 : Theo em đàn bê yêu quý anh Hồ Giáo như vậy? (Vì anh êu quý chúnh chăm bẵm chúng như con.)
3. Luyện đọc lại
- Cho HS luyện đọc cả bài theo nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh một lượt.
5. Củng cố dặn dò
Bài văn giúp chúng ta hiểu điều gì?
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS đọc bài và chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: Chính tả
Hoa mai vàng (TV2-tập 2-tr145)
I. Mục tiêu
- Nghe- viết đúng chính tả bài: Hoa mai vàng trong sách TV2-tập 2-tr145.
- Rèn kĩ năng viết chữ đúng mẫu, đúng cỡ, sạch, đẹp cho HS.
- Làm đúng bài tập phân biệt: l/n; it/ich.
II. Đồ dùng dạy học:
Sách Tiếng Việt lớp 2.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn HS nghe viết.
- GV đọc 1 lần bài viết. HS cả lớp theo dõi.
- Cho HS đọc lại bài.
- Cho HS nắm nội dung đoạn viết:
+ Tác giả tả hoa mai như thế nào?
+ Những chữ nào trong đoạn văn phải viết hoa? Vì sao? (Chữ đầu câu)
- HS tập viết chữ khó ra bảng con: sắp nở, xòe, phô.
* HS viết bài
GV đọc cho HS viết, đọc lại cho HS soát bài.
* GV chấm 5 – 7 bài nhận xét, chữa lỗi.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
GV treo bảng phụ, HS đọc và nêu yêu cầu: Thi tìm nhanh các từ ngữ chứa tiếng:
Chỉ khác nhau ở âm đầu l/ n: M: bơi lặn - nặn tượng
Chỉ khác nhau ở vần it/ ich:
GV tổ chức cho HS thi: Mỗi HS tìm một cặp từ ngữ theo yêu cầu trên
Chữa bài:
Lo - no ; xe lăn - ăn năn ; lòng tốt- nòng súng ; lỗi lầm - nỗi buồn ; cái nong - long nhãn ; ánh nắng - lắng nghe ;
bịt kín - bịch thóc ; chít khăn - chim chích ; tít mít - ấm tích ; quả mít - xích mích ; vừa khít - khúc khích ;
4. Củng cố dặn dò
GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài sau.
Tiết3: Toán
Ôn tập về hình học
I. Mục tiêu
Tính độ dài đường gấp khúc.
Tính chu vi hình tam giác, tứ giác.
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ + phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2. Luyện tập.
GV treo bảng phụ, hướng dẫn HS làm.
Bài 1: Tính độ dài đường gấp khúc sau:
- 2 HS lên bảng , mỗi HS làm 1 phần – Cả lớp làm vào vở.
- Nhận xét và chữa bài.
Bài giải
Độ dài đường gấp khúcABCD là:
3 + 2 + 4 = 9 (cm)
Đáp số : 9 cm.
Bài giải
Độ dài đường gấp khúc GHIKM là:
20 + 20 + 20 + 20 = 80 (CM)
Đáp số: 80 cm.
- HS có thể trình bày cách giải khác.
- GV củng cố lại cách tính độ dài đường gấp khúc.
Bài 2: HS đọc và nêu yêu cầu: Tính chu vi hình tam giác.
- 1 HS lên bảng làm bài – Cả lớp làm vào phiếu học tập.
- Nhận xét và chữa bài.
Bài giải
Chu vi hình tam giác ABC là:
30 + 15 + 35 = 80 (cm)
Đáp số: 80 cm.
Bài 3: Tính chu vi hình tứ giác:
- HS lên bảng giải – Cả lớp làm vào vở.
- Nhận xét và chữa bài.
Bài giải
Chu vi hình tứ giác MNPQ là:
5 + 5 + 5 + 5 = 20 (cm)
Đáp số : 20 cm.
- GV củng cố cách tính chu vi hình từ giác.
Bài 4: HS quan sát hình vẽ, ước lượng, nhận xét:
- HS ước lượng bằng mắt và rút ra nhận xét: Độ dài đường gấp khúc ABC và AMNOPQC bằng nhau.
- HS tính độ dài mỗi đường gấp khúc, rồi rút ra kết luận :
Độ dài đường gấp khúc ABC là :
5 + 6 = 11 (cm)
Độ dài đường gấp khúc AMNOPQC là :
2 + 2 + 2 + 2 + 2 + 1 = 11 (cm)
- Vậy độ dài hai đường gấp khúc đó bằng nhau.
3. Củng cố dặn dò:
GV nhận xét tiết học và dặn dò HS.
Tiết 4: Toán
Viết số có 2 hoặc 3 chữ số
I. Mục tiêu
- Củng cố cách viết số cho HS.
- HS biết viết số có hai hặc 3 chữ số theo điều kiện đã cho.
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ + phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2. Luyện tập.
Bài 1: GV treo bảng phụ: HS đọc và nêu yêu cầu.
a, Viết số tự nhiên nhỏ nhất, lớn nhất có hai chữ số.
b, Viết số lẻ nhỏ nhất, lớn nhất có hai chữ số.
c, Viết số chẵn nhỏ nhất, lớn nhất có hai chữ số.
d, Viết số lẻ nhỏ nhất, lớn nhất có ba chữ số.
e, Viết số chẵn nhỏ nhất, lớn nhất có ba chữ số.
HS lần lượt lên bảng làm. Cả lớp làm vào vở. Nhận xét và chữa bài.
Bài 2: HS nêu yêu cầu:
a, Viết số tự nhiên nhỏ nhất, lớn nhất có hai chữ số khác nhau.
b, Viết số lẻ nhỏ nhất, lớn nhất có hai chữ số khác nhau.
c, Viết số chẵn nhỏ nhất, lớn nhất có hai chữ số khác nhau.
d, Viết số lẻ nhỏ nhất, lớn nhất có ba chữ số khác nhau.
e, Viết số chẵn nhỏ nhất, lớn nhất có ba chữ số khác nhau.
- GV gọi lần lượt HS lên bảng làm - Cả lớp làm vào vở. Nhận xét và chữa bài.
Bài 3:
a, Viết tất cả cỏc số cú hai chữ số cú hàng đơn vị là 5.
b, Viết tất cả cỏc số cú hai chữ số cú hàng chục là 8.
c, Cố bao nhiờu số cú hai chữ số mà ở mỗi số cú ớt nhất một chữ số 9?
d, Cú bao nhiờu số cú hai chữ số khụng cú chữ số 6?
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
- Nhận xét và chữa bài.
3. Củng cố dặn dò:
GV nhận xét giờ học. Dặn HS hoàn thành bài.
Thứ tư ngày 13 tháng 8 năm 2014
Tiết 1: Luyện chữ
Viết Bài: Bạn (Sách ôn hè tr59)
I. Mục tiêu
- Nghe- viết đúng chính tả:Yêu cầu viết đúng mẫu, đúng cỡ chữ và trình bày sạch đẹp.
- Làm bài tập số 5 sách ôn hè (tr63): Luyện viết 2 dòng các chữ H, I, K, V
II. Đồ dùng dạy học: Sách ôn hè, vở viết, mẫu chữ hoa.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn HS nghe viết.
- GV đọc 1 lần bài viết. HS cả lớp theo dõi.
- Cho 1 HS đọc lại bài.
- Cho HS nắm nội dung đoạn viết:
+ Tìm từ chỉ bộ phân cơ thể người có trong bài? (môi, tay, mắt, chân)
+ Những chữ nào trong đoạn văn phải viết hoa?
(Chữ cái đầu câu)
- HS tập viết chữ khó ra bảng con..
* HS viết bài
GV đọc cho HS viết, đọc lại cho HS soát bài
* GV chấm 5 – 7 bài nhận xét, chữa lỗi.
3. Hướng dẫn HS luyện viết
Bài tập 5: HS đọc yêu cầu.
GV hướng dẫn viết chữ hoa: H, I, K, V
HS nhận xét độ cao mỗi con chữ, chiều ngang mỗi con chữ.
GV viết mẫu, HS viết ra bảng con.
HS viết vào vở. GV đi kèm cặp thêm HS.
GV chấm một số bài, nhận xét.
4. Củng cố dặn dò
GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần và thái độ học tập của HS.
Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: Luyện từ và câu
ôn mẫu câu Ai – thế nào?
I. Mục tiêu.
- Ôn tập củng cố mẫu câu Ai-thế nào?
- Biết đặt câu theo mẫu Ai – thế gì? Tìm được câu Ai – thế gì? trong đoạn văn cho trước.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ + phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: GV treo bảng phụ:
Gạch dưới câu được viết theo mẫu Ai thế nào? trong các câu sau rồi điền vào chỗ trống trong bảng các bộ phận câu thích hợp.
Ngày xưa, Hươu rất nhút nhát. Hươu sợ bóng tối, sợ thú dữ, sợ cả tiếng động lạ. Tuy vậy, Hươu rất nhanh nhẹn, chăm chỉ và tốt bụng. Một hôm, nghe tin bác Gấu ốm nặng, Hươu xin phép mẹ đến thăm bác Gấu.
- HS đọc yêu cầu của bài, GV hướng dẫn HS làm bài.
- HS làm bài, sau đó đổi chéo vở kiểm tra cho nhau.
- GV chốt bài.
Bài 2: Đặt câu theo mẫu Ai-thế nào?
- HS đọc yêu cầu của bài.
-Tổ chức theo hình thức trò chơi.
- Chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm cử 5 bạn lên chơi.
- GV nêu luật chơi: 5 bạn nối tiếp nhau viết các câu tìm được trong thời gian 5phút, đội nào viết được nhiều câu đúng, đội đó thắng cuộc.
HS tham gia chơi, GV hướng dẫn và làm trọng tài,
- GV nhận xét tổng kết kết quả của từng đội, biểu dương, khen ngợi.
Bài 3: GV phát phiếu học tập cho HS.
Khoanh tròn chữ cái trước các câu theo mẫu Ai – thế nào? Sau đó gạch 1 gạch dưới bộ phận Ai? – 2 gạch dưới bộ phân thế nào? trong các câu sau.
a. Sắc rất chăm đọc sách.
b. Đọc xong, cậu còn vuốt ve, ngắm nghía quyển sách rồi mới xếp vào giá.
c. Tiếng suối chảy róc rách.
d. Trần Quốc Toản mình mặc áo bào đỏ, vai mang cung tên, lưng đeo thanh gươm báu, ngồi trên lưng ngựa trắng phau.
e. Quốc Toản lạy mẹ rồi bước ra sân.
- HS đọc yêu cầu của bài, GV hướng dẫn HS làm bài.
- HS tự làm bài vào vở.
- GV chữa chung:
3. Củng cố dặn dò
Nhận xét giờ học và dặn dò HS.
Tiết 3: Toán
Viết số có 2 hoặc 3 chữ số (tiếp)
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục củng cố cách viết số theo điều kiện cho HS.
- Giúp HS phân biệt được số và chữ số.
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ + phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2. Luyện tập.
Bài 1: Tìm số có hai chữ số biết tổng các chữ số của nó bằng 14.
HS đọc đề bài và nêu yêu cầu đề bài.
GV hướng dẫn làm:
+ Tìm những chữ số có tổng bằng 14: 7 + 7 = 8 + 6 = 9 + 5 = 14
+ Vậy ta viết được các số là: 77, 68, 86, 59, 95.
Bài 2: HS đọc và nêu yêu cầu: Tìm số có hai chữ số biết hiệu hai chữ số của nó bằng 5.
- Hướng dẫn HS làm tương tự.
1HS lên bảng làm bài - Cả lớp làm vào vở. Nhận xét và chữa.
GV củng cố: Dùng chữ số để viết số.
Bài 3: HS đọc yêu cầu của bài: Tìm số có hai chữ số biết tích hai chữ số của nó bằng 12.
- Hướng dẫn HS làm tương tự.
- 1HS lên bảng làm. Cả lớp làm vào vở.
- Nhận xét chữa bài.
+ Những chữ số có tích bằng 12 là: 3 x 4 = 6 x 2 = 12
+ Vậy ta viết được các số là: 34, 43, 26, 62
Bài 4: GV treo bảng phụ. HS đọc đề bài:
Tìm số có hai chữ số biết thương hai chữ số của nó bằng 3.
- Hướng dẫn HS làm tương tự.
- 1HS lên bảng làm bài - Cả lớp làm vào vở. Nhận xét và chữa.
+ Những chữ số có thương bằng 3 là: 9 : 3 = 6 : 2 = 3
+ Vậy ta viết được các số là: 39, 93, 26, 62
- GV củng cố: Cách viết số có 2 chữ số.
3. Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét giờ học. Dặn HS về hoàn thành bài và chuẩn bị bài sau.
Tiết 4: Toán
Ôn tập về giải toán
I. Mục tiêu
- Củng cố các đơn vị đo của đại lượng đã học.
- Rèn kĩ năng làm tính, giải toán với các số đo theo đơn vị đo độ dài, khối lượng, thời gian.
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ + phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2. Luyện tập.
Bài 1: HS đọc bài toán.
Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ?
1HS lên bảng tóm tắt.
HS lên bảng làm. Dưới lớp làm vào vở.
Nhận xét và chữa bài.
Bài giải
Hải cân nặng là :
27 + 5 = 32 (kg)
Đáp số : 32 kg.
GV củng cố bài toán về nhiều hơn.
Bài 2: HS đọc bài toán.
Bài toán cho biết gì ? bài toán hỏi gì ?
1 HS lên bảng tóm tắt bài toán bằng sơ đồ.
1 HS lên bảng giải - Cả lớp làm vào vở. Nhận xét và chữa bài.
Bài giải
Nhà bạn Phương cách xã Đinh Xá là :
20 - 11 = 9 (km)
Đáp số : 9 km.
Bài 3: HS đọc bài toán.
Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ?
1 HS lên bảng giải - Cả lớp làm vào vở. Nhận xét và chữa bài.
Bài giải
Bơm xong lúc :
9 + 6 = 15 (giờ)
Đáp số : 15 giờ.
- GV giải thích : Phải bơm trong 6 giờ tức là bắt đầu từ lúc 9 giờ thì sau 6 giờ nữa (thêm 6 giờ) sẽ bơm xong nên ta có phép tính : 9 + 6 = 15 giờ.
3. Củng cố dặn dò:
GV nhận xét giờ học và dặn dò HS.
Thứ sáu ngày 15 tháng 8 năm 2014
Tiết 1: Toán
ôn tập về giải toán (tiếp)
I. Mục tiêu:
Tiếp tục củng cố về giải bài toán có lời văn.
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ + phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2. Luyện tập.
Bài 1: Minh cân nặng 31kg, Hà nhẹ hơn Minh 3kg. Hỏi Hà cân nặng bao nhiêu kg?
Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
1 HS lên bảng tóm tắt bài toán. 1 HS lên bảng giải.
Cả lớp làm bài vào VBT. Nhận xét và chữa bài.
GV củng cố cách giải bài toán về ít hơn.
Bài 2: Toàn đi học ở trờng bán trú , mỗi ngày Toàn học ở trờng 8 giờ. Toàn đi học về lúc 4 giờ chiều. Hỏi Toàn đến trường lúc mấy giờ sáng?
HS đọc bài toán.
Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
HS lên bảng tóm tắt bài toán.
1 HS lên bảng giải - Cả lớp làm vào VBT.
Nhận xét và chữa bài.
Bài giải
Đổi 4 giờ chiều = 16 giờ
Toàn đến trường lúc :
16 – 8 = 8 (giờ)
Đáp số 8 giờ sáng.
Bài 3: Tính chu vi hình tứ giác :
HS lên bảng giải – Cả lớp làm vào vở. Nhận xét và chữa bài.
Bài giải
Chu vi hình tứ giác MNPQ là :
5 + 5 + 5 + 5 = 20 (cm)
Đáp số : 20 cm.
- GV củng cố cách tính chu vi hình từ giác.
3. Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét giờ học. Dặn HS về hoàn thành bài và chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
- Kỹ năng thực hành tính trong các bảng nhân , chia đã học.
Kỹ năng thực hành tính cộng trừ có nhớ trong phạm vi 1000.
- Rèn kĩ năng giải toán có lời văn.
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ + phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
604 + 156 372 + 527 783 – 528 509 - 126
HS lên bảng làm bài ,cả lớp làm vào vở.
Nhận xét và chữa bài.
Bài 2: Tính
24 +18 – 28 = 3 ´ 6 : 2 =
5 ´ 8 – 11 = 30 : 3 : 5 =
HS lần lượt lên bảng làm bài – Cả lớp làm vào vở .
Nhận xét chữa bài.
Giáo viên củng cố cách thực hiện và cách trình bày các biểu thức.
Bài 3: HS đọc bài toán :
Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ?
1 HS lên bảng tóm tắt – 1 HS lên bảng giải – Cả lớp làm vào vở.
Gv nhận xét và chữa bài.
Bài giải
Số con thỏ có tất cả là :
5 ´ 4 = 20 (con)
Đáp số : 20 con thỏ.
3. Củng cố dặn dò
GV củng cố về cách tìm số bị trừ, số bị chia, thừa số.
GV nhận xét tiết học và dặn dò HS.
Tiết 3: Luyện từ và câu
ôn mẫu câu Ai-làm gì?
I. Mục tiêu
- HS xác định được câu Ai – làm gì? trong đoạn văn cho trước.
- Biết đặt câu theo mẫu Ai – làm gì?
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: GV treo bảng phụ:
Gạch một gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Ai?, hai gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Làm gì? trong các câu sau:
a, Sáng tinh mơ, ông em đã căm cụi làm việc ở ngoài vườn.
b, Các bác nông dân đang cấy lúa.
c, Hoa cho cặp sách vào túi ni lông và lên xe phóng thẳng về nhà.
d, Quốc Toản lạy mẹ rồi bước ra sân.
- HS đọc yêu cầu của bài, GV hướng dẫn HS làm bài.
- HS làm bài vào vở. Cho vài HS đọc bài làm của mình.
- Cả lớp nhận xét, chữa bài.
Bài 2: GV phát phiếu cho HS. 2 HS đọc yêu cầu của bài.
Gạch dưới câu theo mẫu Ai-làm gì?
Con ong xanh biếc, to bằng quả ớt nhỡ, lướt nhanh những cặp chân dài và mảnh trên nền đất. Nó dừng lại, ngước đầu lên, mình nhún nhảy rung rinh, giơ hai chân trước vuốt râu rồi lại lại bay lên, đậu xuống thoăn thoắt rà khắp mảnh vườn. Nó đi dọc đi ngang, sục sạo, tìm kiếm.
- HS làm bài vào vở. GV bao quát hướng dẫn thêm.
Bài 3: HS làm trong nhóm bàn.
Đặt 3 câu theo mẫu Ai – làm gì?
- HS làm rồi đọc bài làm của mình cho cả lớp nghe, GV nhận xét chữa chung.
3. Củng cố, dặn dò:
GV và HS cùng hệ thống lại bài.
Nhận xét giờ học.
Tiết 4: Tập làm văn
Kể về người thân trong gia đình
I. Mục tiêu
- Kể được một cách đơn giản về người thân trong gia đình với một người bạn mới quen.
- Rèn kĩ năng viết: Biết viết một lá đơn xin nghỉ học đúng mẫu.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi câu hỏi gợi ý.
III. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn học sinh làm
GV chép đề bài lên bảng: Viết một đoạn văn từ 4-5 câu kể về người thân trong gia đình em.
- Gọi 1- 2 HS đọc lại đề bài.
- GV treo bảng phụ ghi câu hỏi gợi ý.
- Học sinh nêu lại yêu cầu của bài, cả lớp đọc thầm theo.
- GV giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập: Kể về người thân trong gia đình em. Các em chỉ cần kể 5 đến 7 câu giới thiệu về 1 người trong gia đình của em hoặc nhiều người cũng được. VD: Em định kể về ai trong gia đình? Người đó làm công việc gì? Tính tình như thế nào? Tình cảm ...?
- Vài HS kể mẫu, GV nhận xét.
- Học sinh kể cho nhau nghe theo nhóm bàn.
- Đại diện của từng nhóm lên kể trước lớp.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét, bổ sung sau đó bình chọn bạn kể hay nhất, diễn đạt tự nhiên.
GV nhắc HS viết lại những điều vừa kể sao cho rõ ràng thành câu vào vở.
HS viết bài vào vở. GV giúp đỡ HS yếu kém. 5 HS đọc bài trước lớp.
Cả lớp và GV nhận xét. GV cho điểm một số bài tại lớp, còn lại thu vở về nhà chấm.
3. Củng cố dặn dò
GV nhận xét giờ học và dặn dò HS.
ký duyệt:
...............................................................
...............................................................
................................................................
................................................................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- GAHE TUAN 6.doc