Giáo án lớp 3 - Năm 2015 - 2016 - Tuần 11

I. MỤC TIÊU

- HS thực hành các kĩ năng tự phục vụ cho mình trong cuộc sống hàng ngày.

- Giáo dục HS biết tự mình làm những việc đơn giản khi đến trường.

 - HS tự làm được những việc như: Đi dày, mặc áo, mặc quần, cởi áo, đánh răng, rửa mặt, phục vụ cho bản thân mình.

 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 - Phiếu học tập.

 - Tranh trong BTTH kỹ năng sống.

 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Kiểm tra bài cũ:

 - Kể những công việc mà bản thân em đã tự làm ở nhà hoặc ở trường?

 - GV gọi vài HS đứng lên kể.

 - GV nhận xét, đánh giá.

 

doc30 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 790 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 3 - Năm 2015 - 2016 - Tuần 11, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m tắt đọc lại đề toán. Hỏi: Muốn tìm số xe đạp bán trong cả hai ngày cần biết gì? Hỏi tiếp: Để tính số xe bán trong ngày thứ bảy con dựa vào đâu? - Bài toán thuộc dạng toán nào? - So sánh với bài toán giải bằng hai phép tính đã học? - GV hướng dẫn giải bài toán như sau: Cách 1: GV gợi ý học sinh giải bài toán theo 2 bước: + Tìm số ô tô còn lại sau khi 18 ô tô rời bến. HS tự lập phép tính: 45 - 18 = 27 ( ô tô) + Sau đó tìm số ô tô còn lại sau khi 17 ô tô tiếp tục rời bến: 27 -17 = 10 (ô tô) Cách 2: + Tìm số ô tô rời bến 2 lần: 18 + 17 = 35 + Tìm số ô tô còn lại: 45 - 35 = 10 * Củng cố bài 1: Bài toán giải bằng hai phép tính, tuy chỉ có một câu hỏi nhưng vẫn tiến hành giải theo hai bước. Đối với bài này các em có thể chọn một trong hai cách để giải. Bài 3 : Giúp HS quan sát sơ đồ minh hoạ rồi nêu thành bài toán. - Cho một số HS đọc đề bài của mình. - Chọn bài toán phù hợp, tổ chức cho HS giải bài toán này. - Gồm hai bước giải như sau: 14 + 8 = 22 (bạn) 14 + 22 = 36 (bạn) Bài 4: HS đọc yêu cầu của bài. GV hướng dẫn mẫu. - Giúp HS viết vào vở theo mẫu: a) 12 x 6 = 72 ; 72 - 25 = 47 b) 56 : 7 = 8 ; 8 - 5 = 3 Bài 2: (Làm thêm với HS nhận thức nhanh) - HS đọc đề bài. - HS giải toán theo 2 bước: Tìm số thỏ đã bán: 48 : 6 = 8 Tìm số thỏ còn lại: 48 -8 = 40 HS giải bài toán. - Nhận xét chữa bài. 3. Củng cố dặn dò. - Nhận xét giờ học. - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Thứ ba ngày 17 tháng 11 năm 2015 Tiết 1 (Buổi sáng) Tập đọc Cảnh đẹp non sông I. Mục tiêu - Đọc đúng các từ ngữ: non sông, Kì Lừa, la đà, mịt mù, lóng lánh. - Biết đọc ngắt nhịp đúng các dòng thơ lục bát, thơ bảy chữ trong bài. - Bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp và sự giàu có của các vùng miền trên đất nước ta, từ đó thêm tự hào về quê hương đất nước. (trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa; thuộc 2-3 câu ca dao trong bài) II. Đồ dùng dạy học: SGK, tranh. III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ 3 HS tiếp nối kể lại câu chuyện "Nắng phương Nam". Vì sao các bạn chọn cành mai vàng làm quà Tết cho Vân? HS trả lời, GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học. 2. Luyện đọc a) GV đọc mẫu bài thơ. b) Hướng dẫn luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. HS đọc hai dòng thơ. Đọc từng khổ thơ trước lớp. + HS nối tiếp nhau đọc 6 câu ca dao. - GV giúp HS nắm được các địa danh trong bài? + Thế nào là: Tô Thị, Lạng Sơn, Trấn Vũ? - Đọc từng khổ thơ trong nhóm. - Cả lớp đọc ĐT toàn bài. 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài - Đọc thầm cả bài, trả lời câu hỏi: + Mỗi câu ca dao nói đến một vùng? Đó là vùng nào? (Lạng Sơn) + GV bổ sung: 6 câu ca dao trên nói về cảnh đẹp đất nước của 3 miền Bắc, Trung, Nam. + Mỗi vùng có cảnh gì đẹp? - HS nêu cảnh đẹp của từng vùng dựa vào từng câu ca dao. + Theo em ai giữ gìn tô điểm cho non sông đất nước, ngày càng đẹp hơn? (Cha ông ta từ bao đời nay đã giữ gìn và tô điểm cho non sông ta thêm tươi đẹp) * GV chốt: Bức tranh quê hương ở 3 miền Bắc- Trung - Nam đẹp và giàu có giúp ta càng thêm tự hào về quê hương , đất nước. * Đọc thầm cả bài thơ: - Nội dung chính của bài thơ là gì? 4. Học thuộc lòng bài thơ - GV hướng dẫn HS học thuộc 6 câu ca dao. - HS thi đọc thuộc lòng 6 câu ca dao. 5. Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 2 (Buổi sáng) Toán Bảng nhân 8 I. Mục tiêu - Bước đầu thuộc bảng nhân 8 và vận dụng được phép nhân trong giải toán. II. Đồ dùng dạy học: Vở bài tập toán. III. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - HS lên bảng làm: 3 x 8 = ; 4 x 8 = ; 5 x 8 = - GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu bài học. 2. Hướng dẫn lập bảng nhân 8. a) HS quan sát và thực hành trên các thẻ chấm tròn. * Lấy 1 tấm bìa 8 chấm tròn. + 8 chấm tròn được lấy 1 lần được mấy chấm tròn? + 8 chấm tròn được lấy 1 lần thì được phép tính nào? * Lấy 2 tấm bìa có 8 chấm tròn. GV hỏi tương tự như thế để HS lập các phép tính tiếp. 8 x 2 = 8 + 8 = 16 Vậy 8 x 2 = 16 HS đọc các phép tính vừa lập. * Tương tự lấy 3 tấm bìa, ta được phép tính: 8 x 3 = 8 + 8 + 8 = 24 Vậy 8 x 3 = 24 * HS tự lập các phép tính tiếp theo. + GV chia lớp thành các nhóm đôi lập vào bảng con các công thức còn lại. b) Chú ý có thể làm như sau: 8 x 3 = 24 8 x 4 = 8 x 3 + 8 = 24 + 8 = 32 c) HS học thuộc bảng nhân. 3. Thực hành Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài. - GV ghi các phép tính lên bảng. - GV gọi HS nêu kết quả các phép tính bằng cách dựa vào bảng nhân. * Chốt: Bảng nhân 8. Phép nhân có thừa số là 0. Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu. Hỏi: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? - Cho HS tự làm rồi chữa bài. - Củng cố bài toán liên quan đến phép nhân. Bài 3: HS tính nhẩm rồi ghi kết quả vào ô trống. * Chốt: Số sau bằng số trước + 8 4 . Củng cố, dặn dò Nhận xét giờ học. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 3 (Buổi sáng) Thể dục Giáo viên chuyên dạy Tiết 4 (Buổi sáng) Chính tả (Nghe-viết) chiều trên sông hương I. Mục tiêu - Nghe- viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Làm đúng bài tập điền tiếng có vần oc/ooc (Bài tập 2). - Làm đúng bài tập 3 a (giải câu đố) viết đúng một số từ có tiếng chứa âm đầu dễ lẫn tr/ch. II. Đồ dùng dạy học: Vở bài tập Tiếng Việt. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ: - GV đọc cho HS viết: 2 em lên bảng - cả lớp viết bảng con: Trời xanh, dòng suối, ánh sáng, xứ sở. - GV nhận xét, khen HS viết nhanh, chữ đẹp. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài GV nêu mục đích yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn viết chính tả a) Chuẩn bị: - GV đọc bài viết. 2HS đọc lại. - Hướng dẫn HS nắm nội dung và cách trình bày bài. + Đọan văn tả cảnh buổi chiều trên sông Hương - một dòng sông nổi tiếng ở thành phố Huế. + Tác giả tả những âm thanh nào trên sông Hương? + Những chữ nào trong bài đuợc viết hoa? Vì sao? - HS tập viết tiếng khó VD: trên sông, gió chiều, lơ lửng, ngang trời... b) GV đọc cho HS viết: Sau khi học sinh đọc xong, GV đọc lại để học sinh soát lỗi chính tả. c) Nhận xét, đánh giá: GV Kiểm tra 5 – 7 em, nhận xét, tuyên dương, tư vấn cho HS nếu cần. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả Bài 2: GV nêu yêu cầu của bài. HS làm bài cá nhân, 2 HS thi làm bài đúng, nhanh. Sau đó 6 em đọc lại lời giải đúng. Cả lớp ghi nhớ chính tả. Lời giải: Con sóc, mặc quần soóc, cần cẩu móc hàng, rơ moóc. Bài 3: Phần a. HS đọc đề bài và quan sát gợi ý: HS giơ bảng, từng em giải thích lời đố. GV nhận xét chốt lời giải đúng. a) Trâu, trầu, vỏ trấu. b) Hạt cát GV giới thiệu miếng trầu, vỏ trấu. Cả lớp nhận xét về chính tả, phát âm, các từ vừa tìm được. HS chữa bài vào vở. 4. Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 1 (Buổi chiều) Luyện Toán Luyện tập về phép nhân I. Mục tiêu - Ôn tập, củng cố cách thực hiện phép nhân số có ba chữ số với số có một chữ số. - Biết vận dụng vào giải toán có lời văn. II. Đồ dùng dạy học: Vở luyện tập Toán. III. Hoạt động dạy học chủ yếu 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn làm trong vở bài tập toán (tr63). Bài 1: Đặt tính rồi tính: 403 x 3 247 x 4 825 x 4 196 x 3 - HS nêu yêu cầu của bài. - Thực hành làm bài và chữa bài. - GV củng cố cách nhân qua 2 bước. Bài 2: Tính: 324 + 20 x 5 40 : 4 : 2 251 - 15 x 3 10 x 5 x 2 - HS làm bài vào vở. - GVchữa bài. GV củng cố cách làm. Bài 3: Tìm x a, x : 4 = 102 b, x : 7 = 118 HS làm rồi chữa. - HS nêu lại cách làm. Bài 4: HS đọc đề bài toán, tóm tắt rồi giải. - Có: 8 hàng. - Mỗi hàng: 105 vận động viên. - Tất cả: .... vận động viên? HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở, nhận xét chữa bài. GV củng cố bài toán: Bài toán giải bằng một phép tính. Bài 5: GV nêu đề bài: "Tìm một số, biết số đó nhân với 4 rồi lấy tích trừ đi 20 thì được kết quả là 4." - HS đọc lại đề bài. + Bài toán thuộc dạng nào? (giải ngược từ cuối lên) - HS nêu cách giải, sau đó làm bài vào vở. - HS trình bày bài làm, lớp nhận xét, chữa chung. 3. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học và hướng dẫn chuẩn bị bài sau. Tiết 2 (Buổi chiều) Thực hành kĩ năng sống Thực hành kĩ năng tự làm lấy việc của mình I. Mục tiêu - HS thực hành các kĩ năng tự phục vụ cho mình trong cuộc sống hàng ngày. - Giáo dục HS biết tự mình làm những việc đơn giản khi đến trường. - HS tự làm được những việc như: Đi dày, mặc áo, mặc quần, cởi áo, đánh răng, rửa mặt, phục vụ cho bản thân mình. II. đồ dùng dạy học - Phiếu học tập. - Tranh trong BTTH kỹ năng sống. III. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - Kể những công việc mà bản thân em đã tự làm ở nhà hoặc ở trường? - GV gọi vài HS đứng lên kể. - GV nhận xét, đánh giá. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài. * Hoạt động 1: Quan sát tranh nhận xét hành vi. - GV đọc nội dung bài tập, treo 4 tranh lên bảng, HS quan sát nêu những việc trong tranh. Tranh 1: Bạn tự sắp xếp sách vở vào cặp chuẩn bị đi học. Tranh 2: Mẹ xếp sách vở, còn bạn đang ngồi chơi đồ chơi. Tranh 3: Bạn tự mặc quần áo. Tranh 4: Bạn nhờ mẹ giúp bạn mặc quần áo. - Hỏi: Vậy em muốn hành động giống bạn nào trong tranh? - HS trả lời. HS khác nhận xét. - GV nhận xét và kết luận: Đến giờ đi học chúng ta nên tự sắp xếp sách vở, mặc quần áo như các bạn ở tranh số 1và số 3. - HS đánh dấu nhân vào tranh mình chọn. * Hoạt động 2: HS thực hành sắp xếp sách vở đồ dùng đi học của mình. - GV cho HS làm theo nhóm đôi: 2 bạn ngội cạnh nhau bỏ đồ dùng, sách vở ra sắp xếp lại. - GV nêu yêu cầu của bài tập. - Hãy đánh dấu nhân vào ô trống những đồ dùng em cần mang đến lớp khi đi học. - HS thảo luận theo nhóm 2 bạn cùng bàn. - GV gọi đại diện nhóm trả lời. - Các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét và kết luận: Khi đi học chúng ta cần mang theo: bút chì, hộp bút, phấn, thước, màu vẽ, sách, vở, ... * Hoạt động 3: Trò chơi: Ai chăm chỉ. - Mục tiêu: HS khắc sâu thêm về những công việc mà mình phải tự làm. - Cách tiến hành: + Chọn hai đội chơi, mỗi đội có từ 5à7 học sinh. + Hai đội ỏan tù tì để dành quyền ra câu hỏi trước. + Ra câu hỏi bằng cách diễn tả một công việc nhà bằng hành động (như kịch câm). Ví dụ: Xòe bàn tay, xoa đi xoa lại trên mặt bàn (lau bàn) hai tay làm giả động tác như cầm chổi, lia lia tay theo động tác quét nhà ... + Đội còn lại xem hành động và nêu tên việc làm mà đội bạn diễn tả. Nếu đúng, được nhận một bông hoa, nếu sai đội bạn nêu đáp án và được mootj bông hoa. + Đội ra câu hỏi diễn tả 5 hành động, sau đó đổi lượt để đội trả lời ra 5 câu hỏi tiếp theo. Tùy vào thời gian mà giáo viên có thể tổ chức các lượt chơi cho thích hợp. Giáo viên làm trọng tài, nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động và tuyên dương đội thắng. 3. Củng cố, dặn dò. - Nhận xét tiết học và dặn HS về nhà tích cực tự làm lấy việc của mình. Tiết 3 (Buổi chiều) Luyện chữ Đất quý đất yêu I. Mục tiêu - Nghe - viết đúng chính tả một đoạn trong bài Đất quý đất yêu. - Làm đúng bài tập điền các tiếng có âm, vần dễ lẫn vào chỗ trống. II. Đồ dùng dạy học: Vở Luyện tập TV. III. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: HS viết bảng con: vùng nọ, cơm nắm, giãy nảy, lạch cạch. GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn. B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn học sinh nghe – viết. * Hướng dẫn học sinh chuẩn bị: - GVđọc đoạn văn chuẩn bị viết cho học sinh nghe. (đoạn 2) - Gọi một HS đọc lại. + GV hỏi: Khi khách sắp xuống tàu, có điều gì bất ngờ xảy ra? (Viên quan bảo khách dừng lại, ....... cạo sạch đất ở đế giày) + GV hỏi: Vì sao người Ê-ti-ô-pi-a không để khách mang đi những hạt đất nhỏ? (Vì họ coi đất quê hương là thiêng liêng cao quý nhất) + Bài chính tả này có mấy câu? + Những chữ nào cần viết hoa? (Đầu câu) - HS viết từ khó ra bảng con. - Nhận xét, lưu ý chữ viết. - GV đọc cho học sinh viết bài. - Đọc cho học sinh soát lỗi chính tả. - HS tự sửa lỗi bài của mình. * GV kiểm tra 5 – 7 bài, nhận xét, tuyên dương, tư vấn. 3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập (Vở Luyện tập TV) Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài. - Học sinh làm bài cá nhân. - Gọi 2 HS lên bảng, GV nhận xét và chữa bài. - Học sinh đọc lại lời giải đúng. Từ cần điền là: gì, dẻo, ra, duyên. (cây mây) Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu. - Học sinh làm vào vở bài tập, gọi học sinh lên bảng chữa bài. - Học sinh nhận xét. GV nhận xét và chốt kết quả đúng. - Học sinh đọc lại kết quả đúng để ghi nhớ. Các từ là: mắc, bắc, gặt, ngắt. 4. Củng cố, dặn dò Nhận xét giờ học và dặn dò HS. Thứ tư ngày 18 tháng 11 năm 2015 Tiết 1 (Buổi chiều) Luyện Tập làm văn Giới thiệu về quê hương em I. Mục tiêu - Học sinh biết viết một đoạn văn giới thiệu về quê hương mình. - Qua đó giáo dục HS có ý thức yêu quê hương, hiểu được quê hương giống như người mẹ hiền nuôi dưỡng ta lớn khôn. - Rèn kĩ năng làm bài văn cho HS. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của giờ học. 2. Bài mới GV treo bảng phụ, HD làm. - HS đọc đề bài. + Bài yêu cầu làm gì? (Viết một đoạn văn giới thiệu về quê hương em.) - GV nêu lại yêu cầu của đề bài. *GV giảng: Quê hương là nơi ta sinh ra và lớn lên. Ai cung có một quê hương để thương, để nhớ. Các em hãy viết một đoạn văn giới thiệu về quê hương và nêu tình cảm yêu thương, gắn bó của em đối với quê hương. Các em cỏ thể dựa vào câu hỏi sau để viêt thành một đoạn văn từ 7 - 10 câu. Gợi ý hướng dẫn: + Quê hương em ở đâu? (HS có thể viết: Quê em là một vùng nông thôn có nhiều cảnh đẹp. .....) + Cảnh vật quê em như thế nào? ( đầm sen, đồng lúa, con đường làng, cây đa, mái đình, ....) + Em thích cảnh vật nào ở quê em? Vì sao? + Tình cảm của em đối với quê hương như thế nào? Em mong muốn điều gì cho quê hương? - HS khá, giỏi nêu miệng một vài câu, lớp nhận xét. - HS giới thiệu trong nhóm đôi, sửa câu cho nhau. - Một số nhóm trình bày trước lớp. - GV nhận xét: Từ ngữ, cách dùng từ, đặt câu, .... * HS làm bài. - Sau đó trình bày bài làm của mình. GV nhận xét, sửa câu, từ cho HS. 3.Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học và dặn dò HS. Tiết 2 (Buổi chiều) Đạo đức GV chuyên dạy Tiết 3 (Buổi chiều) Luyện toán Ôn tập về giải toán I. Mục tiêu - Củng cố, nâng cao, mở rộng cho HS nắm được cách giải bài toán bằng 2 hay nhiều phép tính. - Rèn kĩ năng làm bài cho HS. II. Đồ dùng dạy học: Sách toán bồi dưỡng và vở luyện tập toán. III. Các hoạt động dạy học. 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn làm các bài tập sau: Bài 1: (Bài 20- tr33 - LTT): HS đọc đề bài. - Tự làm bài, GV chữa chung: Số trước khi thêm 9 là: 64 - 9 = 55 Số phải tìm là: 55 : 5 = 11 Bài 2: (Bài 287- tr45- toán BD): HS đọc đề bài. + Bài toán cho biết gì? (Có 45 HS, trong đó: .... đạt điểm 10; .... đạt điểm 9; ... đạt điểm 8; còn lại là điểm 7.) + Bài toán hỏi gì? (HS: ... đạt điểm 10; .... đạt điểm 9; .... đạt điểm 8; ... đạt điểm 7) - HS tự làm, GV chữa chung. Bài 3: (Bài 288- tr45- toán BD): HS đọc đề bài. Tóm tắt: Có 25 quả cam và 75 quả quýt. Sau khi bán, còn lại: số quả cam; số quả quýt. Bán: .... ? quả cam, .... ? quả quýt. HD giải: Số cam còn lại là: 25 : 5 = 5 (quả) Số cam mẹ đã bán là: 25 - 5 = 20 (quả) Số quýt còn lại là: 75 : 5 = 15 (quả) Số quýt mẹ đã bán là: 75 - 15 = 60 (quả) Bài 4: (Bài 292- tr45- toán BD): HS đọc đề bài. ? kg 8kg HD tóm tắt: Túi thứ nhất: Túi thứ hai: - HS giải, Gv chữa chung: Số kg gạo túi thứ 2 có là: 8 x 3 = 24 (kg) Cả hai túi có là: 24 + 8 = 32 (kg) Đáp số: 32kg 3. Củng cố, dặn dò. - Củng cố dạng toán và cách giải. - Nhận xét giờ học và dặn dò học sinh. Thứ năm ngày 19 tháng 11 năm 2015 Tiết 1 (Buổi sáng) Luyện từ & câu ôn từ chỉ hoạt động, trạng thái. so sánh I. Mục tiêu - Nhận biết các từ chỉ hoạt động, trạng thái trong khổ thơ (BT1). - Biết thêm được một kiểu so sánh: so sánh hoạt động với hoạt động (BT2). - Chọn được những từ ngữ thích hợp để ghép thành câu (BT3). II. Đồ dùng dạy học: Vở bài tập Tiếng Việt. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ: HS làm lại bài tập 1, 2. GV chữa bài chung. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn làm bài tập Bài 1: HS đọc yêu cầu SGK. + Nêu các từ chỉ hoạt động? + Hoạt động chạy của chú gà con được miêu tả bằng cách nào? - HS làm nhẩm, một HS lên bảng gạch dưới các từ chỉ hoạt động (chạy, lăn). - Đọc lại câu thơ có hình ảnh so sánh. - GV nhấn mạnh: Hoạt động chạy của những chú gà con được so sánh với hoạt động “lăn tròn” của những hòn tơ nhỏ. Đây là cách so sánh mới: so sánh hoạt động với hoạt động. GV nêu tác dụng của biện pháp so sánh. - HS chữa bài vào vở bài tập. Bài 2: HS đọc thầm bài tập. - HS trao đổi theo cặp: Gạch chân dười từ so sánh hoạt động với hoạt động trong mỗi phần. - HS đọc thầm, suy nghĩ để tìm ra những hoạt động được so sánh với nhau. - HS phát biểu. - GV chốt lời giải đúng: Các hình ảnh so sánh là: + Chân đi như đập đất. + Tàu cau vươn giữa trời như tay ai vẫy. + Xuồng con đậu quanh thuyền lớn giống như đàn con nằm quanh bụng mẹ. + Đám xuồng con lại húc vào mạn thuyền mẹ như đòi bú tí. - HS chữa bài vào vở. Bài 3: HS đọc thầm và nêu yêu cầu. - Làm mẫu câu 1: nối cột A với cột B - HS lên bảng thi nối nhanh sau đó đọc lại. - Cả lớp nhận xét và chốt lời giải đúng. - HS chữa bài vào vở. * Củng cố: Từ ngữ ở cột A trả lời câu hỏi gì? Từ ngữ ở cột B trả lời câu hỏi gì? - HS đọc lại các câu đã ghép đúng. - Các câu đó thuộc mẫu câu nào đã học? * GV chốt: Bài tập đã củng cố cho các em mẫu câu Ai-làm gì? 3. Củng cố, dặn dò - GV và HS củng cố bài học. - GV nhận xét giờ học. - Yêu cầu xem lại các bài tập. Tiết 2 (Buổi sáng) Toán Luyện tập I. Mục tiêu Thuộc bảng nhân 8 và vận dụng được trong tính giá trị biểu thức, trong giải toán. Nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân với ví dụ cụ thể. II. Đồ dùng dạy học: Vở bài tập Toán. III. Hoạt động dạy học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ: - HS đọc thuộc bảng nhân 8. - GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học. 2. Luyện tập. Bài 1: Tính nhẩm (4 nhóm). Học sinh nêu yêu cầu của bài. a) HS tính nhẩm lần lượt đọc kết quả - HS nghe và nhận xét b) HS làm tương tự phần a: Nhận xét tích của 2 phép tính trong 1 cột (bằng nhau): 8 x 2 = 2 x 8 = 16 * Rút ra nhận xét: Khi đổi chỗ các thừa số thì tích không đổi. Bài 2: Củng cố một cách hình thành bảng nhân. 8 x 4 = 8 x 3 + 8 = 32 8 x 5 = 8 x 4 + 8 = 40 * Muốn nhân được các phép tính trong bảng nhân 8 thì bằng cách lấy kết quả của phép nhẩm trước đó cộng với 8. Bài 3: Gợi ý Bước 1: Mỗi đoạn 8 m, cắt được 4 đoạn như thế là bao nhiêu mét? HS trả lời: 8 x 4 = 32 (m) Bước 2: Số mét dây điện còn lại là bao nhiêu? HS trả lời : 50 - 32 = 18 (m) * Chốt: Bài toán giải bằng hai phép tính. Bài 4: - Học sinh nêu yêu cầu của bài. - Củng cố kĩ năng nhân nhẩm và tính chất giao hoán, vừa chuẩn bị cho việc học diện tích các hình. HS tính nhẩm: a) 8 x 3 = 24 (ô vuông) b) 3 x 8 = 24 (ô vuông) Nhận xét 8 x 3 = 3 x 8 - GV chốt nhận xét. HS nêu bằng lời: Khi đổi chỗ các thừa số trong 1 tích thì tích không thay đổi. 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học. - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 3 (Buổi sáng) Chính tả(Nghe-viết) cảnh đẹp non sông I. Mục tiêu - Nghe- viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức các câu thơ thể lục bát, thể song thất. - Làm đúng bài tập 2 a: Viết đúng một số chữ chứa âm đầu dễ lẫn tr/ ch. II. Đồ dùng dạy học: SGK + Sách bài tập TV. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ: - HS lên bảng viết một số từ do GV đọc. - GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn viết chính tả. a. Chuẩn bị: - GV đọc bài viết; 2HS đọc thuộc lòng. Cả lớp đọc thầm ghi nhớ. - Hướng dẫn HS đọc thầm và chú ý nắm cách trình bày bài và tên riêng. - Hướng dẫn nhận xét chính tả. + Nhận xét các trình bày: + Bài chính tả có những tên riêng nào? HS trả lời. + Ba câu ca dao thể thơ lục bát được trình bày như thế nào? + Câu có 7 chữ được viết như thế nào? HS trả lời cách lề vở 1 ô. HS viết nháp những chữ các em dễ viết sai: Ví dụ: quanh quanh, non xanh, nghìn trùng, .... b. GV đọc cho HS viết. - Sau khi học sinh viết xong GV đọc lại để học sinh soát lỗi chính tả. c. Nhận xét, đánh giá: - GV kiểm tra 5 – 7 nhận xét, tuyên dương, tư vấn cho HS cách viết (nếu cần). 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả. - HS đọc bài và lựa chọn bài 2a. - Để có lời giải đúng các em phải nhớ nghĩa của từ, vừa phải nhớ tiếng bắt đầu bằng tr/ ch. - HS đọc lại đề bài, làm bài cá nhân, 2 HS lên bảng thi làm bài đúng, nhanh. - GV chốt lời giải đúng, sau đó đọc lại. Cả lớp ghi nhớ chính tả. Lời giải: Cây chuối, chữa bệnh, trông. 4. Củng cố, dặn dò. - GV nhận xét giờ học, rút kinh nghiệm cho HS về kĩ năng viết chính tả và làm bài tập. - Dặn HS chuẩn bị cho bài tập làm văn: Nói, viết về cảnh đẹp của đất nước. Tiết 4 (Buổi sáng) Tự nhiên & Xã hội Thực hành: Phân tích và vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng I. Mục tiêu - Biết mối quan hệ, biết xưng hô đúng đối với những người họ hàng. - HS khá giỏi biết phân tích mối quan hệ họ hàng của một số trường hợp cụ thể. II. Đồ dùng dạy học Các hình trong SGK, phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - Những người có quan hệ với em như thế nào thì được gọi là họ nội? Họ ngoại? - HS trả lời, GV nhận xét tuyên dương. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu bài học. 2. Tìm hiểu bài: * Khởi động: Chơi trò chơi đi chợ mua gì, cho ai? Chơi nhiều lần. - HS ra chơi, đứng thành vòng tròn điểm số từ 1 đến hết. - Trưởng trò: Mua 2 áo len (em số 2 đứng dậy chạy vòng quanh lớp) - Cả lớp: Cho ai? Cho ai? - Em số 2 vừa chạy vừa nói: + Cho mẹ, cho mẹ! Sau đó về chỗ... Tan chợ. * Củng cố: Mối quan hệ gia đình, họ hàng. * Hoạt động 1: Làm việc với phiếu học tập. * Bước 1: Làm việc theo nhóm. HS quan sát hình 42 SGK và làm việc với phiếu học tập. Phiếu học tập: Quan sát hình 42 SGK và trả lời 1) Ai là con trai, ai là con gái của ông bà? 2) Ai là con dâu, ai là con rể của ông bà 3) Ai là cháu nội, ai là cháu ngoại của ông bà? 4) Những ai thuộc họ nội của Quang? * Bước 2: Các nhóm đổi chéo phiếu học tập cho nhau để chữa bài. * Bước 3: Làm việc cả lớp: + Các nhóm trình bài. + GV khẳng định những ý đúng thay cho kết luận, nhóm nào làm chưa đúng có thể chữa lại bài của mình. * Hoạt động 2: Vẽ sơ đồ mối quan hệ hàng. * Bước 1: - GV hướng dẫn vẽ sơ đồ về mối quan hệ họ hàng và giới thiệu. * Bước 2: - Từng HS vẽ và điền tên những người trong gia đình mình vào sơ đồ. * Bước 3: Gọi một số HS giới thiệu sơ đồ về mối quan hệ họ hàng. + Nhận xét cách vẽ. ( xác định xem HS đó có vẽ đúng không) 3. Củng cố, dặn dò + Nhận xét giờ học. + Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Thứ sáu ngày 20 tháng 11 năm 2015 Tiết 1 (Buổi sáng) Toán NHân số có ba chữ số với số có một chữ số I. Mục tiêu - Biết đặt tính và tính nhân số có ba chữ số với số có một chữ số. - Biết vận dụng vào trong giải toán có phép nhân. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ. III. Hoạt động dạy học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ: HS lên bảng và cả lớp làm bảng con: 23 x 2 26 x 3 GV nhận xét, chữa bài, tuyên dương HS. B. Bài mới 1. Giới thiệu phép nhân 132 x 2. - Nhận xét phép nhân? - Tương tự như nhân số có 2 chữ số với số có một chữ số. - HS đặt tính và tính vào bảng con. - GV hợp tác cùng HS thực hiện phép nhân như SGK. - Đặt tính cột dọc. - Nhân từ phải sang trái: - Cách thực hiện * 2 nhân 3 bằng 6, viết 6 * 2 nhân 2 bằng 4, viết 4 * 2 nhân 1 bằng 2, viết 2 Kết luận 132 x 2 = 264 - Nhiều em nêu lại cách thực hiện. 2. Giới thiệu phép nhân 236 x 3. Tương tự như trên: * 3 nhân 6 bằng 18, viết 8 nhớ 1 * 3 nhân 3 bằng 9, thêm 1 bằng 10, viết 0 nhớ 1 * 3 nhân 2 bằng 6 thêm 1 bằng 7, viết 7 ị HS nêu cách nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số. *Chốt: Muốn nhân số có 3 chữ số với số có một chữ số ta làm như thế nào? 3. Thực hành Bài 1: HS rèn luyện cách nhân. HS nêu yêu cầu của bài. - HS thực hành làm bài và chữa bài. GV củng cố cách nhân qua 2 bước. Bài 2: HS đặt tính và tính rồi chữa bài. GV củng cố bài. *GV chốt: Cách đặt tính và tính. Bài 3: HS đọc đề bài toán, tóm tắt rồi giải. HS lên bảng, cả lớp làm vào vở, nhận xét chữa bài. GV củng cố bài toán: Bài toán giải bằng một phép tính. 4. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học và hướng dẫn chuẩn bị bài sau. Tiết 2 (Buổi sáng) Tập viết Ôn chữ hoa H I. Mục tiêu -Viết đúng chữ hoa H (1 dòng ), n, v (1 dòng); viết đúng tên riêng Hàm Nghi (1 dòng) và câu ứng dụng: Hải Vân... vịnh Hàn (1 lần) bằng chữ cỡ n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docr (3).doc
Tài liệu liên quan