I. MỤC TIÊU
- Qua bài HS biết mình cần phải có trách nhiệm với những việc làm của chính mình.
- Giáo dục HS có ý thức trách nhiệm với những việc làm của chính mình và có trách nhiệm với những người xung quanh.
- BT cần làm: bài 1.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Vở bài tập KNS.
- Tranh ở Sách bài tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Kiểm tra bài cũ:
- Khi không may bị tai nạn thương tích em cần làm gì?
- GV nhận xét, đánh giá.
32 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 769 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 3 - Năm 2015 - 2016 - Tuần 15, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, các câu thơ lục bát.
- Hiểu nội dung: Bạn nhỏ về thăm quê ngoại, thấy yêu thêm cảnh đẹp ở quê, yêu những người nông dân đã làm ra lúa gạo. (trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 10 dòng thơ đầu)
II. Đồ dùng dạy học
Tranh minh hoạ bài đọc.
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
- 3 HS tiếp nối kể lại câu chuyện "Đôi bạn".
- Hãy tìm câu nói lên ý nghĩa của truyện?
- GV nhận xét, tuyên dương, (tư vấn nếu cần).
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đính, yêu cầu giờ học.
2. Luyện đọc
a) GV đọc bài.
b) Hướng dẫn luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu (2 dòng thơ)
- HS nối tiếp nhau đọc 8 câu thơ. GV sửa lỗi phát âm của HS.
- Đọc từng khổ thơ.
+ HS nối tiếp nhau đọc 3 khổ thơ, kết hợp nhắc ngắt nghỉ hơi đúng, tự nhiên và thể hiện tình cảm.
- GV giúp HS nắm được các từ ngữ trong bài: hương trời, chân đất; giải nghĩa thêm từ: quê ngoại (quê của mẹ).
- Đọc từng đoạn trong nhóm và cả lớp đọc ĐT toàn bài.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
* Khổ thơ 1: HS đọc thầm và trả lời câu hỏi:
Bạn nhỏ ở đâu về thăm quê? Câu nào cho biết điều đó?
(Bạn nhỏ ở thành phố về thăm quê câu thơ: ở trong phố chẳng bao giờ có đâu.)
Quê ngoại bạn nhỏ ở đâu? (ở nông thôn)
Bạn nhỏ thấy quê có gì lạ? (Đầm sen ..... trăng gió bất ngờ)
GV: Ban đêm ở thành phố có nhiều đèn điện nên không nhìn rõ trăng như đêm ở nông thôn.
* Khổ thơ 2: HS đọc to.
- Bạn nhỏ nghĩ gì về những người làm ra hạt gạo?
(Bạn ăn hạt gạo đã lâu, nay mới gặp người làm ra hạt gạo)
- Chuyến về thăm quê ngoại đã làm bạn nhỏ có gì thay đổi?
( Bạn yêu thêm cuộc sống, yêu thêm con người)
4. Học thuộc lòng bài thơ
GV đọc lại bài thơ. Hướng dẫn HTL từng khổ, cả bài.
Một số HS đọc cả bài. Cả lớp bình chọn bạn đọc hay.
5. Củng cố, dặn dò
HS nêu nội dung bài. GV nhận xét tiết học.
Tiết 2 (Buổi sáng) Toán
Giới thiệu bảng nhân
I. Mục tiêu:
Biết cách sử dụng bảng nhân.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi bảng nhân như SGK.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ:
- HS đọc thuộc bảng nhân 9.
- GV nhận xét, tuyên dương.
B. Dạy bài mới:
1. Gới thiệu bài:
GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn cách làm:
- Giới thiệu cấu tạo bảng nhân.
- GV treo bảng nhân như trong SGK lên bảng.
- GV yêu cầu HS đếm số hàng, số cột trong bảng.
- GV yêu cầu HS đọc các số trong hàng, cột đầu tiên của bảng.
- Hàng đầu tiên là các số từ 1 đến 10 (các thừa số).
- Cột dầu tiên gồm 10 chữ số từ 1 đến 10 (các thừa số).
- Ngoài hàng đầu, cột đầu mỗi số trong 1ô là tích của hai số mà một ở hàng đầu, một ở cột tương ứng.
- Mỗi hàng nghi lại một bảng nhân.
+ Hàng 2 là bảng nhân 1.
+ Hàng 3 là bảng nhân 2.
*Cách sử dụng bảng nhân:
- GV yêu cầu HS đọc hàng thứ 3 trong bảng.
- GV hỏi: Các số vừa đọc xuất hiện trong bảng nhân nào đã học?
- GV yêu cầu HS đọc các số trong hàng thứ 4 và tìm xem các số này là kết quả của các phép nhân trong bảng mấy?
- GV hướng dẫn HS tìm kết quả của phép nhân 3 x 4.
4 x 3 = 12 vậy ta làm như thế nào?
* Nhận xét: Như SGK.
3. Bài tập thực hành.
Bài 1: GV mời 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.
- GV mời HS nêu lại cách tìm tích của phép tính trong bài.
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài 2: GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV hướng dẫn HS sử dụng bảng nhân để tìm một thừa số khi biết tích và thừa số kia.
- Gọi học sinh lên bảng làm bài, lớp làm vào vở.
- Gọi HS nhận xét, GV nhận xét.
Bài 3: Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu của bài.
- Bài toán cho biết gì? ( 8 huy chương vàng, số huy chương bạc gấp 3 lần huy chương vàng)
- Bài toán hỏi gì? (Tất cả ... huy chương?)
*Tóm tắt:
8 huy chương
? huy chương
Huy chương vàng:
Huychương bạc:
- GV yêu cầu học sinh làm.
Giải:
Số huy chương bạc có là:
8Í3=24(huy chương)
Số huy chương có tất cả là:
8+24=32 (huy chương )
Đáp số: 32 huy chương.
4. Củng cố dặn dò:
- GV chốt lại kiến thức đã học.
- Yêu cầu học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 3 (Buổi sáng) Thể dục
Giáo viên chuyên dạy
Tiết 4 (Buổi sáng) Chính tả (Nghe-viết)
đôi bạn
I. Mục tiêu
- Nghe viết và trình bày đúng đoạn 3 của bài tập đọc Đôi bạn.
- Làm đúng các bài tập phân biệt âm đầu, dấu thanh dễ lẫn: tr/ ch, dấu hỏi/ dấu ngã.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ viết bài 2.
- Vở bài tập Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ:
- HS đọc, 2 em lên bảng, cả lớp viết bảng con: Khung cửi, mát rượi, cưỡi ngựa, gửi thư, sưởi ấm, tưới cây.
- GV nhận xét, tuyên dương, (tư vấn nếu cần).
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học.
2. Hướng dẫn nghe viết.
a) Chuẩn bị:
* GV đọc bài viết. 2 HS đọc lại. Cả lớp theo dõi.
* Hướng dẫn HS nắm nội dung và cách trình bày bài.
- Đoạn viết có mấy câu? (6 câu. Lưu ý : "Bố bảo:" là 1 câu)
- Những chữ nào trong đoạn được viết hoa? Vì sao?
+ Những chữ đầu đoạn, đầu câu và tên riêng.
- Lời của bố viết như thế nào?
+ Sau dấu hai chấm, xuống dòng, lùi vào 1 ô, gạch đầu dòng.
- Lớp nêu ra một số tiếng khó và thực hiện viết vào bảng con.
- HS đọc thầm bài chính tả, ghi nhớ những từ ngữ dễ mắc lỗi khi viết bài.
b) GV đọc cho HS viết.
- Cả lớp nghe và viết bài vào vở.
- Học sinh nghe và tự sửa lỗi vào phần chữa lỗi.
c) Nhận xét, đánh giá: GV kiểm tra nhanh 5 – 7 bài, nhận xét, tư vấn.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
Bài 2a: GV nêu yêu cầu của bài và nhắc HS : Để điền đúng các cặp từ chỉ khác nhau âm đầu (hoặc dấu thanh) các em cần chú ý đến nghĩa của từ.
- HS đọc yêu cầu của bài, làm bài cá nhân.
- HS lên bảng thi làm đúng nhanh - đọc kết quả - nhận xét lỗi phát âm chốt lời giải đúng.
- GV giải nghĩa từ chầu hẫu: ngồi chực sẵn bên cạnh để chờ nghe bà kể chuyện.
- HS đọc lại nhiều lần. GV phát hiện và sửa lỗi phát âm:
+ Chăn trâu - châu chấu; chật chội - trật tự; chầu hẫu - ăn trầu.
4. Củng cố, dặn dò.
- GV yêu cầu những HS còn mắc lỗi về nhà luyện mỗi chữ viết sai 1 dòng.
- GV nhận xét giờ học, rút kinh nghiệm cho HS về kĩ năng viết chính tả và làm bài tập.
- Dặn HS ghi nhớ cách viết các từ ngữ trong bài tập 2.
- Luyện thêm để khắc phục lỗi chính tả còn mắc.
Tiết 1 (Buổi chiều) Luyện toán
Luyện tập về phép nhân, phép chia
I. Mục tiêu
- Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng tính chia (bước đầu làm quen cách viết gọn) và giải bài toán có hai phép tính.
II. Chuẩn bị : Vở bài tập Toán 3 + LT toán.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục tiêu bài học và ghi tên bài lên bảng.
2. Hướng dẫn HS làm trong sách BT Toán tr 83.
Bài 1 : Đặt tính rồi tính.
- GV gọi HS đọc yêu cầu.
- Giáo viên cho học sinh tự làm bài.
- GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng”.
- GV gọi HS nêu lại cách thực hiện.
- Giáo viên cho lớp nhận xét.
Bài 2 : Đặt tính rồi tính (theo mẫu):
- GV gọi HS đọc yêu cầu.
- Giáo viên yêu cầu học sinh mỗi lần chia chỉ viết số dư dưới số bị chia.
- Giáo viên cho học sinh tự làm bài.
- Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc kết quả.
- Giáo viên cho lớp nhận xét, chưa bài vào vở bài tập.
Bài 3: GV gọi HS đọc đề bài. GV hỏi:
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Giáo viên kết hợp ghi tóm tắt lên bảng.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi học sinh lên sửa bài. Giáo viên nhận xét.
Hướng dẫn giải như sau:
Bài giải
Số mét quãng đường AB dài là:
125 x 4 = 500 ( m)
Số mét quãng đường AC dài là:
125 + 500 = 625 (m)
Đáp số: 625 m
Bài 4: Tính độ dài đường gấp khúc ABCDE:
- GV gọi HS đọc yêu cầu .
- Yêu cầu học sinh làm bài.
3. Nhận xét, dặn dò
- GV nhaọn xeựt tieỏt hoùc.
Tiết 2 (Buổi chiều) Thực hành kĩ năng sống
Thực hành kĩ năng đảm nhận trách nhiệm
I. Mục tiêu
- HS thực hành xử lí tình huống trong bài tập 2 và một số tình huống trong thực tế cuộc sống khác.
- Qua bài thực hành, HS biết mình cần phải có trách nhiệm với những việc làm của chính mình.
- Giáo dục HS có ý thức trách nhiệm với những việc làm của chính mình và có trách nhiệm với những người xung quanh.
- BT cần làm: Bài 2.
II. đồ dùng dạy học
- Vở bài tập KNS.
- Tranh ở Sách bài tập của bài tập 2.
III. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
- ở nhà con được bố mẹ giao việc gì? Con đã thực hiện việc đó như thế nào?
- GV nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.
* Hoạt động 1: Xử lí tình huống trong bài tập 2.
Bài tập 2:
- Gọi HS đọc nội dung tình huống BT2.
* Tình huống: Mẹ bạn Nam đang trông em gái nhỏ thì chuông điện thoại reo. Mẹ Nam cần Nam trông em giúp để mẹ nói chuyện điện thoại vì đó là cuộc điện thoại quan trọng. Nam đang mải xem bộ phim hoạt hình Mà Nam rất thích và Nam không thích chơi với em gái.
* Câu hỏi: Theo con, bạn Nam nên làm gì trong trường hợp này?
- HS thảo luận theo nhóm đôi.
- Thời gian 3 phút.
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến.
- Gọi HS nhận xét.
* GV chốt: Chúng ta cần quan tâm và có trách nhiệm với mọi người xung quanh.
* Hoạt động 2: Liên hệ thực tế.
- GV hỏi: ở nhà các con có em không? Có yêu quý em của mình không?
- Gọi và HS nêu, HS khác nhận xét.
- GV hỏi tiếp: Khi mẹ bận con có trông em giúp mẹ không? Con dỗ em như thế nào?
- HS kể trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương.
* GV chốt ý: Khi ở nhà, các bạn có em nhỏ phải biết yêu quý em bé, lúc mẹ bận phải biết dỗ em, chơi với em giúp mẹ thế mới là con ngoan và còn làm cho bố mẹ vui nữa.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài học.
- Dặn chuẩn bị bài sau.
Tiết 3 (Buổi chiều) Luyện chữ
Luyện chữ trong vở thực hành luyện viết
Bài 13: Ôn chữ hoa K
I. Mục tiêu:
- Luyện viết chữ K cho HS.
- Viết từ ứng dụng Kim Đồng, viết câu ứng dụng trong vở luyện viết.
- HS viết được bài ứng dụng Thu sang theo kiểu chữ nghiêng.
II. Đồ dùng dạy học:
Bộ chữ mẫu hoa, vở thực hành luyện viết.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn luyện viết bảng con.
a. Luyện viết chữ hoa.
- HS tìm các chữ hoa K có trong bài.
- HS nêu, GV viết lên bảng.
- GV viết mẫu các chữ hoa, kết hợp nhắc lại cách viết.
+ Nhận xét độ cao của chữ K. ( 2,5 li)
- HS viết bảng con chữ K. GV nhận xét, sửa chữa, giúp đỡ HS yếu.
- HS viết trên bảng con lần 2, nhận xét uốn nắn, sửa chữa.
b. Luyện viết từ ứng dụng.
- HS đọc từ ứng dụng Kim Đồng.
- GV giới thiệu Kim Đồng: anh hùng nhỏ tuổi, đội trưởng đầu tiên của Đội, ở Pác Bó, Cao Bằng, ....
- GV viết mẫu tên riêng theo cỡ nhỏ. (chú ý viết liền mạch)
- HS nhận xét độ cao, khoảng cách mỗi con chữ.
- HS viết trên bảng con 2 lần. GV nhận xét sửa chữa cho HS.
c. Luyện viết câu ứng dụng.
- HS đọc câu ứng dụng trong vở luyện viết.
- GV giúp HS hiểu nội dung câu thành ngữ: Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
+ Nêu những chữ được viết hoa trong câu tục ngữ.
- Hướng dẫn luyện viết chữ hoa trong câu tục ngữ.
- Đọc bài ứng dụng: Thu sang, GV hướng dẫn cách viết.
+ Bài thơ được viết theo kiểu chữ nào? (chữ nghiêng)
- HS luyện viết một số từ trong bảng con.
- GV nhận xét, sửa sai.
3. Hướng dẫn viết vở luyện viết.
- GV hướng dẫn HS viết vào vở luyện viết theo mẫu.
- Nhắc nhở HS cách cầm bút, tư thế ngồi viết.
- Trong khi HS viết, GV giúp đỡ những HS yếu kém.
4. Nhận xét, đánh giá:
GV kiểm tra khoảng 5 – 7 bài, nhận xét, tư vấn.
5. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Thứ tư ngày 16 tháng 12 năm 2015
Tiết 1 (Buổi chiều) Luyện Tiếng Việt (LT&C)
ôn về từ chỉ đặc điểm. ôn câu: ai thế nào?
I.Mục tiêu
- Ôn về từ chỉ đặc điểm: tìm được các từ chỉ đặc điểm, vận dụng hiểu biết về từ chỉ đặc điểm, xác định phương diện so sánh trong phép so sánh.
- Ôn kiểu câu Ai- thế nào? Tìm đúng bộ phận trong câu trả lời câu hỏi Ai (con gì, cái gì)? và bộ phận thế nào?
II. Đồ dùng dạy học:
Sách thực hành luyện từ và câu + TV nâng cao.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn HS làm các bài trong sách thực hành LT&C.
Bài1: HS đọc yêu cầu và nội dung bài.
- 1HS đọc bài thơ Mỗi người một việc.
- Giúp HS hiểu thế nào là từ chỉ đặc điểm.
- GV yêu cầu HS làm bài tập vào vở bài tập. Tìm các từ chỉ đặc điểm của các sự vật: con ong, con tăm, con chim, trời, quả.
HS phát biểu ý kiến. GV gạch chân từ chăm chỉ, nhả tơ, hót hay, dịu mát, ngọt.
GV: Đây là các từ chỉ đặc điểm của sự vật trong bài tập này, các từ chỉ đặc điểm thường đứng sau từ chỉ sự vật.
Bài 2: HS đọc yêu cầu của đề bài. Tìm xem tác giả muốn so sánh các sự vật với nhau về đặc điểm gì?
- Mẫu: HS đọc câu a. GV hỏi:
+ Tác giả so sánh những sự vật nào với nhau? (So sánh đôi sừng với hai vầng trăng)
+ Đôi sừng và hai vầng trăng được so sánh với nhau về đặc điểm gì?
(Đặc điểm là đều cong)
- HS làm các phần b, c, d, e. HS nêu ý kiến. GV chốt lời giải đúng.
Bài 3: HS đọc đề bài.
- HS tự làm bài và chữa bài: Đặt 3 câu có hình ảnh so sánh.
GV gọi HS đọc lời giải và chốt lời giải đúng.
Bài 4: HS đọc đề bài. Nêu các câu thuộc mẫu câu nào? (Ai thế nào?)
- HS làm bài, GV chữa:
a, Mùa hè năm nay thật oi ả.
b, Cây gạo đầu làng lặng yên như mải suy nghĩ gì.
c, Giàn mướt cuối đông trông xơ xác, tội nghiệp.
3. Củng cố, dặn dò.
GV nhận xét bài học và dặn dò HS.
Tiết 2 (Buổi chiều) Đạo đức
GV chuyên dạy
Tiết 3 (Buổi chiều) Luyện toán
Giải toán liên quan đến “Tìm một phần mấy của một số”
I. Mục tiêu:
- Củng cố, nâng cao, mở rộng dạng toán “Tìm một phần mấy của một số”.
- Bước đầu HS giải được một số bài toán nâng cao bằng nhiều phép tính.
- Giáo dục học sinh ý thức học toán cho HS.
II. Đồ dùng dạy học:
Sách các dạng toán cơ bản lớp 3.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Gới thiệu bài:
GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
2. Luyện tập thực hành:
Bài 1: Một tấm vải dài 42m. Lần thứ nhất người bán hàng bán 12m. Lần thứ hai người đó bán số vải còn lại. Hỏi tấm vải đó còn bao nhiêu mét?
- Yêu cầu học sinh nêu đề bài.
- Hướng dẫn học sinh làm:
+ Tìm số vải còn lại sau lần bán1: 42 – 12 = 30 (m)
+ Tìm số vải bán lần 2: 30 : 5 = 6 (m)
+ Tìm số vải bán 2 lần : 12 + 6 = 18 (m)
+ Tấm vải đó còn là: 42 – 18 = 24 (m)
- HS làm vào vở rồi chữa chung.
Bài 2: Mẹ mua về 10 quả táo. Mẹ bảo Lan: “Con đem biếu ông bà số táo”. Hỏi Lan biếu ông bà mấy quả?
- Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu của bài.
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề bài.
- Hướng dẫn học sinh làm:
+ Tìm số táo: 10 : 5 = 2 (quả)
+ Tìm số táo Lan biếu ông bà: 2 x 2 = 4 (quả)
- HS làm vào vở rồi chữa chung.
Bài 3: Số nhãn vở của Mai bằng số nhãn vở của Lan. Nếu Lan cho Mai 5 cái nhãn vở thì số nhãn vở của hai bạn bằng nhau. Hỏi lúc đầu mỗi bạn có bao nhiêu cái nhãn vở?
- Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu của bài.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì? ( ... lúc đầu mỗi bạn có bao nhiêu cái nhãn vở?)
- GV yêu cầu học sinh tự làm.
- GV chữa bài.
Bài 4: Mai nhận của Hằng 7 cái kẹo, Hằng nhận của Hà 5 cái kẹo, Hà lại nhận của Mai 3 cái kẹo thì số kẹo của ba bạn bằng nhau và bằng 15 cái. Hỏi lúc đầu mỗi bạn có bao nhiêu cái kẹo?
- HS đọc đề bài, GV hỏi:
+ Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
- Hướng dẫn học sinh làm.
- HS làm vào vở rồi chữa chung.
3. Củng cố dặn dò:
- GV chốt lại kiến thức đã học.
- Yêu cầu học sinh chuẩn bị bài sau.
Thứ năm ngày 17 tháng 12 năm 2015
Tiết 1 (Buổi sáng) Luyện từ & câu
Từ ngữ về thành thị, nông thôn. dấu phẩy
I. Mục tiêu
- Nêu được một số từ ngữ nói về chủ điểm Thành thị và Nông thôn (BT1, BT2).
- Biết đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn (BT3).
II. Đồ dùng dạy học.
Bảng phụ, tranh minh hoạ, bản đồ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS lên bảng làm bài 1, 3 của tuần trước.
- GV nhận xét, chữa bài.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài1: HS đọc SGK, GV giúp HS hiểu đề bài:
- GV nhắc HS chú ý mỗi em kể được ít nhất tên một vùng quê.
- HS thảo luận theo bàn - và đại diện lên báo cáo kết quả.
- Một số HS nhắc lại tên các thành phố trên đất nước ta theo vị trí từ Bắc đến Nam.
+ Các thành phố tương đương với 1 tỉnh HN, Hải Phòng , Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà nẵng.
+ Các thành phố tương đương với 1 quận huyện: Điện Biên, Việt Trì, Nam Định, Hải Dương, Đà lạt, ....
- Hãy kể tên 1 vùng quê mà em biết (tên làng, xã, huyện, ....).
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu BT, lớp đọc thầm.
- Yêu cầu HS trao đổi theo nhóm và làm bài.
- Mời HS các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
* HS đọc từng câu trả lời GV ghi bảng. Từng em đọc lại sau đó chốt lời giải đúng tên một số sự vật, công việc tiêu biểu.
a) ở thành phố:
+ Sự vật: Đường phố, nhà cao tầng, đèn cao áp, công viên, trung tâm văn hoá.
+ Công việc: Kinh doanh, chế tạo máy móc, ô tô, lái xe, nghiên cứu khoa học, biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang,...
b) ở nông thôn:
+ Sự vật: Nhà ngói, nhà lá, ruộng vườn, cánh đồng, luỹ tre, cây đa, giếng nước, ao cá, hồ sen, trâu, bò, lợn, gà, ngan, ngỗng, liềm, hái, cào cỏ, ...
+ Công việc: cấy lúa, gặt hái, phơi thóc, xay thóc, giã gạo, phun thuốc sâu bảo vệ lúa, chăn trâu, ...
Bài 3: HS đọc yêu cầu của đề, GV kiểm tra việc nắm yêu cầu đề bài của HS.
- HS lên bảng làm bài. Cả cùng nhận xét chữa bài.
- 3 HS đọc lại đoạn văn.
3. Củng cố, dặn dò
GV nhận xét giờ học và yêu cầu HS đọc bài 3 để nhớ cách đánh dấu phẩy.
Tiết 2 (Buổi sáng) Toán
Giới thiệu bảng chia
I. Mục tiêu:
Giúp HS biết cách sử dụng bảng chia.
II. Đồ dùng dạy học :
Bảng phụ chép bảng chia như trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 em lên bảng giải bài 3 tiết trước.
HS có thể giải mỗi em một cách.
- Nhận xét, tuyên dương.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu cấu tạo bảng chia.
- GV treo bảng chia lên bảng, yêu cầu HS đếm số hàng, số cột trong bảng.
+ Hàng đầu tiên gồm mấy số? Cột đầu tiên gồm mấy số?
+ GV giới thiệu:
- Hàng đầu tiên là thương của hai số.
- Cột đầu tiên là số chia.
- Ngoài hàng đầu tiên và cột đầu tiên, mỗi số trong một ô còn lại là số bị chia.
2. Cách sử dụng bảng chia:
3
4
12
- Gv nêu ví dụ: 12 : 4 = ?
- Tìm số 4 ở cột đầu tiên từ số 4 theo chiều mũi tên đến số 12; từ số 12 theo chiều mũi tên gặp số 3 ở hàng đầu tiên. Số 3 là thương của 12 và 4.
Vậy : 12 : 4 = 3.
3. Thực hành:
Bài 1: HS tập sử dụng bảng chia để tìm thương của hai số.
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.
- GV yêu cầu HS làm bài vào VBT.
- GV mời HS nêu lại cách tìm thương của 4 phép tính trong bài.
- GV nhận xét, chốt lại.
Bài 2: GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV hướng dẫn HS sử dụng bảng chia để tìm số chia hoặc số bị chia.
- GV dán băng giấy lên bảng cho các em chơi trò tiếp sức.
- GV chia lớp thành các nhóm cho các em chơi trò chơi.
- GV nhận xét, chốt lại. Tuyên dương nhóm chiến thắng.
Bài 3: HS đọc đề toán, phân tích đề.
Tóm tắt:
Quyển truyện: 132 trang
Đã đọc: số trang
Còn phải đọc: trang?
Gọi 1 em lên bảng chữa bài, lớp nhận xét, giáo viên nhận xét, kết luận bài giải đúng.
Bài giải
Số trang sách Minh đã đọc là:
132 : 4 = 33 (trang)
Số trang sách Minh đọc nữa là:
132 – 33 = 99 (trang)
Đáp số: 99 trang.
Bài 4 : Cho 8 hìng tam giác, HS tự xếp thành hình bên.
HS có thể xếp như sau:
4. Củng cố, dặn dò:
- GV và HS hệ thống lại bài. Nhận xét giờ học.
Tiết 3 (Buổi sáng) Chính tả
về quê ngoại (Nhớ – viết)
I. Mục tiêu
Nhớ - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức thể thơ lục bát.
Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu dễ lẫn: tr/ ch.
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ viết bài 2. Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ:
- 2HS em lên bảng cả lớp viết nháp các từ ngữ sau (theo lời đọc của 1HS): châu chấu, chật chội, trật tự, chầu hẫu.
- GV nhận xét, tuyên dương, (tư vấn nếu cần).
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn viết chính tả.
a) Chuẩn bị:
- GV đọc lại đoạn chính tả. 2HS đọc thuộc lòng đoạn thơ. Cả lớp đọc thầm theo để ghi nhớ.
- HS nhắc lại cách trình bày đoạn thơ viết theo thể thơ lục bát.
+ HS đọc thầm đoạn thơ, các em tự luyện viết ra nháp những chữ mình cho là dễ viết sai.
b) GV hướng dẫn HS viết bài.
- GV cho HS ghi đầu bài, nhắc nhở cách trình bày.
- HS đọc lại một lần đoạn thơ để ghi nhớ.
- HS gấp SGK, tự nhớ và viết vào vở.
c) Nhận xét, đánh giá:
GV kiểm tra nhanh 5 – 7 bài, nhận xét, tư vấn.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài tập 2a: HS đọc bài tập 2a. HS làm bài cá nhân.
- 3 nhóm HS lên bảng nối tiếp nhau điền tr/ch vào chỗ trống, làm xong đọc lại kết quả.
- Chốt lời giải đúng, sau đó đọc lại. Cả lớp ghi nhớ chính tả.
Lời giải:
a) Công cha - trong nguồn - chảy ra - kính cha - cho tròn - chữ hiếu.
b) Lưỡi - những - thẳng băng - để - lưỡi. Giải câu đố: Cái lưỡi cày.
Thuở bé - tuổi - nửa chừng - tuổi - đã già. Giải câu đố: Mặt trăng vào những ngày đầu tháng, giữa tháng, cuối tháng.
4. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học, rút kinh nghiệm cho HS về kĩ năng viết chính tả và làm bài tập.
- Dặn HS đọc lại các bài tập, rà soát lỗi.
- Luyện thêm để khắc phục lỗi chính tả còn mắc.
- Chuẩn bị cho bài tập làm văn.
Tiết 4 (Buổi sáng) Tự nhiên & Xã hội
Các Hoạt động thông tin liên lạc
I. Mục tiêu
- Kể tên một số hoạt động thông tin liên lạc: bưu điện, đài phát thanh, đài truyền hình.
- HS năng khiếu: Nêu ích lợi của một số hoạt động thông tin liên lạc đối với đời sống.
II. Đồ dùng dạy học:
Các hình SGK. Một số bì thư. Điện thoại đồ chơi.
III. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS lên trả lời câu 2 câu hỏi:
+ Em hãy kể tên những cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế?
+ Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan đó?
- GV nhận xét, tuyên dương.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài.
Hoạt động 1: Một số hoạt động ở bưu điện tỉnh.
Bước 1: Từng cặp HS kể cho nhau nghe về hoạt động thông tin liên lạc ở nơi các em đang sống.
- GV yêu cầu HS thảo luận theo các câu hỏi:
+ Bạn đã đến nhà bưu điện thành phố chưa?
+ Hãy kể về những hoạt động diễn ra ở nhà bưu điện?
+ Nêu ích lợi của hoạt động bưu điện?
+ Nếu không có hoạt động của bưu điện thì chúng ta có nhận được thư tín, bưu phẩm từ nơi xa gửi về hoặc có gọi điện thoại được không?
Bước 2: Một số cặp lên trình bày, cặp khác bổ sung.
- GV nhận xét câu trả lời của các nhóm.
- GV có thể giới thiệu thêm một số hoạt động thông tin liên lạc
*Kết luận: Bưu điện tỉnh giúp chúng ta chuyển phát tin tức, thư tín, bưu phẩm giữa các địa phương trong nước và giữa trong nước với nước ngoài.
+ Hiện nay, dọc đường đi và ở một số nơi công cộng còn có nhiều hộp điện thội công cộng. Những hộp điện thoại đó có tác dụng gì?
+ Đối với những tài sản nhà nước đó chúng ta cần phải làm gì?
Hoạt động 2: Tìm hiểu về ích lợi của các hoạt động phát thanh truyền hình.
- Yêu cầu các nhóm trao đổi câu hỏi sau:
- Nêu nhiệm vụ và ích lợi của hoạt động phát thanh, truyền hình?
+ Đài truyền hình và phát thanh là những cơ sở thông tin liên lạc phát tin tức trong và ngoài nước.
+ Đài truyền hình, phát thanh giúp chúng ta biết được những thông tin về văn hoá, giáo dục, kinh tế,
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- GV nhận xét, chốt lại: Các chương trình phát thanh, truyền hình có nhiều tác dụng nhằm cung cấp thông tin giúp chúng ta thêm hiểu biết,thư giãn.
+ Vậy để có nhiều thông tin hiểu biết các em phải làm gì?
(Phải thường xuyên đọc báo, nghe đài xem ti vi và cả sử dụng Internet để biết thông tin.)
- GV giới thiệu và phân tích các hoạt động thông tin liên lạc đó.
* Kết luận: Các hoạt động thông tin liên lạc từ nơi này đến nơi khác gọi là hoạt động thông tin liên lạc.
Hoạt động 3: Chơi trò chơi “Chuyển thư nhanh”.
Cách tiến hành:
- Cho HS ngồi thành vòng tròn, mỗi HS một ghế.
- Trưởng trò hô: Cả lớp chuẩn bị chuyển thư.
+ Có thư “chuyển thường”.
+ Có thư “chuyển nhanh”. HS dịch chuyển 2 ghế.
+ Có thư “chuyển hỏa tốc”. HS dịch chuyển 3 ghế.
Khi dịch chuyển như vậy, người trưởng trò quan sát và ngồi vào một ghế trống, ai di chuyển không kịp sẽ không có chỗ ngồi và không được tiếp tục chơi. Khi đó, người trưởng trò lấy bớt ra một ghế và tiếp tục tổ chức trò chơi.
- HS chơi xong, giáo viên nhận xét, tuyên dương các nhóm chơi nhiệt tình.
3. Củng cố, dặn dò:
Hỏi: Hoạt động thông tin liên lạc có tác dụng gì?
- Gọi HS đọc Mục bạn cần biết SGK/57.
- Dặn học sinh về xem lại bài.
- Chuẩn bị bài sau: Hoạt động nông nghiệp.
- Nhận xét tiết học.
Thứ sáu ngày 18 tháng 12 năm 2015
Tiết 1 (Buổi sáng) Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu
- Biết cách tính nhân, tính chia (bước đầu làm quen với cách viết gọn) và giải toán có 2 phép tính.
II. Đồ dùng dạy học: SGK; vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra bài cũ.
HS lên bảng giải bài 3 tiết trước.
- GV nhận xét, tuyên dương.
B. Luyện tập.
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục tiêu bài học, ghi tên bài.
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài1:
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính.
- Yê
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- r (2).doc