I. MỤC TIÊU.
- Nghe – viết đúng bài CT ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Tìm đúng các từ gồm hai tiếng, trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng tr/ch (hoặc từ chứa các tiếng có vần ưt/ưc) theo nghĩa đã cho.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ viết nội dung BT2a.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
A. Kiểm tra bài cũ:
- HS đọc, 2HS lên bảng cả lớp viết nháp các từ ngữ: xã hội, sáng kiến, xúng xính, san sát.
- GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn.
30 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 806 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 3 - Năm 2015 - 2016 - Tuần 25, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
út về đơn vị” ta thực hiện qua mấy bước? Đó là những bước nào?
Bước 1: Tìm giá trị một phần (phép chia).
Bước 2: Tìm giá trị nhiều phần (phép nhân).
3. Thực hành
Bài 1: HS đọc lại bài toán.
- Hướng dẫn phân tích:
Tóm tắt
4 vỉ : 24 viên thuốc
3 vỉ : viên thuốc?
Giải
Số viên thuốc trong một vỉ có là :
24 : 4 = 6(viên)
Số viên thuốc trong 3 vỉ có là :
6 x 3 = 18 (viên)
Đáp số : 18 viên thuốc
Bài 2: HS đọc đề toán.
-Hướng dẫn phân tích:
Tóm tắt
7 bao : 28 kg gạo
5 bao: ..... kg gạo?
- Gợi ý cách giải.
Bước 1: Tính số ki-lô-gam gạo đựng trong mỗi bao là : 28 : 7 = 4 (kg)
Bước 2 : Tính số ki-lô-gam gạo đựng trong 5 bao là : 4 x 5 = 20 (kg)
Bài 3: HS tự xếp hình trên bộ đồ dùng. GV chữa bài.
4. Củng cố dặn dò:
- HS và GV cùng hệ thống lại bài.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Thứ ba ngày 8 tháng 3 năm 2016
Tiết 1 (Buổi sáng) Tập đọc
hội đua voi ở tây nguyên
I. Mục tiêu.
- Đọc đúng các từ ngữ: vang lừng, man-gát, nổi lên, lầm lì, ghìm đà, huơ vòi, nhiệt liệt, ....
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Hiểu ND: Bài văn tả và kể lại hội đua voi ở Tây Nguyên, cho thấy nét đọc đáo, sự thú vị và bổ ích của hội đua voi. (trả lời được các CH trong SGK)
II. Đồ dùng dạy học: SGK, tranh phóng to.
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
- 3HS tiếp nối đọc truyện "Hội vật", nêu nội dung truyện?
- GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2. Luyện đọc
a) GV đọc bài: Giọng vui, sôi nổi. nhịp nhanh dồn dập ở đoạn 2.
b) Hướng dẫn luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
Đọc từng câu. HS tiếp nối nhau đọc từng câu.
Đọc từng đoạn trước lớp.
+ GV giúp HS nắm được các từ mới trong bài.
- Đọc từng đoạn trong nhóm. 4HS đọc tiếp nối. Cả lớp đọc ĐT cả bài.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
* Đoạn 1: 1HS đọc thầm và trả lời câu hỏi:
Tìm những chi tiết tả công việc chuẩn bị cho cuộc đua voi? (Voi đua từng tốp 10 con dàn hàng ngang ở nơi xuất phát. Hai chàng trai điều khiển ngồi trên lưng voi. Họ ăn mặc đẹp, dáng vẻ rất bình tĩnh vì họ vốn là những người phi ngựa giỏi nhất.)
* Đoạn 2: 1HS đọc thầm và trả lời câu hỏi:
Cuộc đua diễn ra như thế nào?
(Chiêng trống vừa nổi lên, cả mười con voi lao đầu, hăng máu phóng như bay. Bụi cuốn mù mịt. Những chàng man-gát gan dạ và khéo léo điều khiển cho voi về trúng đích.)
Voi đua có cử chỉ gì ngộ nghĩnh, dễ thương?
(Những chú voi chạy đến đích trước tiên đều ghìm đà huơ vòi chào khán giả nhiệt liệt cổ vũ, khen ngợi chúng.)
4. Luyện đọc lại
GV hướng dẫn HS đọc đoạn 2.
4 HS tiếp nối thi đọc cả bài.
2HS thi đọc cả bài.
- GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn.
5. Củng cố, dặn dò: HS nêu nội dung bài.
- GV nhận xét giờ học. Về luyện đọc.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 2 (Buổi sáng) Toán
luyện tập
I. Mục tiêu
- Biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị, tính chu vi hình chữ nhật.
II. Đồ dùng dạy học: SGK, Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi HS lên bảng làm bài.
7 người thợ: 56 sản phẩm
22 người thợ: sản phẩm?
Bài giải .
Số sản phẩm 1 người làm được là:
56 : 7 = 8 (sản phẩm)
Số sản phẩm 22 người làm được là:
22 x 8 = 176 (sản phẩm)
Đáp số: 176 sản phẩm.
- GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu.
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: HS đọc đề bài và nêu yêu cầu. HS tự làm bài rồi chữa bài.
Bài giải
Mỗi lô đất có số cây là:
2032 : 4 = 508 (cây)
Bài 2: GV cho HS thực hiện giải bài toán theo hai bước tính:
+ Tính số quyển vở trong mỗi thùng: 2135 : 7 = 305 (quyển)
+ Tính số quyển vở trong 5 thùng: 305 x 5 = 1525 (quyển)
Bài giải
Số quyển vở trong mỗi thùng là:
2135 : 7 = 305 (quyển)
Số quyển vở trong 5 thùng là :
305 x 5 = 1525 (quyển)
* Củng cố : Bài toán thuộc dạng toàn nào đã học.
Nêu cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
Bài 3: HS lập bài toán rồi giải theo hai bước :
+ Tìm số gạch trong mỗi xe (8520 : 4 = 2130 (viên)
+ Tìm số gạch trong 3 xe (2130 x 3 = 6390 (viên)
Bài 4: GV hướng dẫn giải bài toán theo hai bước:
+ Tính chiều rộng hình chữ nhật (25 – 8 = 17 (m)
+ Tính chu vi hình chữ nhật (25 + 17) x 2 = 84 (m).
Bài giải
Chiều rộng hình chữ nhật là:
25 – 8 = 17 (m)
Chu vi hình chữ nhật là:
(25 + 17) x 2 = 84 (m)
Đáp số: 84m
- HS nêu lại cách tính chu vi hình chữ nhật.
3. Củng cố, dặn dò:
GV và HS cùng hệ thống lại bài. Nhận xét giờ học.
Tiết 3 (Buổi sáng) Thể dục
Giáo viên chuyên dạy
Tiết 4 (Buổi sáng) Chính tả
hội vật
I. Mục tiêu.
- Nghe – viết đúng bài CT ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
Tìm đúng các từ gồm hai tiếng, trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng tr/ch (hoặc từ chứa các tiếng có vần ưt/ưc) theo nghĩa đã cho.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết nội dung BT2a.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ:
HS đọc, 2HS lên bảng cả lớp viết nháp các từ ngữ: xã hội, sáng kiến, xúng xính, san sát.
- GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn nghe viết
a) Chuẩn bị:
GV đọc bài viết.
2 HS đọc lại. Cả lớp theo dõi.
- Hướng dẫn HS nắm nội dung và cách thức trình bày chính tả.
+ Đoạn viết gồm có mấy câu?
+ Những từ nào trong bài viết hoa?
- HS đọc thầm bài chính tả, viết vào vở nháp những chữ dễ mắc lỗi khi viết bài để ghi nhớ: Cản Ngũ, Quắm Đen, giục giã, loay hoay, nghiêng mình, .....
b) GV đọc cho HS viết vào vở.
- GV đọc thong thả từng câu, cụm từ.
- GV theo dõi, uốn nắn.
- GV đọc toàn bài cho HS soát lỗi .
c) Nhận xét, đánh giá:
GV kiểm tra bài của 6 em và nhận xét.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 2a: GV nêu yêu cầu của bài (lựa chọn).
- HS đọc đề bài.
- HS làm bài cá nhân.
- 4 HS lên bảng làm . Từng em đọc kết quả.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
- Cả lớp làm bài vào vở theo lời giải đúng:
Lời giải: a) trăng trắng – chăm chỉ – chong chóng.
b) trực nhật – trực ban – lực sĩ – vứt.
4. Củng cố, dặn dò
GV biểu dương những HS viết đúng, đẹp, làm đúng bài tập chính tả.
Yêu cầu những HS viết bài còn mắc lỗi chính tả về nhà viết lại: với mỗi chữ viết sai, viết lại cho đúng (1 dòng) để ghi nhớ.
Tiết 1 (Buổi chiều) Luyện đọc
Luyện đọc các bài tập đọc ở tuần 23 và 24.
I. Mục tiêu
- Luyện tập, củng cố và rèn kĩ năng đọc đúng, đọc hay cho HS.
- HS đọc và trả lời lại các câu hỏi ứng với từng đoạn đọc trong mỗi bài TĐ.
- Giúp HS khắc sâu nội dung kiến thức mỗi bài tập đọc.
II. Đồ dùng dạy học:
Sách Tiếng Việt.
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn luyện đọc
- GV cho HS ôn lại 4 bài tập đọc trong tuần 23 + 24.
Hỏi: Kể tên 3 bài tập đọc ta đã học trong tuần 23 + 24.
- HS nêu tên 4 bài tập đọc.
- Hướng dẫn đọc ôn từng bài.
+ Bài: Nhà ảo thuật.
- GV gọi 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài.
- GV theo dõi, nhận xét, tư vấn thêm nếu cần.
+ Bài: Chương trình xiếc đặc sắc.
- GV gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài.
- GV theo dõi, tư vấn thêm nếu cần.
+ Bài Đối đáp với vua GV gọi 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài.
+ Bài Tiếng đàn. GV gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc 2 đoạn của bài.
- GV theo dõi, nhận xét, tư vấn thêm nếu cần.
- Sau đó chia lớp thành 4 nhóm, giao mỗi nhóm đọc ôn 1 bài. (Đọc kết hợp trả lời các câu hỏi cuối SGK)
3. Thi đọc trước lớp.
- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp.
- Giáo viên kết hợp nêu câu hỏi tìm hiểu nội dung từng đoạn (các câu hỏi ở cuối SGK).
- Trong khi HS đọc GV theo dõi sửa cách phát âm, ngắt nghỉ hơi đúng cho HS.
- Các bài TĐ dạng truyện cho HS đọc theo vai.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất.
4. Củng cố, dặn dò.
- Một học sinh nói về nội dung của câu chuyện.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 2 (Buổi chiều) Thực hành kĩ năng sống
Thực hành Kĩ năng hợp tác
Trò chơi: Thi nhảy tiếp sức
I. Mục tiêu
- Qua trò chơi giáo dục cho HS kĩ năng hợp tác với mọi người, công việc sẽ thuận lợi hơn và đạt kết quả tốt hơn.
- Giáo dục HS ý thức hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh trong khi làm việc.
II. Đồ dùng dạy học:
- Địa điểm: Sân thể dục của trường.
- Phương tiện: Còi, dây căng để nhảy.
III. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV nêu câu hỏi: Trong tuần các con ta đã hợp tác với nhau trong những việc gì? Làm xong việc đó con thấy thế nào?
- GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn thực hành
- GV cho lớp ra sân thực hành.
- Lớp trưởng cho các bạn xếp hàng theo 3 tổ đã quy định.
- GV nêu mục tiêu, yêu cầu tiết học.
- Quy định vị trí của các tổ, sau đó cho giải tán và xếp lại hàng.
- Khi có hiệu lệnh hô tất cả các tổ xếp hàng theo đúng vị trí, nhanh, thẳng. Hàng nào xếp chậm chứng tỏ chưa hợp tác tốt.
- GV nhắc nhở, tư vấn thêm.
* Cho HS chơi trò chơi Nhảy tiếp sức.
- GV nêu tên trò chơi.
- GV nêu mục đích của trò chơi.
- Phổ biến cách chơi và luật chơi (Như bài tập 6 trong vở THKNS).
- HS chơi thử.
+ Chia tổ, cho học sinh luyện tập theo đơn vị tổ.
- Cho HS thi đua chơi cả lớp.
- GV theo dõi chung.
- Cuối giờ cho HS tập thả lỏng người rồi xếp hàng, GV nhận xét tư vấn.
*GVKL: Biết hợp tác với mọi người trong cả khi chơi thì chúng ta luôn giành được chiến thắng.
- Liên hệ:
+ Những nhóm nào đã hợp tác tốt trong các hoạt động học tập, vui chơi?
- Vài HS kể, GV nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học và dặn dò HS.
Tiết 3 (Buổi chiều) Luyện Toán
Ôn giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị
I. Mục tiêu:
- Củng cố cách giải bài toán có liên quan đến rút về đơn vị.
- Vận dụng cách giải để làm một số bài toán nâng cao có lời văn.
II. Đồ dùng dạy học: Sách toán bồi dưỡng.
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn làm bài tập trong sách toán bồi dưỡng ( tr50).
Bài1(Bài 270-tr50)
- Học sinh đề bài.
- Hướng dẫn học sinh phân tích yêu cầu của bài?
- Gọi học sinh lên bảng làm bài, dưới lớp làm bài vào vở.
- GV và HS chữa bài:
Số lít dầu mỗi can là: 50 : 5 = 10 (lít)
Số lít dầu 7 can là: 7 x 10 = 70 (l)
Số can 5 lít có là: 70 : 5 = 14 (can)
Đáp số: 70l và 14 can
Bài 2: (Bài 273) Học sinh đề bài.
Hướng dẫn HS làm tương tự bài 1
- Học sinh nhận xét, nêu cách làm. GV chốt ý đúng. Củng cố dạng toán.
Bài 3: (Bài 279)
- Gọi học sinh đọc đề bài toán.
+ Bài toán cho biết gì? (3 ô tô chở hết 120 hs, thêm 80 hs nữa ... )
+ Bài toán hỏi gì? (Cần tất cả bao nhiêu ô tô)
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- GV nhận xét và chữa bài:
Số HS mỗi xe là: 120 : 3 = 40 (HS)
80 HS cần thêm số xe là: 80 : 40 = 2 (xe)
Số xe cần có tất cả là: 3 + 2 = 5 (xe)
Đáp số: 5 xe
- Hỏi: Bài toán được giải bằng mấy phép tính? Là phép tính gì?
- HS tìm cách giải khác và tự giải.
Bài 4: (Bài 281)
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
+ Bài toán cho biết gì? (6 hộp đựng 24 cái bánh, cô mua về 5 hộp, chia mỗi cháu nửa cái)
+ Bài toán hỏi gì? (Lớp đó có .... cháu?)
- GV hướng dẫn học sinh làm bài.
- GV nhận xét và chữa bài.
+ Bài toán thuộc dạng toán gì?
(Thuộc dạng toán liên quan đến rút về đơn vị)
3. Củng cố, dặn dò.
Nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Thứ tư ngày 9 tháng 3 năm 2016
Tiết 1 (Buổi chiều) Luyện Tiếng Việt (LT&C)
Nhân hoá
ôn cách đặt và trả lời câu hỏi như thế nào?
I. Mục tiêu.
- Ôn tập, củng cố kiến thức đã học về các cách nhân hoá.
- Ôn luyện về cách đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào?
II. Đồ dùng dạy học
Phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích yêu cầu.
2. Hướng dẫn làm bài tập trong phiếu học tập.
Bài tập 1: Viết lại những câu văn dưới đây cho sinh động, gợi cảm bằng cách sử dụng hình ảnh nhân hóa.
Mặt trời mới mọc đỏ ối.
Chiếc lá vàng rơi từ trên cây xuống.
Mùa đông, cây bàng rụng trụi hết lá.
-HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm.
- Làm bài vào vở, GV chữa chung.
Bài tập 2: HS đọc yều cầu và nội dung bài.
Trao đổi nhóm để tìm ra sự vật được nhân hóa.
Trả lời trước lớp. GV nhận xét, chữa bài.
Những sự vật được nhân hóa là: hạt mưa, sấm, sấm chớp, ao, mây.
Bài tập 3: GV yêu cầu, 1HS đọc, cả lớp đọc thầm, làm bài và chữa bài.
Từng cặp HS trao đổi: 1 em nêu câu hỏi, em kia dựa vào nội dung bài thơ để trả lời.
Lời giải: a) Vì mưa rơi trên mái tôn tạo thành tiếng động mạnh.
b) Vì khóc thương chị mây đi gánh nước bị ngã sõng soài.
c) Mưa làm cho đất trôi xuống ao, nước ao đỏ ngầu.
Bài tập 4: HS đọc yêu cầu của đề bài. HS làm bài cá nhân và nêu ý kiến.
- Chốt lời giải đúng:
a) Quân của Hai Bà trưng chiến đấu như thế nào ?
b) Hồi nhỏ, Trần Quốc khái là một cậu bé như thế nào?
c) Khi gặp địch, anh Kim Đồng đã xử trí như thế nào?
Bài tập 5: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm sau:
a. Thuyền ra khỏi bờ thì hây hẩy gió đông nam, sóng vỗ rập rình.
b. Đàn cá khi thì bơi nội tung tăng, khi thì lao vun vút như những con thoi.
c. Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất.
d.Trước cửa nhà em có một bồn hoa xinh xinh. Sống ở đó có cây hoa giấy bé nhỏ, nhút nhát và cây cúc đại đóa lộng lẫy, kiêu sa.
HS đọc yêu cầu của đề bài. HS làm bài cá nhân và nêu ý kiến.
GV củng cố cách đặt câu hỏi Như thế nào?
3. Củng cố, dặn dò
- GV và HS cùng hệ thống lại bài.
- GV nhận xét giờ học.
Tiết 2 (Buổi chiều) Đạo đức
GV chuyên dạy
Tiết 3 (Buổi chiều) Luyện Toán
Ôn giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị (tiếp)
I. Mục tiêu
Tiếp tục rèn luyện kĩ năng giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị, tính chu vi hình chữ nhật.
II. Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn làm bài tập trong phiếu học tập
Bài 1: HS đọc đề bài và nêu yêu cầu. HS tự làm bài rồi chữa bài.
Bài giải
Mỗi lò gạch có là :
9345 : 3 = 3115 (viên)
ĐS: 3115 viên
Bài 2: GV cho HS thực hiện giải bài toán theo hai bước tính:
+ Tính số mì trong mỗi thùng ( 1020 : 5 = 204 (gói)
+ Tính số mì trong 8 thùng ( 204 x 8 = 1632 (gói)
HS tự giải vào vở sau đó chữa.
* Củng cố : Bài toán thuộc dạng toàn nào đã học.
Nêu cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
Bài 3: Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
+ Bài toán cho biết gì? (6 gói kẹo, lấy ra mỗi gói 10 cái, số kẹo còn lại ở 6 gói bằng số kẹo ở 4 gói nguyên
+ Bài toán hỏi gì? (Mỗi gói có .... cái kẹo?)
- GV hướng dẫn học sinh làm bài.
- GV nhận xét và chữa bài.
Bài giải:
Số kẹo Mai lấy ra tất cả là: 6 x 10 = 60 (cái)
Vì số kẹo còn lại bằng 4 gói nguyên nên số kẹo lấy ra bằng sos gói nguyên là: 6 – 4 = 2 (gói nguyên)
Số kẹo mỗi gói có là: 69 : 2 = 30 (gói)
Đáp số: 30 gói.
Bài 4: Một hình vuông có chu vi bằng chu vi hình chữ nhật có chiều dài 1dm2 cm. Chiều rộng bằng 1/3 chiều dài. Tính chu vi hình vuông.
HS đọc đề bài và nêu yêu cầu.
GV cho HS thực hiện giải bài toán theo từng bước tính.
1 HS lên bảng, lớp làm vào vở sau đó chữa chung.
3. Củng cố, dặn dò:
GV và HS cùng hệ thống lại bài. Nhận xét giờ học.
Thứ năm ngày 10 tháng 3 năm 2016
Tiết 1 (Buổi sáng) Luyện từ và câu
Nhân hoá. ôn cách đặt và trả lời câu hỏi vì sao?
I. Mục tiêu.
- Nhận ra hiện tượng nhân hoá, bước đầu nêu được cảm nhận về cái hay của những hình ảnh nhân hoá (BT1).
- Xác định được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Vì sao? trong (BT2).
- Trả lời đúng 2 – 3 câu hỏi Vì sao? trong BT3.
II. Đồ dùng dạy học: SGK, vở BTTV.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ:
- 1HS làm bài tập1b: Tìm những từ ngữ chỉ hoạt động nghệ thuật.
- Lớp nhận xét.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu.
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 1: HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm đoạn thơ, làm bài độc lập rồi trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi:
+ Tìm những sự vật và con vật. Các sự vật, con vật tả bằng những TN nào?
+ Cách tả và gọi sự vật, con vật như vậy có gì hay?
GV mời 4 nhóm (5 em) lên bảng thi tiếp sức nối tiếp nhau điền câu trả lời vào bảng. HS thứ 5 đọc kết quả. Cả lớp và GV nhận xét chốt lời giải đúng.
a, Những sự vật được nhân hóa: Lúa, tre, đàn cò, mặt trời, gió.
b, Các sự vật được gọi bằng: chị, cậu, bác, cô.
c, Các sự vật được tả bằng các TN: phất phơ bím tóc, bá vai thì thầm đứng học, áo trắng khiêng nắng qua sông, đạp xe qua ngọn núi, chăn mây trên trời.
Bài tập 2: GV yêu cầu 1HS đọc, cả lớp đọc thầm, làm bài và chữa bài.
Lời giải:
a) Cả lớp cười ồ lên vì câu thơ vô lí quá.
b) Những chàng man-gát rất bình tĩnh vì họ thường là những người phi ngựa giỏi nhất.
c) Chị em .... vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác.
Bài tập 3: HS đọc yêu cầu của đề bài. HS lần lượt trả lời các câu hỏi.
- Chốt lời giải đúng: Người tứ sứ đổ về xem hội rất đông vì ai cũng muốn được xem mặt xem tài ông Cản Ngũ?
3. Củng cố, dặn dò
GV và HS cùng hệ thống lại bài.
GV nhận xét giờ học.
Tiết 2 (Buổi sáng) Toán
luyện tập
I. Mục tiêu
- Biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Viết và tính được giá trị của biểu thức.
II. Đồ dùng dạy học: SGK, Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ.
Kiểm tra bài 2.
- GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2. Thực hành
Bài 1: HS đọc đề bài.
+ Bài toán cho ta biết gì?
+ Bài toán bắt ta tìm gì?
Tóm tắt
5 quả trứng : 4500 đồng
3 quả trứng : đồng?
- Gợi ý cách giải.
Giải
Số tiền một quả trứng là :
4500 : 5 = 900 (đồng)
Số tiền mua 3 quả trứng là :
900 x 3 = 2700(đồng)
Đáp số : 2700 đồng
Bài 2: HS nêu yêu cầu của bài tập, rồi làm bài và chữa bài.
GV hướng dẫn HS chọn phép tính giải bài toán theo hai bước:
Tính số gạch lát nền mỗi căn phòng. (2550 : 6 = 425 (viên))
Tính số gạch lát nền 7 căn phòng. (425 x 7 = 2975 (viên))
Số gạch lát nền mỗi căn phòng là:
2550 : 6 = 425 (viên)
Số gạch lát nền 7 căn phòng là:
425 x 7 = 2975 (viên)
* Củng cố “Bài toán liên quan đến rút về đơn vị”.
Bài 3: GV cho HS thực hiện từng phép tính, sau đó chữa chung.
Bài 4: HS viết biểu thức rồi tính giá trị của biểu thức:
a)32 : 8 x 3 = 4 x 3 b) 45 x 2 x 5 = 90 x 5
= 12 = 450
c) 49 x 4 : 7 = 196 : 7 d) 234 : 6 : 3 = 39 : 3
= 28 = 13
3. Củng cố, dặn dò:
GV và HS cùng hệ thống lại bài. Nhận xét giờ học.
Tiết 3 (Buổi sáng) Chính tả
Ngày hội đua voi ở tây nguyên
I. Mục tiêu
- Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức văn xuôi một đoạn trong bài Tập đọc.
Làm đúng các bài tập điền âm, vần và đặt câu phân biệt những tiếng có âm vần dễ lẫn tr/ ch hoặc ưt/ ưc.
II. Đồ dùng dạy học
Bảng lớp viết bài 2. Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ:
GV gọi 2HS em lên bảng viết bài.
Cả lớp viết ra nháp các từ ngữ theo lời đọc của GV: trong trẻo, chông chênh, chênh chếch, trầm trồ.
- GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2. Hướng dẫn viết chính tả
a) Chuẩn bị:
GV đọc 1 lần đoạn văn. 2HS đọc lại. Cả lớp theo dõi SGK.
Hướng dẫn HS nhận xét chính tả:
+ Đoạn văn nói lên điều gì?
+ Những từ nào trong bài được viết hoa?
(chữ đầu tên bài, đầu câu, tên riêng.)
HS đọc thầm đoạn văn, tự viết nháp những từ mắc lỗi khi viết bài.
b) GV đọc cho HS viết.
- GV đọc cho học sinh viết bài.
- GV đọc cho học sinh soát lỗi chính tả.
c) Nhận xét, đánh giá.
GV kiểm tra khoảng 6 HS và nhận xét chung.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài tập 2a: (lựa chọn).
- HS đọc bài tập 2a. HS làm bài cá nhân.
- 2 nhóm HS lên bảng thi tiếp sức, đại diện đọc kết quả. Cả lớp nhận xét (về chính tả, phát âm, số từ điền đúng)
- GVchốt lời giải đúng, sau đó HS đọc lại. Cả lớp ghi nhớ chính tả.
Lời giải: trông, chớp, trắng, trên.
4. Củng cố, dặn dò
GV và HS cùng hệ thống lại bài. Nhận xét giờ học.
Tiết 4 (Buổi sáng) Tự nhiên và xã hội
động vật
I. Mục tiêu
- Biết được cơ thể động vật gồm 3 phần : đầu, mình và cơ quan di chuyển .
- Nhận ra sự đa dạng và phong phú của động vật về hình dạng, kích thước, cấu tạo ngoài.
- Nêu được ích lợi hoặc tác hại của một số động vật đối với con người.
- Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được các bộ phận bên ngoài của một số động vật.
II. Đồ dùng dạy học: SGK, tranh phóng to.
III. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
2 HS lên bảng trả lời:
- HS1: Quả gồm có những bộ phận nào?
- HS2: Quả có ích gì đối với con người?
- GV nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn bài mới
* Khởi động : Hát liên khúc các bài hát có tên các con vật: Chú ếch con, Một con vịt, Chị Ong Nâu và em bé, Mẹ yêu không nào ? ...
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm quan sát các hình trang 94, 95 và tranh các con vật sưu tầm được, thảo luận theo gợi ý:
+ Bạn có nhận xét gì về hình dạng, kích thước của các con vật?
+ Hãy chỉ đâu là đầu, mình, chân của từng con vật.
+ Chọn một số con vật có trong hình, nêu những điểm giống nhau và khác nhau về hình dạng, kích thước và cấu tạo ngoài của chúng?
Bước 2: Làm việc cả lớp:
Gọi các nhóm lên trình bày. Mỗi nhóm một câu hỏi. Nhóm khác bổ sung.
* KL: SGK trang 95.
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân.
Bước 1 : Vẽ và tô màu.
GV yêu cầu HS lấy giấy và bút chì màu để vẽ một con vật mình ưa thích. Tô màu, ghi chú tên các con vật và các bộ phận của con vật mình vẽ.
Bước 2: Trình bày.
Từng cá nhân dán bài của mình trước lớp và nhận xét. GV yêu cầu một số HS lên giới thiệu.
GV và HS cùng nhận xét, đánh giá các tranh vẽ của cả lớp.
* Kết thúc GV cho HS chơi trò chơi “Đố bạn con gì ?”
+ 1 HS đeo hình vẽ 1 con vật ở sau lưng, em đó không biết đó là con gì, nhưng cả lớp đều biết rõ.
+ HS đeo hình vẽ được đặt câu hỏi đúng/sai để đoán xem là con gì. Cả lớp chỉ trả lời đúng/ sai.
HS thực hành chơi theo nhóm. GV nhận xét tổng kết.
3. Củng cố, dặn dò:
GV và HS cùng hệ thống lại bài. Nhận xét giờ học.
Thứ sáu ngày 11 tháng 3 năm 2016
Tiết 1 (Buổi sáng) Toán
tiền việt nam
I. Mục tiêu
- Nhận biết được tiền Việt Nam loại: 2000 đồng, 5000 đồng, 10 000 đồng.
- Bước đầu biết chuyển đổi tiền.
- Biết công, trừ trên các số với đơn vị là đồng.
II. Đồ dùng dạy học: SGK, Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra bài 2. HS nêu cách chia số có 4 chữ số cho số có một chữ số.
- 2 HS lên bảng làm bài tập: Viết biểu thức rồi tính giá trị của biểu thức:
3252 chia 3 nhân 9 125 chia 5 nhân 7
3252 : 3 x 9 = 1083 x 9 125 x 5 : 7 = 625 : 7
= 89 (dư 2) = 974
- GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2. GV giới thiệu các tờ bạc: 2000 đồng, 5000 đồng, 10 000 đồng.
GV cho HS quan sát và giới thiệu giới thiệu :cho HS nhận xét những đặc điểm : Màu sắc, dòng chữ “Năm nghìn đồng và số 5000,....”
3. Thực hành
Bài 1: GV yêu cầu HS tự làm rồi chữa bài.
Lưu ý: trước hết cần cộng nhẩm, chẳng hạn: 5000 + 1000 + 200 = 6200 rồi trả lời câu hỏi của bài (chú lợn a) có giá 6200 đồng, ....
* Củng cố bài : Rèn luyện kĩ năng cộng nhẩm.
Bài 2: HS nêu yêu cầu của bài tập,
Cho HS quan sát câu mẫu, hướng dẫn HS cách làm bài (chọn các tờ giấy bạc trong khung bên trái để được số tiền tương ứng bên phải) rồi trả lời câu hỏi. VD: “Phải lấy 2 tờ giấy bạc loại 1000 đồng để được 2000 đồng”. Sau đó HS tự làm bài và chữa bài.
GV củng cố: Bài toán thực chất là đổi tiền.
Khi chữa bài GV có thể nêu thêm câu hỏi : “ Một tờ giấy bạc 2000 đồng đổi được mấy tờ bạc 1000 đồng?”
GV cho HS thực hành đổi tiền với các tờ bạc có ghi số tiền được chuẩn bị sẵn rồi tiến hành theo từng nhóm nhỏ.
Bài 3: a) Hướng dẫn HS quan sát tranh vẽ, so sánh giá tiền của các đồ vật để tìm vật có giá trị tiền ít nhất là quả bóng bay, vật có giá tiền nhiều nhất là lọ hoa.
b) Hướng dẫn HS thực hiện phép cộng nhẩm : 1000 + 1500 = 2500, rồi trả lời câu hỏi : (Mua một quả bóng bay và một chiệc bút chì hết 2500 đồng).
Trước hết HS phải thực hiện phép trừ nhẩm : 8700 – 4000 = 4700 đồng.
4. Củng cố, dặn dò:
HS và GV cùng hệ thống bài. GV nhận xét giờ học.
Tiết 2 (Buổi sáng) Tập viết
Ôn chữ hoa S
I. Mục tiêu
- Viết đúng và tương đối nhanh chữ S (1 dòng), C, T (1 dòng); Viết đúng tên riêng Sầm Sơn (1 dòng) và câu ứng dụng: Côn Sơn nước chảy đàn cầm bên tai (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
II. Đồ dùng dạy học: Vở tập viết, mẫu chữ hoa.
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra bài viết ở nhà. HS đọc từ và câu ứng dụng ở bài trước.
- GV đọc cho HS viết bảng con, 3 em lên bảng lớp viết chữ: Phan Rang, Rủ.
- GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn luyện viết bảng con
a) Luyện viết chữ hoa
HS tìm các chữ hoa có trong bài: S, C, T. GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết chữ S, C.
HS tập viết chữ S vào bảng con. GV nhận xét, giúp đỡ HS yếu.
b) Luyện viết từ ứn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- e (4).doc