Giáo án lớp 3 - Năm 2015 - Trường Tiểu học Nhân Đạo - Tuần 5

 I. MỤC TIÊU :

 - Tiếp tục ôn tập, củng cố cho học sinh về đơn vị đo độ dài, HS biết đổi các đơn vị đo đại lượng.

 - HS biết vận dụng đổi đơn vị đo đại lượng trong giải toán có văn.

 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Thước có vạch chia mm; thước mét; bảng phụ.

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.

 2. Hướng dẫn HS làm bài tập.

 Bài 1: Tính :

- HS đọc và nêu yêu cầu.

- 2 HS lên bảng làm – Cả lớp làm bài vào vở. Nhận xét và chữa bài.

 13 m + 15 m = 28 m 5 km 2 = 10 km

 66 km - 24 km = 42 km 18 km : 2 = 9 km

- GV củng cố : Tính kết quả mỗi phép tính rồi viết tên đơn vị sau kết quả.

 Bài 2: GV treo bảng phụ ghi nội dung bài toán.

 Một người đi 18 km để đến thị xã, sau đó lại đi tiếp 123 km để đến thành phố. Hỏi người đó đi được tất cả bao nhiêu km ?

- 2 HS đọc bài toán.

- Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

- Cả lớp làm vào vở – Nhận xét và chữa bài.

- GV củng : Muốn biết người đó đi được tất cả bao nhiêu km ta làm thế nào? (lấy 18 + 123 = 241 (km))

 

doc18 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1310 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 - Năm 2015 - Trường Tiểu học Nhân Đạo - Tuần 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
+ Lời giải: chí, kính, văn, mày, thầy, học, có. Từ hàng dọc: Chăm học Bài 3: HS đọc yêu cầu của bài, GV hướng dẫn HS làm bài. HS tự làm bài vào vở. GV chữa chung: + dòng sông - quanh co + tán lá - xanh um + em bé - hái hoa + hoa - đẹp 3. Củng cố dặn dò Nhận xét giờ học và dặn dò HS. Tiết 2: Tiếng việt ôn bài tập 4 (tr75) I. Mục tiêu. - Ôn văn tả cảnh và kể chuyện: Biết dựa vào tranh để kể và viết lại một câu chuyện hoàn chỉnh. - Viết hoàn chỉnh đoạn văn tả cảnh biển lúc bình minh. - Rèn kĩ năng viết chữ và trình bày cho HS. II. Đồ dùng dạy học: Sách ôn hè, vở viết. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập trong sách ôn hè. Bài tập 4: Mục 1. HS đọc yêu cầu của bài, GV hướng dẫn HS làm bài. HS làm bài vào vở. Cho vài HS đọc bài làm của mình. GV chốt lời giải đúng: thật đẹp, đỏ rực, nhô lên, ra khơi, nhấp nhô, nghiêng mình chao liệng, trắng xốp, bồng bềnh. Lớp đọc lại bài văn đã điền hoàn chỉnh. Mục 2. HS đọc yêu cầu của bài. + Bài yêu cầu gì? Quan sát tranh, kể lại câu chuyện Mũi To đã mắc mưu Cá Mập. + HS đọc lời chú giải dưới tranh. GV gợi ý hướng dẫn thêm. Hỏi: Tranh 1 vẽ gì? HS: Mũi To đang ngồi câu cá. Hỏi: Mũi To nhìn thấy gì? (cánh tay). - GV hỏi tượng tự với 3 tranh còn lại. - HS kể mẫu tranh 1và 2: Mũi To đang ngồi câu cá, nhìn thấy bàn tay giơ lên, Mũi to kêu: “Ôi, có người gặp nạn rồi, ta phải nhảy nhanh xuống cứu thôi!”. Thế là Mũi to lao ngay xuống nước, bơi tới chỗ bàn tay.... + Tranh 3 + 4: Sắp với được bàn tay thì Cá Mập chồm lên bảo: “Cậu mắc lừa rồi đấy!” HS kể theo nhóm. Đại diện nhóm lên kể trước lớp. GV nhận xét, chỉnh sửa. - HS viết lại câu chuyện vừa kể vào vở ôn hè. - Gọi vài HS đọc lại bài viết của mình, lớp nhận xét. - GV kiểm tra, nhận xét khoảng 7 - 10 bài. - Tuyên dương, tư vấn. 3. Củng cố dặn dò GV nhận xét giờ học và dặn dò HS. Tiết 3: Toán ôn dạng toán tìm X I. Mục tiêu: - Giúp HS củng cố cách tìm các thành phần chưa biết của phép tính. - Biết cách trình bày bài giải dạng toán này. - Rèn kĩ năng giải toán có phép chia. II. Đồ dùng dạy học Bảng phụ + phiếu học tập III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1: Tìm X: X : 2 = 3 X: 3 = 5 5 ´ X = 25 - HS đọc và nêu yêu cầu. - HS nêu tên gọi các thành phần và kết quả của phép tính. GV hướng dẫn mẫu: X : 2 = 3 X = 3 ´ 2 X = 6 - 2 HS lên bảng làm - Cả lớp làm vào vở. - GV nhận xét và chữa bài. - GV củng cố: Muốn tìm số bị chia ta làm thế nào? Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm thế nào? Bài 2: HS đọc và nêu yêu cầu: Tìm X a) X - 2 = 4 b) X - 4 = 5 c) X - 3 = 3 X : 2 = 4 X : 4 = 5 X : 3 = 3 - GV cho HS nhắc lại tên gọi các thành phần và kết quả của phép chia, phép trừ. - X trong các phép tính trừ gọi là gì? (Số bị trừ) ; X trong các phép tính chia gọi là gì? (Số bị chia) - Vận dụng cách tìm số bị trừ và cách tìm số bị chia, 3 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào vở. - Nhận xét và chữa bài. - GV củng cố: Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào? Muốn tìm số bị chia ta làm thế nào? Bài 3: Gv treo bảng phụ, 2 HS đọc bài toán. Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? GV hướng dẫn HS tóm tắt: Mỗi em có : 5 chiếc kẹo. 3 em : ... chiếc kẹo ? 1 HS lên bảng giải - Cả lớp làm vào vở. Nhận xét và chữa bài. Muốn biết 3 em được tất cả bao nhiêu chiếc kẹo ta làm thế nào? (3 x 5) 3. Củng cố dặn dò GV củng cố về cách tìm số bị trừ, số bị chia, thừa số. GV nhận xét tiết học và dặn dò HS. Tiết 4: Toán ôn tập về cấu tạo số I. Mục tiêu : Giúp HS : Nắm chắc cấu tạo số, biết phân tích, viết số theo cấu tạo. Biết viết các số có ba chữ số thành tổng của các trăm, chục và đơn vị và ngược lại. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn HS ôn tập. * Ôn lại thứ tự các số. GV cho HS đếm miệng các số từ 201 đến 210; các số từ 321 đến 322; 461 đến 472; 591 đến 600; 991 đến 1000. Hướng dẫn viết số thành tổng. GV ghi lên bảng số: 357, nêu yêu cầu: Viết số 357 thành tổng các trăm, chục và đơn vị. Phân tích số: 357. Số 357 gồm mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị? (3 trăm, 5 chục và 7 đơn vị) Viết số thành tổng: GV hướng dẫn HS viết số thành tổng như sau (GV vừa nói vừa viết): Đọc : Ba trăm năm mươi bảy (viết 357), gồm (viết dấu =), ba trăm (viết 300 rồi viết dấu +), năm chục (viết 50, rồi viết dấu +), bảy đơn vị (viết 7). 357 = 300 + 50 + 7 GV cho HS thực hành viết các số : 529, 736, 412,(HS đọc kết quả phân tích số, vài em lên bảng viết số thành tổng.) GV nhắc HS chú ý: Nếu chữ số hàng chục hoặc hàng đơn vị là 0 thì không viết nó vào trong tổng. VD : 820 = 800 + 20 ; 105 = 100 + 5. * Thực hành: GV treo bảng phụ. Bài 1: Viết: (theo mẫu) GV kẻ bảng như SGK. HS nêu yêu cầu: HS lên bảng làm - Cả lớp làm vào vở - Nhận xét và chữa bài. 389 3 trăm 8 chục 9 đơn vị 389 = 300 + 80 + 9 237 2 trăm 3 chục 7 đơn vị 237 = 200 + 30 + 7 164 1 trăm 6 chục 4 đơn vị 164 = 100 + 60 + 4 658 6 trăm 5 chục 8 đơn vị 658 = 600 + 50 + 8 Bài 2: Viết các số 271, 978, 835, 509 theo mẫu: 271 = 200 + 70 + 1 GV hướng dẫn HS phân tích mẫu: Số 271 viết thành tổng của mấy trăm, mấy chục và mấy đơn vị? 3HS lên bảng làm với các số còn lại - Cả lớp làm vào vở - Nhận xét và chữa bài. GV củng cố cách viết các số có 3 chữ số dưới dạng tổng của các trăm, chục và đơn vị. Bài 3: HS đọc và nêu yêu cầu: Mỗi số 975, 731, 980, 505, 632, 842 được viết thành tổng nào? GV viết các số có 3 chữ số đã cho và các tổng như SGK. HS lên bảng làm - Cả lớp làm vào vở. GV nhận xét và chữa bài. GV lưu ý cho HS: Các hàng trong một số có chữ số 0, có 2 cách viết: Viết đầy đủ hoặc bỏ chữ số 0 đi. Bài 4: Viết các số gồm: 6 trăm, 5 chục và 7 đơn vị. 8 trăm và 6 chục. 5 trăm và 7 đơn vị. - HS làm bài, GV chữa. 3. Củng cố dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Dặn HS hoàn thiện các bài tập. Thứ ba ngày 11 tháng 8 năm 2015 Tiết 1: Toán Ôn về đơn vị đo độ dài I. Mục tiêu : - Ôn tập, củng cố về các đơn vị đo độ dài m, km, mm. - Rèn luyện kĩ năng làm tính, giải toán có liên quan đến các số đo theo đơn vị đo độ dài m, km, mm. - Rèn kĩ năng đo độ dài các đoạn thẳng cho trước. II. Đồ dùng dạy học: Thước có vạch chia mm; thước mét; bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 1: Kể tên các đơn vị đo đại lượng đã học. - GV gợi ý để HS trả lời miệng. - Nêu mối quan hệ của một số đơn vị đo đại lượng. Bài 2: Điền số thích hợp vào chỗ chấm: 4 dm = cm 8dm 2 cm = cm 20 cm = dm 78 cm = dmcm - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 làm bài vào bảng phụ. Bài 3: Điền số thích hợp vào chỗ chấm: a. 8 dm = cm c. 3dm 7 cm = cm b. 50 cm = dm d. 94 cm =dmcm - 2 HS lên bảng. HS làm bài vào vở. Bài 4: HS đọc và nêu yêu cầu: Đo độ dài các cạnh của hình tam giác rồi tính chu vi của hình tam giác đó. HS dùng thước đo các cạnh của hình tam giác ABC và nêu rõ số đo của từng cạnh : AB = 3cm, BC = 5cm, AC = 4cm. HS vận dụng cách tính chu vi của hình tam giác để làm bài vào vở. Nhận xét và chữa bài. Bài giải Chu vi của hình tam giác ABC là : 3 + 5 + 4 = 12 (cm) Đáp số : 12 cm. GV củng cố cách tính chu vi hình tam giác. 3. Củng cố dặn dò GV nhận xét giờ học. Dặn dò HS. Tiết 2: Toán Ôn về đơn vị đo độ dài (tiếp) I. Mục tiêu : - Tiếp tục ôn tập, củng cố cho học sinh về đơn vị đo độ dài, HS biết đổi các đơn vị đo đại lượng. - HS biết vận dụng đổi đơn vị đo đại lượng trong giải toán có văn. II. Đồ dùng dạy học: Thước có vạch chia mm; thước mét; bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 1: Tính : HS đọc và nêu yêu cầu. 2 HS lên bảng làm – Cả lớp làm bài vào vở. Nhận xét và chữa bài. 13 m + 15 m = 28 m 5 km ´ 2 = 10 km 66 km - 24 km = 42 km 18 km : 2 = 9 km GV củng cố : Tính kết quả mỗi phép tính rồi viết tên đơn vị sau kết quả. Bài 2: GV treo bảng phụ ghi nội dung bài toán. Một người đi 18 km để đến thị xã, sau đó lại đi tiếp 123 km để đến thành phố. Hỏi người đó đi được tất cả bao nhiêu km ? 2 HS đọc bài toán. Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Cả lớp làm vào vở – Nhận xét và chữa bài. GV củng : Muốn biết người đó đi được tất cả bao nhiêu km ta làm thế nào? (lấy 18 + 123 = 241 (km)) Bài 3: Thùng thứ nhất đựng 436 lít dầu, thùng thứ hai đựng nhiều hơn thùng thứ nhất 47 lít dầu. Hỏi thùng thứ hai đựng bao nhiêu lít dầu? Yêu cầu HS đọc bài, phân tích GV hướng dẫn tóm tắt. Yêu cầu HS làm bài vào vở. GV cùng HS chữa bài. Thùng thứ hai đựng số lít dầu là: 436 + 47 = 482 (l) Đáp số: 482 lít Bài 4: Tính chu vi hình tứ giác có độ dài các cạnh là: 105 cm; 110cm; 113cm; 160cm. 65cm; 7dm; 112cm; 2m. + Muốn tính chu vi hình tứ giác ta làm thế nào? (Nhắc HS chú ý đổi ra cùng đơn vị đo) 3. Củng cố dặn dò GV nhận xét giờ học. Dặn dó HS. Tiết 3: Tiếng việt ôn bài tập 2 + 5 (tr72 và 77) Luyện viết: Hoa học trò. I. Mục tiêu. - Ôn tập, củng cố kĩ năng viết chính tả và chữ hoa cho HS. - HS làm được các bài tập phân biệt l/n; s/x; uôn/uông. (BT2, tr72) II. Đồ dùng dạy học: Sách ôn hè, vở viết. - GVchép sẵn bài chính tả cho HS viết ra bảng phụ: Hoa học trò Một hôm, bỗng đâu trên các cành cây báo ra một tin thắm: mùa hoa phượng bắt đầu. Đến giờ chơi, học trò ngạc nhiên nhìn trông: hoa nở lúc nào mà bất ngờ dữ vậy. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn HS nghe viết. - GV đọc 1 lần bài viết. HS cả lớp theo dõi. - Cho 1 HS đọc lại bài. - Cho HS nắm nội dung đoạn viết: + Vì sao hoa phượng lại gọi là Hoa học trò? (... hoa thường trồng ở sân trường, nở vào mùa thi cuối năm của HS ...) + Những chữ nào trong đoạn văn phải viết hoa? (Chữ cái đầu câu) - HS tập viết chữ khó ra bảng con. * HS viết bài GV đọc cho HS viết, đọc lại cho HS soát bài. * GV kiểm tra 5 – 7 bài nhận xét, chữa lỗi. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập trong sách ôn hè. Bài tập 1. HS tự đọc yêu cầu của bài. - Làm bài vào vở. - Chữa bài: Các từ cần điền là: liền, cho, kiếm, lặn lội, lên, xuống, sót, nào. - HS đọc lại đoạn văn đã điền đầy đủ. Bài tập 2. HS tự đọc yêu cầu của bài. - Hướng dẫn HS làm tương tự bài 1. - Làm bài vào vở. - Chữa bài: Các từ cần điền là: xanh, sáng; chuồn chuồn, chuồng, nguồn. - Giải đố: quả roi. - HS đọc lại đoạn thơ đã điền đầy đủ. Bài tập 3. HS tự đọc yêu cầu của bài. - HS làm bài theo nhóm đôi, thi xem nhóm nào làm nhanh và đúng nhất. - Các nhóm đọc đáp án và gải đố. Lớp nhận xét. - GV chốt lời giải đúng. + lo: lo nghĩ, lo sợ, lo lắng, lo ngại, lo toan, ... + no: no ăn, no nê, no say, ăn no, ... + lắng: lắng nghe, lo lắng, lo nghĩ ... + nắng: trời nắng, nắng to, nắng nôi, ... Bài tập 5: (tr77). Luyện viết chữ hoa. - HS đọc yêu cầu. GV hướng dẫn viết chữ hoa: H, I, K, V. HS nhận xét độ cao mỗi con chữ, chiều ngang mỗi con chữ. GV viết mẫu, HS viết ra bảng con. HS viết vào vở. GV đi kèm cặp thêm HS. GV kiểm tra một số bài, nhận xét, tư vấn. 4. Củng cố dặn dò GV nhận xét giờ học và dặn dò HS. Tiết 4: Tiếng Việt ôn mẫu câu Ai – thế nào? I. Mục tiêu. - Ôn tập củng cố mẫu câu Ai-thế nào? - Biết đặt câu theo mẫu Ai – thế gì? - Tìm được câu Ai – thế gì? trong đoạn văn cho trước. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ + phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1: GV treo bảng phụ: Gạch dưới câu được viết theo mẫu Ai thế nào? trong các câu sau rồi điền vào chỗ trống trong bảng các bộ phận câu thích hợp. Ngày xưa, Hươu rất nhút nhát. Hươu sợ bóng tối, sợ thú dữ, sợ cả tiếng động lạ. Tuy vậy, Hươu rất nhanh nhẹn, chăm chỉ và tốt bụng. Một hôm, nghe tin bác Gấu ốm nặng, Hươu xin phép mẹ đến thăm bác Gấu. - HS đọc yêu cầu của bài, GV hướng dẫn HS làm bài. - HS làm bài, sau đó đổi chéo vở kiểm tra cho nhau. - GV chốt bài. Bài 2: Đặt câu theo mẫu Ai-thế nào? - HS đọc yêu cầu của bài. -Tổ chức theo hình thức trò chơi. - Chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm cử 5 bạn lên chơi. - GV nêu luật chơi: 5 bạn nối tiếp nhau viết các câu tìm được trong thời gian 5phút, đội nào viết được nhiều câu đúng, đội đó thắng cuộc. HS tham gia chơi, GV hướng dẫn và làm trọng tài, - GV nhận xét tổng kết kết quả của từng đội, biểu dương, khen ngợi. Bài 3: GV phát phiếu học tập cho HS. Khoanh tròn chữ cái trước các câu theo mẫu Ai – thế nào? Sau đó gạch 1 gạch dưới bộ phận Ai? – 2 gạch dưới bộ phân thế nào? trong các câu sau. a. Sắc rất chăm đọc sách. b. Chiếc cặp của em thật là đẹp. c. Bông hoa này rất đẹp. d. Mặt biển rộng như một tấm thảm xanh. - HS đọc yêu cầu của bài, GV hướng dẫn HS làm bài. - HS tự làm bài vào vở. - GV chữa chung. 3. Củng cố dặn dò Nhận xét giờ học và dặn dò HS. Thứ tư ngày 12 tháng 8 năm 2015 Tiết 1: Toán Ôn tập về hình học I. Mục tiêu Ôn tập, củng cố cách tính độ dài đường gấp khúc và tính chu vi hình tam giác, tứ giác. Rèn kĩ năng làm bài cho HS. II. Đồ dùng dạy học Bảng phụ + phiếu học tập III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 2. Luyện tập. GV treo bảng phụ, hướng dẫn HS làm. Bài 1: Tính độ dài đường gấp khúc sau: - 2 HS lên bảng , mỗi HS làm 1 phần – Cả lớp làm vào vở. - Nhận xét và chữa bài. Bài giải Độ dài đường gấp khúcABCD là: 3 + 2 + 4 = 9 (cm) Đáp số : 9 cm. Bài giải Độ dài đường gấp khúc GHIKM là: 20 + 20 + 20 + 20 = 80 (CM) Đáp số: 80 cm. - HS có thể trình bày cách giải khác. - GV củng cố lại cách tính độ dài đường gấp khúc. Bài 2: HS đọc và nêu yêu cầu: Tính chu vi hình tam giác. - 1 HS lên bảng làm bài – Cả lớp làm vào phiếu học tập. - Nhận xét và chữa bài. Bài giải Chu vi hình tam giác ABC là: 30 + 15 + 35 = 80 (cm) Đáp số: 80 cm. Bài 3: Tính chu vi hình tứ giác: - HS lên bảng giải – Cả lớp làm vào vở. - Nhận xét và chữa bài. Bài giải Chu vi hình tứ giác MNPQ là: 5 + 5 + 5 + 5 = 20 (cm) Đáp số : 20 cm. - GV củng cố cách tính chu vi hình từ giác. Bài 4: HS quan sát hình vẽ, ước lượng, nhận xét: - HS ước lượng bằng mắt và rút ra nhận xét: Độ dài đường gấp khúc ABC và AMNOPQC bằng nhau. - HS tính độ dài mỗi đường gấp khúc, rồi rút ra kết luận : Độ dài đường gấp khúc ABC là : 5 + 6 = 11 (cm) Độ dài đường gấp khúc AMNOPQC là : 2 + 2 + 2 + 2 + 2 + 1 = 11 (cm) - Vậy độ dài hai đường gấp khúc đó bằng nhau. 3. Củng cố dặn dò: GV nhận xét tiết học và dặn dò HS. Tiết 2: Toán Luyện tập chung I. Mục tiêu: - Củng cố kỹ năng thực hiện phép tính trong các bảng nhân, chia và cộng trừ có nhớ trong phạm vi 1000. - Rèn kĩ năng giải toán có lời văn. II. Đồ dùng dạy học Bảng phụ + phiếu học tập III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1: Đặt tính rồi tính: 604 + 156 372 + 527 783 – 528 509 - 126 HS lên bảng làm bài ,cả lớp làm vào vở. Nhận xét và chữa bài. Bài 2: Tính 24 +18 – 28 = 3 ´ 6 : 2 = 5 ´ 8 – 11 = 30 : 3 : 5 = - HS lần lượt lên bảng làm bài – Cả lớp làm vào vở. - Nhận xét chữa bài. - Giáo viên củng cố cách thực hiện và cách trình bày các biểu thức. Bài 3: HS đọc bài toán : Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? 1 HS lên bảng tóm tắt – 1 HS lên bảng giải – Cả lớp làm vào vở. Gv nhận xét và chữa bài. Bài giải Số con thỏ có tất cả là : 5 ´ 4 = 20 (con) Đáp số : 20 con thỏ. 3. Củng cố dặn dò GV nhận xét tiết học và dặn dò HS. Tiết 3: Luyện viết Hoa mai vàng (TV2-tập 2-tr145) I. Mục tiêu - Nghe- viết đúng chính tả bài: Hoa mai vàng trong sách TV2-tập 2-tr145. - Rèn kĩ năng viết chữ đúng mẫu, đúng cỡ, sạch, đẹp cho HS. - Làm đúng bài tập phân biệt: l/n; it/ich; d/r/gi. II. Đồ dùng dạy học: Sách Tiếng Việt lớp 2. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn HS nghe viết. - GV đọc 1 lần bài viết. HS cả lớp theo dõi. - Cho HS đọc lại bài. - Cho HS nắm nội dung đoạn viết: + Tác giả tả hoa mai như thế nào? + Những chữ nào trong đoạn văn phải viết hoa? Vì sao? (Chữ đầu câu) - HS tập viết chữ khó ra bảng con: sắp nở, xòe, phô. * HS viết bài GV đọc cho HS viết, đọc lại cho HS soát bài. * GV kiểm tra 5 – 7 bài nhận xét, chữa lỗi. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả GV treo bảng phụ, HS đọc và nêu yêu cầu: Bài tập 1: Thi tìm nhanh các từ ngữ chứa tiếng: Chỉ khác nhau ở âm đầu l/ n: M: bơi lặn - nặn tượng Chỉ khác nhau ở vần it/ ich: GV tổ chức cho HS thi: Mỗi HS tìm một cặp từ ngữ theo yêu cầu trên Chữa bài: Lo - no ; xe lăn - ăn năn ; lòng tốt- nòng súng ; lỗi lầm - nỗi buồn ; cái nong - long nhãn ; ánh nắng - lắng nghe ; bịt kín - bịch thóc ; chít khăn - chim chích ; tít mít - ấm tích ; quả mít - xích mích ; vừa khít - khúc khích ; Bài tập 2: HS đọc và nêu yêu cầu. Điền vào chỗ trống r, d, gi: Tôi lớn lên đã thấy dừa trước ngõ ừa u tôiấc ngủ tuổi thơ Cứ mỗi chiều nghe ừa eo trước ó Tôi hỏi nội tôi ừa có tự bao ờ? HS làm bài vào vở - 1 HS lên bảng làm bài. Nhận xét và chữa bài. 4. Củng cố dặn dò GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài sau. Tiết 4: Tiếng Việt ôn mẫu câu Ai - làm gì? I. Mục tiêu - Ôn tập, củng cố mẫu câu Ai – làm gì? - HS xác định được câu Ai – làm gì? trong đoạn văn cho trước. - Biết đặt câu theo mẫu Ai – làm gì? II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1: GV treo bảng phụ: Gạch một gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Ai?, hai gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Làm gì? trong các câu sau: a, Sáng tinh mơ, ông em đã căm cụi làm việc ở ngoài vườn. b, Các bác nông dân đang cấy lúa. c, Hoa cho cặp sách vào túi ni lông và lên xe phóng thẳng về nhà. d, Quốc Toản lạy mẹ rồi bước ra sân. - HS đọc yêu cầu của bài, GV hướng dẫn HS làm bài. - HS làm bài vào vở. Cho vài HS đọc bài làm của mình. - Cả lớp nhận xét, chữa bài. Bài 2: GV phát phiếu cho HS. 2 HS đọc yêu cầu của bài. Gạch dưới câu theo mẫu Ai-làm gì? trong đoạn văn sau: Các hoàng tử toả đi khắp bốn phương. Người lên rừng tìm sản vật núi rừng. Kẻ xuống biển bắt dân chài mò trai, bắt cá. Lang Liêu dùng gạo nếp trắng thơm để làm hai thứ bánh. Bánh thơm ngon, vua cha hẳn sẽ vui lòng. HS làm bài vào vở. GV bao quát hướng dẫn thêm. Chữa bài: Gạch dưới 4 câu theo mẫu Ai-làm gì? Bài 3: HS làm trong nhóm bàn. - Đặt 3 câu theo mẫu Ai – làm gì? - HS làm bài rồi đọc bài làm của mình cho cả lớp nghe, GV nhận xét chữa chung. 3. Củng cố, dặn dò: GV và HS cùng hệ thống lại bài. Nhận xét giờ học và dặn dò HS. Thứ sáu ngày 14 tháng 8 năm 2015 Tiết 1: Tập làm văn Tả ngắn về biển I. Mục tiêu - Ôn tập, củng cố kĩ năng viết đoạn văn cho HS. HS viết được một đoạn văn khoảng 4-5 câu tả về cảnh biển lúc bình minh. - Biết diễn đạt lời văn rõ ràng, mạch lạc, chữ viết sạch sẽ. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi câu hỏi gợi ý. III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập GV chép đề bài lên bảng: Đề bài: Viết một đoạn văn từ 4-5 câu tả cảnh biển lúc bình minh. - Gọi 1- 2 HS đọc lại đề bài. Hỏi: Đề bài yêu cầu gì? - GV treo bảng phụ ghi câu hỏi gợi ý, HS đọc. - GV nhắc HS: Những gợi ý này chỉ là chỗ dựa. Các em có thể kể theo cách trả lời lần lượt từng câu hỏi gợi ý hoặc kể tự do không hoàn toàn phụ thuộc vào các gợi ý nhưng phải liên kết câu thành một đoạn văn. - Hướng dẫn HS kể mẫu: Gọi một số em nêu. + Giới thiệu về cảnh biển. + Tả mặt trời lúc bình minh chiếu xuống mặt biển, .... + Mặt biển thế nào? + Trên mặt biển có thuyền, sóng biển, đàn hải âu, .... thế nào? + Suy nhĩ của em về cảnh biển lúc đó. - Cho vài em kể trước lớp. GV cùng cả lớp nhận xét. GV nhắc HS viết lại những điều vừa kể sao cho rõ ràng thành câu vào vở. HS viết bài vào vở. GV hướng dẫn thêm. 5 HS đọc bài trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn. 3. Củng cố, dặn dò: GV và HS cùng hệ thống lại bài. Nhận xét giờ học. Tiết 2: Tiếng Việt Kiểm tra I. Mục tiêu: - Kiểm tra việc nắm vững kiến thức, mức độ hoàn thành nội dung ôn tập trong hè và kĩ năng viết chữ, cách trình bày bài của HS. - Làm một số bài tập về chính tả, luyện từ và câu và tập làm văn. II. Đồ dùng dạy học Đề kiểm tra in sẵn. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 2. Đề bài. * Chính tả: HS làm bài tập sau: Câu 1: Điền l hay n: ....ăm ...ay......an ....ên tám tuổi. ......an chăm .....o.....uyện chữ. ......an .....ắn......ót viết không sai .....ỗi.....ào. Câu 2: Điền c, k ,hay q: .....ái ....ành ......ong .......ueo .....ủa ......ây .....uất ......ảnh ......ia đẹp .......úa * Luyện từ và câu: Câu1: Tìm từ chỉ sự vật và từ chỉ hoạt động, trạng thái trong đoạn văn sau: Bê vàng lững thững đi theo bé Nam. Bé Nam tay cầm dây thừng dắt bê, miệng hát nghêu ngao. Mặt trời đã lấp ló sau luỹ tre cuối làng. (Theo Phạm Hổ) Câu 2: Bộ phận in đậm trong câu: “Bác Hồ tập chạy ở bờ suối.” trả lời cho câu hỏi nào? A. Làm gì?              B. Thế nào?               C . Là gì?                D. ở đâu? Câu 3: Từ chỉ đặc điểm của sự vật trong câu: “Trong vườn, hoa mướp nở vàng tươi.” là: A. Trong vườn                B. Nở               C. Vàng tươi               D. Hoa mướp Câu 4: Bộ phận trả lời cho câu hỏi ở đâu? trong câu: “Hai bên bờ sông, hoa phượng vĩ nở đỏ rực.” là: A. Hoa phượng               B. Nở             C . Hai bên bờ sông              D. Đỏ rực Câu 5: Em hiểu câu tục ngữ : “Lá lành đùm lá rách” là thế nào? A. Giúp đỡ nhau.         B. Đoàn kết. C. Đùm bọc .                D. Đùm bọc, cưu mang, giúp đỡ nhau lúc khó khăn hoạn nạn. Câu 6: Điền dấu chấm và dấu phẩy vào chỗ trống cho phù hợp: Ngày xưa có đôi bạn là Diệc và Cò( ) chúng thường cùng ở( ) cùng ăn( ) cùng làm việc và đi chơi cùng nhau( ) hai bạn gắn bó với nhau như hình với bóng( ). * Tập làm văn: Viết một đoạn văn ngắn (5- 7câu) kể về một người thân trong gia đình em. 3. HS làm bài. - GV thu bài nhận xét, tuyên dương, tư vấn. 4. Củng cố dặn dò GV nhận xét giờ học và dặn dò HS. Tiết 3: Toán Luyện tập chung I. Mục tiêu : - Ôn tập, củng cố các phép tính cộng, trừ, nhân chia đã học, so sánh số, tìm thành phần chưa biết của phép tính. - Rèn kĩ năng giải toán có lời văn. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ + phiếu học tập III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 1: Tính a, 4 ´ 2 ´ 1 = b, 4 : 2 ´ 1 = c, 4 ´ 6 : 1 = 3 HS lên bảng tính. Cả lớp làm vào vở. Nhận xét và chữa bài. GV củng cố : Tính từ trái sang phải, trình bày 2 dấu bằng thẳng cột. Bài 2: (>,<, =) ? 540 590 342 432 670 676 987 897 699 701 695 600 + 95 2HS lên bảng làm - Cả lớp làm vào vở - Nhận xét và chữa bài. GV củng cố cách so sánh các số có 3 chữ số xét chữ số hàng trăm, hàng chục và hàng đơn vị của mỗi số. Bài 3: Tìm x: x - 192 = 301 700 – x = 404 x + 215 = 315 HS lần lượt lên bảng làm. Nhận xét và chữa bài. - GV củng cố: Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào? Muốn tìm số bị trừ, số trừ ta làm thế nào? Bài 4: HS đọc bài toán. Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? 1 HS lên bảng tóm tắt. Cả lớp làm vào vở. 1 HS lên bảng giải – Cả lớp làm vào vở. Nhận xét và chữa bài. Bài giải Số tờ báo mỗi tổ được chia là : 24 : 4 = 6 (tờ) Đáp số : 6 tờ báo. 3. Củng cố dặn dò GV nhận xét giờ học và dặn dò HS . Tiết 4: Toán Kiểm tra I. Mục tiêu: - Kiểm tra kĩ năng làm các phép tính cộng, trừ, nhân, chia của HS. - Làm một số bài tập về số, chữ số và giải toán có lời văn. II. Đồ dùng dạy học Đề kiểm tra in sẵn. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 2. Đề bài. A. Phần trắc nghiệm: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng Câu 1. Tìm một số biết rằng lấy 35 cộng với số đó thì có kết quả bằng 35 trừ đi số đó. A. 0               B. 1               C. 35             D . 70 Câu 2. Có bao nhiêu số có 2 chữ số giống nhau? A. 5             B. 7             C. 9             D. 10 Câu 3. Số bé nhất có 3 chữ số khác nhau là: A. 100               B. 101               C. 102               D. 111 Câu 4. 5m 5dm = ..... Số điền vào chỗ chấm là: A. 55m                B. 505 m              C. 55dm                D. 5 dm Câu 5. Cho dãy số : 7 ; 11 ; 15 ; 19 ; ....số tiếp theo ðiền vào chỗ chấm là: A. 22                 B . 23              C. 33               D. 34 Câu 6. Nếu thứ 6 tuần này là 26 .Thì thứ 5 tuần trước là ngày: A. 17              B. 18              C. 19              D. 20 Câu 7. Số lớn nhất có ba chữ số khác nhau là : A. 998              

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGAHE TUAN 5.doc