I. MỤC TIÊU
- Giúp HS ôn tập, củng cố kiến thức về hình học:
+ Nhận biết các góc, đỉnh, cạnh trong hình;
+ Vẽ được các cặp cạnh song song, vẽ hình vuông, hình chữ nhật theo số đo cho trước.
+ Tính và so sánh chu vi, diện tích hình vuông, hình chữ nhật.
- Bài tập cần làm: Làm các bài từ 13 đến 19 sách ôn hè (tr 16-18).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng phụ, vở viết của HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn ôn tập.
Bài 13: HS nêu yêu cầu của bài.
- Một HS lên bảng làm bài, dưới lớp làm vào vở.
- Lớp và GV nhận xét chốt kết quả đúng: Khoanh vào ý C.
- HS nêu lại cách tìm: Góc tù loén hơn góc vuông.
14 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1219 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 - Năm 2016 - Trường Tiểu học Nhân Đạo - Tuần 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2
Thứ hai ngày 18 tháng 7 năm 2016
Tiết 1: Tiếng Việt
lUYệN đọc: dù sao trái đất vẫn quay
I. Mục tiêu :
- Rèn kĩ năng đọc trôi chảy lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi lòng dũng cảm bảo vệ chân lí khoa học của 2 nhà bác học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.
- Củng cố lại nghĩa một số từ mới trong bài.
- HS nắm chắc nội dung cảu bài đọc.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ, sách Tiếng Việt 4- Tập 2 (tr85).
III. Hoạt động dạy - học
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn luyện đọc
- HS mở SGK (tr 85), GV chia đoạn:
Đoạn 1: Từ đầu đến.... phán bảo của chúa trời (Cô - péc - nich dũng cảm bác bỏ ý kiến sai lầm, công bố phát hiện mới)
Đoạn 2: Tiếp theo đến gần bảy chục tuổi Ga - li - lê bị xét xử)
Đoạn 3: còn lại.
3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn.
GV kết hợp hướng dẫn HS phát âm đúng những tên riêng nước ngoài, đọc đúng câu cảm thể hiện thái độ phẫn nộ của Ga - li - lê giúp HS hiểu các từ: Thiên văn học, tà thuyết, chân lí.
HS luyện đọc theo cặp.
HS đọc cả bài.
- HS đọc trước lớp, GV kết hợp hỏi các câu hỏi cuối SGK.
+ ý kiến của Cô - péc - ních có điểm gì khác ý kiến chung lúc bấy giờ?
(Thời đó người ta cho rằng Trái Đất là trung tâm vũ trụ, đứng yên một chỗ.
Còn Mặt trời, Mặt Trăng và các vì sao phải quay xung quanh nó. Cô - péc –ních đã chứng minh ngược lại: Chính Trái Đất mới là một hành tinh quay xung quanh Mặt Trời).
+ Ga-li- lê viết sách nhằm mục đích gì? (ủng hộ tư tưởng của Cô - péc -ních)
+ Vì sao toà án lúc bấy giờ xử phạt ông? (Toà án cho rằng ông chống đối quan điểm của Chúa Trời, của Giáo hội)
Lòng dũng cảm của Cô-péc-ních và Ga-li- lê thể hiện ở chỗ nào? (Hai nhà bác học đã dám nói ngược lại lời phán bảo của Chúa Trời tức là đối lập với quan điểm của Giáo hội lúc đó. Mặc dù họ biết việc làm đó sẽ nguy hại đến tính mạng. Ga-li-lê đã phải trải qua những năm tháng cuối đời trong cảnh tù đầy vì bảo vệ chân lý khoa học.
- Học sinh nêu lại nội dung chính của bài.
3. Củng cố dặn dò
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần và thái độ học tập.
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: Tiếng Việt
ôn tập về từ loại: Danh từ
I. Mục tiêu
- Giúp HS ôn tập các kiến thức về danh từ.
- Rèn kĩ năng nhận biết từ loại danh từ trong văn bản cụ thể và kĩ năng làm bài tập.
II. Đồ dùng dạy học
Tài liệu ôn tập hè.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn học sinh ôn tập
2.1 Hệ thống kiến thức
- Gv hỏi: Thế nào là danh từ? Cho ví dụ?
Có mấy loại danh từ?
- Học sinh trả lời; GV chốt kiến thức:
+ Danh từ là từ dùng để chỉ tên người, sự vật.
+ Có 2 loại danh từ: danh từ chung và danh từ riêng. Ngoài ra, danh từ chung còn có 2 loại là danh từ cụ thể và danh từ trìu tượng.
2.2 Hướng dẫn bài tập
Bài tập 1: HS đọc nội dung bài tập; xác định yêu cầu của bài.
Học sinh thực hiện yêu cầu của bài. Báo cáo kết quả trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét. GV chốt két quả đúng:
- Các từ là danh từ: sông biển, đồng ruộng, đồi núi, trường học, ngôi nhà, bầu trời, cửa sổ, cha mẹ.
GV hỏi nâng cao: Làm thế nào để từ chăm sóc trở thành danh từ? ( Thêm tiếng sự vào trước từ đó)
GV: Sự chăm sóc là danh từ trìu tượng.
Bài tập 2: Học sinh đọc yêu cầu bài tập. GV nhấn mạnh yêu cầu: Gạch dưới các danh từ trong đoạn văn.
Học sinh làm bài cá nhân; 1 nhóm làm vào phiếu học tập cỡ lớn.
Chữa bài làm trên phiếu. GV chốt kết quả đúng:
Các danh từ có trong đoạn thơ: bò, chuồng, rừng, mưa, vắt, chân, hổ.
Củng cố kiến thức qua bài tập.
Bài tập 3: Học sinh tự làm bài tập rồi nối tiếp nhau báo cáo kết quả trước lớp.
Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài.
Bài tập 4: Học sinh làm bài (miệng) cả lớp nhận xét chữa chung.
- GV chốt kết quả:
+ Danh từ chung: sông, sách, bờ, nước, suối, sóng, cây cối, dòng, núi non, chiến công.
+ Danh từ riêng: Rừng, Bạch Đằng Giang, Vân Cừ.
- HS làm vào vở.
3. Củng cố dặn dò
- HS đọc các kiến thức cần ghi nhớ trong Sách ôn.
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần và thái độ học tập.
Tiết 3: Toán
ôn tập chương 2 (tiếp)
I. Mục tiêu
* Giúp HS ôn tập, củng cố kiến thức về:
- Cộng, trừ số tự nhiên; tìm thành phần chưa biết của phép tính.
- Tính giá trị của biểu thức chứa chữ và giải toán có lời văn.
- Bài tập cần làm: Làm các bài từ 1 đến 7 sách ôn hè (tr 13).
II. Đồ dùng dạy học
Sách ôn hè, vở viết.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.
2. Bài luyện tập.
GV hướng dẫn học sinh làm từ bài tập 1- 7 trong sách ôn hè. (tr 13)
Bài 1: HS đọc nội dung và nêu yêu cầu của bài.
- Sau đó HS tự đặt tính và tính vào vở ôn hè, 3 HS lên bảng làm.
- Cả lớp và GV chữa chung.
- HS nêu lại cách cộng, trừ số tự nhiên.
Bài 2: HS đọc đầu bài.
Hỏi: Bài yêu cầu gì? (Tìm X)
- HS đọc 2 phần a, b GV ghi bảng.
- Gọi 2 HS lên bảng làm. Lớp làm vào vở.
- GV chữa chung.
* Củng cố cách tìm số hạng chưa biết và số bị trừ.
Bài 3: HS đọc đầu bài.
Hỏi: Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì? (cả hai khu vườn có bao nhiêu cây cao su?)
HS tự làm bài, GV chữa chung:
Số cây khu B có là: 27 582 – 9150 = 18432 (cây)
Số cây cả hai khu có là: 27582 + 18432 = 46014 (cây)
Đáp số: 46014 cây
Bài 4: HS đọc nội dung và nêu yêu cầu của bài.
- HS nêu lại cách tính giá trị của biểu thức chứa chữ.
- HS làm bài, GV chữa chung.
a, Khoanh vào ý C. 32; b, ý B. 50
Bài 5: HS đọc đầu bài.
HS nêu các phép tính, vận dụng tính chất giao hoán của phép cộng để làm bài. HS tự làm bài vào vở.
HS đọc bài làm. GV và cả lớp nhận xét, chữa bài.
- Nêu lại tính chất giao hoán của phép cộng.
Bài 6 + 7: Hướng dẫn HS làm tương tự bài 4. Tính giá trị của biểu thức chứa chữ.
- HS làm ra nháp rồi khoanh vào ý đúng.
* Củng cố cách tính giá trị của biểu thức chứa 3 chữ.
3. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần và thái độ học tập của HS.
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 4: Toán
ôn tập chương 2 (tiếp)
I. Mục tiêu
- Tiếp củng cố kiến thức về cộng, trừ số tự nhiên, tính giá trị của biểu thức và giải toán có lời văn dạng Tổng – Hiệu.
- Rèn kĩ năng làm bài cho HS (Làm các bài từ 8 đến 12 sách ôn hè tr 14-16).
II. Đồ dùng dạy học
Sách ôn hè, vở viết.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.
2. Luyện tập.
GV hướng dẫn học sinh làm từ bài 8 đến bài 12 (tr 14-16)
Bài 8: HS đọc nội dung và nêu yêu cầu của bài.
Viết thành biểu thức rồi tính giá trị.
- HS làm bài vào vở. 1 HS lên bảng làm.
- GV chữa chung.
Bài 9: HS đọc yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
Hỏi: Vận dụng tính chất gì để tính bằng cách thuận tiện nhất.
- HS nêu: Tính chất giao hoán và kết hợp.
- HS làm bài vào vở, chữa chung.
Bài 10: HS đọc yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở.
- HS đọc bài làm, cả lớp nhận xét và chữa. Khoanh vào ý C. 67 và 41
Bài 11: HS đọc bài toán.
- GV hướng dẫn HS phân tích bài và làm.
+ Bài toán cho biết gì? (khối 4 có 214 HS; nam nhiều hơn nữ là 18 HS)
+ Bài toán hỏi gì? (Khối 4 có bao nhiêu nam, bao nhiêu nữ?)
+ Bài toán thuộc dạng toán nào? (Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu)
- HS thảo luận nhóm và nêu các bước giải, làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét và chữa bài.
Bài 12: HS đọc bài toán.
- GV hướng dẫn HS phân tích bài và làm.
+ Bài toán cho biết gì? (Chu vi tấm bìa HCN là 310 cm; chiều rộng kém chiều dài 35 cm)
+ Bài toán hỏi gì? (tính chiều dài và chiều rộng)
+ Bài toán thuộc dạng toán nào? (Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu)
- HS làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng chữa bài, cả lớp nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét và chữa bài:
Nửa chu vi: 310 : 2 = 155 (cm)
Chiều dài: (155 + 35) : 2 = 95 (cm)
Chiều rộng: 95 – 35 = 60 (cm)
Đ/S: 95 cm và 60 cm
* Củng cố cách làm của dạng toán Tổng – Hiệu.
3. Dặn dò HS
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần và thái độ học tập.
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
Thứ tư ngày 20 tháng 7 năm 2016
Tiết 1: Toán
ôn tập chương 2 (tiếp)
I. Mục tiêu
- Giúp HS ôn tập, củng cố kiến thức về hình học:
+ Nhận biết các góc, đỉnh, cạnh trong hình;
+ Vẽ được các cặp cạnh song song, vẽ hình vuông, hình chữ nhật theo số đo cho trước.
+ Tính và so sánh chu vi, diện tích hình vuông, hình chữ nhật.
- Bài tập cần làm: Làm các bài từ 13 đến 19 sách ôn hè (tr 16-18).
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ, vở viết của HS.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn ôn tập.
Bài 13: HS nêu yêu cầu của bài.
- Một HS lên bảng làm bài, dưới lớp làm vào vở.
- Lớp và GV nhận xét chốt kết quả đúng: Khoanh vào ý C.
- HS nêu lại cách tìm: Góc tù loén hơn góc vuông.
Bài 14: HS đọc yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn HS phân tích bài và làm.
- HS dùng ê ke đo và điền đúng, sai.
- HS làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng chữa bài, cả lớp nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét và chữa bài: a, sai; b, đúng.
Bài 15: HS đọc yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn HS phân tích bài và làm.
- HS làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng chữa bài, cả lớp nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét và chữa bài.
* Củng cố cách nhận biết 2 đường thẳng vuông góc và hai đường thẳng song song.
Bài 16, 17, 18: HS đọc yêu cầu của bài.
- Hướng dẫn HS thực hành vẽ hình theo yêu cầu của bài.
- HS tự làm bài, GV theo dõi chung và chữa bài.
Bài 19: HS đọc yêu cầu của bài.
- HS tính chu vu và diện tích của hình vuông và hình chữ nhật ở bài 18 rồi so sánh và điền đúng, sai.
- GV chốt kiến thức: HS nêu lại cách tính chu vi và diện tích của hình vuông và hình chữ nhật.
3. Củng cố, dặn dò
GV nhận xét giờ học và dặn dò HS.
Tiết 2: Toán
ôn tập chương 2 (tiếp)
I. Mục tiêu
- Ôn tập củng cố kiến thức về phép nhân; mvaanj dụng các tính chất của phép nhân để tính giá trị của biểu thức; giải toán có lời văn.
- Rèn kĩ năng làm bài cho HS (Làm các bài từ 20 đến 25 sách ôn hè tr 18-19).
II. Đồ dùng dạy học
Sách ôn hè, vở viết.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.
2. Luyện tập.
GV hướng dẫn học sinh làm từ bài 20 đến bài 25 (tr18-19)
Bài 20: HS đọc nội dung và nêu yêu cầu của bài: Đặt tính và tính.
- HS làm bài, GV chữa bài.
* Lưu ý cho HS cách viết các tích riêng.
Bài 21: HS đọc yêu cầu của bài.
- Thực hiện tính giá trị của từng biểu thức rồi nối hai biểu thức có giá trị bằng nhau.
- HS tự làm bài.
- 1 HS lên bảng chữa bài, cả lớp nhận xét và bổ sung.
- Nêu lại cách tính giá trị của biểu thức.
Bài 22: HS đọc đầu bài: Tính bằng cách thuận tiện nhất.
- HS vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân vào làm bài.
- 2 HS lên bảng chữa bài, cả lớp nhận xét và bổ sung.
- GV chốt kiến thức: nêu lại tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của pháp nhân.
Bài 23: HS đọc yêu cầu của bài và làm bài vào vở.
- HS đọc bài làm, cả lớp nhận xét và chữa.
a, Khoanh vào ý C. 1400; b, Khoanh vào ý B. 270
- HS nêu quan hệ giữa các số đo diện tích.
Bài 24: HS đọc bài toán và cho biết:
Bài toán cho biết gì? (chiều dài 12 m; chiều rộng 9 m)
Bài toán hỏi gì? (muốn lát nền thì cần ít nhất bao nhiêu viên gạch vuông cạnh 3 dm?)
- Hướng dẫn HS nêu các bước tính:
+ Tìm diện tích nền phong học: 12 x 9 = 108 (m)
+ Tính diện tích viên gạch: 3 x 3 = 9 (m)
+ Số viên gạch: 108 : 9 = 12 (viên)
- HS tự làm bài vào vở rồi chữa.
Yêu cầu HS nêu cách tính diện tích hình chữ nhật.
Bài 25: HS nêu yêu cầu của bài.
Đọc các phép tính, GV ghi bảng.
HS nhận xét hai vế sau đó điền đúng, sai, giải thích cách làm.
GV nhận xét, chữa chung.
3. Dặn dò HS
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần và thái độ học tập.
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Tiếng Việt
ôn tập về từ loại: Động từ
I. Mục tiêu
- Giúp HS ôn tập, củng cố các kiến thức về động từ.
- Rèn kĩ năng nhận biết từ loại động từ trong văn bản và các văn cảnh cụ thể.
II. Đồ dùng dạy học
Tài liệu ôn tập hè.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn học sinh ôn tập
2.1 Hệ thống kiến thức
- GV hỏi: Thế nào là động từ? Cho ví dụ?
- Học sinh trả lời.
- GV chốt kiến thức: Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái.
- GV hỏi tiếp:
+Trong câu, những từ nào thường đi kèm với động từ và đứng trước động từ? ( đã, sẽ, đang; không, chưa, chẳng; hãy, đừng, chớ; phải, nên cần,...)
Yêu cầu học sinh lấy một số ví dụ minh hoạ.
2.2 Hướng dẫn bài tập
Bài tập 1: HS đọc nội dung bài tập; xác định yêu cầu của bài (Gạch dưới từ không cùng loại ở mỗi dòng đã cho).
Học sinh thực hiện yêu cầu của bài. Báo cáo kết quả trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét. GV chốt kết quả đúng:
a) cắt, dán, xếp, viết, đọc, vui.
b) tìm, xếp, sạch, dọn, quét, giặt.
c) đan, khâu, cày, cấy, gặt, lúa.
d) việc, nhìn, ngắm, đo, đếm, hái.
*GV củng cố:
+ Những từ không gạch chân thuộc từ loại gì? Vì sao em biết?
+ Động từ chỉ hoạt động trả lời cho câu hỏi nào? (Làm gì?)
Bài tập 2: Học sinh đọc yêu cầu bài tập. GV nhấn mạnh yêu cầu: Gạch dưới các động từ chỉ trạng thái trong đoạn văn.
Học sinh làm bài cá nhân; 1 em làm vào phiếu học tập cỡ lớn.
Chữa bài làm trên phiếu. GV chốt kết quả đúng:
a) Lá bay trong gió
b) Con thuyền trôi trên sông
c) Mặt trời mọc từ sáng sớm
d) Gần sáng, những vì sao trên trời đã lặn hết
Củng cố kiến thức qua bài tập:
+ Động từ chỉ trạng thái trả lời cho câu hỏi nào? (Làm sao?; thế nào?)
Bài tập 3: Học sinh tự làm bài tập rồi báo cáo kết quả trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài.
Các động từ có trong bài thơ: giấu, thả, bay, úp, nhốt, mê ngủ, trổ, xâu, vươn vai, thở, hiện ra.
Bài tập 4, 5: Học sinh làm bài theo nhóm đôi, sau đó báo cáo kết quả. GV nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố dặn dò
- HS đọc các kiến thức cần ghi nhớ trong sách ôn.
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần và thái độ học tập.
Tiết 4: Tiếng Việt
ôn tập về từ loại: Tính từ
I. Mục tiêu
- Giúp HS ôn tập các kiến thức về tính từ.
- Rèn kĩ năng nhận biết từ loại tính từ trong văn bản cụ thể và kĩ năng làm bài tập.
II. Đồ dùng dạy học
Sách ôn tập hè.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn học sinh ôn tập
2.1 Hệ thống kiến thức
- GV hỏi: Thế nào là tính từ? Cho ví dụ?
- Học sinh trả lời; GV chốt kiến thức:
Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm, tính chất của sự vật hay đặc điểm, tính chất của hoạt động, trạng thái.
- GV giải thích thêm để học sinh được cụ thể hơn về tính từ (là những từ chỉ màu sắc, kích thước, hình thể, phẩm chất, ... Nó thường đi cùng với danh từ, động từ và bổ sung ý nghĩa cho danh từ, động từ).
Ví dụ: Cụ già, cây tre non, chiếc cặp da cũ ; chạy chậm, hát hay, múa đẹp , ...
- GV hỏi tiếp: Tính từ thường đi kèm với những từ chỉ mức độ. Đó là những từ nào? (TT thường đứng trước hoặc sau các từ: rất, quá, lắm, hơn, nhất,...)
2.2 Hướng dẫn bài tập
Bài tập 1: HS đọc nội dung bài tập; xác định yêu cầu của bài.
Học sinh thực hiện yêu cầu của bài. Báo cáo kết quả trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét. GV chốt két quả đúng:
- Các từ là tính từ: dài, thẳng, dài, rộng, khoẻ.
* GV hỏi nâng cao: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào từ thương yêu là tính từ? Vì sao?
+ Tôi đã thương yêu cháu.
+ Tôi rất thương yêu cháu.
Bài tập 2: Học sinh tự làm bài tập rồi nối tiếp báo cáo kết quả trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài.
a) xanh biếc, xanh ngắt, xanh thẳm, xám đục, xám xịt ...
b) cao vút, cao vời vợi, ...
c) bao la, mênh mông, ...
Bài tập 3: Học sinh đọc yêu cầu bài tập. GV nhấn mạnh yêu cầu: Gạch dưới các từ được các từ in đậm bổ sung ý nghĩa trong đoạn văn.
* GV hướng dẫn làm bài:
HS đọc thầm lại đoạn văn, nêu lại các từ được in đậm (hấp dẫn, giỏi, hay, khéo, say sưa, vui vầy)
Hỏi: Các từ được in đậm vừa nêu là từ loại gì?
Yêu cầu học sinh tìm các từ được các từ in đậm bổ sung ý nghĩa trong đoạn văn.
Học sinh làm bài cá nhân; 1 nhóm làm vào phiếu học tập cỡ lớn.
Chữa bài làm trên phiếu. GV chốt kết quả đúng:
Cô Thỏ .....kể chuyện hấp dẫn, cô vẽ giỏi, hát hay. Đặc biệt cô làm bánh rất khéo... Nhím con ăn say sưa,...thời thơ ấu sống vui vầy bên cô ...
GV củng cố kiến thức qua bài tập: Trong câu, tính từ thường đi kèm với danh từ, động từ và bổ sung ý nghĩa cho danh từ , động từ.
Bài tập 4: Học sinh làm bài cá nhân rồi báo cáo kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố dặn dò
- HS đọc các kiến thức cần ghi nhớ trong Sách ôn.
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần và thái độ học tập.
Thứ sáu ngày 22 tháng 7 năm 2016
Tiết 1: Toán
ôn tập chương 2 (tiếp)
I. Mục tiêu
- Tiếp tục giúp học sinh ôn tập, củng cố, thực hiện các phép cộng, trừ, nhân, chia các số tự nhiên.
- Rèn kĩ năng làm bài cho HS (Làm các bài từ 26 đến 31 sách ôn hè tr 20-21)
II. Đồ dùng dạy học
Sách ôn hè, vở viết.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.
2. Luyện tập.
GV hướng dẫn học sinh làm từ bài 26 đến bài 31 (tr20-21)
Bài 26: HS nêu yêu cầu của bài và làm bài vào vở. 1 HS lên bảng làm.
- Cả lớp nhận xét kết quả.
*Củng cố nhân với số có 2 chữ số: Lưu ý cho HS cách đặt tích riêng.
Bài 27: HS đọc yêu cầu của bài.
- GV chép phép tính lên bảng, 2 HS lên làm.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- Chữa bài:
a, 213 x 6 + 213 x 94 = 213 x ( 94 + 6) = 213 x 100 = 21300
b, 143 x 127 – 143 x 27 = 143 x (127 – 27) = 143 x 100 = 14300
*Củng cố tính chất nhân một số với một tổng.
Bài 28: HS đọc yêu cầu của bài.
Tự đặt tính rồi tính. GV chữa chung.
*Củng cố phép nhân với số có 3 chữ số.
Bài 29: HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài rồi chữa:
27 x 11 = 297 35 x 11 = 385 52 x11 = 572
39 x 11 = 429 56 x11 = 616 44 x 11 = 484
* Củng cố cách nhân nhẩm với 11.
Bài 30: HS nêu yêu cầu của bài.
- Vận dụng tính chất chia một tổng cho một số để tính bằng 2 cách.
- Cả lớp cùng làm phần a.
a, (2028 + 156) : 4 = 2184 : 4 =546
(2028 + 156) : 4 = 2028 : 4 + 156 : 4 = 507 + 39 =546
- Các phần còn lại HS làm tương tự.
Bài 31: HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài rồi chữa:
- HS nêu lại cách thực hiện phép chia.
3. Củng cố, dặn dò
GV nhận xét giờ học và dặn dò HS.
Tiết 2: Tiếng Việt
ôn bài luyện tập số 2
luyện Đọc hiểu – luyện chính tả
I. Mục tiêu
- Hướng dẫn HS đọc và trả lời câu hỏi trong bài: Sắc màu của cuộc sống (tài liệu ôn hè trang 41).
- Hiểu nội dung: Hãy mở lòng đón nhận mọi điều của cuộc sống vì cuộc sống giống như một bức tranh đầy màu sắc, đừng bỏ phí những gì mà tạo hóa ban cho.
- Rèn kĩ năng viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài Sắc màu của cuộc sống.
- Làm đúng bài tập phân biệt tiếng có âm đầu dễ lẫn s/x; l/n. (tr42 - 43)
II. Đồ dùng dạy học: Tài liệu ôn hè.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài đọc:
GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn luyện đọc.
BT1: HS nêu yêu cầu của bài.
a) GV đọc mẫu toàn bài một lượt. HS nghe.
b) GV hướng dẫn luyện đọc.
- 1 HS đọc bài: Sắc màu của cuộc sống.
- Cả lớp đọc thầm bài.
- GV nhắc HS nghỉ hơi sau dấu câu, cụm từ, thể hiện cách nói của nhân vật.
- HS tiếp nối nhau đọc lại bài.
- GV và lớp theo dõi nhận xét.
- Hỏi: Vì sao họa sĩ chưa ưng bức tranh của cậu bé?
- HS trả lời, GV nhận xét bổ sung: Vì tranh của cậu bé đưa nhiều gam màu xanh nên trông tẻ nhạt, ...
- Hỏi: Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
(Cần kết hợp nhiều màu sắc trong vẽ tranh cho bức tranh sinh động, cũng như trong cuộc sống cần mở lòng đón mọi điều thì mới thấy cuộc sống thú vị, ý nghĩa hơn.)
- HS trả lời, GV nhận xét bổ sung.
- HS làm bài vào vở.
3. Luyện chính tả
- GV đọc bài chính tả, HS theo dõi SGK. Viết đoạn “Họa sĩ ôn tồn nói ... đến hết bài (tr 42).
- HS đọc thầm lại bài chính tả.
- Cho HS nắm nội dung bài viết.
- HS tự phát hiện những chữ khó viết luyện ra nháp.
* HS viết bài:
- HS gấp SGK. GV đọc cho HS viết bài và đọc lại cho HS soát bài, tự sửa lỗi chính tả.
* GV nhận xét, chữa bài cho HS: Kiểm tra 5 – 7 bài nhận xét và chữa những lỗi phổ biến trong bài viết của học sinh.
* Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả (tr42-43)
BT2: HS đọc yêu cầu.
- GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở sau đó chữa bài.
- HS nối tiếp nhau đọc lại bài sau khi đã điền đủ.
a, Sông sâu sóng cả.
b, Được lòng ta xót xa lòng người.
- GV nhận xét, tuyên dương.
BT3: HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài vào vở.
- Cả lớp nhận xét, chữa bài.
- GV chốt kết quả: Thứ tự cần điền là: nâng, nặng, nếu, lệch, lệch, lưng, lệch, lệch.
4. Củng cố, dặn dò
Nhận xét giờ học hướng dặn chuẩn bị bài sau.
ký duyệt:
.................................................................
.................................................................
.................................................................
................................................................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- GAHE TUAN 2.doc