I. MỤC TIÊU
- Giúp HS ôn tập củng cố kiến thức về tỉ số.
- Làm một số bài toán có liên quan đến tỉ số.
- Các bài tập tự luyện là: Từ bài 1 đế bài 8 (tr 35-38).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Sách ôn hè, vở viết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.
2. Kiến thức cần ghi nhớ:
- GV cho HS nêu lại kiến thức về tỉ số: Tỉ số của a và b là a : b hay .
- GV củng cố khắc sâu lại cho HS các bước giải của dạng toán Tổng – Tỉ số; Hiệu – Tỉ số:
a, Tổng và tỉ số:
- Vẽ số đồ.
- Tìm tổng số phần bằng nhau.
- Tìm giá trị của một phần.
- Tìm số bé, số lớn. b, Hiệu và tỉ số:
- Vẽ số đồ.
- Tìm hiệu số phần bằng nhau.
- Tìm giá trị của một phần.
- Tìm số bé, số lớn.
- HS nêu để hiểu tỉ lệ bản đồ.
14 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 808 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 - Năm 2016 - Trường Tiểu học Nhân Đạo - Tuần 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4:
Thứ hai ngày 1 tháng 8 năm 2016
Tiết 1: Tiếng Việt
Luyện đọc: ăng-co vát
I. Mục tiêu :
- HS đọc đúng tên riêng, chữ số la mã XII và các từ khó: Ăng - co Vát, tháp lớn, lấp loáng, thốt nốt, thâm nghiêm, mặt trời lặn.
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, hấn giọng ở những từ ngữ ca ngợi vẻ đẹp của Ăng - co Vát.
- Đọc diễn cảm toàn bài với giọng chậm rãi, tình cảm kính phục, ngưỡng mộ Ăng - co Vát.
- Củng cố lại nghĩa một số từ mới trong bài: kiến trúc, điêu khắc, thốt nốt, kì thú, thâm nghiêm.
- Nắm lại được nội dung chính của bài: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ, uy nghi của Ăng - co Vát một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam- pu - chia.
II. Đồ dùng dạy học
- Sách Tiếng Việt 4- Tập 2 (tr123).
III. Hoạt động dạy - học
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn luyện đọc
- GV đọc mẫu. Chú ý giọng đọc như sau:
Toàn bài đọc với giọng chậm rãi, thể hiện tình cảm kính phục, ngưỡng mộ. Nhấn giọng ở những từ ngữ: kiến trúc, điêu khắc, tuyệt diệu, gần 1500m, 398 gian phòng, kì thú, lạc vào, nhẵn bóng, kín khít, huy hoàng, cao vút, lấp loáng, uy nghi, thâm nghiêm.
- HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài (2-3 lượt).
- HS luyện đọc theo cặp.
- GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho HS.
- HS đọc trước lớp, GV kết hợp hỏi các câu hỏi cuối SGK.
- Ăng - co Vát được xây dựng ở đâu và từ bao giờ? (ở Cam - pu - chia từ đầu thế kỉ XII).
- Khu đền chính được xây dựng kì công như thế nào?
- Du khách cảm thấy như thế nào khi đến Ăng-co Vát? Tại sao lại như vậy? (Cảm thấy như lạc vào thế giới của nghệ thuật chạm khắc và kiến trúc cổ đại. Vì những nét kiến trúc ở đây rất độc đáo và có từ lâu đời).
- Đoạn 3 tả cảnh khu đền vào thời gian nào? (lúc hoàng hôn).
- HS đọc lướt toàn bài
- Lúc hoàng hôn phong cảnh khu đền có gì đẹp?
- Bài văn cho thấy điều gì?
(Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ, uy nghi của Ăng - co Vát một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam- pu – chia.)
GV: Đền Ăng -co Vát là một công trình xây dựng và điêu khắc kiểu mẫu mang tính nghệ thuật thời cổ đại của nhân dân Cam-pu-chia có từ thế kỉ XII. Trước kia, khu đền này bị bỏ quên và hoang tàn suốt mấy trăm năm. Nhưng sau đó được khôi phục, sửa chữa, ngày nay nó trở thành một nơi tham quan du lịch hấp dẫn khách du lịch quốc tế khi đặt chân đến đất nước chùa tháp này.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc lại toàn bài.
3. Củng cố dặn dò
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần và thái độ học tập.
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: Tiếng Việt
ôn tập các thành phần của câu
I. Mục tiêu
- Giúp HS ôn tập củng cố các kiến thức về các thành phần của câu đã học ở lớp 4 (chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ).
- Rèn kĩ năng phân tích cấu tạo câu.
II. Đồ dùng dạy học
Sách ôn tập hè; các bài tập tham khảo phục vụ cho nội dung ôn tập.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn học sinh ôn tập
2.1 Hệ thống kiến thức
GV hỏi: Trong câu có các thành phần chính nào? ( Chủ ngữ, vị ngữ).
Bộ phận chủ ngữ trả lời cho câu hỏi nào?
Bộ phận vị ngữ trả lời cho câu hỏi nào?
Ngoài CN và VN, em còn biết thêm thành phần nào của câu? (Trạng ngữ).
Trong câu, trạng ngữ có vai trò gì? (Bổ sung ý nghĩa cho câu về địa điểm, thời gian, nguyên nhân, mục đích, phương tiện).
GV chốt kiến thức; yêu cầu học sinh đọc phần Ghi nhớ trong sách ôn.
GV đưa một số ví dụ để học sinh thực hành xác định các thành phần của câu:
- Từ ngày còn nhỏ, tôi đã thích những bức tranh lợn, gà, chuột, ếch của các nghệ sĩ làng Hồ.
- Màn đêm mờ ảo đang lắng dần rồi chìm vào đất.
- Hoa loa kèn mở rộng năm cánh, rung rinh trước gió.
- Tre, nứa, trúc, mai, vầu giúp người trăm công nghìn việc khác nhau.
- Buổi sáng, núi đồi, thung lũng, làng bản chìm trong biển mây mù.
- Tiếng suối chảy róc rách.
- Sóng vỗ loong boong trên mạn thuyền.
- Khi mùa xuân đến, cây gạo già lại trổ lộc non, lại gọi chim chóc tới.
- Trên những ruộng lúa chín vàng, bóng áo chàm và nón trắng nhấp nhô.
- Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng.
- Những con voi về đích trước tiên huơ vòi chào khán giả.
2.2 Hướng dẫn bài tập
Bài tập 1: HS nối tiếp đọc câu chuyện Ngôi nhà đỏ trong sách ôn. Cả lớp đọc thầm.
Xác định yêu cầu của bài tập.
Học sinh thực hiện yêu cầu của bài.
Báo cáo kết quả trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét. GV chốt kết quả đúng:
Câu
Trạng ngữ
Chủ ngữ
Vị ngữ
1
ở khu vườn nọ
Thỏ Trắng
làm được một ngôi nhà gỗ
2
Thỏ
sơn ngôi nhà màu đỏ
3
Một đêm nọ
trời
đổ mưa xuống
4
ngôi nhà đỏ
bị cuốn trôi...
5
Sáng hôm sau
Gà Trống, Vịt Xám, Lợn Hoa
vội lên thuyền đi tìm Thỏ Trắng
6
Sau khoảng nửa tiếng
Gà Trống, Vịt Xám, Lợn Hoa
trông thấy ngôi nhà đỏ bập bềnh giữa dòng nước
7
Trong ngôi nhà đỏ
Thỏ Trắng
đang ôm mặt khóc
8
Các bạn
buộc dây vào ngôi nhà, kéo vào bờ
9
Thỏ Trắng
ôm chầm lấy các bạn
Bài tập 2:
Học sinh đọc yêu cầu bài tập rồi làm bài cá nhân.
GV chữa bài. Củng cố kiến thức về cách đặt câu hỏi tìm bộ phận trạng ngữ:
Trạng ngữ chỉ thời gian trả lời cho câu hỏi: Khi nào?
Trạng ngữ chỉ nơi chốn trả lời cho câu hỏi: ở đâu?
Trạng ngữ chỉ nguyên nhân trả lời cho câu hỏi: Vì sao? Tại sao? Nhờ đâu?...
Trạng ngữ chỉ mục đích trả lời cho câu hỏi: Để làm gì? Để thế nào? ...
Trạng ngữ chỉ phương tiện trả lời cho câu hỏi: Bằng cái gì? Với cái gì?... 3. Củng cố, dặn dò.
- Học sinh đọc phần Ghi nhớ trong sách ôn.
- GV chốt kiến thức vừa ôn tập.
- GV nhận xét giờ học.
Tiết 3: Toán
ôn tập chương 4 (tiếp)
I. Mục tiêu
* Giúp HS ôn tập, củng cố kiến thức về:
- Cộng, trừ, nhân, chia phân số và giải toán có lời văn.
- Bài tập cần làm: Làm các bài từ 7 đến 13 sách ôn hè (tr 32-34).
II. Đồ dùng dạy học
Sách ôn hè, vở viết.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.
2. Bài luyện tập.
GV hướng dẫn học sinh làm từ bài tập.
Bài 7: HS đọc yêu cầu của bài.
- Sau đó thực hiện các phép tính vào vở.
- 2 em lên bảng làm.
- Sau đó cả lớp và GV nhận xét, chữa bài:
;
Bài 8: HS đọc đầu bài.
Hỏi: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
- HS tự làm bài, GV nhận xét, chữa bài:
Quãng đường đội 2 sửa được là: (quãng đường)
Quãng đường cả hai đội sửa là: (quãng đường)
Đ/S: quãng đường
Bài 9: HS đọc yêu cầu của bài.
- HS nêu các phép tính, GV ghi bảng. Gọi 2 HS lên bảng làm bài.
- HS dưới lớp làm bài vào vở.
- GV và cả lớp nhận xét, chữa bài.
- Hỏi: Muốn nhân (chia) hai phân số ta làm thế nào?
- Vài HS nêu, GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 10: HS đọc nội dung và nêu yêu cầu của bài.
- Sau đó HS tự tính ra nháp rồi điền đúng, sai.
- Cả lớp và GV chữa chung: a, S; b, Đ; c, S; d, Đ.
- HS nêu lại cách tìm phân số của một số.
Bài 11: HS đọc đầu bài.
Hỏi: Bài toán cho biết gì? (tổng 2 đường chéo hình thoi là 56cm; hiệu độ dài 2 đường chéo là 14)
+ Bài toán hỏi gì? (Tính diện tích hình thoi.)
- Hỏi: Muốn tính diện tích hình thoi ta cần biết gì? (độ dài 2 đường chéo)
Bài toán cho biết gì rồi?
Bài toán thuộc dạng toán gì? (tổng-hiệu)
- HS tự làm bài, GV nhận xét, chữa bài.
- HS nêu lại cách làm của dạng toán Tổng-Hiệu.
Bài 12: HS đọc đầu bài.
Hỏi: Bài toán cho biết gì? (đường chéo thứ nhất dài 24m; đường chéo thứ 2 dài bằng đường chéo thứ nhất.)
+ Bài toán hỏi gì? (Tính diện tích của vươn hoa.)
- HS tự làm bài, GV nhận xét, chữa bài:
Đường chéo thứ hai dài là: 24 x = 15 (m)
Diện tích vườn hoa đó là: (24 x 15) : 2 = 180 (m)
Đ/S: 180 m
Bài 13: HS đọc nội dung và nêu yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn phân tích đề bài và tìm cách giải.
- HS làm bài, GV chữa bài
Ta thấy 19 không chia hết cho 2, 4, 5 nhưng 20 chia hết cho cả 2, 3, 5 nên ông trưởng bản cho mượn một con bò thành 20 con bò để chia.
Số bò con trai cả được nhận là: 20 : 2 = 10 (con)
Số bò con trai thứ hai được nhận là: 20 : 4 = 5 (con)
Số bò con trai út được nhận là: 20 : 5 = 4 (con)
Số bò cả 3 anh em là: 10 + 5 + 4 = 19 (con)
Số bò cả 3 anh em đúng bằng số bò cha để lại, trưởng bản lại dắt bò của mình về.
3. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần và thái độ học tập của HS.
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 4: Toán
ôn tập chương 5 (Tr 35)
I. Mục tiêu
- Giúp HS ôn tập củng cố kiến thức về tỉ số.
- Làm một số bài toán có liên quan đến tỉ số.
- Các bài tập tự luyện là: Từ bài 1 đế bài 8 (tr 35-38).
II. Đồ dùng dạy học
Sách ôn hè, vở viết.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.
2. Kiến thức cần ghi nhớ:
- GV cho HS nêu lại kiến thức về tỉ số: Tỉ số của a và b là a : b hay .
- GV củng cố khắc sâu lại cho HS các bước giải của dạng toán Tổng – Tỉ số; Hiệu – Tỉ số:
a, Tổng và tỉ số:
- Vẽ số đồ.
- Tìm tổng số phần bằng nhau.
- Tìm giá trị của một phần.
- Tìm số bé, số lớn.
b, Hiệu và tỉ số:
- Vẽ số đồ.
- Tìm hiệu số phần bằng nhau.
- Tìm giá trị của một phần.
- Tìm số bé, số lớn.
- HS nêu để hiểu tỉ lệ bản đồ.
3. Luyện tập.
GV hướng dẫn học sinh làm từ bài tập.
Bài 1: HS đọc nội dung và nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở. 1 HS lên bảng làm.
- GV chữa chung.
Bài 2: HS đọc đầu bài.
Hỏi: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
* GV hướng dẫn HS phân tích bài và làm.
- Vẽ số đồ.
- Tìm tổng số phần bằng nhau: 4 + 5 = 9 (phần)
- Tìm giá trị của một phần: 45 : 9 = 5 (HS)
- Tìm số HS nữ: 5 x 4 = 20 (HS)
- Tìm số HS nam: 5 x 5 = 25 (HS)
* HS tự làm bài, GV nhận xét, chữa bài.
Bài 3: HS đọc yêu cầu của bài.
Hướng dẫn HS làm tương tự bài 2.
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở.
- HS đọc bài làm, cả lớp nhận xét và chữa.
- Tổng số phần bằng nhau: 4 + 1 = 5 (phần)
- Giá trị của một phần (Số thứ nhất) là: 2015 : 5 = 403
- Số thứ hai là: 2015 - 403 = 1612
Bài 4: HS đọc yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn HS phân tích bài và làm.
Hỏi: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
- GV nhận xét và chữa bài:
Nửa chu vi: 248 : 2 = 124 (cm)
Chiều rộng là: 124 : (1 + 3) = 31 (cm)
Chiều dài là: 124 – 31 = 93 (cm)
Diện tích tấm bìa đó là: 93 x 31 = 2883 (cm)
Bài 5 + 6: Hướng dẫn tương tự.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- Làm bài vào vở, GV chữa chung.
* Củng cố dạng toán Hiệu – Tỉ số.
Bài 7: HS đọc đầu bài.
- GV hướng dẫn HS phân tích bài và làm.
Hỏi: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
- GV nhận xét và chữa bài.
4. Dặn dò HS
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần và thái độ học tập.
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
Thứ tư ngày 3 tháng 8 năm 2016
Tiết 1: Toán
ôn tập các dấu hiệu chia hết- luyện đề số 2
I. Mục tiêu
- Giúp HS ôn tập, củng cố về các dấu hiệu chia hết; các phép tính với số tự nhiên; giải toán có liên quan.
- Rèn kĩ năng làm bài cho HS: Làm một số bài tập trong SGK Toán 4 (tr161).
II. Đồ dùng dạy học
Phiếu học tập, SGK Toán 4 (tr161-162)
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Luyện tập.
* GV phát phiếu, hướng dẫn học sinh làm bài.
Bài 1: (Toán 4 tr 161) HS đọc yêu cầu của bài.
- GV cho HS nêu lại các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
- HS nhận xét.
- GV củng cố khắc sâu lại cho HS:
+ Dấu hiệu chia hết cho 2, 5 xét chữ số tận cùng.
+ Dấu hiệu chia hết cho 3, 9 xét tổng các chữ số của số đã cho
- GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
- GV yêu cầu HS giải thích cách làm.
a) Chọn những số chia hết cho 2 (chữ số tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8) tương tự đối với các trường hợp còn lại.
b) Sau khi tìm được số chia hết cho 3 chỉ cần xét trong các số này để tìm số chia hết cho 9.
c) Tìm những số có chữ số tận cùng là 0.
d) Trong những số chia hết cho 5 đã tìm ở phần a chọn ra những số không chia hết cho 3.
e) Xác định các số không chia hết cho 2 tìm trong những số này các số không chia hết cho 9.
Bài 2: (Toán 4 bài 3 tr 162) HS đọc yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn HS phân tích bài và tìm các bước giải.
X chia hết cho 5 nên X có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 ; X là số lẻ , vậy X có chữ số tận cùng là 5 vì 23< X < 31 nên X là 25.
- HS tự làm bài.
- HS chữa bài và giải thích cách làm.
Bài 3: HS trong Toán 4 bài 1 tr 162: Đặt tính rồi tính.
- Củng cố kĩ thuật tính cộng, tính trừ (đặt tính thực hiện phép tính) .
- HS tự làm bài sau đó đổi vở để kiểm tra lẫn nhau.
Bài 4: HS làm bài 5 Toán 4 tr162. HS đọc yêu cầu của bài.
- Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
- GV hướng dẫn HS phân tích bài và tìm các bước giải.
Chẳng hạn: xếp mỗi đĩa 3 quả thì vừa hết. Vậy số cam là một số chia hết cho 3. Xếp mỗi đĩa 5 quả thì vừa hết. Vậy số cam là một số chia hết cho 5 . Số cam đã cho ít hơn 20 quả. Vậy số cam là 15 quả
*Thời gian còn lại cho HS tự luyện đề số 2 (sách ôn hè – tr 41) sau đó GV nhận xét, đánh giá và chữa chung.
3. Dặn dò HS
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: Toán
ôn 4 phép tính với số tự nhiên- luyện đề số 3
I. Mục tiêu
- Giúp HS luyện tập, củng cố kĩ năng thực hiện các phép cộng, phép trừ, phép nhân, phép chia với các số tự nhiên.
- Vận dụng giải các bài toán có liên quan.
- Rèn cho HS kĩ năng làm và trình bày bài.
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ, vở viết của HS.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.
2. Luyện tập.
GV hướng dẫn học sinh làm các bài tập sau:
Bài 1: Đặt tính và tính:
756849 + 32975; 607549 – 536857; 563 x 308; 8208 : 342
HS nêu yêu cầu của bài.
HS làm bài, GV chữa bài.
* Lưu ý cho HS: Khi đặt tính cộng, trừ các hàng phải thẳng cột với nhau.
Bài 2: Tìm X
X – 272 = 273632 400 : ( X x 5) = 8
HS đọc đầu bài.
HS làm bài, GV chữa, chốt kiến thức.
Bài 3: Tính giá trị của biểu thức sau:
a) 94085 – 34085 x 3 b) 79 x 11 + 37095 : 5
HS nêu yêu cầu của bài.
HS làm bài, GV chữa bài, HS nêu lại cách tính giá trị của biểu thức.
Bài 4: HS đọc đầu bài.
Một ô tô trong 3 giờ đầu đi được 137 km; trong 4 giờ sau, mỗi giờ đi được 48km. Hỏi trung bình mỗi giờ ô tô đi được bao nhiêu ki- lô- mét?
+ Bài toán cho biết gì? (3 giờ đầu đi được 137 km; trong 4 giờ sau, mỗi giờ đi được 48km)
+ Bài toán hỏi gì? (Tính trung bình mỗi giờ ô tô đi được bao nhiêu ki- lô- mét?)
+ Bài toán thuộc dạng toán nào?
- HS làm bài, GV chữa bài.
*Thời gian còn lại cho HS tự luyện đề số 3 (sách ôn hè – tr 43) sau đó GV nhận xét, đánh giá và chữa chung.
3. Dặn dò HS
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần và thái độ học tập.
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Tiếng Việt
ôn tập về dấu câu
I. Mục tiêu.
Giúp học sinh:
- Củng cố các kiến thức về các dấu câu: dấu hai chấm, dấu gạch ngang, dấu ngoặc kép.
- Rèn kĩ năng sử dụng dấu câu khi viết.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ ghi sẵn tác dụng của 3 loại dấu câu: dấu hai chấm, dấu gạch ngang, dấu ngoặc kép.
- Sách ôn hè, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn HS ôn tập.
2.1 Nhắc lại kiến thức:
- GV hỏi học sinh về tác dụng của:
+ Dấu hai chấm.
+ Dấu gạch ngang.
+ Dấu ngoặc kép.
- Học sinh trả lời. GV chốt kiến thức: Treo bảng phụ ghi sẵn tác dụng của 3 loại dấu câu trên. Gọi vài học sinh nêu lại.
2.2 Hướng dẫn HS ôn tập:
Bài tập 1:
- Học sinh đọc nội dung bài tập 1 (2 lượt). Xác định yêu cầu.
- Học sinh làm việc cá nhân trên vở bài tập, sau đó báo cáo kết quả.
- Lớp và GV nhận xét, chữa bài:
Dấu hai chấm sử dụng trong đoạn văn dùng để báo hiệu những từ đứng sau nó là lời giải thích.
- GV củng cố kiến thức qua bài tập.
Bài tập 2: Học sinh đọc yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn HS làm bài: Cần đọc kĩ những câu văn trước và sau câu văn cần điền dấu câu rồi vận dụng các hiểu biết về dấu câu để xác định dấu câu cần điền vào ô trống.
- HS làm bài theo nhóm đôi , sau đó các nhóm báo cáo kết quả; giải thích lí do.
- GV nhận xét chốt kết quả:
Ô trống số 1: điền dấu hai chấm.
Ô trống số: Điền dấu chấm hỏi.
Ô trống số 3: Điền dấu chấm hỏi.
Ô trống số 4: Điền dấu gạch ngang.
- GV củng cố kiến thức qua bài tập: chốt lại tác dụng của dấu hai chấm; dấu gạch ngang, dấu chấm hỏi.
Bài tập 3: Học sinh đọc bài tập và nêu yêu cầu của bài.
Học sinh làm bài cá nhân, sau đó báo cáo kết quả.
Lớp và GV nhận xét. GV chốt kết quả đúng:
... Các bạn khen Quý: "Cậu thuộc sử thiệt giỏi." Quý bảo: "Đó là nhờ ông tớ đấy"...
GV hỏi củng cố bài tập: Trong trường hợp này, dấu ngoặc kép có tác dụng gì? (Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật)
Bài 4: Nêu yêu cầu bài tập.
- HS đọc toàn bộ nội dung đoạn truyện; tìm câu văn sử dụng dấu ngoặc kép.
- GV hỏi: Dấu ngoặc kép được sử dụng trong câu văn này có tác dụng gì?
(Đánh dấu suy nghĩ của nhân vật)
Bài tập 5: Học sinh đọc bài tập và xác định yêu cầu của bài. GV nhấn mạnh yêu cầu: Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép được sử dụng trong các đoạn văn.
Học sinh làm bài nhóm đôi, sau đó báo cáo kết quả.
GV chốt kết quả đúng:
Đoạn văn a và b: Dấu ngoặc kép đánh dấu từ ngữ dùng với ý nghĩa đặc biệt.
GV yêu cầu học sinh nêu lại các tác dụng của dấu ngoặc kép.
Bài tập 6: Học sinh đọc bài tập và nêu yêu cầu của bài.
GV tổ chức cho học sinh làm bài rồi chữa bài:
Tôi vốn là đứa hay ăn, hay ngủ, lười vận động. Thời gian trôi đi, đến nay tôi vượt lên cái Bích để giành lấy chiếc cúp ''Hoa hậu mập " mà lớp tôi tổ chức mỗi học kì một lần.
GV củng cố kiến thức qua bài tập.
3. Củng cố, dặn dò
- GV tổng kết bài. Nhận xét giờ học và dặn dò HS.
Tiết 4: Tiếng Việt
ôn tập về biện pháp so sánh, nhân hóa
I. Mục tiêu
- Củng cố các kiến thức về biện pháp so sánh, nhân hoá.
- Rèn kĩ năng sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong ngôn ngữ nói và viết.
II. Đồ dùng dạy học
- Sách ôn hè; phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn học sinh ôn tập
Bài tập 1:
- Học sinh đọc nội dung bài tập 1. Xác định yêu cầu (Gạch dưới các từ ngữ chỉ sự vật được so sánh với nhau trong các câu văn ).
- Học sinh làm việc cá nhân trên vở bài tập, sau đó báo cáo kết quả.
- Lớp và GV nhận xét, chữa bài:
Những sự vật được so sánh với nhau trong bài là:
a) lá chuối rách tướp ra - chiếc lược thưa
b) Tàu thuyền trên sông ở phía xa - chiếc lá cây nhỏ xíu.
c) hoa súng nở dưới ao - những chiếc đèn bằng thuỷ tinh nhiều màu.
d) Lá me vàng bay trên các mái ngói - vô số đồng tiền vàng.
- GV củng cố kiến thức qua bài tập:
Hỏi: Thế nào là biện pháp so sánh? (là sự đối chiếu 2 đối tượng cùng có một dấu hiệu chung nào đấy nhằm làm rõ đặc điểm của một trong hai đối tượng đó).
Bài tập 2: Học sinh đọc yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
Làm mẫu câu a) Lũ bướm vàng xinh xinh thì rụt rè nhút nhát, chẳng bao giờ dám bay ra đến bờ sông.
Hỏi: Câu văn trên có sự vật nào được nhân hoá? (bướm vàng)
Chúng được nhân hoá bằng cách nào? (Được gọi và tả như con người).
- HS làm bài theo nhóm đôi , 1 nhóm làm phiếu học tập lớn.
- Các nhóm báo cáo kết quả. GV chốt các câu trả lời đúng
- Gv củng cố kiến thức qua bài tập:
Hỏi: Thế nào là biện pháp nhân hoá?
Tác dụng của biện pháp nhân hoá?
Bài tập 3: Học sinh đọc các câu văn của bài tập rồi trả lời các câu hỏi:
+ Câu văn nào chỉ sử dụng biện pháp so sánh? (câu b, c, d)
+ Câu nào chỉ sử dụng biện pháp nhân hoá? (câu e)
+ Câu nào sử dụng cả 2 biện pháp nhân hoá và so sánh? (câu a)
HS chữa bài vào vở.
- GV củng cố kiến thức qua bài tập.
3. Củng cố, dặn dò
- GV tổng kết bài.
- Nhận xét giờ học và dặn dò HS.
Thứ sáu ngày 5 tháng 8 năm 2016
Tiết 1: Toán
ôn tập về phân số- luyện đề số 4
I. Mục tiêu
- Giúp HS củng cố cách quy đồng mẫu số hai phân số (trường hợp đơn giản)
- Biết thực hành quy đồng mẫu số, tử số hai phân số.
- Rèn kĩ năng làm bài cho HS (HS luyện đề số 4- tr45)
II. Đồ dùng dạy học
Sách ôn hè, vở viết.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.
2. Luyện tập.
GV hướng dẫn học sinh làm các bài tập sau:
Bài 1 : Quy đồng mẫu số các phân số:
a) và b) và c) và
d) e)
- HS đọc yêu cầu của bài.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- 1 HS làm bài trên bảng phụ.
- HS đọc kết quả bài làm.
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng: Nêu cách quy đồng? Chú ý ở phần e: HS có thể chọn mẫu số chung là 20.
* Củng cố cách quy đồng các phân số.
Bài 2: Rút gọn các phân số sau:
; ;
- HS đọc yêu cầu của bài.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- GV nhận xét, chữa bài: Nêu cách rút gọn các phân số.
Bài 3: Tìm các phân số bằng nhau:
; ; ; ; ;
- HS đọc yêu cầu của bài.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- Đọc kết quả bài làm.
- Chốt: Nêu cách tìm các phân số bằng nhau?
Bài 4: So sánh các phân số.
a) b)
- HS đọc yêu cầu của bài.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- Đọc kết quả bài làm.
- Chốt kiến thức: Nêu cách so sánh các phân số?
*Thời gian còn lại cho HS tự luyện đề số 4 (sách ôn hè – tr 45) sau đó GV nhận xét, đánh giá và chữa chung.
3. Củng cố, dặn dò
Nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: Tiếng Việt
ôn bài luyện tập số 4
luyện Đọc hiểu – luyện chính tả
I. Mục tiêu
- Hướng dẫn HS đọc và trả lời câu hỏi trong bài: Đàn mưa con (tài liệu ôn hè trang 48).
- Hiểu nội dung: Tả trận mưa rất sinh động bằng biện pháp nhân hóa.
- Rèn kĩ năng viết chính xác, trình bày đúng bài thơ Đàn mưa con.
- Làm đúng bài tập phân biệt tiếng có âm đầu dễ lẫn r, d/gitr49)
II. Đồ dùng dạy học: Tài liệu ôn hè.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài đọc:
GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn luyện đọc.
BT1: HS nêu yêu cầu của bài.
a) GV đọc mẫu toàn bài một lượt. HS nghe.
b) GV hướng dẫn luyện đọc.
- 1 HS đọc bài: Đàn mua con.
- Cả lớp đọc thầm bài.
- GV nhắc HS nghỉ hơi sau dấu câu, cụm từ, thể hiện cách thơ.
- HS tiếp nối nhau đọc lại bài.
- GV và lớp theo dõi nhận xét.
- Hỏi: Đàn mưa con có những đặc điểm gì?
- HS trả lời, GV nhận xét bổ sung.
- Hỏi: Em thích nhất đặc điểm nào của đàn mưa hoặc giọt mưa? Vì sao?
- HS trả lời, GV nhận xét bổ sung.
- HS làm bài vào vở.
3. Luyện chính tả
- GV đọc bài chính tả, HS theo dõi SGK.
- HS đọc thầm lại bài chính tả.
- Cho HS nắm nội dung bài viết.
- HS tự phát hiện những chữ khó viết luyện ra nháp.
* HS viết bài:
- HS gấp SGK. GV đọc cho HS viết bài và đọc lại cho HS soát bài, tự sửa lỗi chính tả.
* GV nhận xét, chữa bài cho HS: Kiểm tra 5 – 7 bài nhận xét và chữa những lỗi phổ biến trong bài viết của học sinh.
* Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả (tr46)
BT2: HS đọc yêu cầu.
- GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở sau đó chữa bài.
Thứ tự cần điền là: Dưới, do, rất, giọt, rất, giọt.
- HS nối tiếp nhau đọc lại bài sau khi đã điền đủ.
- GV nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố, dặn dò
Nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 3 + 4: Tiếng Anh
GV chuyên dạy
ký duyệt:
.................................................................
.................................................................
.................................................................
................................................................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- GAHE TUAN 4.doc