Giáo án lớp 3 - Năm 2016 - Trường Tiểu học Nhân Đạo - Tuần 5

I. MỤC TIÊU

 - Giúp HS ôn tập củng cố kĩ năng giải toán có lời văn dạng tìm số trung bình cộng và tìm 2 số khi biết tổng-hiệu của hai số đó.

 - HS biết cách làm một số bài tập có liên quan.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 Bảng phụ, SGK Toán 4 (tr175); vở viết.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 1. Giới thiệu bài:

GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.

 2. Hướng dẫn HS làm bài tập.

Bài 1: HS nêu yêu cầu.

 Tìm số trung bình cộng của các số sau:

a, 137; 248; 395

b, 348; 219; 560; 725

- Một HS lên bảng làm bài, dưới lớp làm vào vở.

- Lớp và GV nhận xét chốt kết quả đúng.

- HS chữa bài vào vở.

a. (137 + 248 + 395) : 3 = 260

b. (348 + 219 + 560 + 725) : 4 = 463

 *Củng cố: Nêu lại cách tìm số trung bình cộng của 3 số, 4 số.

 

doc14 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 618 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 - Năm 2016 - Trường Tiểu học Nhân Đạo - Tuần 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5: Thứ hai ngày 8 tháng 8 năm 2016 Tiết 1: Tiếng Việt Luyện đọc: Vương quốc vắng nụ cười I. Mục tiêu - Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài, đọc diễn cảm đúng lời các nhân vật. - Củng cố lại nghĩa một số từ mới trong bài. - Hiểu và nắm chắc nội dung toàn bài: Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán. II. Đồ dùng dạy học - Sách Tiếng Việt 4- Tập 2 (tr143). III. Hoạt động dạy - học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn luyện đọc - HS mở SGK (tr143), GV chia đoạn. - Học sinh nối tiếp nhau đọc 3 đoạn : 2-3 lượt. - HS luyện đọc theo cặp. Một HS đọc cả bài. - GV lưu ý giúp các em đọc đúng, đọc diễn cảm lời các nhân vật. - HS đọc trước lớp, GV kết hợp hỏi các câu hỏi cuối SGK. - Tìm những chi tiết cho thấy cuộc sống ở vương quốc nọ rất buồn? - Vì sao ở vương quốc ấy lại buồn chán đến như vậy? (vì cư dân ở đó không ai biết cười). - Nhà vua đã làm gì để thay đổi tình hình? (vua cử một đại thần đi du học nước ngoài chuyên về môn cười cợt). - Điều gì bất ngờ sảy ra ở phần cuối đoạn này? (bắt được một kẻ đang cười sằng sặc ngoài đường). - Thái độ của nhà vua thế nào khi nghe tin đó? (vua phấn khởi ra lệnh dẫn người đó vào) - Học sinh nêu lại nội dung chính của bài. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần và thái độ học tập. - Nhắc HS chuẩn bị bài sau. Tiết 2: Chính tả (nghe - viết) Vương quốc vắng nụ cười I. Mục tiêu : - Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài tập đọc: “Vương quốc vắng nụ cười” (TV4 Tập 2- tr 143). - Tiếp tục luyện một số bài tập về âm-vần. - Rèn kỹ năng viết đúng, viết đẹp cho HS. - Bài tập cần làm: Bài tập 3 mục 3 sách ôn hè tr 87. II. Đồ dùng dạy học Vở ghi, sách ôn tập hè. III.Các hoạt động dạy – học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn học sinh nghe viết - GV đọc đoạn văn cần viết chính tả trong bài “Vương quốc vắng nụ cười” – TV4 Tập 2 trang 132. Cả lớp theo dõi SGK. - HS đọc thầm đoạn văn. - GV hỏi về nội dung của đoạn viết. - HS trả lời câu hỏi: Tìm những chi tiết cho thấy cuộc sống ở vương quốc nọ rất buồn. HS đọc thầm lại đoạn văn. GV nhắc các em chú ý đến các từ khó viết: rầu rĩ, lạo xạo, sỏi, gió,... HS gấp sách giáo khoa, GV đọc cho HS viết bài. GV đọc lại cho HS soát lỗi. - GV nhận xét, chữa bài cho HS: Kiểm tra 5 – 7 bài nhận xét và chữa những lỗi phổ biến trong bài viết của học sinh. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả Bài tập: HS đọc bài nêu yêu cầu. - GV nhắc HS dựa vào tiếng có sẵn tìm tiếng thích hợp có âm đầu l/n hoặc ươn/ương; uôn/uông; ât/âc; an/ang để điền vào chỗ chấm. - Học sinh làm bài cá nhân rồi báo cáo kết quả. GV hướng dẫn cả lớp nhận xét. GV chốt kết quả đúng: - la đà, la liếm, la cà, cành la, quả na, na ná giống, na mô, - lạc quan, lạc hậu, lạc đường, lỗi lạc, lưu lạc, thịt nạc, nục nạc, mặt nạc, ... - lai giống, con lai, lợn lai; nai nưng, nai nịt, hươu nai, .. - lăng mạ, lăng nhục, lăng nhăng, xâm lăng; năng lực, chức năng, tài năng, nói năng. - vươn lên, vươn mình; vương hầu, vương vấn, vương vãi, vương quốc, ... - tất bật, tất tả, tất yếu, tất tưởi; tấc đất, tấc lòng, tấc lưỡi, tấc thước. - làn điệu, làn gió, cái làn, làn sóng; nghèo nàn, nồng nàn, phàn nàn. - làng mạc, làng xóm, làng nước, lỡ làng; nàng dâu, nàng tiên, cô nàng. - buồn phiền, buồn rầu, buồn bã; buồng tối, buồng trứng. - HS nối tiếp nhau đọc lại bài sau khi đã điền đủ. 4. Củng cố dặn dò : Nhận xét giờ học hướng dẫn chuẩn bị bài sau. Tiết 3: Toán ôn tập 4 phép tính với phân số – luyện đề số 5 I. Mục tiêu - Giúp HS ôn tập, củng cố kĩ năng thực hiện các phép cộng, trừ, nhân, chia phân số. - Vận dụng giải một số bài tập có liên quan. II. Đồ dùng dạy học Bảng phụ, vở viết. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu tiêu, yêu cầu của tiết học. 2. Luyện tập. GV hướng dẫn học sinh làm các bài tập sau: Bài 1: Tính: ; ; ; - HS đọc yêu cầu của bài. - Cả lớp làm bài vào vở. - GV nhận xét, chữa bài: HS nêu cách làm. Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất. a) b) - HS đọc yêu cầu của bài. - Cả lớp làm bài vào vở. - GV nhận xét, chữa bài: HS nêu cách tính nhanh. Bài 3: Tìm x. a) 3 + x = b) c) x : - HS đọc yêu cầu của bài. - Tự làm bài vào vở. - GV nhận xét, chữa bài. *Củng cố cách tìm thành phần chưa biết. + Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào? + Nêu cách tìm thừa số chưa biết? + Muốn tìm số bị chia ta làm thế nào? Bài 4: HS đọc đầu bài. - Hướng dẫn HS phân tích bài và giải, nêu dạng toán. + Bài toán cho biết gì? (sử dụng diện tích trồng cây xanh; diên tích là hồ nước; diện tích còn lại làm đường đi) + Bài toán hỏi gì? (diện tích làm đường đi chiếm bao nhiêu phần diện tích công viên) 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. Chữa bài: Diện tích trồng cây xanh và hồ nước là: + = Diện tích làm đường đi là: 1 - = + Bài toán thuộc dạng toán gì? HS nêu lại cách làm. *Thời gian còn lại cho HS tự luyện đề số 5 (sách ôn hè – tr 47) sau đó GV nhận xét, đánh giá và chữa chung. 3. Củng cố, dặn dò Nhận xét giờ học và dặn dò HS. Tiết 4: Toán ôn dạng toán tìm số trung bình cộng luyện đề số 6 I. Mục tiêu - Giúp HS ôn tập, củng cố kiến thức và rèn kĩ năng tìm số trung bình cộng và giải toán có lời văn về tìm số trung bình cộng. - Vận dụng làm một số bài tập có liên quan. II. Đồ dùng dạy học Bảng phụ, vở viết của HS. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn ôn tập. Bài 1: Tìm trung bình cộng của các số sau: a) 3120; 2456; 2005. b) 5729; 4102; 2004; 2005; 3460. - HS nêu yêu cầu của bài. - Một HS lên bảng làm bài, dưới lớp làm vào vở. - Lớp và GV nhận xét chốt kết quả đúng. - HS chữa bài vào vở. (3120 + 2456 + 2005) : 3 = .... b, (5729 + 4102 + 2004 + 2005 + 3460) : 5 = .... GV củng cố cách tìm số TB cộng của 3 số; 5 số và cách trình bày bài làm. Bài 2: Một cửa hàng ngày đầu bán được 452kg đường, ngày thứ hai bán nhiều hơn ngày đầu 40kg. Hỏi trung bình mỗi ngày cửa hàng đó bán được bao nhiêu kilôgam đường? - HS đọc đề bài toán. - GV hướng dẫn HS phân tích bài và làm. + Bài toán cho biết gì? (ngày đầu bán được 452kg đường, ngày thứ hai bán nhiều hơn ngày đầu 40kg) + Bài toán hỏi gì? (trung bình mỗi ngày cửa hàng đó bán được bao nhiêu kilôgam đường?) + Bài toán thuộc dạng toán nào? - HS thảo luận nhóm và nêu các bước giải. - 1 HS lên bảng chữa bài, cả lớp nhận xét và bổ sung. - GV nhận xét và chữa bài. *Chốt: Cách giải toán có lời văn về tìm số TB cộng. Bài 3: Trong đợt vận động giúp học sinh nghèo vượt khó, lớp 4A góp được 120000 đồng, lớp 4B góp được số tiền bằng lớp 4A. Lớp 4C góp được số tiền lớn hơn lớp 4B là 20000 đồng. Hỏi trung bình mỗi lớp góp đựơc bao nhiêu tiền? - HS đọc đề bài toán. - GV hướng dẫn HS phân tích bài và làm. + Bài toán cho biết gì? (lớp 4A góp được 120000 đồng, lớp 4B góp được số tiền bằng lớp 4A. Lớp 4C góp được số tiền lớn hơn lớp 4B là 20000 đồng) + Bài toán hỏi gì? (trung bình mỗi lớp ... tiền?) + Bài toán thuộc dạng toán nào? - HS thảo luận nhóm và nêu các bước giải. - 1 HS lên bảng chữa bài, cả lớp nhận xét và bổ sung. - GV nhận xét và chữa bài. - Củng cố dạng toán tìm số TB cộng. *Thời gian còn lại cho HS tự luyện đề số 6 (sách ôn hè – tr 49) sau đó GV nhận xét, đánh giá và chữa chung. 3. Củng cố, dặn dò GV nhận xét giờ học và dặn dò HS. Thứ tư ngày 10 tháng 8 năm 2016 Tiết 1: Toán ôn tập về tìm hai số khi biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ số của hai số I. Mục tiêu - Giúp HS ôn tập, củng cố kiến thức và rèn kỹ năng giải toán về tìm 2 số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của 2 số. - Vận dụng giải một số bài tập có liên quan. II. Đồ dùng dạy học Bảng phụ, vở viết. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu tiêu, yêu cầu của tiết học. 2. Luyện tập. GV hướng dẫn học sinh làm các bài tập sau: Bài 1: a) Tổng của hai số là 90. Số thứ nhất bằng số thứ hai. Tìm hai số đó? b) Hiệu của hai số là 33. Số thứ nhất bằng số thứ hai. Tìm hai số đó? - HS đọc yêu cầu của bài. - Cả lớp làm bài vào vở. - GV nhận xét, chữa bài: HS nêu cách làm. * Củng cố dạng toán tổng – tỉ và hiệu – tỉ. Bài 2: Trong vườn có 64 cây cam và chanh. Số cây cam bằng số cây chanh. Tính số cây mỗi loại trong vườn. - HS đọc đầu bài. + Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? + Bài toán thuộc dạng toán gì? (tìm hai số khi biết tổng và tỷ của hai số đó) - HS nêu cách làm và làm bài vào vở. - GV nhận xét, chữa bài. Bài 3: Một sân vận động hình chữ nhật có chu vi là 400m, chiều dài bằng chiều rộng. Tính diện tích của sân vận động đó. - HS đọc đầu bài. + Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? + Bài toán thuộc dạng toán gì? (tìm hai số khi biết tổng và tỷ của hai số đó) - HS nêu cách làm và làm bài vào vở. - GV nhận xét, chữa bài. * Củng cố cách tính diện tích hình chữ nhật. Bài 4: Người ta trồng ngô trên thửa ruộng hình chữ nhật có chiều rộng 60m, chiều dài bằng chiều rộng. a) Tính diện tích thửa ruộng hình chữ nhật đó. b) Biết rằng, trung bình cứ 100m2 thu hoạch được 30kg ngô. Hỏi trên cả thửa ruộng đó thu hoạch được bao nhiêu kg ngô? - HS đọc yêu cầu của bài. - Cả lớp làm bài vào vở. - GV nhận xét, chữa bài. *Thời gian còn lại cho HS tự luyện đề số 7 (sách ôn hè – tr 51) sau đó GV nhận xét, đánh giá và chữa chung. 3. Củng cố, dặn dò Nhận xét giờ học và dặn dò HS. Tiết 2: Toán ôn tập về giải toán I. Mục tiêu - Giúp HS ôn tập củng cố kĩ năng giải toán có lời văn dạng tìm số trung bình cộng và tìm 2 số khi biết tổng-hiệu của hai số đó. - HS biết cách làm một số bài tập có liên quan. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, SGK Toán 4 (tr175); vở viết. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 1: HS nêu yêu cầu. Tìm số trung bình cộng của các số sau: a, 137; 248; 395 b, 348; 219; 560; 725 - Một HS lên bảng làm bài, dưới lớp làm vào vở. - Lớp và GV nhận xét chốt kết quả đúng. - HS chữa bài vào vở. (137 + 248 + 395) : 3 = 260 (348 + 219 + 560 + 725) : 4 = 463 *Củng cố: Nêu lại cách tìm số trung bình cộng của 3 số, 4 số. Bài 2: HS đọc bài toán. (Bài 2 trang 175 – Toán 4) - GV hướng dẫn HS phân tích bài và làm. + Bài toán cho biết gì? (Trong 5 năm dân số tăng lần lượt là: 158 người, 147 người, 132 người, 103 người, 95 người) + Bài toán yêu cầu gì? (Trung bình số dân tăng hằng năm...) + Bài toán thuộc dạng toán gì? (Tìm số TBC) - HS làm bài vào vở. - 1HS lên bảng chữa bài, cả lớp nhận xét chung. Bài giải Số người tăng trong 5 năm là 158 + 147 + 132 + 103 + 95 = 635(người) Số người tăng trung bình hằng năm là 635 : 5 = 127(người) Đáp số: 127 người Bài 3: HS đọc bài toán và cho biết: + Bài toán cho biết gì? (TBC của 2 số là 135, số lớn hơn số bé 63.) + Bài toán yêu cầu gì? (Tìm hai số) - GV hướng dẫn HS phân tích bài và làm. - 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở. - GV nhận xét, chữa bài: Số bé là: (135 – 63) : 2 = 36 Số lớn là: 36 + 63 = 99 + Bài toán thuộc dạng toán gì? (Tổng – hiệu) - HS nêu lại các bước giải của bài toán Tổng – hiệu. Bài 4: HS đọc bài toán và cho biết: (Bài 2 trang 175 – Toán 4) + Bài toán cho biết gì? (hai đội trồng được 1375 cây, đội 1 trồng nhiều hơn đội 2 là 285 cây) + Bài toán yêu cầu gì? (Mỗi đội trồng ... cây?) GV hướng dẫn HS phân tích bài và làm. 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp nhận xét, chữa bài. GV chốt lại kiến thức. *Thời gian còn lại cho HS tự luyện đề số 8 (sách ôn hè – tr 53) sau đó GV nhận xét, đánh giá và chữa chung. 3. Củng cố dặn dò GV nhận xét giờ học và dặn dò HS. Tiết 3: Tiếng Việt ôn văn miêu tả I. Mục tiêu. - Ôn tập củng cố cách viết bài văn miêu tả cây cối, bài văn viết thư. - HS biết chọn tả được một loại cây mà em thích. - Câu văn rõ ràng, mạch lạc, lời văn chân thật, hồn nhiên. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, vở viết. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập - GV treo bảng phụ chép sẵn đề bài lên bảng. - HS đọc yêu cầu của bài. + Bài yêu cầu gì? (chọn tả một cây mà em yêu thích) - HS nêu tên các cây định tả. - GV hướng dẫn HS quan sát và chọn một cây để tả. HS nêu cây mình chọn. - HS nêu lại cấu tạo của bài văn miêu tả cây cố: gồm 3 phần: + Mở bài: Tả hoặc giới thiệu bao quát về cây. + Thân bài: Tả từng bộ phận của cây hoặc từng thời kì phát triển của cây. + Kết bài: Có thể nêu ích lợi của cây, ấn tượng đặc biệt hoặc tình cảm của người tả với cây. - GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở sau đó gọi HS đọc bài làm, cả lớp nghe và nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét từng bài. - Đọc bài trước lớp: Ví dụ: Trước cửa lớp em có một cây phượng. Thân cây rất lớn hai tay em ôm mới xuể. Cứ đến hè hoa phượng nở từng chùm đỏ thắm trên cây. Bông hoa đỏ rực điểm vài cánh pha màu trắng, nhị hoa màu đỏ, đầu nhị mang một túi phấn vàng. Tán lá phượng xoè rộng như một cái ô lớn che nắng cho chúng em. Dù trưa hè chói chang đến đâu cũng không giọt nắng nào lọt qua được tán lá dày đặc của nó. Cây phượng tràn đầy tiếng ve ca hát và đỏ rực màu hoa thắm. Hết mùa hoa phượng cũng là lúc chấm dứt những ngày hè tưng bừng rộn rã, phượng lại đứng im lìm như đang chờ đợi mùa hè sau. 3. Củng cố dặn dò GV nhận xét giờ học và dặn dò HS. Tiết 4: Tiếng Việt ôn tập về chủ ngữ - vị ngữ trong câu kể I. Mục tiêu. - Ôn tập củng cố cho HS nắm vững chủ ngữ, vị ngữ trong 3 kiểu câu kể đã học. - Vận dụng làm một số bài tập có liên quan. II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ, vở viết của HS. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn HS ôn tập. GV treo bảng phụ, hướng dẫn HS làm bài. * Nhắc lại kiến thức: Gọi HS nêu: - Chủ ngữ là gì? Chủ ngữ thường do từ loại nào tạo thành? - Vị ngữ là gì? Vị ngữ thường do từ loại nào tạo thành? - HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. GV kết luận. * Hướng dẫn HS ôn tập: - HS làm các bài tập sau: Bài tập 1: - 2 học sinh nối tiếp nhau đọc nội dung bài tập 1. Tìm 3 kiểu câu kể (Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?) trong đoạn văn sau. Dùng gạch chéo tách chủ ngữ, vị ngữ trong từng câu kể tìm được. Chích bông là một con chim xinh đẹp trong thế giới loài chim. Hai chân xinh xinh bằng hai chiếc tăm. Hai chiếc cánh nhỏ xíu mà xoải nhanh vun vút. Cặp mỏ chích bông tí tẹo bằng hai mảnh vỏ trấu chắp lại. Chích bông gắp sấu trên lá nhanh thoăn thoắt. Nó moi những con sâu độc ác nằm bí mật trong thân cây vừng mảnh dẻ, ốm yếu. Chích bông là bạn của trẻ em và là bạn của bà con nông dân. - Học sinh làm việc vào vở. - Một HS làm trên bảng. - Lớp và GV nhận xét chữa bài. Bài tập 2: Học sinh đọc yêu cầu của bài. Gạch chéo (//) giữa bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ trong các câu sau: a, Các chị học sinh trung học với tà áo dài duyên dáng đang dảo bước tới trường. b, Đêm ấy, quanh đống lửa, các cụ già vừa uống rượu vừa trò chuyện vui vẻ. c, Thấy bà cụ già ngồi đấm lưng, E-đi-xơn dừng lại hỏi thăm cụ. - GV hướng dẫn HS làm bài. - HS làm bài, sau đó đổi chéo vở kiểm tra cho nhau. - GV nhận xét chốt kết quả. Bài tập 3: Học sinh đọc yêu cầu của bài. Gạch dưới vị ngữ trong câu kể Ai thế nào trong đoạn văn sau: Đi khỏi dốc đê, lối rẽ vào làng, tự nhiên Minh cảm thấy rất khoan khoái dễ chịu. Minh dừng lại hít một hơi dài. Hương sen thơm mát từ cánh đồng đưa lên làm dịu hẳn cái nóng ngột ngạt của trưa hè. - Học sinh làm bài vào vở. - Lớp và GV nhận xét chữa bài. Bài 4: HS đọc yêu cầu của bài. Đặt 3 câu kể theo 3 kiểu Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì? - HS tự làm bài, sau đó đọc bài làm của mình. GV chữa chung. 3. Củng cố dặn dò Nhận xét giờ học và dặn dò HS. Thứ sáu ngày 12 tháng 8 năm 2016 Tiết 1: Toán ôn tập tổng hợp- luyện đề số 9 I. Mục tiêu - Tiếp tục ôn tập củng cố cho học sinh về phép cộng, trừ, nhân chia phân số. - Củng cố và rèn kĩ năng chuyển đổi các số đo khối lượng, độ dài, diện tích, quan hệ giữa các đơn vị đo. Giải toán có lời văn liên quan đến đơn vị đo khối lượng. - Vận dụng làm một số bài tập có liên quan. II. Đồ dùng dạy học: Sách ôn tập hè, vở viết. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 3kg 125g = ....g; 2km 50m = ....m; dm = ... cm; 3 giờ 17 phút = ......phút - HS đọc yêu cầu của bài. - Cả lớp làm bài vào vở. - GV nhận xét, chữa bài, chốt cách chuyển đổi các số đo. Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài. - 2 HS lên bảng làm, dưới lớp làm vào vở. - Chữa bài. a) (x + ) x 4 = b) ( - x) : (x + ) = : 4 ( - x) = 3 x (x + ) = (TSHCB) ( - x) = (TST) x = - x = - x = x = - HS nêu lại cách tìm thành phần chưa biết của phép tính. Bài 3: Một cửa hàng có hai tấn đường, ngày đầu bán được 400kg. Ngày hôm sau bán được số đường bằng số đường bán được trong ngày đầu. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu kg đường? - HS đọc đầu bài. - Hướng dẫn HS phân tích bài và giải. + Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. - GV nhận xét, chữa bài. *Thời gian còn lại cho HS tự luyện đề số 9 (sách ôn hè – tr 55) sau đó GV nhận xét, đánh giá và chữa chung. 3. Củng cố, dặn dò Nhận xét giờ học và dặn dò HS. Tiết 2: Tiếng Việt ôn bài luyện tập số 5 luyện Đọc hiểu – luyện chính tả I. Mục tiêu - Hướng dẫn HS đọc và trả lời câu hỏi trong bài: Nho (tài liệu ôn hè trang 52). - Hiểu nội dung: Biết được tác dụng của nho và ý nghĩa của việc trồng nho. - Rèn kĩ năng viết chính xác, trình bày đúng bài thơ Đàn mưa con. - Làm đúng bài tập phân biệt tiếng có âm đầu dễ lẫn r, d/gi hay l/n (tr54) II. Đồ dùng dạy học: Tài liệu ôn hè. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài đọc: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn luyện đọc. BT1: HS nêu yêu cầu của bài. a) GV đọc mẫu toàn bài một lượt. HS nghe. b) GV hướng dẫn luyện đọc. - 1 HS đọc bài: Nho. - Cả lớp đọc thầm bài. - GV nhắc HS nghỉ hơi sau dấu câu, cụm từ, thể hiện được giọng đọc phù hợp với bài văn miêu tả. - HS tiếp nối nhau đọc lại bài. - GV và lớp theo dõi nhận xét. - Hỏi: Cây nho có đặc điểm gì? - HS trả lời, GV nhận xét bổ sung. - Hỏi: Người trồng nho cần biết điêu gì về cây nho và kĩ thuật trồng nho? - HS trả lời, GV nhận xét bổ sung. - Hỏi tiếp: Theo em, vì sao nho được trồng nhiều ở Việt Nam và các nước trên thế giới? - Gọi nhiều HS trả lời. GV nhận xét, bổ sung. - HS chữa bài vào vở ôn hè. * Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả (tr54) BT2: HS đọc yêu cầu. - GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở sau đó chữa bài. a, Thứ tự cần điền là: ra vo gạo; bánh rán; hàng rong, rang; giá cả; keo dán; giong buồm; dang tay; giá đỗ; con gián; dong dỏng cao; giang sơn. b, lên, nước, lung linh, nặng, nụ cười. - HS nối tiếp nhau đọc lại bài sau khi đã điền đủ. - GV nhận xét, tuyên dương. 4. Củng cố, dặn dò Nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau. Tiết 3 + 4: Tiếng Anh GV chuyên dạy ký duyệt: ................................................................. ................................................................. ................................................................. ................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGAHE TUAN 5.doc
Tài liệu liên quan