I. MỤC TIÊU
- Nêu được một số từ ngữ về chủ điểm Sáng tạo trong các bài tập đọc, chính tả đã học.
- Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu.
- Biết dùng dấu chấm, dấu chấm hỏi trong bài tập 3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: SBTTV
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học.
2. Hướng dẫn bài học
Bài 1:
- Học sinh đọc yêu cầu của bài, cả lớp theo dõi trong SGK
- Học sinh làm việc theo cặp, các em viết câu trả lời ra giấy nháp
- Học sinh lên bảng làm bài
- Giáo viên nhận xét và chốt lời giải đúng
14 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 698 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 - Năm học 2012 - 2013 - Tuần 22, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22
Thứ hai ngày 18 tháng 2 năm 2013
Tiết 1: Chào cờ
Tiết 2-3: Tập đọc - Kể chuyện
Nhà bác học và bà cụ
I. Mục tiêu
* Tập đọc:
- Đọc đúng các từ ngữ: Ê-đi-xơn, nổi tiếng, khắp nơi, loé lên, nảy ra,...
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời của các nhân vật.
- Hiểu nghĩa của các từ khó được chú giải ở bài: nhà bác học, cười móm mém.
- Hiểu nội dung của câu chuyện: Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người.
* Kể chuyện: Bước đầu biết cùng các bạn dựng lại tưng đoạn của câu chuyện theo lối phân vai.
II. Đồ dùng dạy học: SGK, tranh phóng to.
III Hoạt động dạy học
Tiết 1: Tập đọc
A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi học sinh đọc bài Bàn tay cô giáo, GV nhận xét và cho điểm.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học.
2. Luyện đọc
a) GV đọc mẫu toàn bài.
b) GV hướng dẫn luyện đọc - giải nghĩa từ.
* Đọc nối tiếp câu: HS nối tiếp nhau mỗi em đọc một câu.
- Phát hiện từ khó để luyện đọc: Ê-đi-xơn, nổi tiếng, khắp nơi, loé lên, nảy ra,...
- HS đọc câu văn có từ khó đọc vừa luyện. (GV nhắc nhở, sửa lỗi cho HS)
* Đọc từng đoạn trước lớp : GV chia đoạn, HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài:
- Lần1: Đọc nối tiếp đoạn, phát hiện câu văn dài để luyện đọc.
- HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bài: GV nhắc nhở các em nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, cụm từ, phân biệt lời người dẫn chuyện với lời của các nhân vật.
- Lần 2: Đọc nối tiếp đoạn kết hợp giải nghĩa từ mới ở SGK.
- GV giúp HS hiểu nghĩa của các từ được chú giải ở SGK.
- HS tập đặt câu nhanh với từ cười móm mém và nhà bác học.
- Đọc từng đoạn trong nhóm bàn.
* Kiểm tra một số nhóm đọc trước lớp: HS đọc, lớp nhận xét, GV biểu dương.
+ 4 HS tiếp nối đọc 4 đoạn của bài.
+ 1 HS đọc cả bài.
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1.
Tiết 2: tìm hiểu bài - Kể chuyện
3. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài
* Đoạn 1 : Đọc thầm chú thích dưới ảnh Ê-đi-xơn để trả lời câu hỏi :
- Nói những điều em biết về Ê-đi-xơn ?
- Học sinh trả lời, H nhận xét, T nhận xét và bổ sung.
- Câu chuyện giữa Ê-đi-xơn và bà cụ sảy ra vào lúc nào?
* Gọi H đọc đoạn 2 và đoạn 3. cả lớp theo dõi trong sách giáo khoa
- Bà cụ mong muốn điều gì?
- Vì sao bà cụ lại mong có chiếc xe đó ?
- Mong muốn của bà cụ gợi cho Ê-đi-xơn ý nghĩ gì?
(Chế tạo một chiếc xe chạy bằng dòng điện)
* HS đọc thầm đoạn 4 của bài
+ Nhờ đâu mong ước của bà cụ được thực hiện?
( Nhờ óc sáng tạo kì diệu và sự quan tâm đến con người, sự lao động miệt mài của nhà bác học để thực hiện bằng được lời hứa)
+ Theo em, khoa học mang lại lợi ích gì cho con người ?
(Khoa học cải tạo thế giới, cải thiện cuộc sống con người, làm cho con người sống tốt hơn, sung sướng hơn)
* Luyện đọc lại
- Một học sinh giỏi đọc mẫu đoạn 2
- Hai tốp học sinh đọc phân vai.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất.
Kể chuyện
1. Giáo viên giao nhiệm vụ:
Vừa rồi các em đã tập đọc truyện Nhà bác học và bà cụ theo các vai (người dẫn chuyện, Ê-đi-xơn, bà cụ). Bây giờ, các em sẽ không nhìn sách, tập kể lại câu chuyện theo vai
2. Hướng dẫn học sinh kể chuyện theo vai
- GV nhắc học sinh: Nói lời nhân vật mình nhập vai theo trí nhớ. Kết hợp động tác, cử chỉ, điệu bộ.
- Học sinh hình thành nhóm, phân vai
- Từng tốp học sinh ( ba em ) thi dựng lại câu chuyện theo vai
- Bốn học sinh đại diện của 4 nhóm nối tiếp nhau thi kể 4 đoạn của câu chuyện
- Cả lớp và giáo viên nhận xét, bình chọn nhóm kể hay nhất
3. Củng cố, dặn dò.
- GV & HS hệ thống lại nội dung bài học.
- GV nhận xét giờ học và dặn dò HS.
Tiết 4: Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu
Giúp học sinh:
- Củng cố về tên gọi của các tháng trong năm.
- Biết số ngày trong từng tháng, trong một năm.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tờ lịch tháng 1, 2, 3 năm 2004.
- Tờ lịch năm 2005.
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
2. Bài mới
a. Giới thiệu tên gọi của các tháng trong năm.
- Cho HS quan sát tờ lịch năm 2005
+ Một năm có bao nhiêu tháng?
HS nêu, giáo viên ghi bảng
- Cho học sinh nhắc lại
GV: + Trên tờ lịch các tháng thường được viết bằng số, chẳng hạn: (tháng một thì viết là tháng 1 )
+Không nên gọi tên các tháng khác với tên gọi đã nêu trong sách (chẳng hạn tháng một gọi là tháng giêng )
b. Giới thiệu số ngày trong từng tháng: Học sinh quan sát tờ lịch năm 2005 trong SGK để trả lời số ngày trong từng tháng
- Tháng hai năm 2005 có 28 ngày, nhưng có năm tháng hai có 29 ngày
- Gọi học sinh nhắc lại
c. Học sinh thực hành làm bài tập
Bài 1: Cho học sinh tự làm rồi chữa bài
- Khi chữa bài, hỏi học sinh:
+ Tháng hai năm nay có bao nhiêu ngày ?
+ Tháng tư năm nay có bao nhiêu ngày ?
Bài 2 : Cho học sinh quan sát tờ lịch tháng tám năm 2005 .
- GV hướng dẫn học sinh làm chung câu 1
+ Học sinh quan sát từ lịch và trả lời,
GV cho học sinh nêu cách xem lịch
Bài 3: HS đọc YC bài sau đó trả lời
Bài 4: HS đọc kĩ rồi khoanh vào ý đúng ( ý C. Thứ tư)
3. Củng cố, dặn dò
- GV & HS hệ thống lại nội dung bài học.
- GV nhận xét giờ học và dặn dò HS.
Thứ tư ngày 20 tháng 2 năm 2013
Tiết 1: Toán
Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính
I. Mục tiêu
- Có biểu tượng về hình tròn. Biết được tâm, đường kính, bán kính của hình tròn.
- Bước đầu dùng com pa vẽ được hình tròn.
II. Đồ dùng dạy học: SGK
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu hình tròn
GV đưa ra một số mẫu vật thật có dạng hình tròn, giới thiệu: (mặt đồng hồ có dạng hình tròn,... )
- GV giới thiệu một hình tròn vẽ sẵn trên bảng giới thiệu tâm O, bán kính OM, đường kính AB (GV mô tả biểu tượng hình vẽ để học sinh nhận biết.)
GV nêu nhận xét như trong SGK.
2. Giới thiệu com pa và cách vẽ
GV cho học sinh quan sát cái com pa và giới thiệu cấu tạo của com pa. Com pa dùng để vẽ hình tròn.
GV giới thiệu cách vẽ hình tròn tâm O, bán kính 2 cm:
3. Thực hành
Bài 1: Nêu tên các bán kính, đường kính trong mỗi hình tròn.
GV vẽ hình lên bảng như trong SGK.HS nêu yêu cầu của bài.
HS nêu tên các đường kính, bán kính có trong các hình (mỗi học sinh nêu tên một đường kính hoặc một bán kính.)
Bài 2: HS nêu yêu cầu của bài, GV hướng dẫn mẫu :
GV nhận xét, chữa bài và khắc sâu kiến thức cần ghi nhớ.
Bài 3:
Vẽ hình tròn tâm O, bán kính OM, đường kính CD. Học sinh tự vẽ hình.
b) GV hỏi :
Độ dài OC bằng một nửa độ dài đoạn thẳng CD đúng hay sai ? (Đúng vì OC là bán kính còn CD là đường kính của hình tròn tâm O).
4. Củng cố, dặn dò.
- GV & HS hệ thống lại nội dung bài học.
- GV nhận xét giờ học và dặn dò HS.
Tiết 2: Luyện từ &câu
Từ ngữ về sáng tạo
dấu phẩy, dấu chấm, chấm hỏi
I. Mục tiêu
- Nêu được một số từ ngữ về chủ điểm Sáng tạo trong các bài tập đọc, chính tả đã học.
- Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu.
- Biết dùng dấu chấm, dấu chấm hỏi trong bài tập 3.
II. Đồ dùng dạy học: SBTTV
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học.
2. Hướng dẫn bài học
Bài 1:
- Học sinh đọc yêu cầu của bài, cả lớp theo dõi trong SGK
- Học sinh làm việc theo cặp, các em viết câu trả lời ra giấy nháp
- Học sinh lên bảng làm bài
- Giáo viên nhận xét và chốt lời giải đúng
Chỉ trí thức
Chỉ hoạt động của trí thức
Nhà bác học, nhà thông thái, nhà phát minh., tiến sĩ
Nhà phát minh, kĩ sư
Bác sĩ, dược sĩ
Thày giáo, cô giáo
Nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học, phát minh, chế tạo máy móc
Chữa bệnh, chế thuốc chữa bệnh
Dạy học
Bài 2: HS nêu yêu cầu của bài và cả 4 câu văn còn thiếu dấu phẩy.
- Cả lớp đọc thầm, làm bài cá nhân
- GV chữa bài
- Cả lớp làm bài trong vở bài tập
Bài 3: Cả lớp đọc yêu cầu của bài. GV giải nghĩa từ phát minh
+ Một học sinh giải thích yêu cầu của bài
+ Cả lớp đọc thầm lại truyện vui, làm bài cá nhân
- GV cùng học sinh nhận xét và chốt lời giải đúng, sau đó đọc lại kết quả, cả lớp chữa bài vào vở
3. Củng cố, dặn dò
- GV & HS hệ thống lại nội dung bài học.
- GV nhận xét giờ học và dặn dò HS.
Tiết 3: Chính tả (Nghe – viết)
ê-đi-xơn
I. Mục tiêu
- Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức văn xuôi.
- Làm đúng các bài tập về âm, dấu thanh dễ lẫn: tr/ch; dấu hỏi/ dấu ngã và giải câu đố.
II. Đồ dùng dạy học: SBTTV
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học.
2. Hướng dẫn nghe viết
a. Chuẩn bị
*Giáo viên đọc đoạn chuẩn bị viết, 2 học sinh đọc lại, cả lớp theo dõi
* Hướng dẫn học sinh nắm nội dung và cách trình bày bài
- Những chữ nào trong bài được viết hoa
( Những chữ đầu đoạn, đầu câu, tên riêng người nước ngoài Ê-đi-xơn )
- Tên riêng Ê-đi-xơn viết như thế nào
- Học sinh tự tìm những chữ trong đoạn dễ viết sai, ghi nhớ
b. GV đọc cho học sinh viết bài
c. Chấm và chữa bài
3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả
Bài 2a: Học sinh đọc yêu cầu của bài, T hướng dẫn học sinh thực hiện yêu cầu của bài tập theo gợi ý sau:
+ Đọc thầm hai câu đố
+ Quan sát tranh minh hoạ gợi ý giải câu đố
+ Suy nghĩ viết ra giấy nháp lời giải câu đố của mình
- Gọi học sinh lên bảng chữa bài GV nhận xét và chốt ý đúng
- Học sinh chữa bài vào vở theo lời giải đúng :
Lời giải câu đố
Mặt tròn, mặt lại đỏ gay
Ai nhìn cũng phải nhíu mày vì sao
Suốt ngày lơ lửng trên cao
Đêm về đi ngủ, chui vào nơi đâu? ( Là mặt trời)
4. Củng cố, dặn dò
- GV & HS hệ thống lại nội dung bài học.
- GV nhận xét giờ học và dặn dò HS.
Tiết 4: Tiếng Anh
(GV Tiếng Anh dạy)
Thứ năm ngày 21 tháng 2 năm 2013
Tiết 1: Tập đọc
Cái cầu
I. Mục tiêu
- Đọc đúng các từ, tiếng khó có trong bài: xe lửa, bắc cầu, đãi đỗ, Hàm Rồng
- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc các dòng thơ, khổ thơ.
- Hiểu nội dung của bài thơ: Bạn nhỏ rất yêu cha, tự hào về cha nên thấy chiếc cầu do cha làm là đẹp nhất, đáng yêu nhất.
- Học thuộc lòng khổ thơ em thích.
II. Đồ dùng: SGK
III. Hoạt động dạy học
1. KT bài cũ:
Gọi HS đọc 1 đoạn trong bài Nhà bác học và bà cụ, GV nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Luyện đọc
b.1 GV đọc mẫu,
b.2 GV hướng dẫn luyện đọc - giải nghĩa từ,
- Đọc từng câu (nhắc nhở, sửa lỗi cho học sinh)
- Đọc từng đoạn trước lớp,
- HS nối tiếp nhau đọc từng dòng thơ,
- Nhắc nhở HS nghỉ hơi đúng sau dấu câu, cụm từ,
- Giúp HS hiểu nghĩa của các từ được chú giải ở cuối bài,
c. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài
HS đọc thầm bài thơ.
? Người cha trong bài thơ làm nghề gì?
? Cha gửi cho bạn nhỏ ảnh về cái cầu nào, được bắc qua sông nào?
HS đọc khổ thơ 2, 3, 4 trả lời các câu hỏi sau:
+ Từ chiếc cầu cha làm, bạn nhỏ nghĩ đến những gì ?
+ Bạn nhỏ yêu nhất chiếc cầu nào, vì sao ?
- Cả lớp đọc thầm lại bài thơ tìm câu thơ em thích nhất và giải thích vì sao em thích câu thơ đó?
- Bài thơ cho em thấy tình cảm của bạn nhỏ với cha như thế nào?
* Học thuộc lòng bài thơ
d. Củng cố, dặn dò
- GV & HS hệ thống lại nội dung bài học.
- GV nhận xét giờ học và dặn dò HS.
Tiết 2: Toán
vẽ trang trí hình tròn
I. Mục tiêu
Giúp học sinh :
- Giúp học sinh dùng com pa vẽ( theo mẫu) các hình trang trí hình tròn đơn giản.
- Qua đó các em thấy được vẻ đẹp những hình trang trí đó.
II. Đồ dùng dạy học
Com pa, thước kẻ.
III. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
HS vẽ hình tròn tâm O, bán kính 4 cm. Tâm I, đường kính AB dài 4 cm.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung
Bài 1: Vẽ hình theo mẫu
* Bước 1:
GV hướng dẫn để học sinh tự vẽ hình tròn tâm O, bán kính bằng 2 cạnh ô vuông, rồi sau đó ghi các chữ A, B, C, D (như hình vẽ trong SGK)
* Bước 2: Dựa trên hình mẫu, học sinh vẽ hình tròn : (tâm A, bán kính AC; tâm B, bán kính BC) tạo ra hình như hình 2 trên đây.
* Bước 3: Dựa trên hình mẫu, học sinh vẽ tiếp hình tròn : (tâm C, bán kính CA và hình tròn tâm D, bán kính DA).
GV giúp đỡ HS yếu kém.
Bài 2 :
Cho học sinh tô màu vào hình của bài 1.
Yêu cầu học sinh quan sát một số bài tô màu đẹp.
3. Củng cố, dặn dò
- GV & HS hệ thống lại nội dung bài học.
- GV nhận xét giờ học và dặn dò HS.
Tiết 3: Chính tả
Một nhà thông thái
I. Mục tiêu
- Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn Một nhà thông thái
- Làm đúng các bài tập phân biệt và điền vào chỗ trống các âm đầu r/d/gi .
II. Đồ dùng dạy học: SBTTV
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra bài về nhà của học sinh
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Hướng dẫn học sinh nghe viết
GV Đọc 1 lần cho học sinh nghe
HS Một em đọc đoạn văn Một nhà thông thái, cả lớp theo dõi trong SGK
? Trong đoạn văn có những chữ nào viết hoa?
HS tìm và trả lời
Đọc thầm những từ mình dễ mắc lỗi khi viết để ghi nhớ.
c. Học sinh viết bài: GV đọc cho học sinh viết bài
Đọc cho học sinh soát lỗi chính tả
d. Chấm và chữa bài
3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả
Bài 2 ( chọn ý a )
HS đọc yêu cầu của bài
Đọc thầm nội dung, làm bài cá nhân
GV gọi HS lên bảng điền nhanh âm đầu r/d/ gi vào chỗ trống sau đó từng em đọc kết quả .
- Cả lớp và GV nhận xét về chính tả, phát âm, chốt lời giải đúng
- Cả lớp sửa vào vở theo lời giải đúng
Lời giải: Ra-đi-ô, dược sĩ, giây
- Gọi một số học sinh đọc các từ mà các em vừa điền đúng trên bảng
Bài 3( a):Nhắc các em chú ý
- Từ ngữ cần tìm phải là từ chỉ hoạt động.
- HS làm bài cá nhân
- Học sinh đọc các từ mình vừa tìm được
GV nhận xét và sửa cho học sinh nếu cần
4. Củng cố, dặn dò
- GV & HS hệ thống lại nội dung bài học.
- GV nhận xét giờ học và dặn dò HS.
Tiết 4: Thể dục
(GV chuyên dạy)
Thứ sáu ngày 22 tháng 2 năm 2013
Tiết 1: Toán
Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số
I. Mục tiêu
Giúp học sinh
- Thực hiện phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số
- Vận dụng để làm tính và giải toán
II. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn bài mới
a, Hướng dẫn trường hợp nhân không nhớ
- GV giới thiệu phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ sốvà viết lên bảng: 1034 x 2 = ?
HS Nêu cách thực hiện phép nhân
+ Đặt tính 1034
x 2
+ Tính ( nhân lần lượt từ phải sang trái ) 1034
x 2
2068
- Viết phép nhân và tính kết quả theo hàng ngang: 1034 x 2 = 2068
b. Hướng dẫn trường hợp nhân có nhớ một lần
- Cách tiến hành tương tự như trên
- GV lưu ý học sinh:
+ Lượt nhân nào có kết quả lớn hơn hoặc bằng 10 thì phần nhớ được cộng sang kết quả của phép nhân hàng tiếp theo
+ Nhân rồi mới cộng với phần nhớ ở hàng liền trước ( nếu có )
c. Hướng dẫn học sinh thực hành
Bài 1: Học sinh tự làm bài rồi chữa bài
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng
- Học sinh chữa bài vào vở theo kết quả đúng
Bài 2: - Cho học sinh đặt tính, tính rồi chữa bài.
- H nhận xét nêu lại cách tính
Bài 3: Cho học sinh đọc thầm bài toán rồi giải
3. Củng cố, dặn dò
- GV & HS hệ thống lại nội dung bài học.
- GV nhận xét giờ học và dặn dò HS.
Tiết 2: Tập viết
ôn chữ hoa P
I. Mục tiêu
Củng cố cách viết chữ hoa P thông qua bài tập ứng dụng.
Viết tên riêng Phan Bội Châu bằng cỡ chữ nhỏ.
Viết câu ứng dụng.
II. Đồ dùng dạy học: Bộ mẫu chữ hoa.
III. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ.
GV kiểm tra bài tập ở nhà. GV nhận xét cho điểm.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn học sinh viết trên bảng con.
a) Luyện viết chữ hoa.
HS tìm các chữ hoa có trong bài : P, B, C, G, ...
GV viết mẫu và nhắc lại cách viết chữ : P, B, C, G.
HS luyện viết trên bảng con chữ : P, B, C, G.
b) Luyện viết từ ứng dụng.
HS đọc từ ứng dụng.
GV giới thiệu tên riêng : Phan Bội Châu (1867- 1940) là nhà cách mạng vĩ đại đầu thế kỉ XX của nước Việt Nam. Ngoài hoạt động cách mạng, ông còn viết nhiều tác phẩm văn thơ yêu nước.
GV yêu cầu HS quan sát và GV hướng dẫn mẫu từ ứng dụng.
HS tập viết trên bảng con.
c) HS đọc câu tục ngữ.
Giúp HS hiểu nội dung câu ca dao :
HS nêu cách viết chữ : Phá, Bắc. Sau đó luyện viết các chữ đó.
Hướng dẫn HS viết câu ứng dụng.
3. Hướng dẫn học sinh viết vào vở
GV nêu yêu cầu. GV bao quát chung, giúp đỡ HS yếu kém.
4. Chấm và chữa bài
5. Củng cố, dặn dò
GV và HS hệ thống lại bài nêu cách viết một số chữ cơ bản.
Nhận xét giờ học.
Tiết 3: Tập làm văn
Nói về người lao động trí óc
I. Mục tiêu
- Rèn kĩ năng nói: Kể được một vài điều về người lao động trí óc mà em biết.
- Rèn kĩ năng viết: Viết được những điều em vừa kể thành một đoạn văn, diễn đạt rõ ràng.
II. Đồ dùng dạy học: SGK
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài tập 1:
Học sinh đọc yêu cầu của bài, các gợi ý.
một học sinh kể tên một số nghề lao động trí óc.
GV Các em nên kể về những người lao động trí óc gần gũi với các em như :
Người ấy tên là gì, làm nghề gì, ở đâu, quan hệ với em như thế nào ?
Công việc hàng ngày của người ấy là gì ?
Người đó làm việc ra sao ?
Công việc ấy quan trọng và cần thiết với mọi người như thế nào ?
Em có thích làm công việc như người ấy không?
HS Làm việc cá nhân.
Từng học sinh kể trước lớp, học sinh nhận xét, GV nhận xét và bổ sung.
GV cùng cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm kể tốt.
Bài tập 2
GV đọc yêu cầu của bài nhắc HS viết vào vở những câu mình vừa kể.
HS cả lớp mở vở bài tập Tiếng Việt để làm bài cá nhân.
Một số em nối tiếp nhau đọc bài viết.
GV cùng cả lớp nhận xét, chấm điểm.
3. Củng cố, dặn dò
Học sinh nhắc lại tiến trình của một bản báo cáo.
Nhận xét giờ học.
Tiết 4: Tự nhiên & Xã hội
Rễ cây
I. Mục tiêu
Sau bài học, học sinh biết
- Nêu được đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm .
- Phân loại các rễ cây sưu tầm được .
II. Đồ dùng: SGK
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK
Bước 1: Chia nhóm và hướng dẫn các nhóm thảo luận
- Quan sát hình 1, 2, 3, 4 trang 82 SGK và mô tả đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ và rễ củ
- Quan sát hình 5, 6, 7 trang 83 để mô tả đặc điẻm của rễ củ, rễ phụ
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Chỉ định học sinh lần lượt nêu đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ củ.
- GV kết luận: Đa số cây có một rễ to và dài, xunhg quanh rễ đó đâm ra nhiều rễ con, loại rễ như vậy gọi là rễ cọc. Một số loại cây khác có rễ mọc đều nhau thành chùm, loại rễ như vậy được gọi là rễ chùm. Một số cây khác ngoài rễ chính còn có rễ phụ mọc từ thân hoặc từ cành. Một số cây có rễ phình to tạo thành củ, loại rễ như vậy được gọi là rễ củ
- Học sinh nhắc lại để ghi nhớ kiến thức
Hoạt động 2: Làm việc với vật thật
* Mục tiêu:Biết phân biệt các rễ cây sưu tầm được
* Cách tiến hành:
- Giáo viên phát cho học sinh mỗi nhóm một tờ bìa và băng dính. Nhóm trưởng yêu cầu các bạn dính các rễ cây sưu tầm được theo từng loại và ghi chú ở dưới rễ cây
- Các nhóm giới thiệu bộ sưu tập các loại rễ cây của nhóm mình trước lớp và nhận xét các nhóm nào sưu tầm được nhiều, trình bày đúng, nhanh và đẹp.
3. Củng cố dặn dò
- Nhắc lại các loại rễ cây.
- GV & HS hệ thống lại nội dung bài học.
- GV nhận xét giờ học và dặn dò HS.
BGH Kí duyệt :
.........................................................................
.........................................................................
.........................................................................
.........................................................................
.........................................................................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1 (2).doc