I. MỤC TIÊU
- Nêu được những việc nên và không nên làm để phòng cháy khi đun nấu ở nhà.
- Biết cách xử lí khi xảy ra cháy.
- HS khá, giỏi: Nêu được một số thiệt hại do cháy gây ra.
* Các KNS cần giáo dục trong bài:
+ KN tìm kiếm xử lí thông tin: Phân tích, xử lí thông tin về các vụ cháy.
+ KN làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm của bản thân đối với việc phòng cháy khi đun nấu ở nhà.
+ KN tự bảo vệ: ứng phó nếu có tình huống hoả hoạn (cháy): Tìm kiếm sự giúp đỡ, ứng xử đúng cách.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Các hình trong SGK.
30 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 753 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 3 - Năm học 2013 - 2014 - Tuần 12, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iơ bảng, từng em giải thích lời đố. GV nhận xét chốt lời giải đúng.
a) Trâu, trầu, vỏ trấu b) Hạt cát
GV giới thiệu miếng trầu, vỏ trấu.
Cả lớp nhận xét về chính tả, phát âm, các từ vừa tìm được.
HS chữa bài vào vở.
4. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Thứ ba ngày 26 tháng 11 năm 2013
Tiết 1 (Buổi chiều) Toán
luyện tập
I. Mục tiêu
Biết thực hiện gấp một số lên nhiều lần và vận dụng giải bài toán có lời văn.
II. Đồ dùng dạy học: Vở bài tập toán.
III. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: Chấm bài tập Toán.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: GV yêu cầu HS nhắc lại cách so sánh số lớn gấp mấy lần số bé.
GV đọc từng câu hỏi cho HS trả lời.
Sợi dây 18 m dài gấp sợi dây 6m số lần là: 18 : 6 = 3 (lần)
* Chốt: Củng cố về so sánh số lớn gấp mấy lần số bé.
Bài 2: Cho HS đọc đề bài, tự làm bài và chữa bài:
Bài giải
Số con bò gấp số con trâu một số lần là:
20 : 4 = 5 (lần)
Đáp số: 5 lần
Bài 3: HS đọc đề bài.
Muốn biết cả hai thửa ruộng thu được bao nhiêu ki-lô-gam ta phải biết điều gì? ( phải biết số cà chua thu được ở mỗi thửa ruộng)
Vậy ta đi tìm số cà chua ở thửa thứ hai trước?
HS lên bảng cả lớp làm vào vở bài tập.
Bài giải
Số cà chua thu được ở thửa thứ hai là:
27 x 3 = 81 (kg)
Số cà chua thu được ở cả hai thửa ruộng là:
27 + 81 = 108 (kg)
Đáp số: 108 kg cà chua
Bài 4 : HS đọc yêu cầu của bài.
- HS đọc nội dung cột 1:
Muốn tính số lớn hơn số bé bao nhiêu đơn vị ta làm như thế nào?
Muốn so sánh số lớn gấp mấy lần số bé ta làm như thế nào?
- HS làm bài vào vở. Nêu miệng bài làm của mình.
* Chốt: So sánh hai số hơn kém bao nhiêu đơn vị, gấp kém bao nhiêu lần.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 2 (Buổi chiều): Bồi dưỡng Mĩ thuật
Vẽ tranh: Đề tài trường học
I. Mục tiêu
- Thực hành vẽ tranh đề tài để củng cố, bồi dưỡng năng khiếu mĩ thuật cho HS.
- HS vẽ được một bức tranh về đề tài trường em.
- Giáo dục HS thêm yêu mến trường lớp.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: - Tranh của HS năm trước về đề tài trường học và các đề tài khác.
- Hình gợi ý cách vẽ tranh.
HS : - Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu bài học.
2. Hướng dẫn thực hành vẽ tranh:
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét:
- GV giới thiệu một số tranh về đề tài khác nhau cho HS quan sát và nhận xét:
+ Bố cục tranh thế nào? Trong tranh vẽ những gì? Màu sắc thế nào?
- GV hỏi:
+ Đề tài về trường học có thể vẽ những gì?
(Phong cảnh trường học, giờ ra chơi, nhà, cây, vườn trường, người)
- GV: Các hình ảnh này các con cần sắp xếp cho phù hợp, cân đối, màu sắc hài hòa, có thể vẽ cảnh đi học, lao động của các bạn.
Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ tranh:
- GV gợi ý để học sinh tìm ra nội phù hợp với khả năng của mình rồi vẽ.
- Cho HS nêu lại các bước vẽ tranh:
+ Vẽ khung hình cho mảng chính, mảng phụ.
+ Vẽ phác hình (hướng dẫn học sinh tìm, chọn hình ảnh chính, phụ sao cho cân đối về bố cục và nội dung).
+ Chỉnh, sửa hình cho cân đối.
+ Tô màu theo ý thích.
* Lưu ý HS: Vẽ hình đơn giản, không nên vẽ tham nhiều hình, nhiều chi tiết. Vẽ ít màu, phù hợp với nội dung tranh.
Hoạt động 3: Thực hành:
HS thực hành vẽ, GV bao quát, hướng dẫn những HS còn lúng túng.
Nhắc HS sắp xếp bố cục, gợi ý tìm dáng, hình, động tác cho phù hợp.
HS vẽ màu theo ý thích.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
GV gợi ý HS nhận xét, xếp loại bài vẽ về:
+ Bố cục.
+ Hình vẽ.
- GV tuyên dương những em vẽ đẹp.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 3 (Buổi chiều) Tập đọc
Cảnh đẹp non sông
I. Mục tiêu
- Đọc đúng các từ ngữ: non sông, Kì Lừa, la đà, mịt mù, lóng lánh.
- Biết đọc ngắt nhịp đúng các dòng thơ lục bát, thơ bảy chữ trong bài.
- Bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp và sự giàu có của các vùng miền trên đất nước ta, từ đó thêm tự hào về quê hương đất nước. (trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa; thuộc 2-3 câu ca dao trong bài)
II. Đồ dùng dạy học: SGK, tranh.
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
3 HS tiếp nối kể lại câu chuyện "Nắng phương Nam".
Vì sao các bạn chọn cành mai vàng làm quà Tết cho Vân?
HS trả lời, GV nhận xét, cho điểm.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
2. Luyện đọc
a) GV đọc mẫu bài thơ.
b) Hướng dẫn luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
HS đọc hai dòng thơ.
Đọc từng khổ thơ trước lớp.
+ HS nối tiếp nhau đọc 6 câu ca dao.
- GV giúp HS nắm được các địa danh trong bài?
+ Thế nào là: Tô Thị, Lạng Sơn, Trấn Vũ?
- Đọc từng khổ thơ trong nhóm.
- Cả lớp đọc ĐT toàn bài.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
Đọc thầm cả bài, trả lời câu hỏi:
+ Mỗi câu ca dao nói đến một vùng? Đó là vùng nào? (Lạng Sơn)
+ GV bổ sung: 6 câu ca dao trên nói về cảnh đẹp đất nước của 3 miền Bắc, Trung, Nam.
+ Mỗi vùng có cảnh gì đẹp?
- HS nêu cảnh đẹp của từng vùng dựa vào từng câu ca dao.
+ Theo em ai giữ gìn tô điểm cho non sông đất nước, ngày càng đẹp hơn?
(Cha ông ta từ bao đời nay đã giữ gìn và tô điểm cho non sông ta thêm tươi đẹp)
* GV chốt: Bức tranh quê hương ở 3 miền Bắc- Trung - Nam đẹp và giàu có giúp ta càng thêm tự hào về quê hương , đất nước.
* Đọc thầm cả bài thơ:
- Nội dung chính của bài thơ là gì?
4. Học thuộc lòng bài th:ơ
GV hướng dẫn HS học thuộc 6 câu ca dao.
HS thi đọc thuộc lòng 6 câu ca dao.
5. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Thứ tư ngày 27 tháng 11 năm 2013
Tiết 1 (Buổi sáng) Toán
Bảng chia 8
I. Mục tiêu
- HS dựa vào bảng nhân 8 để lập bảng chia 8 và học thuộc.
- Bước đầu thuộc bảng chia 8 và vận dụng được trong giải toán (có 1 phép chia 8).
II. Đồ dùng dạy học: Vở bài tập Toán, Các tấm bài có 8 chấm tròn.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ: HS đọc lại bảng nhân 8.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn HS lập bảng chia 8:
a. Cho HS lấy 1 tấm bìa có 8 chấm tròn.
+ 8 lấy 1 lần bằng mấy?
+ 8 chấm tròn chia đều vào các nhóm, mỗi nhóm có 8 chấm tròn thì được mấy nhóm?
+ HS quan sát và đọc lại 2 phép tính trên bảng.
b. HS lấy 2 tấm bìa, mỗi tấm có 8 chấm tròn.
- GV và HS thao tác như trên ta có 2 phép tính:
8 x 2 = 16, suy ra 16 : 8 = 2
HS đọc lại các phép tính vừa lập được.
- GV gắn trực quan và hỏi :
+ Một tấm bìa có 8 chấm tròn. Hỏi 3 tấm bìa như vậy có tất cả bao nhiêu châm tròn?
+ Em làm như thế nào?
- Dựa vào phép nhân 8 x 3 = 24 , HS viết và tìm kết quả 2 phép chia tương ứng.
- HS nêu phép chia 24 : 3 = 8
- HS đọc 2 phép tính trên và nhận xét mối quan hệ giữa hai phép tính?
- Vậy để tìm kết quả phép chia 8 em dựa vào đâu? (HS dựa vào bảng nhân 8)
c. Tương tự như trên GV hướng dẫn HS lập các phép tính tiếp theo.
- HS dựa vào bảng nhân 8 tự lập các phép chia 8 còn lại vào vở.
- HS nêu nhận xét các cột trong bảng chia 8.
d. HS học thuộc bảng chia 8.
3. Thực hành:
Bài 1: HS đọc đề bài, tính nhẩm rồi chữa bài (Yêu cầu HS trả lời miệng).
- Củng cố bảng chia.
Bài 2: Học sinh đọc yêu cầu của bài, HS làm rồi chữa bài.
Bài 3: HS đọc bài toán.
Tóm tắt và giải bài toán.
GV nhận xét và chữa bài.
Bài giải
Chiều dài của mỗi mảnh vải là:
32 : 8 = 4( mảnh)
Đáp số: 4 mảnh vải
Bài 4 : Yêu cầu HS đọc bài toán.
- Tóm tắt và giải bài toán.
Chú ý: Giúp HS nhận biết và ghi đúng tên đơn vị ở kết quả của phép chia trong giải bài tập 3, 4.
* HS quan sát bài tập 3 và 4 và nêu nhận xét về cách làm và tên đơn vị.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 2 (Buổi sáng) Tự nhiên và Xã hội
Một số hoạt động ở trường
I. Mục tiêu
- Nêu được các hoạt động chủ yếu của học sinh khi ở trường như hoạt động học tập, vui chơi, văn nghệ, thể dục thể thao, lao động vệ sinh, tham quan ngoại khoá.
- Nêu được trách nhiệm của học sinh khi tham gia các hoạt động đó.
- Tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức.
- Các KNS được giáo dục trong bài:
+ KN hợp tác: Hợp tác trong nhóm, lớp để chia sẻ, đưa ra các cách giúp đỡ các bạn học kém.
+ KN giao tiếp: Bày tỏ suy nghĩ, cảm thông, chia xẻ với người khác.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh trong SGK.
III. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Kể một số vật dễ cháy khi đun nấu.
- Khi đun nấu con và người lớn cần chú ý gì để phòng cháy?
- HS trả lời, GV nhận xét, tuyên dương.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn bài mới
* Hoạt động 1: quan sát tranh.
Bước 1: GV hướng dẫn học sinh quan sát tranh hình 48, 49 SGK.
Bước 2: Một số cặp học sinh lên hỏi và trả lời câu hỏi trước lớp.
Ví dụ:
+ Bạn cho mình biết hình 1 thể hiện hoạt động gì?
+ Hoạt động này diễn ra ở đâu?
+ Bạn có nhận xét gì về thái độ và ý thức kỷ luật của các bạn trong hình?
- GV kết luận: Hoạt động ngoài giờ lên lớp của học sinh tiểu học bao gồm: vui chơi giải trí, văn nghệ, thể thao, làm vệ sinh,
* Hoạt động 2: thảo luận theo nhóm.
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ: (cho học sinh hoạt động theo nhóm bàn)
- Học sinh hoạt động trong nhóm để hoàn thành bảng sau:
STT
Tên hoạt động
Lợi ích của hoạt động
Em phải làm gì để hoạt độngđó đạt kết quả cao?
1
2
3
4
- Đại diện của các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- GV giớ thiệu một số hoat động ngoài giờ lên lớp mà học sinh chưa biết hoặc nêu còn thiếu.
- GV kết luận: SGV.
3. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau
Tiết 3 (Buổi sáng) Luyện từ và câu
ôn từ chỉ hoạt động, trạng thái. so sánh
I. Mục tiêu
- Nhận biết các từ chỉ hoạt động, trạng thái trong khổ thơ (BT1).
- Biết thêm được một kiểu so sánh: so sánh hoạt động với hoạt động (BT2).
- Chọn được những từ ngữ thích hợp để ghép thành câu (BT3).
II. Đồ dùng dạy học: Sách bài tập Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ:
HS làm lại bài tập 1, 2. GV chữa bài chung.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: HS đọc yêu cầu SGK.
+ Nêu các từ chỉ hoạt động?
+ Hoạt động chạy của chú gà con được miêu tả bằng cách nào?
- HS làm nhẩm, một HS lên bảng gạch dưới các từ chỉ hoạt động (chạy, lăn).
- Đọc lại câu thơ có hình ảnh so sánh.
- GV nhấn mạnh: Hoạt động chạy của những chú gà con được so sánh với hoạt động “lăn tròn” của những hòn tơ nhỏ. Đây là cách so sánh mới: so sánh hoạt động với hoạt động. GV nêu tác dụng của biện pháp so sánh.
- HS chữa bài vào vở bài tập.
Bài 2: HS đọc thầm bài tập.
- HS trao đổi theo cặp: Gạch chân dười từ so sánh hoạt động với hoạt động trong mỗi phần.
- HS đọc thầm, suy nghĩ để tìm ra những hoạt động được so sánh với nhau.
- HS phát biểu.
- GV chốt lời giải đúng: Các hình ảnh so sánh là:
+ Chân đi như đập đất.
+ Tàu cau vươn giữa trời như tay ai vẫy.
+ Xuồng con đậu quanh thuyền lớn giống như đàn con nằm quanh bụng mẹ.
+ Đám xuồng con lại húc vào mạn thuyền mẹ như đòi bú tí.
- HS chữa bài vào vở.
Bài 3: HS đọc thầm và nêu yêu cầu.
- Làm mẫu câu 1: nối cột A với cột B
- HS lên bảng thi nối nhanh sau đó đọc lại.
- Cả lớp nhận xét và chốt lời giải đúng.
- HS chữa bài vào vở.
* Củng cố: Từ ngữ ở cột A trả lời câu hỏi gì? Từ ngữ ở cột B trả lời câu hỏi gì?
- HS đọc lại các câu đã ghép đúng.
- Các câu đó thuộc mẫu câu nào đã học?
* GV chốt: Bài tập đã củng cố cho các em mẫu câu Ai-làm gì?
3. Củng cố, dặn dò
- GV và HS củng cố bài học.
- GV nhận xét giờ học.
- Yêu cầu xem lại các bài tập.
Tiết 4 (Buổi sáng) Tập viết
Ôn chữ hoa H
I. Mục tiêu
-Viết đúng chữ hoa H (1 dòng ), n, v (1 dòng); viết đúng tên riêng Hàm Nghi (1 dòng) và câu ứng dụng: Hải Vân... vịnh Hàn (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
II. Đồ dùng dạy học: Bộ chữ mẫu hoa.
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV đọc cho HS viết bảng con, 3 em trên bảng lớp chữ: Ghềnh, Ráng, Ghé .
- Nhận xét củng cố kĩ năng viết chữ hoa.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn luyện viết bảng con:
a. Luyện viết chữ hoa:
- HS tìm các chữ hoa có trong bài: H, N, V
- GV viết mẫu các chữ hoa.
- HS viết bảng con. GV nhận xét, sửa chữa, giúp đỡ HS yếu kém.
+ HS viết trên bảng con lần 2.
- GV nhận xét uốn nắn sửa chữa.
b. Luyện viết từ ứng dụng.
- HS đọc từ ứng dụng: Hàm Nghi
- GV giới thiệu ý nghĩa của từ này: Hàm Nghi: Ông làm vua lúc 12 tuổi, có tinh thần yêu nước, chống thực dân Pháp, bị thực dân Pháp bắt đi đầy và ông đã chết ở nước ngoài.
- GV viết mẫu tên riêng theo cỡ nhỏ (chú ý viết liền mạch).
- HS viết trên bảng 2 lần. GV nhận xét sửa chữa cho HS.
c. Luyện viết câu ứng dụng.
HS đọc câu ứng dụng.
- GV giúp HS hiểu nội dung câu ca dao: Tả cảnh thiên nhiên đẹp và hùng vĩ ở miền Trung nước ta.
- HS nêu cách chữ viết hoa: Hải Vân, Hòn Hồng. Sau đó luyện viết các chữ đó.
- Hướng dẫn những chữ viết hoa trong câu ca dao.
3. Hướng dẫn viết vở tập viết: HS viết bài.
4. Chấm chữa bài: GV chấm 7 bài nhận xét.
5. Củng cố nhận xét:
- Nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 1 (Buổi chiều) Luyện Toán (nâng cao)
Ôn: So sánh số lớn gấp mấy lần số bé
I. Mục tiêu
- Củng cố, nâng cao kiến thức về so sánh số lớn gấp mấy lần số bé đã học ở buổi sáng.
- Phân biệt sự khác nhau giữa so sánh số lớn gấp mấy lần số bé và so sánh số lớn hơn số bé bao nhiêu đơn vị.
- HS làm một số bài toán nâng cao có liên quan đến so sánh số lớn gấp mấy lần số bé.
II. Đồ dùng dạy học: Sách luyện tập toán + Toán bồi dưỡng.
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập sau:
a, Sách luyện tập: Làm từ bài 15 đến bài 20( tr38)
Bài 15: GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- Làm ra nháp rồi khoanh vào ý đúng. (D. 9 lần)
Bài 16: HS đọc đề bài.
+ Có bao nhiêu ô vuông chưa tô màu? Bao nhiêu ô vuông đã tô màu?
- HS tự làm rồ nêu kết quả: (A. 2 lần)
Bài 17, 18 : Cho HS đọc đề bài, tự làm bài và chữa bài.
- Khi chữa cho HS nêu lại cách làm.
Bài 19: HS đọc đề bài.
Muốn biết cả hai mẹ con hái được bao nhiêu ki-lô-gam chè ta phải biết điều gì? ( phải biết số kg chè mẹ hái được)
Vậy ta đi tìm số kg chè mẹ hái trước?
1HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
Nhận xét, chữa bài.
Bài 20 : HS đọc đề bài.
Bài toán cho biết gì? (có 35 HS, giỏi 12 em, khá 19 em, còn lại TB)
Bài toán hỏi gì? (.... giỏi gấp mấy lần trung bình.)
HS tự tóm tắt rồi giải.
GV chữa chung.
b, Toán bồi dưỡng: (Bài 292-tr45)
- HS đọc đề bài.
+ Bài toán cho biết gì? (Túi 1 đựng 8kg gạo, bằng túi 2)
+ Bài toán hỏi gì? (Túi thứ hai đựng nhiều hơn túi thứ nhất bao nhiêu kg gạo?; số gạo cả hai túi gấp mấy lần số gạo đựng trong túi thứ nhất?)
- HD giải: + Tìm số gạo của túi thứ hai: 8 x 3 = 24
+ Tìm số gạo của túi thứ hai nhiều hơn túi thứ nhất: 24 - 8 = 16
+ Tìm số gạo của cả 2 túi: 24 + 8 = 32
+ Tìm số gạo của cả 2 túi gấp túi 1: 32 : 8 = 4 (lần)
* GV củng cố dạng toán giải bằng nhiều cách.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học và dặn dò HS.
Tiết 2 (Buổi chiều): Bồi dưỡng Âm nhạc
Học Hát dân ca: Lý cây bông
I. Mục tiêu
- Bồi dưỡng năng khiếu âm nhạc cho HS. Giáo dục HS yêu thích những bài hát dân ca.
- HS biết đây là bài hát dân ca Nam bộ. Nội dung bài hát nói về đặc điểm của các loại hoa ở Nam bộ.
- HS thuộc lời bài hát và biết hát theo giai điệu lời ca.
- Biết hát kết hợp vỗ tay, biết gõ đệm theo nhịp, theo phách và tiết tấu lời ca.
II. Đồ dùng dạy học:
- Chép sẵn lời bài hát ra bảng phụ.
- Các dụng cụ gõ đệm, gõ phách.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
2. Dạy bài hát:
* Hoạt động 1: Dạy lời bài hát.
- Cho HS nghe băng nhạc 1-2 lần.
- GV treo bảng phụ cho HS tập đọc lời ca:
*Lời 1: Bông xanh bông trắng rồi lại vàng bông ơi bạn ơi. Bông lê cho bằng bông lựu ơi bạn ơi. Là đô ối a đô rằng. Bông rồi lại mấy bông. Là đô ý a đô rằng. Bông rồi lại mấy bông.
*Lời 2: Em luôn ghi nhớ lời của thầy cô, ơi ban ơi. Vui chơi nhưng đừng quên học ơi bạn ơi. Cùng nhau giúp nhau ôn bài. Bao bài học rất hay. Rộn vang tiếng ca tiếng cười. Ôi mùa hạ rất vui.
- Dạy hát từng câu: HS tập hát từng câu theo hướng dẫn của GV.
- Cho HS hát nhiều lần để thuộc lời và giai điệu bài hát.
+ Cho HS hát theo dãy bàn, hát theo tổ; các tổ hát luân phiên do GV chỉ định.
* Hoạt động 2: Dạy hát kết hợp gõ đệm.
- Hát kết hợp nhạc cụ đệm theo phách, nhịp, tiết tấu lời ca.
+ Lần 1: Cả lớp cùng hát, GV bắt nhịp.
+ Lần 2: Hát theo dãy bàn.
- Hướng dẫn HS hát và vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách và tiết tấu lời ca: GV cho một dãy hát, một dãy gõ đệm, sau đó đổi lại, luân phiên cho hết bài.
- GV nhận xét và sửa cho những em chưa vỗ, hát đúng nhịp.
* Hoạt động 3: Hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- Hướng dẫn một vài động tác phụ hoạ cho bài hát.
- Cho HS biểu diễn trước lớp (vừa hát vứa kết hợp vận động phụ hoạ).
- GV chỉ định từng tổ nhóm đứng tại chỗ trình bày bài hát. HS hát với tốc độ vừa phải, hát nhẹ nhàng, thể tình cảm vui tươi.
- GV nhận xét, biểu dương HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- Chúng ta vừa học bài hát dân ca gì, của vùng nào?
(Bài Lý cây bông, dân ca Nam bộ)
- Dặn HS về tập hát ở nhà và tập biểu diễn bài hát.
Tiết 3 (Buổi chiều) Luyện từ và câu (nâng cao)
ôn từ chỉ hoạt động, trạng thái. so sánh
I. Mục tiêu
- Ôn tập, củng cố, nâng cao kiến thức về từ chỉ hoạt động, trạng thái.
- Củng cố phép so sánh đã học ở buổi sáng.
II. Đồ dùng dạy học: Sách TV nâng cao.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn làm bài tập trong sách tiếng việt nâng cao.
Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài.
GV: Bài yêu cầu chúng ta làm gì?
a, HS lên bảng gạch dưới các từ chỉ hoạt động của con ong trong đoạn văn.
- Lớp làm vở, sau đó chữa chung.
Đó là các từ: lướt, dựng, ngước, nhún nhảy, giơ, vuốt, bay, đậu, rà khắp, đi dọc, đi ngang, sục sạo, tìm kiếm.
b, Con ong ở đây là con vật nhanh nhẹn, linh lợi, thông minh.
Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài tập.
GV: Bài yêu cầu gì?
- HS đọc thầm, suy nghĩ để tìm ra những hình ảnh so sánh với nhau.
*Gợi ý: Trước hết tìm hình ảnh so sánh, sau đó nêu tác dụng của hình ảnh so sánh này.
VD: a, Hình ảnh so sánh: Hồng chín như đèn đỏ.
+ Tác dụng: Hình ảnh so sánh: "Hồng chín như đèn đỏ. Thắp trong lùm cây xanh" vẽ nên bức tranh giàu màu sắc, trong đó mỗi chùm quả hồng chín đỏ như một chùm đèn lung linh toả sáng trong lùm cây.
b, Theo cách trên, HS tự làm.
- HS làm bài – GV chữa bài cho HS.
- GV nêu tác dụng của biện pháp so sánh.
Bài 3: HS đọc thầm và nêu yêu cầu.
- Làm mẫu câu 1: nối cột A với cột B.
- HS lên bảng thi nối nhanh sau đó đọc lại.
- Cả lớp nhận xét và chốt lời giải đúng.
- HS chữa bài vào vở bài tập.
- HS đọc lại các câu đã ghép đúng.
- Các câu đó thuộc mẫu câu nào đã học?
3. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn dò HS.
Thứ năm ngày 28 tháng 11 năm 2013
Tiết 1 (Buổi sáng) Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu
Thuộc bảng chia 8 và vận dụng được trong giải toán (có một phép chia 8)
II. Đồ dùng dạy học: Vở bài tập toán.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ:
- Viết 3 phép tính trong bảng chia 8, HS lên bảng làm.
- HS khác đọc bảng chia 8.
- GV nhận xét, cho điểm.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
2. Luyện tập.
Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài.
- GV viết phép tinh lên bảng sau đó yêu cầu học sinh nhẩm và nêu kết quả.
- Hỏi: + Dựa vào đâu em nhẩm được kết quả trên?
+ Em có nhận xét gì về hai phép tính trong cùng một cột?
- GV: để nhẩm được kết quả của các phép tính trong bài một, chúng ta vận dụng bảng nhân 8 sẽ nhẩm được ngay kết quả của phép tính.
Bài 2: Củng cố cách hình thành bảng nhân.
- Học sinh nêu yêu cầu của bài. Học sinh nêu kết quả của từng phép tính, nêu cách tính. GV sử dụng hệ thống câu hỏi để học sinh thấy mối liên hệ giữa hai phép tính trong cùng một cột để củng cố cách lập bảng nhân.
Bài 3: HS đọc đề bài toán, tóm tắt rồi giải.
- HS 1 em lên bảng, cả lớp làm vào vở, nhận xét chữa bài.
- Hỏi: bài toán được giải bằng mấy phép tính? Là phép tính gì?
- Học sinh chữa bài vào vở theo kết quả đúng.
Bài 4: Viết phép nhân thích hợp vào chỗ chấm.
- Học sinh nêu yêu cầu của bài. GV vẽ hình của bài 4 lên bảng. Yêu cầu học sinh quan sát và làm bài.
- GV yêu cầu học sinh quan sát hình sau đó đọc kĩ nội dung của câu a; b để điền vào chỗ chấm cho thích hợp.
3. Củng cố dặn dò.
- Nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 2 (Buổi sáng) Chính tả
cảnh đẹp non sông ( Nghe - viết)
I. Mục tiêu
- Nghe- viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức các câu thơ thể lục bát, thể song thất.
- Làm đúng bài tập 2 a: Viết đúng một số chữ chứa âm đầu dễ lẫn tr/ ch.
II. Đồ dùng dạy học: SGK + Sách bài tập TV.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ: HS lên bảng viết một số từ do GV đọc.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn viết chính tả.
a. Chuẩn bị:
- GV đọc bài viết; 2HS đọc thuộc lòng. Cả lớp đọc thầm ghi nhớ.
- Hướng dẫn HS đọc thầm và chú ý nắm cách trình bày bài và tên riêng.
- Hướng dẫn nhận xét chính tả.
+ Nhận xét các trình bày:
+ Bài chính tả có những tên riêng nào? HS trả lời.
+ Ba câu ca dao thể thơ lục bát được trình bày như thế nào?
+ Câu có 7 chữ được viết như thế nào? HS trả lời cách lề vở 1 ô.
HS viết nháp những chữ các em dễ viết sai:
Ví dụ: quanh quanh, non xanh, nghìn trùng, ....
b. GV đọc cho HS viết.
- Sau khi học sinh viết xong GV đọc lại để học sinh soát nỗi chính tả.
c. Chấm bài, chữa bài: GV chấm nhanh 5-7 bài, nhận xét, chữa chung.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
- HS đọc bài và lựa chọn bài 2a.
- Để có lời giải đúng các em phải nhớ nghĩa của từ, vừa phải nhớ tiếng bắt đầu bằng tr/ ch.
- HS đọc lại đề bài, làm bài cá nhân, 2 HS lên bảng thi làm bài đúng, nhanh.
- GV chốt lời giải đúng, sau đó đọc lại. Cả lớp ghi nhớ chính tả.
Lời giải: Cây chuối, chữa bệnh, trông.
4. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét giờ học, rút kinh nghiệm cho HS về kĩ năng viết chính tả và làm bài tập.
- Dặn HS chuẩn bị cho bài tập làm văn: Nói, viết về cảnh đẹp của đất nước.
Tiết 3 (Buổi sáng) Thể dục
Giáo viên môn Thể dục dạy
Tiết 4 (Buổi sáng) Tập làm văn
Nói - viết về cảnh đẹp đất nước
I. Mục tiêu
- Nói được những điều em biết về một cảnh đẹp ở nước ta dựa vào một bức tranh (hoặc một tấm ảnh), theo gợi ý (Bài tập 1).
- Viết được những điều nói ở bài tập 1 thành một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu).
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh trong SGK, tranh HS mang đến lớp.
III. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
- HS đọc lại bài văn: Nói về quê hương em hoặc nơi em đang ở.
- GV nhận xét, cho điểm.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn học sinh kể:
Bài 1: HS đọc yêu cầu và gợi ý.
- Bài một yêu cầu các em làm gì? (nói những điều em biết về cảnh đẹp của quê hương đất nước mà em có trong bức tranh)
- Gv nhắc: nếu các em chưa chuẩn bị kịp, có thể quan sát bức ảnh chụp cảnh biển Phan Thiết để quan sát và giới thiệu.
- Học sinh quan sát tranh, ảnh.
- Gọi học sinh khá nói mẫu về bãi biển Phan Thiết theo các câu hỏi gợi ý.
- GV cho học sinh hoạt động theo nhóm bàn, yêu cầu các thành viên trong nhóm quan sát tranh ảnh của mình và giới thiệu với các bạn trong nhóm của mình về cảnh đẹp của đất nước trong tranh.
- GV gọi một số nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét về cách trình bày của từng nhóm và sửa cho học sinh nếu cần.
- Tuyên dương những học sinh kể hay, hấp dẫn.
Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu của bài, GV chép lên bảng.
- GV yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Nhắc học sinh chú ý: Cách trình bày một đoạn văn, sử dụng dấu câu.
- Học sinh làm bài cá nhân.
- Gọi một số học sinh đọc bài viết của mình. GV cùng học sinh cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Tuyên dương một số học sinh có bài viết hay.
3. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 1 (Buổi chiều) Luyện Toán
ôn: nhân số có ba chữ số với số có một chữ số
I. Mục tiêu
- Ôn tập, củng cố kĩ năng thực hiện tính nhân số có ba chữ số với số có một chữ số.
Rèn luyện cách giải toán và thực hiện "gấp", "giảm" một số lần.
HS làm các bài trong sách bài tập Toán.
II. Đồ dùng dạy học: Sách bài tập toán.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn HS làm bài trong sách bài tập (tr 64).
Bài 1: HS đọc thầm và nêu yêu cầu của bài.
Bài toán cho biết gì? (Các thừa số)
Bài toán yêu cầu các em phải làm gì?
( Điền các số vào ô còn thiếu ở cột tích)
- HS thực hiện phép nhân, điền kết quả vào ô trống.
- HS nêu lại cách nhân số có ba chữ số với số có một chữ số. (không nhớ hoặc có nhớ)
Bài 2: Tìm số bị chia.
- HS nhắc lại cách tìm số bị chia.
- HS làm bài - chữa bài - củng cố l
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- t (1).doc