I. MỤC TIÊU
- Biết thực hiện phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (có nhớ một lần) .
- Vận dụng phép nhân để làm tính và giải toán.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Kiểm tra bài cũ
- HS làm bảng con: Đặt tính và tính: 462 x 2; 243 x 4
- Nhận xét, cho điểm.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu bài học.
2. Hướng dẫn bài mới
a, Hướng dẫn trường hợp nhân không nhớ.
- GV giới thiệu phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số và viết lên bảng: 1034 x 2 = ?
30 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 698 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 3 - Năm học 2013 - 2014 - Tuần 22, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iáo viên đọc đoạn chuẩn bị viết, 2 học sinh đọc lại, cả lớp theo dõi.
* Hướng dẫn học sinh nắm nội dung và cách trình bày bài.
- Những chữ nào trong bài được viết hoa.
(Những chữ đầu đoạn, đầu câu, tên riêng người nước ngoài Ê-đi-xơn)
- Tên riêng Ê-đi-xơn viết như thế nào?
- Học sinh tự tìm những chữ trong đoạn dễ viết sai, ghi nhớ.
- GV ghi bảng từ khó: lao động, trên trái đất, kì diệu, Ê - đi - xơn, ....
- HS lần lượt phân tích tiếng: lao, trái, kì, Ê - đi - xơn.
b. GV đọc cho học sinh viết bài.
- Nhắc nhở tư thế ngồi, cách cầm bút.
- GV đọc - HS viết bài.
c. Hướng dẫn chấm chữa:( 5 - 7')
- GV đọc - HS soát lỗi bút mực, bút chì - Chữa lỗi
- GV chấm 10 bài.
3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả.
Bài 2a: Học sinh đọc yêu cầu của bài, GV hướng dẫn học sinh thực hiện yêu cầu của bài tập theo gợi ý sau:
+ Đọc thầm hai câu đố.
+ Quan sát tranh minh hoạ gợi ý giải câu đố.
+ Suy nghĩ viết ra giấy nháp lời giải câu đố của mình.
- Gọi học sinh lên bảng chữa bài GV nhận xét và chốt ý đúng.
- Học sinh chữa bài vào vở theo lời giải đúng:
Lời giải câu đố.
Mặt tròn, mặt lại đỏ gay
Ai nhìn cũng phải nhíu mày vì sao?
Suốt ngày lơ lửng trên cao
Đêm về đi ngủ, chui vào nơi đâu? ( Là mặt trời)
4. Củng cố, dặn dò
- GV & HS hệ thống lại nội dung bài học.
- GV nhận xét giờ học và dặn dò HS.
Thứ ba ngày 18 tháng 2 năm 2014
Tiết 1 (Buổi chiều) Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu
- Biết làm tính nhân, chia trong bảng nhân, nhân (chia) số có hai, ba chữ số với (cho) só có một chữ số.
- Củng cố lại cách tính giá trị của biểu thức, đơn vị đo thời gian, độ dài.
- Biết tính chu vi hình chữ nhật, giải toán tìm một phần mấy của một số.
II. Đồ dùng dạy học:
SGK + Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2HS lên bảng làm lại BT 2 và 4 tiết trước.
- Nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
a/ Thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức: 26 – 12 : 3 x 2 là:
A. Trừ - chia – nhân B. Nhân – chia – trừ
C. Chia – nhân – trừ D. Trừ - nhân – chia
- Học sinh làm bài cá nhân, GV chữa bài và củng cố thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức khi có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia.
b/ Từ ngày 25 tháng 7 đến 25 tháng 8 có .ngày.
A. 28 B. 29 C. 30 D. 31
c/ Từ 11 giờ trưa đến 6 giờ chiều trong cùng một ngày thì kim dài và kim ngắn của chiếc đồng hồ gặp nhau mấy lần?
A. 4 lần B. 5 lần C. 6 lần D. 7 lần
d/ 256 dm = mcm
A. 2m 56cm b. 25m 60cm C. 25m 6cm D. 2m 560cm
Bài 2: Tính nhanh:
10 + 12 + 14 + 16 + 18 + 20 b/ (125 – 17 x 4) x (12 – 11 – 1)
Bài 3: Tìm x biết:
a/ 7 x X = 735 : 3 b/ 48 : X : 2 = 4
Bài 4: Lan có 56 que tính, Lan chia cho Hồng 1/4 số que tính đó, chia cho Huệ 1/3 số que tính còn lại. Hỏi sau khi chia cho 2 bạn Lan còn lại bao nhiêu que tính?
Bài 5: Tìm một số biết rằng nếu lấy số đó nhân 8 rồi trừ đi tích của số đó với 5 thì được số lớn nhất có 3 chữ số.
Bài 6: Một đám ruộng hình chữ nhật có chiều dài gấp 3 lần chiều rộng. Tính chiều dài và chiều rộng đám ruộng đó biết chu vi đám ruộng đó là 48 m.
- HS đọc đề bài, làm bài cá nhân, chữa bài. GV chốt lời giải đúng, HS chữa vào vở theo lời giải đúng.
+ Bài toán thuộc dạng toán nào các em đã học? (Liên quan đến tìm một phần mấy của một số)
3. Củng cố, dặn dò
- Giáo viên và học sinh hệ thống lại nội dung bài học.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 2 (Buổi chiều) Bồi dưỡng Mĩ thuật
Thực hành vẽ màu vào dòng chữ nét đều
I. Mục tiêu:
- Củng cố, bồi dưỡng năng khiếu mĩ thuật cho HS.
- HS biết cách tô màu vào dòng chữ nét đều.
- Vẽ màu hoàn chỉnh dòng chữ, tô màu đều, kín nền, rõ chữ.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: - Sưu tầm một số dòng chữ nét đều - Bảng mẫu chữ nét đều.
- Bài tập của học sinh các năm trước - Phấn màu.
HS : - Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu bài học.
2. Hướng dẫn thực hành vẽ con vật:
* Hoạt động 1: Nêu lại chữ nét đều: Kiểu chữ như thế nào được gọi là kiểu chữ nét đều?
- Chữ nét đều có chữ hoa và chữ thường.
- Chữ nét đều là chữ có các nét rộng bằng nhau (các nét đều bằng nhau)
- Có thể dùng các màu sắc khác nhau cho các dòng chữ.
- GV nhận xét chung.
- Giáo viên nêu yêu cầu bài tập để HS nhận biết:
- Gợi ý học sinh tìm màu và cách vẽ màu:
+ Chọn màu theo ý thích.
+ Vẽ màu chữ trước.
+ Vẽ màu ở xung quanh chữ trước, ở giữa sau.
* Hoạt động 2: Thực hành vẽ.
- GV yêu cầu HS vẽ vào giấy A4.
- GV đến từng bàn để hướng dẫn.
+ Màu của dòng chữ phải đều (đậm hoặc nhạt).
+ Tên dòng chữ.
+ Các con chữ, kiểu chữ.
(nên vẽ màu chữ đậm, màu nền nhạt và ngược lại)
Màu sát nét chữ (không ra ngoài nền)
+ Vẽ màu tự do. Chọn 2 màu (màu chữ và màu nền).
* Hoạt động 3: Trưng bày tranh vẽ.
- Sau khi HS vẽ màu hoàn thiện tranh của mình, GV hướng dẫn HS trưng bày trước lớp. Cả lớp quan sát, nhận xét.
* Hoạt động 4: Đánh giá, nhận xét:
- GV chọn 1 số bài có cách vẽ màu khác nhau và gợi ý HS nhận xét về:
+ Cách vẽ màu (có rõ nét chữ không).
+ Màu chữ và màu nền được vẽ như thế nào (nổi dòng chữ).
- GV hỏi: Bài vẽ của bạn nào đẹp nhất? Con thích bài vẽ nào?
- GV cùng HS cả lớp bình chọn bạn vẽ đẹp nhất.
- Khen ngợi HS vẽ đẹp, đúng đề tài.
3. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà hoàn thành bài vẽ (nếu chưa xong) và chuẩn bị bài sau.
Tiết 3 (Buổi chiều) Tập đọc
Cái cầu
I. Mục tiêu
- Đọc đúng các từ, tiếng khó có trong bài: xe lửa, bắc cầu, đãi đỗ, Hàm Rồng
- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc các dòng thơ, khổ thơ.
- Hiểu nội dung của bài thơ: Bạn nhỏ rất yêu cha, tự hào về cha nên thấy chiếc cầu do cha làm là đẹp nhất, đáng yêu nhất. ( trả lời được các câu hỏi trong SGK; học thuộc lòng khổ thơ em thích)
II. Đồ dùng: SGK
III. Hoạt động dạy học
A. KT bài cũ:
- Gọi HS đọc 1 đoạn trong bài Nhà bác học và bà cụ.
- GV nhận xét và cho điểm.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Luyện đọc.
b.1 GV đọc mẫu.
b.2 GV hướng dẫn luyện đọc - giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu (nhắc nhở, sửa lỗi cho học sinh)
- Đọc từng đoạn trước lớp.
- HS nối tiếp nhau đọc từng dòng thơ.
- Nhắc nhở HS nghỉ hơi đúng sau dấu câu, cụm từ.
- Giúp HS hiểu nghĩa của các từ được chú giải ở cuối bài.
3. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài
HS đọc thầm bài thơ.
- Người cha trong bài thơ làm nghề gì? (Cha làm nghề xây dựng cầu ...)
- Cha gửi cho bạn nhỏ ảnh về cái cầu nào, được bắc qua sông nào?
(Câu Hàm Rồng được bắc qua sông Mã)
HS đọc khổ thơ 2, 3, 4 trả lời các câu hỏi sau:
+ Từ chiếc cầu cha làm, bạn nhỏ nghĩ đến những gì?
(Đến sợi tơ nhỏ như một chiếc cầu giúp nhện qua chum nước. Ngọn gió như chiếc cầu giúp sáo sang sông ...)
+ Bạn nhỏ yêu nhất chiếc cầu nào, vì sao?
(Bạn yêu chiếc cầu trong tấm ảnh- Cầu Hàm Rồng, vì đó là chiếc cầu do cha và đồng nghiệp của cha bạn nhỏ làm nên)
- Cả lớp đọc thầm lại bài thơ tìm câu thơ em thích nhất và giải thích vì sao em thích câu thơ đó?
- Bài thơ cho em thấy tình cảm của bạn nhỏ với cha như thế nào?
* GV chốt : Bài thơ cho ta thấy bạn nhỏ là người con rất yêu và tự hào về cha của mình. Vì tình yêu đó mà với bạn, chiếc cầu cha và đồng nghiệp xây lên là chiếc cầu đẹp nhất, đáng yêu nhất.
4. Học thuộc lòng bài thơ
- GV hướng dẫn: giọng đọc thể hiện tình cảm nhẹ nhàng, thiết tha. Nhấn giọng ở những từ ngữ thẻ hiện tình cảm của bạn nhỏ với chiếc cầu của cha vừa bắc xong.
- HS luyện thuộc lòng từng khổ, cả bài.
- HS nhẩm bài.
- Học sinh đọc thuộc khổ thơ mà mình thích– GV nhận xét.
5. Củng cố, dặn dò
- GV & HS hệ thống lại nội dung bài học.
- GV nhận xét giờ học và dặn dò HS.
Thứ tư ngày 19 tháng 2 năm 2014
Tiết 1 (Buổi sáng) Toán
Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số
I. Mục tiêu
- Biết thực hiện phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (có nhớ một lần) .
- Vận dụng phép nhân để làm tính và giải toán.
II. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
- HS làm bảng con: Đặt tính và tính: 462 x 2; 243 x 4
- Nhận xét, cho điểm.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu bài học.
2. Hướng dẫn bài mới
a, Hướng dẫn trường hợp nhân không nhớ.
- GV giới thiệu phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số và viết lên bảng: 1034 x 2 = ?
HS Nêu cách thực hiện phép nhân.
+ Đặt tính: 1034
x 2
+ Tính (nhân lần lượt từ phải sang trái) 1034
x 2
2068
- Viết phép nhân và tính kết quả theo hàng ngang: 1034 x 2 = 2068
b. Hướng dẫn trường hợp nhân có nhớ một lần.
- Cách tiến hành tương tự như trên.
- GV lưu ý học sinh:
+ Lượt nhân nào có kết quả lớn hơn hoặc bằng 10 thì phần nhớ được cộng sang kết quả của phép nhân hàng tiếp theo.
+ Nhân rồi mới cộng với phần nhớ ở hàng liền trước (nếu có).
+ Chốt: Khi nhân số có bốn chữ số với số có một chữ só, ta thực hiện như nhân số có ba chữ số với số có một chữ số. Lượt nhân nào có kết quả lớn hơn hoặc bằng 10 thì phần nhớ được cộng sang kết quả của phép nhân hàng tiếp theo. Nhân rồi mới cộng phần nhớ.
3. Hướng dẫn học sinh thực hành
Bài 1: Học sinh tự làm bài rồi chữa bài.
Nêu cách thực hiện của phép nhân: 1072 x 4
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
- Học sinh chữa bài vào vở theo kết quả đúng.
* Chốt : Khi nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số em làm như thề nào?
Bài 2: - Cho học sinh đặt tính, tính rồi chữa bài.
HS nhận xét nêu lại cách tính.
*Chốt: Khi đặt tính và tính nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số cần lưu ý gì?
Bài 3: - Đọc đề, phân tích bài toán.
- HS làm vở - 1HS làm bảng phụ.
- GV chấm điểm - chữa.
Chốt: Bài toán thuộc dạng gì? Muốn gấp một số lên nhiều lần, em làm thế nào?
Bài 4: (3 - 5’) KT: Tính nhẩm.
- HS nêu yêu cầu, hướng dẫn mẫu.
- HS làm vào SGK- HS nhận xét.
Chốt : Quan sát kĩ mẫu và làm theo mẫu.
4. Củng cố, dặn dò
- GV & HS hệ thống lại nội dung bài học.
- GV nhận xét giờ học và dặn dò HS.
Tiết 2 (Buổi sáng) Tự nhiên và xã hội
Rễ cây (tiết 2)
I. Mục tiêu
Nêu được chức năng của rễ đối với đời sống của thực vật và ích lợi của rễ đối với đời sống con người.
II. Đồ dùng dạy học: SGK, tranh.
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn bài học
Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
GV Chia nhóm , nhóm trưởng điều kiển các bạn thảo luận các câu hỏi sau:
- Nói lại việc bạn đã làm theo yêu cầu trong SGK trang 82.
- Giải thích vì sao nếu không có rễ, cây không sống được.
- Theo bạn rễ cây co chức năng gì?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp. Mỗi nhóm chỉ cần trả lời một câu hỏi, các nhóm khác bổ sung.
*Kết luận:
Rễ cây đâm sâu vào đất để hút nước và muối khoáng có trong đất đồng thời bám chặt vào đất giúp cho cây không bị đổ.
Hoạt động 2: Làm việc theo cặp.
Bước 1: Làm việc theo cặp.
GV yêu cầu học sinh 2 em quay mặt vào nhau và chỉ đâu là rễ của những cây có trong các hình 2, 3, 4, 5 trang 85 SGK. Những rễ đó được sử dụng làm gì?
Bước 2: Hoạt động cả lớp.
- Từng cá nhân của từng cặp đặt câu hỏi, nhóm khác trả lời về việc con người sử dụng một số loại rễ cây để làm gì?
- GV nhận xét và bổ sung kiến thức.
*KL: Một số cây có rễ làm thức ăn, làm thuốc, làm đường,...
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học, hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 3 (Buổi sáng) Luyện từ và câu
Từ ngữ về sáng tạo
dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm hỏi
I. Mục tiêu
- Nêu được một số từ ngữ về chủ điểm sáng tạo trong các bài tập đọc, chính tả đã học (BT1).
- Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu (BT2 a/b, hoặc a/b/d)
- Biết dùng đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi trong bài.(BT3)
II. Đồ dùng dạy học: SBT Tiếng Việt.
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học.
2. Hướng dẫn bài học
Bài 1:
- Học sinh đọc yêu cầu của bài, cả lớp theo dõi trong SGK.
- Học sinh làm việc theo cặp, các em viết câu trả lời ra giấy nháp.
- Học sinh lên bảng làm bài.
- Giáo viên nhận xét và chốt lời giải đúng.
Chỉ trí thức
Chỉ hoạt động của trí thức
Nhà bác học, nhà thông thái, nhà phát minh., tiến sĩ.
Nhà phát minh, kĩ sư .
Bác sĩ, dược sĩ.
Thầy giáo, cô giáo.
Nghiên cứu khoa học.
Nghiên cứu khoa học, phát minh, chế tạo máy móc.
Chữa bệnh, chế thuốc chữa bệnh.
Dạy học.
Bài 2: HS nêu yêu cầu của bài và cả 4 câu văn còn thiếu dấu phẩy.
- Cả lớp đọc thầm, làm bài cá nhân.
- GV chữa bài.
- Cả lớp làm bài trong vở bài tập.
Bài 3: Cả lớp đọc yêu cầu của bài. GV giải nghĩa từ phát minh.
+ Một học sinh giải thích yêu cầu của bài.
+ Cả lớp đọc thầm lại truyện vui, làm bài cá nhân.
- GV cùng học sinh nhận xét và chốt lời giải đúng, sau đó đọc lại kết quả, cả lớp chữa bài vào vở.
3. Củng cố, dặn dò
- GV & HS hệ thống lại nội dung bài học.
- GV nhận xét giờ học và dặn dò HS.
Tiết 4 (Buổi sáng) Tập viết
ôn chữ hoa P
I. Mục tiêu
Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa P (1 dòng), Ph, B (1 dòng); viết đúng tên riêng: Phan Bội Châu (1 dòng) và câu ứng dụng: “Phá Tam Giang ... vào Nam” (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ.
II. Đồ dùng dạy học:
Mẫu chữ viết hoa, mẫu chữ viết tên riêng.
III. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài viết ở nhà của học sinh.
- Y/c cả lớp viết bảng con, 1 em viết trên bảng lớp từ: Quảng Bá.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu bài học.
2. Hướng dẫn học sinh viết trên bảng con.
a) Luyện viết chữ hoa.
HS tìm các chữ hoa có trong bài : P, B, C, G, ...
GV viết mẫu và nhắc lại cách viết chữ : P, B, C, G.
HS luyện viết trên bảng con chữ : P, B, C, G.
b) Luyện viết từ ứng dụng.
HS đọc từ ứng dụng.
GV giới thiệu tên riêng : Phan Bội Châu (1867- 1940) là nhà cách mạng vĩ đại đầu thế kỉ XX của nước Việt Nam. Ngoài hoạt động cách mạng, ông còn viết nhiều tác phẩm văn thơ yêu nước.
GV yêu cầu HS quan sát và GV hướng dẫn mẫu từ ứng dụng.
HS tập viết trên bảng con.
c) HS đọc câu tục ngữ.
Giúp HS hiểu nội dung câu ca dao :
HS nêu cách viết chữ : Phá, Bắc. Sau đó luyện viết các chữ đó.
Hướng dẫn HS viết câu ứng dụng.
3. Hướng dẫn học sinh viết vào vở.
GV nêu yêu cầu. GV bao quát chung, giúp đỡ HS yếu kém.
4. Chấm và chữa bài:
- GV chấm khoảng 5 đến 6 bài.
- Sau đó, nêu nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm.
5. Củng cố, dặn dò
- GV và HS hệ thống lại bài nêu cách viết một số chữ cơ bản.
- Nhận xét giờ học.
Tiết 1 (Buổi chiều) Luyện Toán (nâng cao)
Ôn về tính giá trị của biểu thức
I. Mục tiêu
- Củng cố, nâng cao dạng tính giá trị của biểu thức.
- Bước đầu HS làm được một số bài tập nâng caotheo cách tính nhanh.
- Làm được một số bài tập dạng điền dấu phép tính vào biểu thức.
II. Đồ dùng dạy học: Sách toán thông minh lớp 3 (tr13-14)
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: Không tính giá trị của biểu thức. Hãy cho biết các biểu thức sau, biểu thức nào có giá trị bé nhất.
a. 3 x 6 + 237 b. 237 + 7 x 3 c. 3 x 4 + 237
Cho học sinh tự làm rồi chữa bài.
Biểu thức 3 x 4 + 237 có giá trị bé nhất vì cả 3 biểu thức cùng một số hạng là 237 và: 3 x 4 < 3 x 6 < 7 x 3
Bài 2 : Giá trị của biểu thức sau đây bằng bao nhiêu?
128 x (x – x) + 37
Cho học sinh tự làm rồi chữa bài.
128 x (x – x) + 37 = 128 x 0 + 37 = 0 + 37 = 37
Bài 3: Hãy cho biết giá trị của biểu thức sau bằng cách nhanh nhất:
(126 + 32) x (18 – 16 – 2)
- HS đọc YC bài sau đó nêu cách làm:
Ta thấy: 18 – 16 – 2 = 0
Biểu thức gồm hai thừa số, có một thừa số bằng 0 nên giá trị của biểu thức bằng 0. Vậy:
(126 + 32) x (18 – 16 – 2) = 0
Bài 4: Điền dấu phép tính thích hợp và thêm dấu ngoặc đơn để được biểu thức có giá trị bằng 100:
1 2 3 4 5
- HS đọc kĩ bài rồi làm, GV chữa chung:
Ta có biểu thức có giá trị bằng 100 là:
1 x (2 + 3) x 4 x 5 (1 x 2 + 3) x 4 x 5
Bài 5: Điền dấu phép tính thích hợp vào ô trống để được biểu thức có giá trị bằng 80:
12 6 8
- HS đọc kĩ bài rồi làm, GV chữa chung:
Ta có thể điền như sau: 12 x 6 + 8 = 72 + 8 = 80
Bài 6: Điền dấu phép tính thích hợp vào ô trống để được biểu thức có giá trị bằng 23:
42 3 9
- HS đọc kĩ bài rồi làm, GV chữa chung:
Ta có thể điền như sau: 42 : 3 + 9 = 14 + 9 = 23
Bài 7: Tính giá trị biểu thức sau:
(a: 1 – a x 1) : 8
Hướng dẫn HS làm: (a: 1 – a x 1) : 8 = (a – a) : 8 = 0 : 8 = 0
4. Củng cố, dặn dò
- GV & HS hệ thống lại nội dung bài học.
- Bài học hôm nay gồm những nội dung gì?
Tiết 2 (Buổi chiều) Bồi dưỡng Âm nhạc
Ôn bài hát: Cùng múa hát dưới trăng (tiếp)
(Nhạc và lời: Hoàng Hà)
I. Mục tiêu
- Bồi dưỡng năng khiếu âm nhạc cho HS. Giáo dục HS yêu thích văn nghệ.
- Biết hát kết hợp vỗ tay, biết gõ đệm theo giai điệu và đúng lời ca.
- Biết hát kết hợp vận động phụ họa.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các dụng cụ gõ đệm, gõ phách.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
2. Dạy bài hát:
* Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Cùng múa hát dưới trăng.
GV cho cả lớp nghe lại toàn bài hát 1 lượt.
Sau đó cho HS ôn lại bài hát bằng nhiều hình thức hát theo: hát tập thể cả lớp, hát trong nhóm, tổ, cá nhân.
Tập một vài cách hát tập thể.
+ Hát đối đáp: Chia lớp thành hai đội, mỗi đội hát một câu đối đáp nhau.
+ Hát nối tiếp: Chia lớp thành 4 tổ, mỗi tổ hát một câu nối tiếp cho đến hết bài rồi ngược lại.
- Cho HS hát nhiều lần để thuộc lời và giai điệu bài hát.
+ Cho HS hát theo dãy bàn, hát theo tổ; các tổ hát luân phiên do GV chỉ định.
* Hoạt động 2: Dạy hát kết hợp gõ đệm.
- Hát kết hợp nhạc cụ đệm theo phách, nhịp, tiết tấu lời ca.
+ Lần 1: Cả lớp cùng hát, GV bắt nhịp.
+ Lần 2: Hát theo dãy bàn.
- Hướng dẫn HS hát và vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách và tiết tấu lời ca: GV cho một dãy hát, một dãy gõ đệm, sau đó đổi lại, luân phiên cho hết bài.
- GV nhận xét và sửa cho những em chưa vỗ, hát đúng nhịp.
* Hoạt động 3: Hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- Hướng dẫn một vài động tác phụ hoạ cho bài hát.
- Cho HS biểu diễn trước lớp (vừa hát vứa kết hợp vận động phụ hoạ).
- GV chỉ định từng tổ nhóm đứng tại chỗ trình bày bài hát. HS hát với tốc độ vừa phải, hát nhẹ nhàng, thể hiện tình cảm vui tươi.
- Cho cả lớp hát toàn bài 2 lần.
- GV nhận xét, biểu dương HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- Cả lớp hát đồng thanh 2 lần bài hát, kết hợp vỗ tay.
- Chúng ta vừa ôn bài hát gì, ai sáng tác?
(Cùng múa hát dưới trăng - Nhạc và lời: Hoàng Hà.)
- Nội dung bài hát nói về điều gì?
- Dặn HS về tập hát ở nhà và tập biểu diễn bài hát.
Tiết 3 (Buổi chiều) Luyện từ và câu (nâng cao)
ÔN: nhân hóa – từ chỉ đặc điểm
I. Mục tiêu
- HS nhận biết được các sự vật nhân hóa qua đoạn văn, đoạn thơ cho trước.
- Tìm được các từ chỉ đặc điểm trong đoạn văn cho trước.
- Viết được câu văn có hình ảnh so sánh và nhân hóa.
III. Đồ dùng dạy học: TV nâng cao.
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài 1: Dựa vào các câu thơ:
Này con gà mái tơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng.
Hãy viết hai câu văn có sử dụng nhân hóa và so sánh:
a. Về con gà mái tơ.
b. Về con gà mái vàng.
- HS đọc yêu cầu bài tập, trao đổi nhóm và làm bài.
- Một số HS trình bày bài, GV nhân xét, bổ sung.
Ví dụ: Chị gà mái tơ khoác trên mình chiếc áo điểm những đốm trắng như những bông hoa nhỏ.
- Nàng gà mái có bộ lông màu vàng óng như màu nắng.
Bài 2: Viết 3 câu có sử dụng nhân hóa theo những cách khác nhau nói về mặt trời.
- HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ làm bài.
- HS đọc bài làm của mình, GV sửa sai nếu cần.
VD: Bình minh, ông mặt trời từ từ nhô lên khỏi rặng tre, phân phát ánh sáng cho mọi vật, mọi nhà.
- Mỗi buổi sáng mùa thu, ông mặt trời tươi cười chào đón chúng em đến trường.
- Bình minh, mặt trời đang chăn mây trên đỉnh núi.
Bài 3: Gạch dưới các từ chỉ đặc điểm trong những câu văn sau:
Băng mạnh mẽ và lạnh giá. Băng có thể làm đông cứng mọi vật. Màu sắc rực rỡ của muôn vàn hoa lá, cảnh vật vui tươi sẽ bị đóng băng. Tất cả sẽ bất động, cứng đờ trong vỏ bọc vững chắc của băng.
- HS đọc bài, tự làm bài sau đó GV chữa chung.
3. Củng cố, dặn dò.
GV nhận xét giờ học và dặn dò HS.
Thứ năm ngày 20 tháng 2 năm 2014
Tiết 1 (Buổi sáng) Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu
- Biết nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (có nhớ một lần).
- Củng cố về ý nghĩa phép nhân qua giải bài toán có lời văn bằng phép nhân.
II. Hoạt dộng dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra việc làm bài tập về nhà của học sinh.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
Nêu mục đích, yêu cầu của giờ học.
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1: Học sinh viết thành phép nhân rồi ghi kết quả đó.
a. 4129 +4129 = 4129 x 2 = 8258
b. 1052 + 1052 +1052 =1052 x 3 =3156
Bài 2: Ôn cách tìm thương và số bị chia chưa biết.
- Học sinh nêu cách tìm số bị chia chưa biết.
- GV chép từng phép tính lên bảng sau đó gọi học sinh lên bảng làm bài, dưới lớp làm vào bảng con.
- Học sinh nhận xét, GV nhận xét và chốt phép tính đúng.
Bài 3: Rèn kĩ năng giải toán có hai phép tính.
- Học sinh đọc đề bài, tóm tắt đề bài.
- Hướng dẫn học sinh giải bài toán theo 2 bước.
Bước 1: Tìm số lít dầu của cả hai thùng.
1025 x 2 = 2050 (lít)
Bước 2: Tìm số lít dầu còn lại.
2050 - 1350 = 700 (lít)
HS tự làm bài, chữa bài, thày chốt lời giải đúng.
Giải
Số lít dầu trong 2 thùng là :
1025 x 2 = 2050 (lít)
Số lí dầu còn lại là :
2050 – 1350 = 700 (lít)
Đáp số: 700 lít dầu.
+ Bài toán thuộc dạng toán nào các em đã được học?
Bài 4: Phân biệt thêm và gấp.
HS đọc đề bài, làm bài cá nhân, chữa bài.
Số đã cho
113
1015
Thêm 6 đơn vị
119
1021
Gấp 6 lần
678
6090
3. Củng cố, dặn dò
- GV & HS hệ thống lại nội dung bài học.
- GV nhận xét giờ học và dặn dò HS.
Tiết 2 (Buổi sáng) Chính tả
Một nhà thông thái
I. Mục tiêu
- Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn Một nhà thông thái.
- Làm đúng các bài tập phân biệt và điền vào chỗ trống các âm đầu r/d/gi.
II. Đồ dùng dạy học: SBTTV
III. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra bài về nhà của học sinh
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn học sinh nghe viết
GV Đọc 1 lần cho học sinh nghe.
HS Một em đọc đoạn văn Một nhà thông thái, cả lớp theo dõi trong SGK.
- Trong đoạn văn có những chữ nào viết hoa?
HS tìm và trả lời.
Đọc thầm những từ mình dễ mắc lỗi khi viết để ghi nhớ.
* Học sinh viết bài: GV đọc cho học sinh viết bài
Đọc cho học sinh soát lỗi chính tả
* Chấm và chữa bài: GV chấm 6 HS và nhận xét chung.
3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả
Bài 2 (chọn ý a)
HS đọc yêu cầu của bài.
Đọc thầm nội dung, làm bài cá nhân.
GV gọi HS lên bảng điền nhanh âm đầu r/d/ gi vào chỗ trống sau đó từng em đọc kết quả .
- Cả lớp và GV nhận xét về chính tả, phát âm, chốt lời giải đúng.
- Cả lớp sửa vào vở theo lời giải đúng.
Lời giải: Ra-đi-ô, dược sĩ, giây.
- Gọi một số học sinh đọc các từ mà các em vừa điền đúng trên bảng.
Bài 3( a): Nhắc các em chú ý.
- Từ ngữ cần tìm phải là từ chỉ hoạt động.
- HS làm bài cá nhân.
- Học sinh đọc các từ mình vừa tìm được.
GV nhận xét và sửa cho học sinh nếu cần.
4. Củng cố, dặn dò
- GV & HS hệ thống lại nội dung bài học.
- GV nhận xét giờ học và dặn dò HS.
Tiết 3 (Buổi sáng) Thể dục
Giáo viên môn Thể dục dạy
Tiết 4 (Buổi sáng) Tập làm văn
Nói về người lao động trí óc
I. Mục tiêu
- Kể được một vài điều về một người lao động trí óc theo gợi ý trong SGK (BT1).
- Viết lại được những điều em vừa kể thành một đoạn văn (khoảng 7 câu), (BT2).
II. Đồ dùng dạy học: Bảng lớp bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học
A. Kiểm tra bài cũ:
- 3 HS kể lại chuyện Nâng niu hạt giống.
- GV nhận xét cho điểm HS.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài tập 1:
Học sinh đọc yêu cầu của bài, các gợi ý.
một học sinh kể tên một số nghề lao động trí óc.
GV Các em nên kể về những người lao động trí óc gần gũi với các em như :
Người ấy tên là gì, làm nghề gì, ở đâu, quan hệ với em như thế nào?
Công việc hàng ngày của người ấy là gì?
Người đó làm việc ra sao?
Công việc ấy quan trọng và cần thiết với mọi người như thế nào?
Em có thích làm công việc như người ấy không?
HS Làm việc cá nhân.
Từng học sinh kể trước lớp, học sinh nhận xét, GV nhận xét và bổ sung.
GV cùng cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm kể tốt.
Bài tập 2:
GV đọc yêu cầu của bài nhắc HS viết vào vở những câu mình vừa kể.
HS cả lớp mở vở bài tập Tiếng Việt để làm bài cá nhân.
- GV nhắc các em viết vào vở rõ ràng, từ 7 đến 10 câu những lời mình vừa kể.
Một số em nối tiếp nhau đọc bài viết.
GV cùng cả lớp nhận xét, chấm điểm.
3. Củng cố, dặn dò
Học sinh nhắc lại tiến trình của một bản báo cáo.
Nhận xét giờ học.
Tiết 1 (Buổi chiều) Luyện Toán
Luyện tập về phép trừ
I. Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- r (5).doc