Giáo án lớp 3 - Năm học 2013 - 2014 - Tuần 24

I. MỤC TIÊU

- Bước đầu làm quen với chữ số La Mã.

- Nhận biết các số từ I đến XII (để xem được đồng hồ); số XX, XXI (đọc và viết "thế kỉ XX, thế kỉ XXI").

- BT cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3a và Bài 4.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Mặt đồng hồ có ghi các chữ số La Mã.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 A. Kiểm tra bài cũ:

 - Gọi hai em lên bảng làm lại BT1 ; một em làm BT4 (trong VBT Toán).

 - Nhận xét ghi điểm.

 B. Bài mới

 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học.

 2. Gới thiệu một vài chữ số La Mã và một vài số La Mã thường gặp.

 - GV giới thiệu mặt đồng hồ có các số ghi bằng chữ số La Mã. Chẳng hạn: cho học sinh xem mặt đồng hồ ( như hình vẽ trong SGK ) rồi hỏi học sinh:'' Đồng hồ chỉ mấy giờ''. Dù học sinh trả lời đúng hoặc không đúng cũng giới thiệu cho các em biết các số ghi trên mặt đồng hồ là các số ghi bằng chữ số La Mã.

 

doc32 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 955 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 3 - Năm học 2013 - 2014 - Tuần 24, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Chẳng hạn: GV viết lên bảng số III, chỉ vào III và đọc là'' ba''; Gv giới thiệu: số III do ba chữ số I viết liền nhau và có giá trị là ''ba''. Tương tự GV tiến hành giới thiệu đối với các chữ số thường gặp trên mặt đồng hồ để học sinh nhớ. 3. Thực hành: Bài 1: Đọc các số viết bằng chữ số La Mã sau. - Học sinh nêu yêu cầu của bài. - GV ghi các chữ số viết bằng chữ số La Mã lên bảng. - Yêu cầu học sinh đứng tại chỗ đọc các chữ số La Mã. - Học sinh đọc- học sinh nhận xét - GV nhận xét và củng cố cách đọc các chữ số La Mã để học sinh nhớ. Bài 2: Đồng hồ chỉ mấy giờ. - Học sinh nêu yêu cầu, GV chép yêu cầu của bài lên bảng. - Hướng dẫn học sinh phân tích yêu cầu của bài: Các em quan sát đồng hồ trong sách giáo khoa và cho biết ở thời điểm lúc đó từng mặt đồng hồ chỉ mấy giờ. - Học sinh làm mẫu ý a. GV nhận xét, chốt câu trả lời đúng yêu cầu học sinh nêu lại cách đọc số trên mặt đồng hồ. Bài 3: Viết các số II, VI, V, VII, IV, X, XI. - Học sinh nêu yêu cầu của bài. - GV làm mẫu ý a, ý b học sinh tự làm sau đó cả lớp cùng chữa bài. Bài 4: Viết các số từ 1 đến 12 bằng chữ số La Mã. - Học sinh nêu và phân tích yêu cầu của bài. - Học sinh làm việc cá nhân, chữa bài. - GV nhận xét và củng cố kiến thức cần ghi nhớ. 3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 2 (Buổi chiều) Bồi dưỡng Mĩ thuật Thực hành vẽ tranh: Đề tài tự do I. Mục tiêu: - Củng cố, bồi dưỡng năng khiếu vẽ cho HS. - HS tập quan sát, nhận xét và nắm được cách vẽ tranh tự do. - HS vẽ được bức tranh theo ý thích. - Rèn cho HS thói quen tưởng tượng khi vẽ tranh. II. Đồ dùng dạy học: GV: Chuẩn bị vài tranh phong cảnh,tranh sinh hoạt, tranh con vật. - Một số bài vẽ đẹp của học sinh các năm trước. HS : - Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu bài học. 2. Hướng dẫn thực hành vẽ: * Hoạt động 1: Quan sát tranh: GV treo 4 bức tranh cho HS quan sát nhận xét: + Tranh1: Cảnh ngày mùa ở nông thôn. + Tranh2: Cảnh phiên chợ ở nông thôn + Tranh3: Hàng cây. + Tranh4: Vẽ một châu hoa. - HS quan sát, cho biết: Tranh vẽ cảnh gì? Đề tài gì? - Nhóm 1: Vẽ cảnh vật: Đề tài phong cảnh (vườn hoa, con đường, hàng cây, đồng lúa, bầu trời, ...) - Nhóm 2: Đề tài lao động (gặt lúa, chăn trâu, bắt cá, ...) chủ yếu là công việc của con người. - Nhóm 3: Đề tài sinh hoạt (đi chợ, bán hàng, đi chợ, ....) - Nhóm 4: Tranh tĩnh vật: lọ hoa, quả, đồ vật, ... ) - Nhóm 5: vẽ về sinh hoạt môi trường, ... - GV nhận xét chung và củng cố làm rõ thêm một số đề tài khác: Đề tài tự do phong, đa dạng tùy ta chọn để vẽ, có thể đề tài học tập, đề tài bộ đội, ... * Hoạt động 2: Nêu lại cách vẽ: + Vẽ khung hình, phác mảng chính, mảng phụ. + Vẽ hình chi tiết. + Chỉnh, sửa hình. + Vẽ màu. - GV cho xem các bài vẽ theo mẫu, nhận xét bạn vẽ. * Hoạt động 3: Thực hành vẽ. - GV yêu cầu HS vẽ vào giấy A4. - GV đến từng bàn để hướng dẫn. - HS tô màu theo ý thích. * Hoạt động 3: Trưng bày tranh vẽ. - Sau khi HS vẽ màu hoàn thiện tranh của mình, GV hướng dẫn HS trưng bày trước lớp. Cả lớp quan sát, nhận xét. * Hoạt động 4: Đánh giá, nhận xét: - GV chọn 1 số bài có cách vẽ màu khác nhau và gợi ý HS nhận xét về: + Tranh bạn vẽ đề tài gì? Cố đẹp không? + Hình trang trí và màu sắc tronh tranh như thế nào?. + Bài vẽ nào đẹp nhất? Vì sao? - GV nhận xét chung tiết học, khen ngợi những học sinh có bài vẽ đẹp. 3. Củng cố dặn dò. - GV nhận xét giờ học. - Về nhà hoàn thành bài vẽ (nếu chưa xong) và chuẩn bị bài sau.  Tiết 3 (Buổi chiều) Tập đọc Tiếng đàn I. Mục tiêu - Đọc đúng các từ, tiếng khó có trong bài: vi-ô- lông, ắc- sê, khuôn mặt, lướt nhanh, - Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. - Hiểu ND, ý nghĩa:Tiếng đàn của Thủy trong trẻo, hồn nhiên như tuổi thơ của em. Nó hòa hợp với khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống xung. quanh.(trả lời được các câu hỏi trong SGK) II. Đồ dùng: Tranh trong SGK. III. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 3 em lên bảng đọc bài “Đối đáp với vua“ và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc. - GV nhận xét và cho điểm. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu. 2. Luyện đọc: a. GV đọc mẫu. b. GV hướng dẫn luyện đọc - giải nghĩa từ. * Đọc từng câu: - GV giảng: vi- ô- lông, ắc- sê; hưỡng dẫn học sinh phát âm. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu của bài. * Đọc đoạn trước lớp. - GV chia đoạn: Bài chia làm 2 đoạn (mỗi lần xuống dòng là một đoạn) - Học sinh nối tiếp nhau đọc 2 đoạn của bài. - Giúp HS hiểu nghĩa của các từ được chú giải ở cuối bài (vi- ô- lông, ắc- sê, khuôn mặt,) * Đọc đoạn trong nhóm. - Chia học sinh cả lớp thành các nhóm nhỏ. Yêu cầu học sinh luyện đọc trong nhóm. - Các nhóm luyện đọc. Gọi 2 nhóm nối tiếp nhau đọc cả bài. 3. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài. - Học sinh đọc thầm đoạn 1 của bài, trả lời câu hỏi: + Thuỷ làm những gì để chuẩn bị vào phòng thi? (nhận đàn, lên dây đàn và kéo thử vài nốt nhạc). + Những từ ngữ nào miêu tả âm thanh của cây đàn? ( trong trẻo vút bay lên giữa yên lặng của gian phòn). - Học sinh đọc thầm đoạn văn miêu tả cử chỉ, nét mặt của Thuỷ khi kéo đàn, để trả lời câu hỏi: Cử chỉ, nét mặt của Thuỷ khi kéo đàn thể hiện điều gì? - Học sinh đọc thầm đoạn 2 của bài + Tìm những chi tiết miêu tả khung cảnh thanh bình ngoài gian phòng như hoà với tiếng đàn? + Vài cánh hoa Ngọc Lan êm ái rụng xuống mặt đất mát rượi, lũ trẻ dưới đường đang rủ nhau thả những chiếc thuyền thuyền giấy trên những vũng nước mưa, ven hồ. 4. Luyện đọc lại: - GV đọc lại bài văn. - Hướng dẫn học sinh đọc đoạn tả âm thanh tiếng đàn. - Yêu cầu 3 – 4 HS thi đọc đoạn văn. - Nhận xét, bình chọn bạn đọc hay. 5. Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Thứ tư ngày 5 tháng 3 năm 2014 Tiết 1 (Buổi sáng) Toán Luyện tập I. Mục tiêu - Biết đọc, viết, và nhận biết về giá trị của các số La Mã đã học. - BT cần làm: Bài 1; Bài 2; Bài 3; Bài 4(a, b), Bài 5. II. Đồ dùng dạy học: Vở bài tập toán. III. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ. - Gọi HS lên bảng làm BT3 và BT4 Trang 121. - Nhận xét ghi điểm. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học. 2. Nội dung: Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài. - GV cho học sinh quan sát mặt đồng hồ hình a sau đó yêu cầu học sinh đọc thời gian của mặt đồng hồ ở thời điểm đó. + Học sinh thực hiện yêu cầu của GV. + GV yêu cầu học sinh nêu lại cách đọc số La Mã. - Các trường hợp còn lại: b; c học sinh tự làm sau đó báo cáo kết quả trước lớp. - GV chốt kết quả đúng. Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu của bài. - GVchép các số La Mã lên bảng. - Sau đó yêu cầu học sinh làm việc cá nhân. - Gọi học sinh đứng tại chỗ đọc các chữ số La Mã viết trên bảng. - GV củng cố lại cách đọc các chữ số La Mã mà các em đã được học. I, III, IV, VI, VII, IX, XI, VIII, XII Bài 3: Cho học sinh đọc yêu cầu của bài. Khi chữa bài GV nhắc học sinh khi viết chữ số La Mã, mỗi chữ số viết không được viết lặp lại quá 3 lần. - Chấm vở một số em, nhận xét chữa bài. Bài 4: Học sinh nêu yêu cầu của bài. - Cho học sinh làm bài cá nhân. GV chữa bài. - Cả lớp thực hành xếp các số La Mã bằng 3 que diêm: xếp được các số: III, IV, VI, IX, XI. Bài 5 Học sinh nêu yêu cầu của bài. - Học sinh làm việc theo nhóm bàn. - Các nhóm báo cáo kết quả trước lớp. - GV nhận xét và củng cố kiến thức cần ghi nhớ. 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học. - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 2 (Buổi sáng) Tự nhiên và xã hội Quả I. Mục tiêu - Nêu được chức năng của quả đối với đời sống của thực vật và ích lợi của quả đối với đời sống con người. - Kể tên các bộ phận thường có của một quả. - HS khá, giỏi: Kể tên một số loại quả có hình dáng, kích thước hoặc mùi vị khác nhau. Biết được có loại quả ăn được, loại quả không ăn được. * Giáo dục kĩ năng sống: + KN quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về đặc điểm bên ngoài của một số loại quả. + Tổng hợp, phân tích thông tin để biết vai trò, ích lợi đối với đời sống thực vật và đời sống con người. II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ trong SGK. III. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ - 2 HS trả lời câu hỏi: Hoa có chức năng gì? + Hoa thường được dùng để làm gì? - Cả lớp theo dõi, GV nhận xét tuyên dương. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn bài học. * Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận. Bước 1: quan sát các hình trong SGK. - Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát các hình trong SHK để trả lời câu hỏi: + Chỉ, nói tên và mô tả màu sắc hình dạng và độ lớn của từng loại quả. + Trong số các quả đó, bạn đã được ăn loại quả nào? Nói về mùi vị của loại quả đó. + Chỉ vào các hình trong bài và nói tên từng bộ phận của quả. Người ta thường dùng bộ phận nào của quả đó. Bước 2: Quan sát các quả được mang đến lớp. Nhóm trưởng điều khiển các bạn lần lượt quan sát và giới thiệu quả của mình sưu tầm được theo gợi ý sau: - Quan sát bên ngoài. - Quan sát bên trong. + Bóc hoặc gọt vỏ, nhận xét về vỏ quả xem có gì đặc biệt. + Bên trong quả gồm có những bộ phận nào? Chỉ phần ăn được của quả đó. + Nếm thử để nói về mùi vị của quả đó. Bước 3: Làm việc cả lớp: - Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung. - GV cùng học sinh nhận xét và đi đến kết luận chung: * Kết luận: Có nhiều loại quả, chúng khác nhau về hình dạng, độ lớn, màu sắc và mùi vị. Mỗi quả thương có 3 phần: vỏ, thịt, hạt. Một số quả chỉ có vỏ và thịt hoặc vỏ và hạt. * Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm bàn. Bước 1: Nhóm trưởng điều kiển cả nhóm thảo luận các câu hỏi sau: - Quả thường được dùng làm gì? Nêu ví dụ: - Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đua trong cùng một thời gian nhóm nào viết được nhiều tên các loại quả hoặc hạt được dùng vào các việc như: + ăn tươi + Làm mứt hoặc sơ-ri hay đóng hộp. + Làm rau dùng trong bữa ăn. + ép dầu. - Nhận xét, tuyên dương. - Quan sát hình 92; 93 trong SGK hãy cho biết những quả nào được dùng để ăn tươi, quả nào dùng để chế biến làm thức ăn. Bước 2: Làm việc cả lớp. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung. GV kết luận (SGV) 3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 3 (Buổi sáng) Luyện từ và câu Từ ngữ về nghệ thuật- Dấu phẩy I. Mục tiêu - Nêu được một số từ ngữ về nghệ thuật (BT1). - Biết đặt đúng dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn ngắn (BT2). II. Đồ dùng dạy học Sách bài tập Tiếng Việt. III. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - 2HS lên bảng làm bài tập 3 tuần 23. - Một em nhắc lại nhân hóa là gì ? - Cả lớp theo dõi, nhận xét bài bạn. - GV nhận xét cho điểm. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài 1: Một HS đọc yêu cầu bài tập, cả lớp đọc thầm. - Từng học sinh làm việc cá nhân. Sau đó trao đổi theo nhóm. - GV dán lên bảng 2 tờ phiếu khổ to, chia lớp thành hai nhóm, gọi hai nhóm lên bảng thi tiếp sức. - Em cuối cùng của mỗi nhóm sẽ tự đếm số từ của nhóm mình tìm được. Cả lớp nhận xét bình chọn nhóm thắng cuộc. - Theo dõi nhận xét chốt lại lời giải đúng. - Yêu cầu lớp đọc đồng thanh các từ vừa tìm được. a. Chỉ những người hoạt động nghệ thuật Diễn viên, ca sĩ, nhà văn, nhà thơ, nhà soạn kịch, nhà ảo thuật, đạo diễn, nhạc sĩ, b. Chỉ các hoạt động nghệ thuật đóng phim, ca hát, múa, vẽ, biểu diễn, ứng tác, làm thơ, làm văn viết kịch, quay phim, c. Chỉ các mộ nghệ thuật điện ảnh, kịch nói, chèo, tuồng, cải lương, âm nhạc, hội hoạ, múa rối, kiến trúc, thơ, văn. Bài 2: - Một học sinh đọc yêu cầu của bài. - Gọi học sinh đọc đoạn văn mà bài yêu cầu điền dấu phẩy. - Học sinh suy nghĩ và dựa vào những kiến thức mà mình đã được học để điền vào đoạn văn cho phù hợp. - Học sinh làm việc cá nhân. - Một số học sinh báo cáo kết quả làm việc của mình trước lớp. - GV nhận xét và chốt lời giải đúng. - Gọi một vài học sinh đọc lại đoan văn đã điền đúng dấu phẩy. - Học sinh nhận xét về tác dụng của dấu phẩy trong đoạn văn ở từng vị trí cụ thể. - Gv củng cố kiến thức cần ghi nhớ. - Cả lớp làm bài vào vở theo lời giải đúng. 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học. - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 4 (Buổi sáng) Tập viết Ôn chữ hoa R I. Mục tiêu Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa R (1 dòng), Ph, H (1 dòng); viết đúng tên riêng: Phan Rang (1 dòng) và câu ứng dụng: “Rủ nhau đi cấy ... có ngày phong lưu (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ. II. Đồ dùng dạy học: Mẫu chữ viết hoa, mẫu chữ viết tên riêng. III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - 1 em nhắc lại từ và câu ứng dụng ở tiết trước. - 2 HS lên bảng viết: Quang Trung, Quê, Bên. Lớp viết vào bảng con. - GV nhận xét, cho điểm. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn luyện viết bảng con: * Luyện viết chữ hoa: - HS tìm các chữ hoa có trong bài: Các chữ hoa có trong bài: P, R. - GV viết mẫu và nhắc lại cách viết. - HS luyện viết trên bảng con chữ R, chữ P. * Luyện viết từ ứng dụng: - HS đọc từ ứng dụng. - GV giải thích: Phan Rang là tên một thị xã thuộc tỉnh Ninh Thuận. - HS tập viết trên bảng con. * Luyện viết câu ứng dụng: - HS đọc câu ứng dụng: Rủ nhau đi cấy, đi cày Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu. - GVgiúp học sinh hiểu ý nghĩa câu tục ngữ: Khuyên người ta chăm chỉ cấy cày, làm lụng để có ngày được sung sướng, đầy đủ. - Học sinh tập viết trên bảng con các chữ: Rủ, Bây. 3. Hướng dẫn học sinh viết vào vở: - Nêu yêu cầu viết. - Nhắc nhớ học sinh về tư thế ngồi viết, cách viết các con chữ và câu ứng dụng đúng mẫu. - HS viết bài, GV bao quát chung và nhắc nhở học sinh làm việc. 4. Chấm và chữa bài: - GV chấm khoảng 5 đến 6 bài . - Sau đó, nêu nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm . 5. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Hướng dẫn học sinh bài tập về nhà. Tiết 1 (Buổi chiều) Luyện Toán (nâng cao) ôn phép chia có dư I. Mục tiêu: - Rèn luyện kĩ năng thực hiện phép chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số. - HS giải được một số bài toán nâng cao có liên quan đến phép chia có dư. II. Đồ dùng dạy học: Sách toán bồi dưỡng. III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học. 2. Luyện tập. Bài 1: Điến số thích hợp vào chỗ chấm trong câu sau: Có 15 = 3 x 5, ta nói 15 chia hết cho .... và 15 chia hết cho ... ; Hoặc: * 15 : 3 được thương là .... và có dư là ...... * 15 : 5 được thương là .... và có dư là ...... Có 17 = 3 x 5 + 2 (2< 3, 2< 5), ta nói: * 17 : 3 được thương là .... và có dư là ...... * 17 : 5 được thương là .... và có dư là ...... - Học sinh nêu yêu cầu của bài. - Hướng dẫn học sinh phân tích yêu cầu của bài? ( bài có mấy yêu cầu, là yêu cầu gì?) - Gọi học sinh lên bảng làm bài, dưới lớp làm bài cá nhân. - Học sinh nhận xét kết quả và cách trình bày của bạn. - GV chốt kết quả đúng. Học sinh chữa bài vào vở theo kết quả đúng. Bài 2: a. Nếu có a = b x c thì em có thể nói được gì về phép chia a cho b và phép chia a cho c? (b và c khác 0) (phép chia hết) b. Nếu có a = b x c + r (r< b) thì em có thể nói được gì về phép chia a cho b? (b khác 0) (phép chia có dư) - Học sinh nêu yêu cầu của bài. - Gọi học sinh trả lời, giải thích vì sao? - Học sinh nhận xét, nêu cách làm. GV chốt ý đúng. Bài 3: Tìm số dư lớn nhất trong mỗi phép chia số a cho 5; chia số b cho 10; chia số c cho 17. - Gọi học sinh đọc đề bài toán. - Yêu cầu học sinh tự làm bài. - GV nhận xét và chữa bài. Bài 4: Điền số còn thiếu vào dấu (?) a. ?? : 6 = 7 (dư 3) b, 85 : ? = 9 (dư 4) c, 5? : ? = ?? (dư 4) Hướng dẫn HS làm: a. ?? : 6 = 7 (dư 3) b, 85 : ? = 9 (dư 4) ?? = 7 x 6 + 3 ? = (85 – 4) : 9 ?? = 45 ? = 9 c, 5? : ? = ?? (dư 4) Ta thấy: Số dư là 4 thì số chia phải lớn hơn 4. Thương là số có 2 chữ số nên số chia phải nhỏ hơn 6. Vậy số chia lớn hơn 4 và nhỏ hơn 6 thì số chia bằng 5. Ta có: 5? : 5 = ?? (dư 4) mà 5 : 5 = 1; ? : 5 = ? (dư 4) ; Vậy ? = 4 hoặc 9 + Nếu ? = 4 ta có: 54 : 5 = 10 (dư 4) + Nếu ? = 9 ta có: 59 : 5 = 11 (dư 4) Bài 5: Người ta cần xe ô tô 4 chỗ ngồi để chở 195 người đi dự hội nghị. Hỏi ít nhất phải điều mấy xe ô tô cùng loại đó để chở hết số người đi dự hội nghị. - Yêu cầu học sinh đọc đề bài. - GV hướng dẫn học sinh làm bài. HS tự làm bài của mình vào vở. - GV nhận xét và chữa bài. + Hỏi: bài toán được giải bằng mấy phép tính? Là phép tính gì? + Bài toán thuộc dạng toán gì các em đã được học? (phép chia có dư) 3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 2 (Buổi chiều) Bồi dưỡng Âm nhạc Ôn bài hát: Cả nhà thương nhau (Nhạc và lời: Phan Văn Minh) I. Mục tiêu - Bồi dưỡng, phát triển năng khiếu âm nhạc cho HS. Giáo dục HS yêu thích văn nghệ. - HS thuộc lời bài hát, biết hát kết hợp vỗ tay, biết gõ đệm theo giai điệu và đúng lời ca. - Biết hát kết hợp vận động một số động tác phụ họa. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ, các dụng cụ gõ đệm, gõ phách. III. Các hoạt động dạy học. 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học. 2. Luyện hát * Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Cả nhà thương nhau. - GV treo bảng phụ ghi nội dung bài hát: Ba thương con vì con giống mẹ Mẹ thương con vì con giống ba Cả nhà ta Cùng thương yêu nha Xa là nhớ Gần nhau là cười! GV cho cả lớp nghe lại toàn bài hát 1 lượt. Sau đó cho HS ôn lại bài hát bằng các hình thức sau: hát tập thể cả lớp, hát trong nhóm, hát theo tổ, gọi một số HS hát cá nhân. HS hát tập thể: + Hát đối đáp: Chia lớp thành hai đội, mỗi đội hát một câu đối đáp nhau. + Hát nối tiếp: Chia lớp thành 4 tổ, mỗi tổ hát một câu nối tiếp cho đến hết bài rồi ngược lại. - Cho HS hát nhiều lần để thuộc lời và giai điệu bài hát. + Cho HS hát theo dãy bàn, hát theo tổ; các tổ hát luân phiên do GV chỉ định. * Hoạt động 2: Dạy hát kết hợp gõ đệm. - Hát kết hợp nhạc cụ đệm theo phách, nhịp, tiết tấu lời ca. + Lần 1: Cả lớp cùng hát, GV bắt nhịp. + Lần 2: Hát theo dãy bàn. - Hướng dẫn HS hát và vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách và tiết tấu lời ca: GV cho một dãy hát, một dãy gõ đệm, sau đó đổi lại, luân phiên cho hết bài. - GV nhận xét và sửa cho những em chưa vỗ, hát đúng nhịp. * Hoạt động 3: Hát kết hợp vận động phụ hoạ. - Hướng dẫn một vài động tác phụ hoạ cho bài hát. - Cho HS biểu diễn trước lớp (vừa hát vứa kết hợp vận động phụ hoạ). - GV chỉ định từng tổ nhóm đứng tại chỗ trình bày bài hát. HS hát với tốc độ vừa phải, hát nhẹ nhàng, thể hiện tình cảm vui tươi. - Cho cả lớp hát toàn bài 2 lần. - GV nhận xét, biểu dương HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Cả lớp hát đồng thanh 2 lần bài hát, kết hợp vỗ tay. Hỏi: Nội dung bài hát nói về điều gì? - Dặn HS về tập hát ở nhà và tập biểu diễn bài hát. Tiết 3 (Buổi chiều) Luyện từ và câu (nâng cao) ôn từ ngữ về sáng tạo I. Mục tiêu - Củng cố, nâng cao, mở rộng một số từ ngữ thuộc chủ điểm sáng tạo. - HS làm được một số bài tập có liên quan đến từ ngữ về sáng tạo. II. Đồ dùng dạy học: Sách TV nâng cao. III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học. 2. Hướng dẫn ôn tập. Bài 1: (Tuần 22) - HS đọc đề bài. - Bài yêu cầu gì? - Suy nghĩ làm bài, sau đó đọc bài làm. - GV chốt ý đúng: + Trí thức: Người làm việc trí óc, hiểu biết nhiều. + ý trí: ý thức tự giác mạnh mẽ, quyết tâm dồn sức lực, trí tuệ để đạt được mục đích. + Trí tuệ: Khả năng hiểu biết, suy xét bằng bộ óc. Bài 2: Xếp các từ ngữ sau thành hai nhóm và đặt tên cho từng nhóm: Nhà bác học, người nghiên cứu, tiến sĩ, nghiên cứu khoa học, phát minh, chế tạo máy móc, bác sĩ, chữa bệnh, thiết kế nhà cửa, giáo sư, nhà thơ, nhạc sĩ, dạy học, chế thuốc, chữa bệnh, sáng tác. - Học sinh nêu yêu cầu của bài. - Gọi học sinh lên bảng làm bài, dưới lớp làm bài vào vở. - Học sinh nhận xét. GV nhận xét và chốt kết quả đúng: + Nhóm 1: Nhà bác học, người nghiên cứu, tiến sĩ, bác sĩ, giáo sư, nhà thơ, nhạc sĩ. + Nhóm 2: nghiên cứu khoa học, phát minh, chế tạo máy móc, chữa bệnh, thiết kế nhà cửa, dạy học, chế thuốc, chữa bệnh, sáng tác. Bài 3: Viết những điều em biết về các nhà bác học dưới đây: a. Niu-tơn: (1643 – 1727) Nhà vật lí học vĩ đại người Anh. b. Đác-uyn: (1809 – 1882) Nhà sinh vật học người Anh. c. Ma-ri Quy-ri: Nhà hóa học người Pháp, gốc Ba Lan, bà đã 2 lần đạt giải Nobel. - Học sinh đọc yêu cầu của bài. - Xác định yêu cầu của bài. - HS trao đổi nhóm rồi viết bài. - Đại diện nhóm trình bày bài. - Các nhóm khác theo dõi, GV nhận xét. Bài 4: Củng cố biện pháp nhân hóa. - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - GV nhắc lại yêu cầu của bài tập. - Cho HS đọc bài thơ Đồng hồ báo thức. - Cho HS làm bài. - Cho HS thi trả lời, GV ghi câu trả lời lên bảng. - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học. - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Thứ năm ngày 6 tháng 3 năm 2014 Tiết 1 (Buổi sáng) Toán Thực hành xem đồng hồ I. Mục tiêu - Nhận biết được về thời gian (chủ yếu là về thời điểm). Biết xem đồng hồ, chính xác đến từng phút. - BT cần làm: Bài 1; Bài 2; Bài 3 II. Đồ dùng dạy học: Đồng hồ mô hình hoặc đồng hồ thật, vở bài tập toán. III. Hoạt dộng dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2HS lên bảng, yêu cầu viết các số: bốn, sáu, tám, mười chín, mười một, hai mươi mốt bằng chữ số La Mã. - Nhận xét ghi điểm. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của giờ học. 2. Hướng dẫn cách xem đồng hồ (chính xác đến từng phút). - GV giới thiệu cấu tạo mặt đồng hồ (chú ý giới thiệu kĩ về vạch chia phút). - Yêu cầu học sinh nhìn vào tranh vẽ đồng hồ thứ nhất trong phần bài học rồi hỏi học sinh: + Đồng hồ chỉ mấy giờ? (6 giờ 10 phút). - Hướng dẫn học sinh quan sát tiếp tranh vẽ đồng hồ thứ 2 để xác định vị trí kim ngắn trước, sau đó là kim dài. + Kim ngắn ở vị trí quá số 6 một tí. Như vậy là hơn 6 giờ. + Kim dài ở vạch nhỏ thứ 3 sau số 2 (tính theo chiều quay của kim đồng hồ). + Học sinh tính từ vạch số 12 đến vị trí hiện tại của kim dài, được 13 phút. Do đó, thời điểm lúc đó là 6 giờ 13 phút. - Tương tự hướng dẫn học sinh quan sát đồng hồ thứ ba để học sinh nêu thời điểm lúc đó ở từng mặt đồng hồ. + Gv giới thiệu cách đọc thứ 2: Hướng dẫn học sinh quan sát xem còn thiếu bao nhiêu phút nữa thì đến 7 giờ? (4 phút) - GV: như vậy cò thiếu 4 phút nữa là đến 7 giờ ta có thể nói “7 giờ kém 4 phút”. * Vậy khi xem đồng hồ, nếu kim phút vượt quá số 6 (theo chiều quay của kim đồng hồ) thì ta có hai cách đọc như trên. 3. Thực hành: Bài 1: - Học sinh nêu yêu cầu của bài. - GV yêu cầu HS quan sát mặt đồng hồ A và nêu vị trí của kim ngắn, kim dài. - Học sinh đọc thời điểm lúc đó là bao nhiêu giờ, bao nhiêu phút. GV nhận xét và khắc sâu cách đọc. - Các phần còn lại học sinh tự làm rồi chữa bài. Bài 2: Một em đọc đề bài 2. - Cả lớp làm trên hình vẽ đồng hồ. - Học sinh quan sát mặt đồng hồ, sau đó căn cứ theo yêu cầu để vẽ kim đồng hồ. GV chữa bài và yêu cầu học sinh nhắc lại cách xem đồng hồ. Bài 3: Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài. - Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở. - Chấm vở một số em, nhận xét chữa bài. - Giáo viên nhận xét đánh giá. 4. Củng cố, dặn dò Nhận xét giờ học và hướng dẫn bài tập về nhà. Tiết 2 (Buổi sáng) Chính tả Tiếng đàn I. Mục tiêu - Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức văn xuôi một đoạn trong bài Tiếng đàn. - Tìm và viết đúng các từ gồm hai tiếng, trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng s/x. II. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu 2HS viết ở bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con các từ: san sẻ, soi đuốc, xới dất, xông lên. GV nhận xét, chấm điểm khen HS viết nhanh chữ đẹp. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học. 2. Hướng dẫn viết chính tả a, Chuẩn bị: - GV đọc 1 lần cho học sinh nghe. - Một em đọc đoạn văn, cả lớp theo dõi trong SGK. - Nội dung đoạn này nói lên điều gì? + Tả khung cảnh thanh bình ngoài gian phòng như hòa với tiếng đàn. - Trong đoạn văn có những chữ nào viết hoa? + Viết hoa các chữ đầu tên bài, đầu câu, tên riêng của người. - HS đọc thầm những từ mình dễ mắc lỗi khi viết để ghi nhớ. - Cả lớp luyện viết từ khó vào bảng con: mát rượi, vũng nước, tung lưới, lướt nhanh... b. Học sinh viết bài. - GV đọc cho học sinh viết bài. - GV đọc cho học sinh soát lỗi chính tả. c. Chấm và chữa bài: - GV chấm 5 bài, nêu nhận xét. 3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả. Bài 2 (chọn ý a) - HS đọc yêu cầu của bài. - Đọc thầm nội dung, làm bài cá nhân trong vở bài tập Tiếng Việt. - GV gọi HS lên bảng tìm nhanh những từ gồm có hai tiếng bắt đầu bằng s hoặc x ( theo yêu cầu của bài). - Cả lớp và GV nhận xét về chính tả, phát âm, chốt lời giải đúng. - Cả lớp sửa vào vở theo lời giải đúng. - Gọi một số học sinh đọc các từ mà các em vừa tìm đúng trên bảng. 4. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học: - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 3 (Buổi sáng) Thể dục Giáo viên môn Thể dục dạy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docr (2).doc
Tài liệu liên quan