Giáo án lớp 3 - Năm học 2013 - 2014 - Tuần 6

I. MỤC TIÊU

 - Nhận biết phép chia hết và phép chia có dư.

- Biết số dư bé hơn số chia.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 Sách bài tập Toán.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Bài cũ: Chữa SBT.

B . Bài mới

 1. Giới thiệu bài.

 GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.

 2. Hướng dẫn HS nhận biết phép chia hết và phép chia có dư.

- GV viết hai phép chia 8 : 2 và 9 : 2 , 2 HS lên bảng và nêu cách làm.

doc10 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 877 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 - Năm học 2013 - 2014 - Tuần 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6: Thứ hai ngày 14 tháng 10 năm 2013 Chào cờ Tiết 1-2: Tập đọc - kể chuyện bài tập làm văn I. Mục tiêu. 1 Tập đọc Đọc đúng các từ ngữ: làm văn, loay hoay, lia lịa, ngắn ngủn. Bước đầu biết phân biệt lời nhân vật “tôi” và lời người mẹ. Hiểu ý nghĩa: Lời nói của HS phải đi đôi với việc làm, đã nói thì phải cố làm cho được điều muốn nói. (trả lời được các câu hỏi trong SGK) 2 Kể chuyện Biết sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự và kể lại được một đoạn của câu chuyện dựa vào tranh minh hoạ. *GDKNS: Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân; ra quyết định; đảm nhận trách nhiệm. II. Đồ dùng dạy học: Tranh SGK phóng to. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Tiết 1: Tập đọc A. Kiểm tra bài cũ: 3 HS đọc bài Cuộc họp của chữ viết. GV nhận xét cho điểm. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu tên bài và ghi bảng. 2. Hướng dẫn luyện đọc a) GV đọc diễn cảm toàn bài: Giọng tâm sự nhẹ nhàng. HS quan sát tranh minh hoạ. GV giảng nội dung tranh. b) Hướng dẫn luyện đọc và giải nghĩa từ * Đọc nối tiếp câu: - Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu trước lớp. Phát hiện từ khó để luyện đọc: làm văn, loay hoay, lia lịa, ngắn ngủn, ... * Đọc nối tiếp đoạn: (4 đoạn) - 4 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài. (GV nhắc nhở, sửa lỗi phát âm cho học sinh). HS phát hiện câu văn dài để luyện đọc. + Luyện đọc lời nhân vật: - Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi. - 4 HS đọc nối tiếp lần 2: GV nhắc nhở các em nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, cụm từ, phân biệt lời kể chuyện và lời các nhân vật. - Giáo viên kết hợp giải nghĩa từ mới. * Đọc đoạn trong nhóm: + Chia nhóm và giao nhiện vụ. + Học sinh nối tiếp nhau đọc trong nhóm đôi. + GV quan sát hướng dẫn thêm. - Gọi đại diện của 4 nhóm nối nhau đọc, GV nhận xét, biểu dương. + 4 HS tiếp nối đọc 4 đoạn của bài trước lớp. GV theo dõi, sửa sai. + Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 4. + 1 HS cả bài. Tiết 2: tìm hiểu bài - Kể chuyện 3. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài * Học sinh đọc thầm Đoạn 1- 2: Nhân vật xưng “tôi” trong truyện này tên là gì? (Cô-li-a) Cô giáo ra cho lớp đề văn thế nào? (Em đã làm gì để giúp mẹ) Vì sao Cô-li-a thấy khó viết bài tập làm văn này? HS trao đổi nhóm và trả lời: Vì thỉnh thoảng Cô-li-a mới làm một vài việc lặt vặt... GV chốt lại ý chính. * HS đọc thầm Đoạn 3: - Thấy các bạn viết nhiều, Cô-li-a làm cách gì để bài văn viết dài ra? * 2 HS đọc to Đoạn 4: cả lớp đọc thầm theo để trả lời câu hỏi: Vì sao mẹ bảo Cô-li-a đi giặt quần áo, lúc đầu cô-li-a ngạc nhiên? (Cô-li-a ngạc nhiên vì chưa bao giờ phải giặt quần áo, đây là lần đầu mẹ bảo, Cô-li-a phải làm việc này.) Vì sao sau lúc đó, Cô-li-a vui vẻ làm theo lời mẹ? (Vì nhớ ra việc mình đã nói đến trong bài TLV). HS trả lời, GV nhận xét bổ sung. 4. Luyện đọc lại GV chọn đọc mẫu đoạn 3, 4. Một vài HS thi đọc diễn cảm bài văn. 4 HS tiếp nối thi đọc 4 đoạn. Nhận xét bình chọn bạn đọc hay nhất. Kể chuyện 1. GV giao nhiệm vụ. 2. Hướng dẫn kể từng đoạn của chuyện theo gợi ý. HS quan sát lần lượt 4 tranh và sắp xếp lại 4 tranh theo đúng thứ tự là: GV giúp HS nắm được nhiệm vụ. Kể lai một đoạn câu chuyện theo lời của em. Một HS đọc yêu cầu kể chuyện và làm mẫu (Một lần, cô giáo ra đề cho lớp của Cô-li-a một đề văn ...) - GV nhắc HS: Bài tập chỉ yêu cầu em chọn kể một đoạn và kể theo lời của em. - Một HS kể mẫu 2 hoặc 3 câu: - Từng cặp HS tập kể cho nhau nghe. - 3 HS thi kể 1 đoạn bất kì trước lớp. - Cả lớp và GV bình chọn bạn kể hay nhất. 3. Củng cố, dặn dò - GV hỏi: Em có thích bạn nhỏ trong câu chuyện này không? Vì sao? GV nhận xét tiết học. Dặn dò về nhà các em về nhà kể lại chuyện cho mọi người nghe. Tiết 3: Mĩ thuật (GV Mĩ thuật dạy) Tiết 4: Toán luyện tập I. Muc tiêu Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số và vận dụng được để giải các bài toán có lời văn. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ. III. Hoạt động dạy học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ: Chấm, chữa bài tập trắc nghiệm. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu tiết học. 2.Thực hành Bài 1: Yêu cầu HS đọc đề bài và nêu yêu cầu. HS làm bài và chữa bài. 2 HS lên bảng. GV có thể cho HS đổi chéo vở để chữa bài. Bài 2: Cho HS tự nêu tóm tắt bài toán rồi giải và chữa bài. Chẳng hạn: Bài giải Vân tặng bạn số bông hoa là: 30 : 6 = 5 (bông hoa) Đáp số : 5 bông hoa. Củng cố cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số. Bài 3: HS đọc bài toán. Cho HS làm bài tương tự như bài 2. Bài giải Số HS đang tập bơi là: 28 : 4 = 7 (học sinh) Đáp số: 7 học sinh. Bài 4 : HS nhìn hình vẽ rồi nêu câu trả lời: Chẳng hạn, có thể trả lời như sau: Cả 4 hình đều có 10 ô vuông. số ô vuông của mỗi hình gồm: 10 : 5 = 2 (ô vuông) Hình 2 và hình 4 có 2 ô vuông đã tô màu. Vậy: Đã tô màu vào số ô vuông của hình 2 và hình 4. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học và dặn dò HS. Thứ tư ngày 16 tháng 10 năm 2013 Tiết 1: Toán Phép chia hết và phép chia có dư I. Mục tiêu - Nhận biết phép chia hết và phép chia có dư. Biết số dư bé hơn số chia. II. Đồ dùng dạy học Sách bài tập Toán. III. Hoạt động dạy học A. Bài cũ: Chữa SBT. B . Bài mới 1. Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn HS nhận biết phép chia hết và phép chia có dư. GV viết hai phép chia 8 : 2 và 9 : 2 , 2 HS lên bảng và nêu cách làm. 8 2 8 0 4 9 2 8 0 4 * 8 chia cho 2 được 4, viết 4. * 4 nhân 2 bằng 8, 8 trừ 8 bằng 0. * 9 chia 2 được 4, viết 4 * 4 nhân 2 bằng 8, 9 trừ 8 bằng 1. * 8 chia 2 được 4 , nói 8 : 2 là phép chia hết, và 8 : 2 = 4 * 9 chia 2 được 4 và còn thừa 1, nói 9 : 2 là phép chia có dư, chỉ vào số 1 và nói 1 là số dư, và viết 9 : 2 = 4 (dư 1). 3. Thực hành Bài tập 1: a) GV cho HS đọc đề bài và nêu yêu cầu. b) Cho HS làm bài. Khi chữa bài HS nêu cách thực hiện và nhận biết đó là phép hết hay là phép chia có dư. Bài tập 2: Yêu cầu HS làm bài và chữa bài a) và c) Ghi Đ vì 32 : 4 = 8 và 48 : 6 = 8 b) Ghi S vì 30 : 6 = 5 (không có dư) hoặc vì phép chia số dư bằng số chia. d) Ghi chữ S vì 20 : 3 = 6 (dư 2) hoặc vì phép chia có số dư lớn hơn số chia Bài tập 3: GV cho HS quan sát hình và trả lời câu hỏi: Hình nào đã khoanh vào một phần hai số ô tô ? Hình a đã khoanh vào một phần hai số ô tô trong hình. 4. Củng cố, dặn dò GV nhận xét giờ học và dặn dò HS. Tiết 2: Tự nhiên và xã hội cơ quan thần kinh I. Mục tiêu Nêu được tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan thần kinh trên tranh vẽ hoặc mô hình. II. Đồ dùng dạy học Tranh + Sách bài tập TNXH. III. Hoạt động dạy học Kiểm tra bài cũ HS kể tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu. Chúng ta cần làm gì để bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu? - HS trả lời. GV nhận xét biểu dương. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 2. Bài học Hoạt động 1: Quan sát. Bước 1: Làm việc theo nhóm. Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát sơ đồ cơ quan thần kinh và trả lời câu hỏi. + Chỉ và nói tên các bộ phận trên sơ đồ. + Trong các cơ quan đó, cơ quan nào được bảo vệ bởi hộp sọ, cơ quan nào được bảo vệ bởi cột sống? Chỉ vị trí của bộ não, tuỷ sống trên cơ thể bạn. Bước 2: Làm việc cả lớp. GV treo hình phóng to và yêu cầu HS lên chỉ các bộ phận của cơ thần kinh, nói rõ đâu là não, tuỷ sống, các dây thần kinh... GV nêu Từ não và tuỷ sống có các dây thần kinh toả đi khắp nơi của cơ thể. Từ các cơ quan bên trong và bên ngoài của cơ thể lại có các dây thần kinh đi về tuỷ sống và não. Kết luận: Hoạt động 2: Thảo luận nhóm. Bước 1: Chơi trò chơi: GV cho cùng chơi một trò chơi đòi hỏi phản ứng nhanh, nhạycủa người chơi. VD: Trò chơi “Con thỏ, ăn cỏ, uống nước, vào hang”. GV hỏi HS: Các em đã sử dụng những giác quan nào để chơi? Bước 2: Thảo luận nhóm: GV yêu cầu các nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm đọc mục bạn cần biết và liên hệ với những quan sát trong thực tế để trả lời theo gợi ý: Bước 3: Làm việc cả lớp: Đại diện lên trình bày kết quả thảo luận. Mỗi nhóm chỉ trả lời một câu hỏi. GV kết luận: SGK (tr27) Não và tuỷ sống ....đến các cơ quan. 3. Củng cố, dặn dò GV nhận xét giời học và dặn dò HS. Tiết 3: Luyện từ và câu từ ngữ về trường học. dấu phẩy I. Mục tiêu. - Tìm được một số từ ngữ về trường học qua bài tập giải ô chữ (BT1). - Biết điền đúng dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu văn (BT2). II. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: Chữa bài trong sách bài tập TV. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn làm bài tập Bài 1: HS đọc yêu cầu. Cả lớp quan sát đọc chữ mẫu (LÊN LớP) và giải thích mẫu: Bước 1: HS ghi từ vào các ô trống theo hàng ngang. Bước 2: Điền đủ 11 từ vào ô trống theo hàng ngang, đọc từ mới xuất hiện HS trao đổi nhóm. 2 nhóm HS lên bảng thi tiếp sức và đại diện đọc từ mới xuất hiện. Cả lớp và GV nhận xét, kết luận. (lễ khai giảng) M: 1 L Ê N L ớ P 2 D I ễ U H à N H 3 S á C H G I á O K H O A 4 T H ờ I K H O á B I ể U 5 c h a m ẹ 6 r a c h ơ i 7 h ọ c g i ỏ i 8 l ư ờ i h ọ c 9 g i ả n g b à I 10 t h ô n g m i n H 11 c ô g i á o b) Bài 2: HS đọc yêu cầu của đề. Cả lớp đọc thầm. HS làm mẫu. 2HS lên bảng và làm vào vở. Nhận xét, chốt lời giải đúng: a, Ông em, bố em và chú em đều là thợ mỏ. b, Các bạn mới được kết nạp vào đội đều là con ngoan, trò giỏi. 3. Củng cố, dặn dò Một số HS nhắc lại nội dung vừa học. GV nhận xét giờ học. Yêu cầu đọc lại các bài tập. Tiết 4: Tập viết Ôn chữ hoa D, Đ I. Mục tiêu. Viết đúng chữ hoa D (1 dòng), Đ, H (1 dòng); viết đúng tên riêng Kim Đồng (1 dòng) và câu ứng dụng: Dao có mài ... mới khôn (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ. II. Đồ dùng dạy học Vở tập viết, Mẫu chữ hoa. III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ HS lên bảng viết chữ C và từ Chu Văn An. GV nhận xét cho điểm. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn luyện viết bảng con a) Luyện viết chữ hoa HS tìm các chữ hoa có trong bài : K, D, Đ. GV viết mẫu các chữ hoa, kết hợp nhắc lại cách viết. HS viết bảng con chữ D, Đ. HS viết trên bảng con lần 2 - nhận xét uốn nắn sửa chữa. b) Luyện viết từ ứng dụng - HS đọc từ ứng dụng: Kim Đồng. HS nêu điều biết về anh Kim Đồng. GV giới thiệu: Kim Đồng. GV viết mẫu tên riêng theo cỡ nhỏ (chú ý viết liền mạch). HS viết trên bảng con 2 lần. GV nhận xét sửa chữa cho HS. c) Luyện viết câu ứng dụng HS đọc câu ứng dụng. GV giúp HS hiểu nội dung câu tục ngữ : giáo dục ý thức học tập. HS nêu cách chữ viết hoa: "Dao" trong câu tục ngữ. Hướng dẫn luyện viết chữ hoa trong câu tục ngữ. 3. Hướng dẫn viết vở tập viết GV hướng dẫn HS viết vào vở tập viết theo cỡ chữ nhỏ. GV giúp đỡ những HS yếu kém. 4. Chấm chữa bài: GV chấm 5 – 7 bài nhận xét. 5. Củng cố nhận xét GV nhận xét tiết học và dặn dò HS. Thứ năm ngày 17 tháng 10 năm 2013 Tiết 1: Toán luyện tập I. Mục tiêu Xác định được phép chia hết và phép chia có dư. - Vận dụng phép chia hết trong giải toán. II. Đồ dùng dạy học Sách bài tập Toán. III. Hoạt động dạy học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ HS lên bảng và cả lớp làm bảng con bài 2. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 2. Thực hành. Bài tập 1: Yêu cầu HS tự làm bài. 4 HS lên bảng, HS cả lớp làm vào vở bài tập. HS lên bảng nêu lại cách làm. HS nhận xét. 17 2 16 1 8 * 17 chia 2 được 8, viết 8. * 8 nhân 2 bằng 16, 17 trừ 16 bằng 1. Bài tập 2: HS đọc đề bài toán. Yêu cầu suy nghĩ và tự giải tự làm và chữa bài. Thực hiện như bài 1. Bài tập 3: a) Yêu cầu HS đọc đề toán, yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài. HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở bài tập. Bài giải Lớp đó có số học sinh giỏi là: 27 : 3 = 9 (học sinh) Đáp số: 9 học sinh Bài tập 4: HS đọc đề bài. Vậy trong các phép chia, số chia là 3 thì số dư lớn nhất là số nào? (Số dư lớn nhất là 2) . Vậy khoanh vào chữ B. Yêu cầu HS tìm số dư lớn nhất trong các phép chia có số chia là 4, 5, 6. 3. Củng cố dặn dò GV nhận xét giờ học và dặn dò HS. Tiết 2: Chính tả (nghe – viết) nhớ lại buổi đầu đi học I. Mục tiêu. - Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức văn xuôi. - Làm đúng các bài tập điền tiếng có vần eo/oeo (BT1). - Làm đúng BT 3 phân biệt cách viết các phụ âm đầu dễ lẫn (s/x). II. Đồ dùng dạy học Sách bài tập TV III. Các hoạt động dạy học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ Chấm chữa bài tập về nhà. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. GV ghi tên bài lên bảng. 2. Hướng dẫn viết chính tả a) Hướng dẫn chuẩn bị: - GV đọc đoạn văn; 2HS đọc lại. Cả lớp theo dõi SGK. Hướng dẫn HS nhận xét chính tả: + Đoạn văn gồm mấy câu? (3 câu) + Những chữ nào trong bài được viết hoa? HS nhìn vào vở, viết nháp những chữ các em dễ viết sai để ghi nhớ: bỡ ngỡ, nép, quãng trời, ngập ngừng ... b) GV đọc, HS viết bài vào vở. c) Chấm bài, chữa bài: GV chấm 5 – 7 bài nhận xét. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả Bài tập 2 : HS đọc bài và nêu yêu cầu HS làm bài cá nhân, 2 HS lên bảng điền vần eo/ oeo, sau đó đọc kết quả. Cả lớp vàchơi trò chơi Tiếp sức. Cả lớp nhận xét, GV nhận xét chính tả chốt lời giải đúng, sau đó đọc lại. Cả lớp chữa bài và ghi nhớ chính tả. GV nhận xét về chính tả, phát âm. Lời giải: Bài tập 3: HS đọc bài và lựa chọn bài 2a. GV giúp HS nắm vững yêu cầu. HS làm vào vở. 2 HS lên bảng. Chốt lời giải đúng, sau đó đọc lại. Cả lớp chữa bài và ghi nhớ chính tả. Lời giải: a) giúp - dữ - ra. b) Sân – nâng – chuyên cần / cần cù. 4. Củng cố, dặn dò GV nhận xét giờ học và dặn dò HS. Tiết 3: Thể dục (GV chuyên dạy) Tiết 4: Tập Làm văn kể lại buổi đầu em đi học I. Mục tiêu - Bước đầu kể được vài ý nói về buổi đầu đi học. - Viết lại những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) diễn đạt rõ ràng. * GDKNS: Kĩ năng giao tiếp; kĩ năng lắng nghe tích cực. II. Đồ dùng dạy học: Sách bài tập TV + bảng phụ. III. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ Kiểm tra vở bài tập về nhà. 2 HS lên bảng. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học. 2. Hướng dẫn làm bài tập Bài tập1: HS đọc yêu cầu và các câu hỏi gợi ý. GV nêu yêu cầu: Cần nhớ lại buổi đầu đi học của mình để lời kể chân thật có cái riêng. Không nhất thiết phải kể về ngày tựu trường, GV gợi ý: Cần nói rõ buổi đầu em đến lớp là buổi sáng hay buổi chiều? Thời tiết thế nào? Ai dẫn em đến trường? Lúc đầu em bỡ ngỡ ra sao? Buổi học đã kết thúc như thế nào? Cảm xúc của em về buổi học đó HS khá kể mẫu. GV nhận xét. Từng cặp HS kể cho nhau nghe về buổi đầu đi học của mình. 3 HS thi kể trước lớp. Cả lớp nhận xét, bình chọn những người kể tốt nhất: kể đúng yêu cầu của bài, lưu loát, chân thật. Bài tập2: HS đọc yêu cầu. Cả lớp đọc thầm theo. GV nhắc các em chú ý viết giản dị, chân thật những điều vừa kể. Có thể viết 5 đến 7 câu hoặc nhiều hơn. HS chỉ cần viết những đoạn văn ngắn chân thật, đúng đề tài, đúng ngữ pháp, đúng chính tả là đạt yêu cầu. HS làm bài. GV mời 5 đến 7 em đọc bài. Cả lớp nhận xét, rút kinh ngiệm, bình chọn những người viết tốt nhất. 3. Củng cố, dặn dò GV nhận xét giờ học và dặn dò HS. Ký duyệt: ........................................................................ ........................................................................ ........................................................................ .......................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUAN6 - 2010.doc
Tài liệu liên quan