Giáo án lớp 3 - Tiểu học Hoàng Hoa Thám - Tuần 20

I. MỤC TIÊU:

- HS nghe - viết lại chính xác đoạn cuối bài Ở lại với chiến khu; Trình bày đúng hình thức văn xuôi.

- HS Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt âm đầu s/x phân biệt vần uôt/uôc. BT2a.

- Rèn kĩ năng viết đúng và đẹp.

II . CHUẨN BỊ :

- Bảng phụ viết 2 lần nội dung của BT 2a.

 

doc15 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 658 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 - Tiểu học Hoàng Hoa Thám - Tuần 20, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I/ CHUẨN BỊ : - Vẽ sẵn hình bài tập 3 vào bảng phụ. II/ LÊN LỚP : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Bài cũ : - Yêu cầu 1HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con các số từ 9990 đến 10 000. - Giáo viên nhận xét đánh giá. 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Khai thác : * Giới thiệu điểm ở giữa : - Vẽ hình lên bảng như SGK: - Giới thiệu: A, B, C là 3 điểm thẳng hàng, điểm O ở trong đoạn thẳng AB. Ta gọi O là điểm ở giữa của 2 điểm A và B. - Cho HS nêu vài VD, lớp nhận xét bổ sung. * Giới thiệu trung điểm của đọan thẳng: - Vẽ hình lên bảng: A 3cm M 3cm B + Gọi M là gì của đoạn thẳng AB ? + Em có nhận xét gì về độ dài của hai đoạn thẳng MA và MB ? - Giới thiệu: Độ dài đoạn thẳng MA bằng độ dài đoạn thẳng MB viết là: MA = MB. M được gọi là trung điểm của đoạn thẳng AB. - Cho HS lấy VD. b) Luyện tập: Bài 1: - Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập. - Yêu cầu HS tự làm bài vào vở. - Yêu cầu lớp đổi chéo vở để KT. - Gọi HS đọc kết quả. - Giáo viên nhận xét đánh giá. Bài 2: - Gọi học sinh nêu bài tập 2. - Yêu cầu lớp tự làm bài. - Gọi HS nêu kết quả. - Nhận xét chữa bài. 3) Củng cố - Dặn dò: - Vẽ lên bảng 1 đoạn thẳng MN, yêu cầu HS lấy trung điểm P của MN. - Dặn về nhà học và làm bài tập. - HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con. - Lớp theo dõi giới thiệu bài - Cả lớp quan sát, theo dõi GV giới thiệu về điểm ở giữa của 2 điểm. - Tự lấy VD. - Tiếp tục quan sát và nêu nhận xét: + M là điểm ở giữa của 2 điểm A và B. + Độ dài của 2 đoạn thẳng đó bằng nhau và cùng bằng 3cm. - Nghe GV giới thiệu và nhắc lại. - Lấy VD. - Một em nêu đề bài 1. - Cả lớp thực hiện làm vào vở. - Đổi vở KT chéo nhau. - 3 em nêu kết quả, lớp nhận xét bổ sung. - Một em đọc đề bài 2 . - Cả lớp làm bài. - 3HS nêu kết quả, lớp bổ sung: Câu a, e là đúng ; câu b, c, d là sai. - 1HS lên bảng lấy trung điểm P của MN. . TIẾNG ANH: (G.V chuyên trách ) ...................................................................................... TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN: (2 TIẾT) Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU I . MỤC TIÊU: - Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.( giọng người chỉ huy, các chiến sĩ nhỏ tuổi). - Hiểu nội dung câu chuyện: ca ngợi tinh thần yêu nước không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây. ( trả lời được các câu hỏi trong SGK). - Luyện đọc đúng các từ: một lượt, chiến khu, Việt gian, ... - Dựa vào các câu hỏi gợi ý, HS kể lại câu chuyện kể tự nhiên, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung. - HS khá, giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh ảnh minh họa truyện trong SGK. - Bảng phụ viết sẵn đoạn 3 để hướng dẫn luyện đọc. III. LÊN LỚP : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS đọc bài “ Báo cáo anh bộ đội “. Yêu cầu nêu nội dung bài. - Nhận xét. 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Luyện đọc: * Đọc diễn cảm toàn bài. * Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: - Yêu cầu HS nối tiếp đọc từng câu, giáo viên theo dõi sửa lỗi phát âm. - Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp. + Treo bảng phụ, hướng dẫn cách đọc đoạn 2. + Giúp HS hiểu nghĩa các từ mới sau bài đọc. - Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm. - Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài. c) Hướng dẫn HS tìm hiểu bài: - Trung đoàn trưởng đến gặp các chiến sĩ nhỏ tuổi để làm gì ? - Yêu cầu một em đọc thành tiếng đoạn 2, cả lớp đọc thầm theo. + Trước đề nghị đột ngột của người chỉ huy tại sao cổ họng các chiến sĩ nhỏ lại thấy nghẹn lại ? + Lời nói của Mừng có gì cảm động? - Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 3. + Thái độ của trung đội trưởng như thế nàokhi nghe lời van xin của các bạn ? - Mời một em đọc đoạn 4, cả lớp đọc thầm theo. + Qua câu chuyện em hiểu điều gì về các chiến sĩ vệ quốc đoàn nhỏ tuổi? d)Luyện đọc lại : - Đọc lại đoạn 2 của câu chuyện. - Hướng dẫn cách đọc (đọc với giọng xúc động). - Mời 2HS thi đọc đọc văn. - Mời 1HS đọc cả bài. - Nhận xét. Kể chuyện: * Dựa theo các câu hỏi gợi ý, kể lại câu chuyện Ở lại với chiến khu. * Hướng dẫn HS kể chuyện: - Gọi một em đọc các câu hỏi gợi ý. - Gọi một em khá kể mẫu đoạn 2. - Yêu cầu HS tập kể theo nhóm. GV theo dõi. - Gọi 4 em đại diện 4 nhóm tiếp nối nhau thi kể 4 đoạn câu chuyện. - Mời 1 em kể lại cả câu chuyện. - Nhận xét, tuyên dương.. 3.Củng cố dặn dò : - Qua câu chuyện em hiểu điều gì về các chiến sĩ nhỏ tuổi ? - Dặn về nhà tập kể lại chuyện . - 3HS lên bảng đọc bài, nêu nội dung bài đọc . - Nhận xét. -Lắng nghe - Lớp lắng nghe GV đọc mẫu. - Nối tiếp nhau đọc từng câu. Đọc tiếp nối 4 đoạn trước lớp. Luyện đọc đoạn 2. - Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm. - Lớp đọc đồng thanh cả bài . - Đến để thông báo ý kiến của trung đoàn - Một em đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm theo . + Vì các chiến sĩ nhỏ rất xúc động, bất ngờ khi nghĩ rằng không được tham gia chiến đấu + Lượm , Mừng và tất cả các bạn tha thiết xin ở lại. .+ Mừng rất ngây thơ, chân thật xin trung đoàn cho các em ăn ít đi, miễn là đừng bắt các em phải trở về. - Học sinh đọc thầm đoạn 3. + Trung đội trưởng cảm động rơi nước mắt và hứa sẽ về báo lại với ...... của các em. - 1 em đọc, lớp đọc thầm. + Rất yêu nước, không ngại khó khăn gian khổ, sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc. - 2 em thi đọc lại đoạn. - 1 em đọc cả bài. - Lớp theo dõi nhận xét bình chọn bạn đọc hay nhất. -Lắng nghe giáo viên nêu nhiệm vụ của tiết học . - Một em đọc các câu hỏi gợi ý câu chuyện. - 1 em kể mẫu. - HS tập kể theo nhóm. - Đại diện 4 nhóm kể 4 đoạn của câu chuyện. - Một em kể lại toàn bộ câu chuyện. - Lớp theo dõi bình chọn bạn kể hay nhất. - Nêu lên cảm nghĩ của mình về câu chuyện. .... Thứ ba ngày 17 tháng 1 năm 2017 CHÍNH TẢ: (Nghe viết): Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU I. MỤC TIÊU: - HS nghe - viết lại chính xác đoạn cuối bài Ở lại với chiến khu; Trình bày đúng hình thức văn xuôi. - HS Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt âm đầu s/x phân biệt vần uôt/uôc. BT2a. - Rèn kĩ năng viết đúng và đẹp. II . CHUẨN BỊ : Bảng phụ viết 2 lần nội dung của BT 2a. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 3 h/s lên bảng, g/v đọc cho h/s viết các từ ngữ cần chú ý. - Nhận xét. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn viết chính tả: * G/v đọc đoạn văn. - Bài hát trong đoạn văn cho ta biết điều gì? * Hướng dẫn trình bày. - Đoạn viết lời bài hát được trình bày như thế nào? * Hướng dẫn viết từ khó. - Yêu cầu h/s tìm các từ chứa tiếng có âm đầu l/n. - Yêu cầu h/s đọc và viết lại các từ ngữ vừa tìm được. - Nhận xét, chỉnh sửa lỗi cho h/s. * Viết chính tả. - G/v đọc chậm mỗi cụm từ đọc 3 lần. * Soát lỗi. * Chấm 7-10 bài. - Nhận xét bài chấm. c. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 2a: - Tổ chức h/s thi làm bài nhanh giữa các tổ. - Chữa bài và tuyên dương tổ thắng cuộc và giải thích các câu thành ngữ trong bài. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. -Dặn dò HS - 3 h/s lên bảng viết, lớp viết nháp. + Liên lạc, nhiều lần, nắm, ném lựu đạn. - H/s nhận xét. - H/s lắng nghe, nhắc lại tên bài. - 1h/s đọc, lớp theo dõi. - Lời bài hát cho thấy sự quan tâm chiến đấu, sãn sàng chịu gian khổ hy sinh để bảo vệ tổ quốc. - Như cách trình bày của một đoạn thơ, các chữ đầu mỗi dòng thơ viết thẳng hàng với nhau... - Tìm và nêu các từ: + Một lần, nào, sông núi, lui, lớp lớp, lửa, lạnh tối, lòng người, lên. - H/s nhận xét. - H/s nghe - viết. - H/s đổi vở nhau dùng bút chì soát lỗi. - H/s còn lại đối chiếu với SGK tự chấm bài. - 1 h/s đọc đề bài tập. - H/s viết lời giải vào bảng. Khi giáo viên có hiệu lệnh cả lớp cùng giơ bảng con, tổ nào có nhiều bạn làm xong nhanh và đúng là tổ thắng cuộc. -GV nhận xét,chữa bài -HS chú ý ...................................................................................... TOÁN: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU : - HS biết khái niệm và xác định được trung điểm của một đoạn thẳng cho trước. - HS làm được các BT: 1,2. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - Chuẩn bị cho bài 2: thực hành gấp giấy. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Bài cũ : 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Hướng dẫn HS luyện tập - thực hành: Bài 1: - Gọi học sinh nêu bài tập 1. a) Hướng dẫn HS cách xác định trung điểm của một đoạn thẳng cho trước. - Vẽ đoạn thẳng AB. A 4cm B - Gọi 1HS lên đo độ dài của đoạn thẳng đó rồi nêu kết quả. - Yêu cầu cả lớp xác định trung điểm M của đoạn thẳng AB. - Mời 1HS lên bảng xác định. - Nhận xét chữa bài. + Muốn xác định trung điểm của đoạn thẳng AB em làm thế nào ? + Em có nhận xét gì về độ dài đoạn thẳng AM và độ dài đoạn thẳng AB? - Giới thiệu: Độ dài đoạn thẳng AM bằng độ dài đoạn thẳng AB viết là AM = AB (AM = 2cm). - Gọi HS nhắc lại. - Yêu cầu HS vận dụng các bước trên để làm câu b. - Gọi HS chữa bài. - GV nhận xét bổ sung. Bài 2: - Gọi HS nêu yêu cầu bài . - Yêu cầu HS, mỗi em lấy 1 tờ giấy HCN rối gấp tờ giấy như hình vẽ trong SGK, đánh dấu trung điểm của 2 đường gấp. - Chọn 1 bài cho cả lớp xem, nhận xét. 3) Củng cố - Dặn dò: - Về nhà xem lại các BT đã làm. - Lớp theo dõi giới thiệu bài - Một em nêu đề bài tập 1. - 1 học sinh thực hiện trên bảng đo và nêu kết quả: AB = cm. - Cả lớp xác định trung điểm M. - 1HS trình bày trên bảng lớp. - Cả lớp nhận xét bổ sung. + Chia độ dài đoạn AB thành hai phần bằng nhau ( mỗi phần 2cm ) - Độ dài đoạn thẳng AM bằng độ dài đoạn thẳng AB. - Cả lớp tự làm câu b. - 2HS nêu các bước cần thực hiện, lớp bổ sung. - Thực hiện gấp và xác định trung điểm. - Có thể gấp đoạn CD trùng với đoạn AB để đánh dấu trung điểm của đoạn AD và đoạn BC. -Theo dõi ...................................................................................... TẬP ĐỌC: CHÚ Ở BÊN BÁC HỒ I. MỤC TIÊU: - Biết nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ, khổ thơ. - Hiểu ND bài: Em bé ngây thơ nhớ chú bộ đội đã lâu không về nên nhắc nhở chú. Chú đã hy sinh, chú ở bên Bác Hồ. Bài thơ thể hiện tình cảm thương nhớ và lòng biết ơn của mọi người trong gia đình em bé với liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc ( Trả lời được các CH trong SGK; thuộc bài thơ). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Tranh minh hoạ, bảng phụ hướng dẫn HTL. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Bài cũ: 4 HS tiếp nối nhau kể lại 4 đoạn câu chuyện “ Ở lại chiến khu và trả lời câu hỏi về ND mỗi đoạn 2. Bài mới: a. Giơí thiệu, ghi bảng. b. Luyện đọc. - GV đọc diễn cảm bài thơ, giọng đọc nghẹn ngào, - Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giảng nghĩa từ - Đọc từng khổ thơ trước lớp - HS tiếp nối nhau đọc 3 khổ thơ - Nhấn giọng từ ngữ biểu cảm thể hiện tình cảm qua giọng đọc. - GV giúp HS nắm được các từ chú giải cuối bài: Kom Tum, Đăk lăk. c. Hướng dẫn tìm hiểu bài. - Một HS đọc thành tiếng khổ thơ 1, 2 + Những câu nào cho thấy cháu Nga rất mong nhớ chú? - Cả lớp đọc thầm khổ thơ 3. Trả lời: - Khi Nga nhắc đến chú thái độ của Ba và mẹ ra sao? + Vì sao chiến sĩ hy sinh vì tổ quốc đựơc nhớ mãi. - GV chốt lại: Vì những chiến sĩ đó đã hiến dâng cuộc đời mình cho hạnh phúc và bình yên của ND, cho độc lập dan tộc của tổ quốc. d. HTL bài thơ. - GV hướng dẫn cho HS HTL tại lớp - GV xóa dần bảng hoặc che giấy dần bài thơ. - Cho 3, 4 HS thi HTL cả bài. 3/ Củng cố: - GV nhận xét tiết học - HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ. - HS lắng nghe -1 HS đọc bài - Đọc từng dòng thơ, HS tiếp nối nhau mỗi em đọc 2 dòng thơ. - 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 khổ thơ -Đọc từng khổ thơ trong nhóm - 1 HS đọc bài - Chú Nga đi bộ đội sao lâu quá là lâu. -HS đọc thầm - Mẹ thương chú khóc đỏ hoe mắt, bố nhớ chú ngước lên bàn thờ - Vì những chiến sĩ đó đã hiến dâng cả cuộc đời cho HP và sự bình yên của nhân dân. -HS chú ý - HS đọc thuộc lòng từng khổ, cả bài - HS thực hiện theo lệnh của GV - HS thi đọc thuộc lòng từng khổ, cả bài. -HS lắng nghe ...................................................................................... THỂ DỤC: ÔN ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ I/ Mục tiêu - Ôn các động tác tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi đều theo 1 – 4 hàng dọc.Yêu cầu biết thực hiện động tác tương đối chính xác. - Chơi trò chơi “Thỏ nhảy “. Yêu cầu biết cách chơi và chơi chủ động . II/ Địa điểm phương tiện : - Sân bãi chọn nơi thoáng mát , bằng phẳng , vệ sinh sạch sẽ. - Chuẩn bị còi, kẻ sân cho trò chơi. C/ Lên lớp Nội dung và phương pháp dạy học Định lượng Đội hình luyện tập 1. Phần mở đầu : - GV nhận lớp phổ biến nội dung tiết học . - Yêu cầu lớp làm các động tác khởi động . - Giậm chân tại chỗ đếm theo nhịp . - Chơi trò chơi : (HS tự chọn) 2/ Phần cơ bản : * Ôn tập các bài tập đội hình đội ngũ: - Giáo viên điều khiển cho cả lớp ôn lại các động tác : Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi đều theo 1- 4 hàng dọc. - Chia lớp về từng tổ để luyện tập. - Giáo viên đến từng tổ nhắc nhớ động viên học sinh tập. - Cho các tổ thi tập đi đều trong khoảng từ 15 – 20 m và thực hiện các động tác một lần . - Giáo viên chọn tổ thực hiện tốt nhất lên biểu diễn lại các động tác vừa ôn ( 1 lần ) * Chơi trò chơi “ Thỏ nhảy “: - Nêu tên trò chơi nhắc lại cách nhảy của con thỏ sau đó học sinh chơi . - cho HS ôn lại cách bật nhảy. - Học sinh thực hiện chơi trò chơi. Các tổ thi đua với nhau. - Giáo viên giám sát cuộc chơi nhắc nhớ kịp thời các em tránh vi phạm luật chơi . - Nhắc nhớ học sinh đảm bảo an toàn trong luyện tập và trong khi chơi . 3/ Phần kết thúc: - Yêu cầu học sinh làm các thả lỏng. - Đi chậm xung quanh vòng tròn vỗ tay và hát. - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. - Dặn dò học sinh về nhà thực hiện lại. 5phút 14 phút 10 phút 5phút § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § GV GV .. Thứ tư ngày 18 tháng 1 năm 2017 CHÍNH TẢ: (Nghe viết) : TRÊN ĐƯỜNG MÒN HỒ CHÍ MINH I. MỤC TIÊU: - Nghe viết chính xác đoạn từ Đường lên dốc... những khuôn mặt đỏ bừng trong bài Trên đường mòn Hồ Chí Minh. - Làm đúng các bài tập chính tả; phân biệt s/x, uôi/uôt và đặt đúng câu với các từ ghi tiếng có âm đầu s/x hoặc vần uôt/uôi. - Học sinh yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng lớp viết 2 lần bài tập 2a. - Bút dạ và giấy khổ to. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức: 2: Kiểm tra bài cũ: - Gọi 1 h/s lên bảng đọc cho 2 h/s viết trên bảng lớp, h/s dưới lớp viết nháp. - Nhận xét. 3. Bài mới: a./ Giới thiệu: b./ Hướng dẫn viết chính tả. - Đọc đoạn văn một lần. - Hỏi: Tìm câu văn cho thấy bộ đội đang vượt một cái dốc rất cao? - Đọc đoạn văn nói lên điều gì? * Hướng dẫn trình bày bài. - Đoạn văn có mấy câu? - Trong đoạn văn những từ nào phải viết hoa? * Hướng dẫn viết từ khó. - Yêu cầu h/s tìm các từ khó. - Yêu cầu h/s đọc và viết lại các từ vừa tìm được. - Chỉnh sửa lỗi chính tả cho h/s. * Viết chính tả. - Gọi 1 h/s đọc lại đoạn văn. - G/v đọc cho h/s viết. * Soát lỗi. - G/v đọc lại đoạn văn cho h/s soát lỗi. * Chấm bài: chấm 10 bài. - Nhận xét bài viết. c./ Hướng dẫn bài tập chính tả: * Bài 2: - Gọi h/s đọc yêu cầu. - Yêu cầu h/s tự làm bài. - Gọi h/s chữa bài. - G/v chốt lại lời giải đúng. * Bài 3: -Yêu cầu HS đọc yêu cầu - Phát giấy và bút cho các nhóm. - Yêu cầu h/s tự làm bài trong nhóm, g/v có thể giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn. - Gọi các nhóm dán bài lên bảng và đặt các câu vừa đặt. - Yêu cầu h/s làm bài vào vở. 4. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học, chữ viết của h/s. - Dặn h/s ghi nhớ các từ, câu vừa tìm được và chuẩn bị bài sau. - Hát. - H/s đọc và viết các từ ngữ. + Sấm sét, xe sợi, chia sẻ, suối cá. - H/s nhận xét. - H/s lắng nghe, nhắc lại tên bài. - H/s theo dõi, 1 h/s đọc lại. - Đoàn quân nối thành một vệt dài từ thung lũng đến đỉnh cao như một sợi dây kéo thẳng đứng. - Đoạn văn nói lên nỗi vất vả của đoàn quân vượt dốc. - Đoạn văn có 7 câu. - Những chữ đầu câu phải viết hoa. - Lầy, thung lũng, lúp xúp. - 1 h/s đọc, 2 h/s viết bảng lớp, dưới lớp viết vào nháp. - 1 h/s đọc lại lớp theo dõi. - H/s nghe viết. - H/s đổi vở nhau, dùng bút chì soát lỗi, chữa lỗi. - 1 h/s đọc yêu cầu SGK. - 2 h/s làm trên bảng lớp, h/s dưới lớp làm bằng chì vào SGK. - 2 h/s chữa bài. - Sáng suốt, xao xuyến, sóng sánh, xanh xao. - 1 h/s đọc yêu cầu. - Nhận đồ dùng học tập. - H/s tự làm bài theo hình thức tiếp sức. - Dán và đọc bài. -HS chú ý ...................................................................................... TOÁN: SO SÁNH CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10000 I. MỤC TIÊU: - Biết các dấu hiệu và cách so sánh các số trong phạm vi 10000. - Biết so sánh các đại lượng cùng loại. - HS làm được các Bt: 1 ( a ) , BT2. II. CHUẨN BỊ: - Bảng con (HS) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Bài cũ : - Gọi 2HS lên bảng xác định trung điểm của đoạn thẳng AB và CD. - Nhận xét đánh giá . Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Khai thác : * Hướng dẫn HS nhận biết dấu hiệu và cách so sánh 2 số trong phạm vi 10 000. + So sánh 2 số có số chữ số khác nhau: - Giáo viên ghi bảng: 999 10 000 - Yêu cầu HS điền dấu ( ) thích hợp rồi giải thích. - Muốn so sánh 2 số có số chữ số khác nhau ta làm thế nào ? - Yêu cầu học sinh so sánh 2 số 9999 và 10 000 - Yêu cầu học sinh nêu cách so sánh. + So sánh hai số có số chữ số bằng nhau : - Yêu cầu HS so sánh 2 số 9000 và 8999. - Gọi HS nêu kết quả và giải thích cách so sánh. b) Luyện tập: Bài 1(a): - Gọi học sinh nêu bài tập 1 - Yêu cầu nêu lại các cách so sánh hai số . - Yêu cầu thực hiện vào vở - Yêu cầu lớp đổi chéo vở và chữa bài . - Giáo viên nhận xét đánh giá. Bài 2 - Gội học sinh nêu bài tập 2 . - Yêu cầu lớp làm vào vở. - Mời một em lên bảng chữa bài. - Chấm 1 số bài, nhận xét chữa bài. 3) Củng cố - Dặn dò: -GV nhận xét tiết học - Về nhà xem lại các BT đã làm. - 2em lên bảng làm bài. - Lớp theo dõi nhận xét bài bạn. - Lớp theo dõi giới thiệu. - 1HS lên bảng điền dấu, lớp bổ sung. 999 < 1000, vì số 999có ít chữ số hơn 1000 (3 chữ số ít hơn 4 chữ số ). - Đếm: số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn và ngược lại. - HS tự so sánh. - 2HS nêu kết quả, lớp nhận xét bổ sung. - Một em nêu yêu cầu bài 1. - Cả lớp thực hiện làm vào vở . - 3HS nêu miệng kết quả, lớp nhận xét bổ sung. - Một em nêu đề bài tập 2 . - Lớp thực hiện vào vở . - Một em lên bảng làm bài, lớp nhận xét chữa bài. -HS chú ý ...................................................................................... TẬP VIẾT: ÔN CHỮ HOA N (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU: - Củng cố cách viết hoa N ( Ng) thông qua bài tập ứng dụng: - Viết tên riêng Nguyễn Văn Trỗi bằng cỡ chữ nhỏ. - Viết câu ứng dụng Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng II. CHUẨN BỊ: - Mẫu chữ viết hoa N ( Ng ). - Tên riêng Nguyễn Văn Trỗi và câu tục ngữ trên dòng kẻ ô li;Vở TV, bảng con, phấn. II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/ Kiểm tra bài cũ: 3Hs lên bảng viết Nhớ Sông Lô, nhớ phố Ràng Nhớ từ Cao Lạng, nhớ sang Nhị Hà. -GV nhận xét. 2. Bài mới: a.Giới thiệu bài. b.Hướng dẫn HS viết bảng con. - Gv viết mẫu, kết hợp nhắn lại cách viết Nh, (Ng, Nh),V, T,( TR) -GV Y/C HS viết vào bảng con. chữ Ng, V ,T(Tr) -Y/C HS đọc từ ứng dụng . -GV giới thiệu Nguyễn Văn Trỗi là anh hùng liệt sĩ thời chống Mỹ, Anh quê Điện Bàn ,Tỉnh Quảng Nam -Y/C HS viết bảng con Từ ứng dụng. -Y/C HS đọc câu ứng dụng. Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng -GV giúp HS hiểu ND câu ứng dụng. : c. Hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết. - Viết chữ Ng :1dòng. - Viết chữ V, T:1dòng. - Viết tên riêng Nguyễn Văn Trỗi :2 dòng - Viết câu thơ 2 lần - HS viết bài GV chú ý hướng dẫn viết đúng nét, đúng độ cao và khoảng cách giữa các chữ. d. Chấm chữa bài, nhận xét. 3. Củng cố,dặn dò: - GV nhận xét tiết học. -Nhắc nhở những HS chưa viết xong bài về nhà viết tiếp. -3 HS lên bảng viết -HS theo dõi - HS theo dõi và nhắc lại qui trình viết các chữ Nh, (Ng, Nh),V, T,( TR) -HS viết bảng con:Ng, V ,T(Tr) -HS đọc -HS viết bảng con. Nguyễn Văn Trỗi -HS đọc - HS viết vào vở. - HS viết vào vở. - Về nhà luyện viết thêm cho đẹp. .............................................................................................................................................................. Thứ sáu ngày 20 tháng 1năm 2017 TOÁN: PHÉP CỘNG CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10000 I. MỤC TIÊU: - Biết thực hiện phép cộng các số trong phạm vi 10000( Bao gồm đặt tính và tính đúng) - Biết giải toán có lời văn(có phép cộng các số trong phạm vi 10.000). - HS làm được các BT1; BT2(b); BT3, 4. II/CHUẨN BỊ : - Bảng vẽ hình BT 4 III/LÊN LỚP : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Bài cũ : - Viết các số sau: 4208 ; 4802 ; 4280 ; 4082 a) Theo thứ tự từ lớn đến bé. b) Theo thứ tự từ bé đến lớn. - Nhận xét. 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Hướng dẫn thực hiện phép cộng 3526 + 2359: - Ghi lên bảng 3526 + 2759 = ? - Yêu cầu HS tự đặt tính và tính ra kết quả. - Mời một em thực hiện trên bảng. - GV nhận xét chữa bài. + Muốn cộng hai số có 4 chữ số ta làm thế nào? - Gọi nhiều học sinh nhắc lại . c) Luyện tập: Bài 1: - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. - Yêu cầu HS tự làm bài vào vở nháp. - Mời 4 em lên thực hiện trên bảng. - Yêu cầu HS nêu cách tính. - Giáo viên nhận xét đánh giá. Bài 2b: - Gọi GV đọc yêu cầu BT. - Yêu cầu học sinh làm vào phiếu học tập. - Mời 2HS lên bảng chữa bài. - Giáo viên nhận xét đánh giá. Bài 3: - Gọi 2HS đọc bài toán, lớp đọc thầm. - Hướng dẫn HS phân tích bài toán. - Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở. - Gọi 2 HS lên bảng chữa bài - Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài. Bài 4: - Yêu cầu HS đọc yêu cầu của BT, quan sát hình vẽ rồi trả lời miệng. - Nhận xét chốt lại lời giải đúng. 3) Củng cố - Dặn dò: - Yêu cầu HS nhận đúng / sai ? 2195 3057 +627 + 182 8465 3239 - Dặn về nhà học và làm bài tập . - 2 học sinh lên bảng làm bài. - Lớp theo dõi, nhận xét. -Lớp theo dõi giới thiệu bài -Vài học sinh nhắc lại tựa bài. - Quan sát lên bảng để nắm về cách đặt tính và tính các số trong phạm vi 10 000 - Một học sinh thực hiện : 3526 + 2759 6285 - Nhắc lại cách cộng hai số có 4 chữ số. - Một học sinh nêu yêu cầu bài tập: - Cả lớp thực hiện làm vào vở. - 4 em lên bảng thực hiện, Cả lớp nhận xét bổ sung. 5341 7915 4507 8425 +1488 + 1346 + 2568 + 618 6829 9261 7075 9043 - Đặt tính rồi tính. - Cả lớp thực hiện vào phiếu. - 2HS lên bảng chữa bài, lớp bổ sung. 5716 707 + 1749 +5857 7465 6564 - 2 em đọc bài toán, lớp theo dõi. - Phân tích bài toán. - Cả lớp làm vào vở . - 2 HS lên bảng trình bày bài giải, lớp nhận xét bổ sung. Giải: Số cây cả 2 đội trồng được là: 3680 + 4220 = 7900 (cây) ĐS: 7900 cây - Một em đọc đề bài 4 . - Cả lớp tự làm bài. - 3 em nêu miệng kết quả, lớp bổ sung, Trung điểm của cạnh AB là điểm M ; Trung điểm của cạnh BC là điểm N ; Trung điểm của cạnh CD là điểm P ; Trung điểm của cạnh AD là điểm Q. - 1HS lên điền vào ô trống. ............................................................................................ TNXH: VỆ SINH MÔI TRƯỜNG (TIẾT 3) ..................................................................... TIẾNG ANH : (G.V chuyên trách ) .............................................................................................................................................................. Chiều thứ sáu: THỂ DỤC: TRÒ CHƠI “ LÒ CÒ TIẾP SỨC”. I. MỤC TIÊU: - Ôn các động tác đi đều theo 1 – 4 hàng dọc. Yêu cầu thực hiện được ở mức tương đối chính xác. - Học TC “Lò cò tiếp sức. Yêu cầu biết cách chơi và chơi được ở mức ban đầu II. ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG TIỆN: - Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ. - Phương tiện: Còi, vạch cho trò chơi. III .NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP: Nội dung và phương pháp dạy học Định lượng Đội hình luyện tập 1.Phần mở đầu : - GV nhận lớp phổ biến nội dung tiết học . - Yêu cầu lớp làm các động tác khởi động . - Giậm chân tại chỗ đếm theo nhịp. - Chơi trò chơi : (qua đường lội). 2/ Phần cơ bản : * Ôn tập đi đều theo 1 – 4 hàng dọc: - Giáo viên điều khiển cho cả lớp ôn lại động tác đi đều theo 1 - 4 hàng dọc . - Lớp tập hợp theo đội hình 1 -4 hàng dọc thực hiện đi đều theo sự điều khiển của giáo viên một lần. * Giáo viên chia lớp về từng tổ để luyện tập . - Giáo viên đến từng tổ nhắc nhớ động viên học sinh tập . - Thi trình diễn giữa các tổ đi đều 1 lần x 15 m. * Làm quen trò chơi “ Lò cò tiếp sức “. - Giáo viên nêu tên trò chơi. - Giải thích và hướng dẫn học sinh cách chơi. * Làm mẫu , rồi cho học sinh chơi thử từng hàng 1 -2 lần . - Học sinh thực hiện chơi trò chơi. - Giám sát cuộc chơi nhắc nhớ kịp thời các em tránh vi phạm luật chơi . - Giáo viên nhắc nhớ học sinh đảm bảo an toàn trong luyện tập và trong khi chơi . 3/ Phần kết thúc: - Yêu cầu học sinh làm các thả lỏng. - Đi chậm xung quanh vòng tròn vỗ tay và hát. - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. - Dặn dò học sinh về nhà thực hiện lại. 5 phút 14 phút 10 phút 5 phút § § § § § § §

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTuần 20.doc
Tài liệu liên quan