Giáo án lớp 3 - Trường Tiểu học Nhân Đạo - Năm 2014 - 2015 - Tuần 32

 I. MỤC TIÊU

 - Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.

 - Làm đúng bài tập 2 phân biệt l/n; v/d.

II. ĐỒ DÙNG: Sử dụng vở bài tập Tiếng Việt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Kiểm tra bài cũ:

- HS viết bảng con: cười rũ rượi, rong ruổi.

 - GV nhận xét.

B. Bài mới:

 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học.

 2. GV hướng dẫn HS nghe viết:

 a. Chuẩn bị: GV đọc đoạn chính tả bài: “Ngôi nhà chung”.

 - Nhận xét chính tả:

 + Đoạn văn trên có mấy câu?

 + Những chữ nào trong đoạn viết hoa?

 - Những chữ đầu câu và tên riêng phải viết hoa.

+ Ngôi nhà chung của mọi dân tộc là gì? ( . là trái đất)

 + Những việc chung mà tất cả các dân tộ phải làm là gì?

 (bảo vệ hoà bình, bảo vệ môi trường)

 

doc34 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 621 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 3 - Trường Tiểu học Nhân Đạo - Năm 2014 - 2015 - Tuần 32, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đầu câu và tên riêng phải viết hoa. + Ngôi nhà chung của mọi dân tộc là gì? ( ... là trái đất) + Những việc chung mà tất cả các dân tộ phải làm là gì? (bảo vệ hoà bình, bảo vệ môi trường) * HD viết từ khó: - HS tìm từ khó rồi phân tích. - HS đọc và viết các từ vừa tìm được. Sống, trái đất, trăm, mỗi, những, b. GV đọc cho HS viết bài. - GV đọc cho HS soát lại bài. c. Nhận xét, đánh giá: - GV kiểm tra 5 – 7 bài, nhận xét, chữa lỗi. 3. Bài tập: Chọn câu a hoặc câu b. Câu a: HS đọc yêu cầu bài tập. - GV nhắc lại yêu cầu: - Sau đó YC HS tự làm. - Cho HS lên bảng thi làm bài. - GV nhận xét và chốt lời giải đúng. - Đọc lời giải và làm vào vở. Bài giải: a. nương đỗ- nương ngô - lưng đeo gùi. tấp nập - làm nương -vút lên. b.về làng - dừng trước cửa-dừng - vẫn nổ - vừa bóp kèn - vừa vỗ cửa xe - về vội vàng- đứng dậy - chạy vút ra đường. - Lắng nghe và ghi nhận. 4. Củng cố dặn dò GV nhận xét giờ học và dặn dò HS. Tiết 4 (Buổi sáng) Đạo đức Dành cho địa phương Tìm hiểu về luật an toàn giao thông I. Mục tiêu - HS biết đi đường đúng luật an toàn giao thông. - Thực hiện đúng quy định về giao thông đường bộ. - Các em tuyên truyền, vận động mọi người cùng tham gia giao thông. * Ôn tập củng cố lại kiến thức đã học từ trong bài 6 – 7: Tích cực tham gia việc lớp, việc trường và Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng. II. Đồ dùng dạy học - Vở bài tập. Phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy học. A. Kiểm tra bài cũ: - GV hỏi: Hãy kể tên loại cây trồng mà em biết? + Kể tên các vật nuôi mà em biết? Các vật nuôi đó được chăm sóc như thế nào? - GV gọi HS trả lời, GV nhận xét. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của bài học. 2. Hướng dẫn thực hành. * Hoạt động 1: Tìm hiểu về giao thông đường bộ. - GV nêu câu hỏi: Em hãy kể tên các loại đường bộ của nước ta. - Gọi vài HS kể. - GV nhận xét, chốt ý: - Hệ thống GTĐB đường nước ta gồm có: + Đường quốc lộ. + Đường xã. + Đường huyện. + Đường tỉnh. + Đường đô thị. + Đường làng. - Điều kiện an toàn và chưa an toàn của đường bộ. - HS thảo luận nhóm đôi và trả lời: + Nêu những điều kiện an toàn cho con đường. + Đường phẳng, đủ rộng, có giải phân cách, có cọc tiêu, có đèn tín hiệu...? Tại sao đường quốc lộ có đủ các điều kiện nói trên lại hay xảy ra tai nạn giao thông? (Xe đi lại nhiều, chạy nhanh, ý thức của người giao thông không chấp hành đúng luật giao thông) - GV chia lớp thành 5 nhóm , thảo luận theo câu hỏi sau: - GV: Em và các bạn đã làm gì để đảm bảo luật an toàn giao thông? - GV: Em đã tham gia vào các hoạt động như thế nào? - HS báo cáo kết quả thảo luận. - GV nhận xét, chốt ý. * Hoạt động 2: Thực hành xử lí các tình huống. - GV chia nhóm, nêu các tình huống các em tham gia giao thông: a, Trên đường đi học về, Nam nhìn thấy chướng ngại vật ở phía trước, Nam giục bố tránh, Nam làm như vậy có an toàn không? b, Trên đường đi học, em nhìn thấy các bạn đi xe đạp hàng 3- 4 em cần làm gì? c, Khi đi bộ trên đường em cần đi như thế nào? d, Em đang đi học thì nhìn thấy một nhóm bạn đang vừa đi vừ đùa nghịch, em sẽ làm gì? - HS thảo luận nhóm sau đó đưa ra cách giải quyết - GV nhận xét, tuyên dương. * Hoạt động 3: Vẽ tranh, hát, đọc thơ? Nội dung tuyên truyền, vận động mọi người cùng tham gia giao thông. 3. Ôn tập: (10 phút) - Sau khi dạy xong bài mới, GV cho HS mở SGK ôn lại nội dung kiến thức các bài đạo đức từ bài 6 đến bài 7. - GV cho HS thảo luận theo nhóm 4. - Câu hỏi: + Con hiểu tích cực tham gia việc trường, việc lớp là gì? Hãy kể cụ thể một số việc con đã làm ở trường, lớp. + Vì sao cần quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng? + Kể một số việc làm thể hiện sự quan tâm hàng xóm láng giềng mà em đã làm. - HS trao đổi thảo luận, GV theo dõi, giải đáp các vướng mắc của HS trong từng nhóm. - Có thể gọi vài nhóm trình bày trước lớp. - GV nhận xét, chốt kiến thức. 4. Củng cố, dặn dò. - GV chốt lại kiến thức. - Nhận xét tiết học và dặn dò HS chuẩn bị bài sau. Tiết 1 (Buổi chiều) Tiếng Việt (ôn) ôn tập: các bộ phận phụ trong câu I. Mục tiêu - Ôn tập, củng cố lại các bộ phận phụ trả lời câu hỏi: ở đâu? Khi nào? Vì sao? Để làm gì? - HS làm được một số bài tập xác định được các bộ phận phụ đó trong câu, đặt câu hỏi cho bộ phận đó. - Rèn kĩ năng làm bài và cách trình bày bài cho HS. II. Đồ dùng dạy học : Bảng phụ, phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu tiết học. 2. Hướng dẫn làm bài tập GV treo bảng phụ: Bài 1: Gạch dưới các bộ phận trả lời câu hỏi: Khi nào? ở đâu? Vì sao? HS đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm, làm bài và chữa bài. Lời giải: Chiều nay, lớp ta lao động. Sáng chủ nhật, em về thăm bà ngoại. Ngoài vườn, những bông hồng đang nở rộ. Em đến trường muộn vì đường trơn. Bài 2: Trả lời các câu hỏi. Tháng mấy các em được nghỉ hè? (Tháng 6, ....) Em thường thả diều ở đâu? (ở trên đê..........) Quê ngoại em ở đâu? HS tự làm bài sau đó chữa chung. Bài 3: Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi Để làm gì? - HS đọc yêu cầu của bài, làm bài. - Lớp nhận xét, chốt lời giải đúng, cả lớp làm vào vở bài tập. Câu a: Con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng. Câu b: Cả một vùng sông Hồng nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông. Câu c: Ngày mai, muông thú trong rừng mở hội thi chạy để chọn con vật nhanh nhất. Bài 4: Gọi 1 HS đọc bài. - Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài. + Một học sinh giải thích yêu cầu của bài, sau đó làm bài. - GV cùng học sinh nhận xét và chốt lời giải đúng, sau đó đọc lại kết quả, cả lớp chữa bài vào vở. + Ngày chủ nhật, mẹ cho em về quê thăm ông bà ngoại. + Tháng 6, chúng em đượng nghỉ hè. + Trên cánh đồng, bà con nông dân đang gặt lúa. + Ngoài đường, xe cộ đi lại tấp nập. 3. Củng cố, dặn dò - GV & HS hệ thống lại nội dung bài học. - GV nhận xét giờ học và dặn dò HS. Tiết 2 (Buổi chiều) Tập đọc Cuốn sổ tay I. Mục tiêu - Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện và lời các nhân vật. - Nắm được công dụng của cuốn sổ tay; biết cách ứng xử đúng: không tự tiện xem sổ tay của người khác. (trả lời được các câu hỏi trong SGK. II. Đồ dùng dạy học: Sử dụng tranh minh hoạ SGK. III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - HS đọc và TLCH bài trong bài Người đi săn và con vượn. - GV nhận xét. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học. 2. Luyện đọc: - GV đọc mẫu toàn bài. HS nghe. - HS luyện đọc và giải nghĩa từ. - HS đọc tiếp nối từng câu. Phát hiện từ khó để luyện đọc. - HS đọc tiếp nối từng đoạn: Luyện đọc lời nhân vật, cách ngắt nghỉ hơi, giải nghĩa từ khó. - Đọc từng đoạn trong nhóm. GV theo dõi hướng dẫn thêm. - Cả lớp đọc to toàn bài. 3. Tìm hiểu bài * HS đọc thầm cả bài. GVhỏi: Thanh dùng sổ tay làm gì? (Ghi nội dung cuộc họp.) GV: Nói vài điều lí thú ghi trong cuốn sổ tay của Thanh. + Có những điều rất lí thú như tên nước nhỏ nhất, nước có số dân đông nhất, nước có số dân ít nhất. GV hỏi: Vì sao Lân khuyên Tuấn không nên tự ý xem cuốn sổ tay? + Sổ tay là tài sản riêng của từng người, người khác không được tự ý sử dụng thiếu lịch sự. 4. Luyện đọc và HTL: - Cho HS thi đọc bài bằng cách tự phân vai. HS thi đọc theo nhóm. - 2 HS thi đọc cả bài. Củng cố dặn dò: - Em hiểu điều gì qua bài văn? - Về nhà tập ghi chép điều lí thú vào sổ tay. - Chuẩn bị cho bài sau. Tiết 3 (Buổi chiều) Bồi dưỡng Mỹ thuật Giáo viên môn Mỹ thuật dạy Thứ tư ngày 29 tháng 4 năm 2015 Tiết 1 (Buổi sáng) Luyện từ và câu ôn cách đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì? Dấu chấm, dấu hai chấm. I. Mục tiêu - Tìm và nêu được tác dụng của dấu hai chấm trong đoạn văn. - Điền đúng dấu chấm, dấu hai chấm vào chỗ thích hợp. - Tìm được bộ phận trả lời câu hỏi Bằng gì? II. Đồ dùng Bảng phụ chép bài tập III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài. GV hướng dẫn HS làm mẫu. GV nêu tác dụng: Dấu hai chấm để báo hiệu cho người đọc biết các câu tiếp sau là lời nói, lời kể của 1 nhân vật hoặc lời giả thích cho 1 ý nào đó. - Trao đổi nhóm đôi, đại diện nhóm báo cáo. + Dấu hai chấm thứ nhất: Được dùng để dẫn lời nói của nhân vật Bồ Chao. + Thứ hai: Dùng để giải thích sự việc diễn ra. + Thứ ba: Dùng để dẫn lời nhân vật Tu Hú. Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài. - GV giải thích: Đác-uyn là nhà bác học nổi tiếng người Anh. - HS làm bài. - 3 HS lên bảng điền, lớp theo dõi và nhận xét. - GV chữa bài: ô1: điền dấu chấm; ô2: điền dấu hai chấm; ô3: điền dấu hai chấm. Bài 3: HS đọc yêu cầu của bài. - HS làm bài hỏi đáp theo cặp. Chữa bài: Câu a: Nhà ở vùng này phần nhiều làm bằng gỗ xoan. Câu b: Các nghệ nhân đã thêu nên những bức tranh tinh xảo bằng đôi tay khéo léo của mình. Câu c:Trải qua hằng nghìn năm lịch sử, người VN ta đã xây dựng nên non sông gấm vóc bằng trí tuệ, mồ hôi và cả máu của mình. GV hướng dẫn HS làm bài. HS làm bài, chữa bài. 3. Củng cố dặn dò - GV nhận xét giờ học. - Dặn chuẩn bị bài sau. Tiết 2 (Buổi sáng) Toán Luyện tập I. Mục tiêu - Biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị. - Biết tính giá trị của biểu thức số. II. Đồ dùng: Sử dụng vở bài tập toán. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học. 2. Thực hành Bài 1: Gọi 1-2 HS đọc đề bài. HD tóm tắt đề bài. - Bài toán trên thuộc dạng toán gì? + Bài toán có dạng liên quan đến rút về đơn vị. Tóm tắt 48 đĩa : 8 hộp 30 đĩa : ...hộp? - Cho HS lên bảng thực hiện. - HS dưới lớp làm vào vở. GV chữa bài Số đĩa 1 hộp: 48 : 8 = 6 (cái) Số hộp xếp 30 đĩa: 30 : 6 = 5 (hộp) Bài 2. Gọi 1-2 HS đọc đề bài. HD tóm tắt đề bài. Tóm tắt: Có: 45 HS Xếp: 9 hàng 60 HS xếp được: hàng? Cho 2 HS lên bảng thực hiện. HS dưới lớp làm vào vở. GV chữa bài. B1: HS tính số HS một hàng: 45 : 9 = 5 (hàng) B2: Số hàng xếp 60 HS : 60 : 5 = 12 (HS) Bài 3: HS đọc đề bài toán và nêu yêu cầu của bài. - Thảo luận nhóm làm bài. - HS thi nối nhanh biểu thức với giá trị của biểu thức đó. - Tổng kết khen nhóm làm nhanh, đúng. - Hỏi: 8 là giá trị của biểu thức nào? - Hỏi tương tự với các giá trị khác. - HS tính giá trị của mỗi biểu thức ra giấy nháp sau đó nối cho đúng. GV chữa bài: 56 : 7 : 2 = 4 36 : 3 x 3 = 36 4 x 8 : 4 = 8 48 : 8 x 2 = 12 3. Củng cố dặn dò : Nhận xét giờ học. Tiết 3 (Buổi sáng) Chính tả (nghe - viết) HạT mưa I. Mục tiêu - Nghe- viết đúng bài chính tả; trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ 5 chữ. - Làm đúng bài tập phân biệt: r / d / gi ; ên / ênh. II. Đồ dùng dạy học: Chép lên bảng bài tập. III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: HS viết bảng con: trên trời, chiêm chiếp, rung mành, rừng xanh. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn HS nghe - viết a. Chuẩn bị: GV đọc bài thơ Hạt mưa. HS cả lớp theo dõi. - Cho HS đọc lại bài. * Cho HS nắm nội dung đoạn viết. - Những câu thơ nào nói lên tác dụng của hạt mưa? - “Hạt mưa ủ trong vườn/ Thành mở màu của đất/ Hạt mưa trong mặt nước/ Làm gương sáng trăng soi/.” - Những câu thơ nào nói lên hạt mưa rất tinh nghịch? -“Hạt mua đến Rồi ào ào đi ngay.” * Hướng dẫn cách trình bày: - Đoạn viết có mấy khổ? Mỗi khổ có mấy dòng? - Những chữ nào trong đoạn văn phải viết hoa? - HS tập viết chữ khó: gió, sông, mỡ màu, b. HS viết bài. GV đọc cho HS viết bài. - Nhắc nhở tư thế ngồi viết. - GV cho HS soát lại bài. - HS đổi vở chéo để kiểm tra lỗi. c. Nhận xét, đánh giá: GV kiểm tra 5-7 bài, nhận xét. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 2: Lựa chọn. Gọi HS đọc yêu cầu. HS làm bài. GV chữa bài: Lào – Nam cực – Thái Lan. Màu vàng, cây dừa, con voi. 4. Củng cố, dặn dò GV nhận xét giờ học và dặn dò HS. Tiết 4 (Buổi sáng) Thủ công làm quạt giấy tròn (T2) I. Mục tiêu - Biết cách làm quạt giấy tròn. - Làm được quạt giấy tròn. Các nếp gấp có thể cách nhau hơn một ô và chưa đều nhau. Quạt có thể chưa tròn. - Với HS khéo tay: Làm được quạt giấy tròn. Các nếp gấp thẳng, phẳng, đều nhau. Quạt tròn. - Yêu cầu tiết 2: HS hiểu cách làm và thực hành làm quạt giấy tròn. * Giáo dục tiết kiệm năng lượng: Quạt tạo gió. Sử dụng quạt sẽ tiết kiệm năng lượng điện. - Mức độ giáo dục: Liên hệ. * Ôn tập, củng cố lại cách cắt, dán chữ cái đơn giản cho HS. Chú ý khắc sâu cho HS chưa biết cắt khi học ở tiết bài mới, hướng dẫn cho HS hoàn thành được sản phẩm. II. Đồ dùng dạy học - Mẫu quạt giấy tròn có kích thước đủ lớn để HS quan sát. - Các bộ phận để làm quạt giấy tròn gồm 2 tờ giấy đã gấp các nếp cách đều để làm quạt, cán quạt và chỉ buộc. - Tranh quy trình làm quạt giấy tròn. - Giấy thủ công, kéo, hồ dán. III. Các hoạt động dạy học. A. Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. - Nhận xét, tuyên dương. B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu bài học. 2. Hướng dẫn thực hành. - GV yêu cầu HS nhắc lại quy trình làm quạt giấy tròn ở tiết 1. - HS nêu lại các bước làm. *Bước 1 : Cắt giấy. - Cắt 2 tờ giấy (24ô-16 ô) để gấp quạt. - Cắt 2 tờ giấy (16 ô-12 ô) làm cán quạt. *Bước 2 : Gấp, dán quạt. - Gấp các nếp gấp cách đều 1 ô theo chiều rộng , gấp đôi lấy dấu giữa (2tờ) sau đó bôi hồ, dán mép,buộc chỉ. * Chú ý: Dán 2 đầu cán quạt cách chỗ buột chỉ nửa ô và ép lâu hơn cho khô hồ. *Bước 3: Làm cán quạt và hoàn chỉnh. - GV nhận xét và dùng tranh quy trình hệ thống lại các bước làm quạt giấy tròn. - Sau khi HS hiểu rõ quy trình thực hiện, GV tổ chức cho HS thực hành làm quạt giấy tròn bằng giấy thủ công. - Chú ý: Để làm được chiếc quạt tròn, đẹp GV nhắc HS khi gấp cần miết thẳng và kĩ các nếp gấp. Gấp xong cần buộc chặt bằng chỉ vào đúng nếp gấp giữa. Khi dán, cần bôi hồ mỏng và đều. - HS thực hành làm quạt giấy tròn bằng giấy thủ công. - Cắt giấy. - Gấp các nếp gấp cách đều 1 ô theo chiều rộng, gấp đôi lấy dấu giữa. (2tờ) sau đó bôi hồ dán mép buộc chỉ. - Làm cán quạt và hoàn chỉnh. - HS thực hành cần giữ trật tự, vệ sinh, an toàn khi làm việc. - Trong quá trình HS thực hành, GV đến từng nhóm để quan sát. Chú ý uốn nắn, giúp đỡ những HS còn yếu hoặc lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm. 3. Hướng dẫn ôn tập: - GV chia nhóm cho HS thực hành cắt, dán chữ cái đơn giản đã học như: U, V, H, T, VUI Vẻ. - GV theo dõi hướng dẫn thêm những HS chưa biết gấp, cắt chữ. - HS nào gấp xong trước trưng bày và giới thiệu sản phẩm. - GV nhận xét, tuyên dương. 4. Củng cố dặn dò: - GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần, thái độ, kết quả học tập của HS. - Dặn dò HS giờ học sau mang giấy thủ công, giấy nháp, bút màu, bút chì, hồ dán , thước kẻ để học bài “Làm quạt giấy tròn tiết 3”. Tiết 1 (Buổi chiều) Toán Luyện tập I. Mục tiêu - Biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị. - Biết lập bảng thống kê theo mẫu. II. Đồ dùng dạy học: Sử dụng vở bài tập toán. III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: 2HS lên bảng làm, lớp làm vở nháp. 25060 : 7 20784 : 4 GVnhận xét. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học. 2. Thực hành Bài 1: HS nêu yêu cầu bài tập. - 1 km đi hết mấy phút ? - 28 phút đi được mấy km ? - HS làm bài. Tóm tắt 12 phút : 3km 28 phút : ... km? Cho 2 HS lên bảng thực hiện. HS dưới lớp làm nháp. GV chữa bài: Bước 1: thời gian đi được 1 km: 12 : 3 = 4 (phút) Bước 2: 28 phút đi được : 28 : 4 = 7 (phút) Bài 2. HS đọc đề bài toán và nêu yêu cầu của bài. Tóm tắt: 21 kg: 7 túi 15 kg: ... túi? GV chữa bài: Bước 1: một túi có: 21 : 7 = 3 (kg) Bước 2: 15 kg có : 15 : 3 = 5 (kg) Bài 3: HS đọc đề bài toán và nêu yêu cầu của bài. - Viết lên bảng 32 * 4 * 2= 16 yêu cầu HS suy nghĩ để điền dấu. - GV hướng dẫn điền dấu nhân, dấu chia vào ô trống, HS làm bài. GV chữa bài: HS đọc bài làm của mình. Bài 4: HS đọc đề bài bài và nêu yêu cầu của bài. - HS điền số liệu vào bảng thống kê theo mẫu. HS đọc bài làm của mình, cả lớp nhận xét chữa chung. 3. Củng cố dặn dò GV: Củng cố giải toán có văn. Tiết 2 (Buổi chiều) Toán (ôn) Ôn tập về giải toán (tiếp) I. Mục tiêu - Củng cố cách giải bài toán có liên quan đến rút về đơn vị. - Vận dụng cách giải để làm một số bài có lời văn liên quan đến rút về đơn vị. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ + phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2. Hướng dẫn làm bài tập Bài 1: HS đọc đề bài. + Bài toán cho ta biết gì? + Bài toán bắt ta tìm gì? Tóm tắt 5 quả trứng: 4500 đồng 3 quả trứng : đồng? - Gợi ý cách giải. Giải Số tiền một quả trứng là : 4500 : 5 = 900 (đồng) Số tiền mua 3 quả trứng là : 900 x 3 = 2700(đồng) Đáp số : 2700 đồng Bài 2: HS nêu yêu cầu của bài tập, rồi làm bài và chữa bài. GV hướng dẫn HS chọn phép tính giải bài toán theo hai bước: Tính số gạch lát nền mỗi căn phòng. (2550 : 6 = 425 (viên)) Tính số gạch lát nền 7 căn phòng. (425 x 7 = 2975 (viên)) Số gạch lát nền mỗi căn phòng là: 2550 : 6 = 425 (viên) Số gạch lát nền 7 căn phòng là: 425 x 7 = 2975 (viên) * Củng cố “Bài toán liên quan đến rút về đơn vị”. Bài 3: GV cho HS thực hiện giải bài toán theo hai bước tính: + Tính số quyển vở trong mỗi thùng: 2135 : 7 = 305 (quyển) + Tính số quyển vở trong 5 thùng: 305 x 5 = 1525 (quyển) Bài giải Số quyển vở trong mỗi thùng là: 2135 : 7 = 305 (quyển) Số quyển vở trong 5 thùng là : 305 x 5 = 1525 (quyển) * Củng cố : Bài toán thuộc dạng toàn nào đã học. Nêu cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị. Bài 4: HS lập bài toán rồi giải theo hai bước : + Tìm số gạch trong mỗi xe (8520 : 4 = 2130 (viên) + Tìm số gạch trong 3 xe (2130 x 3 = 6390 (viên). 3. Củng cố, dặn dò: GV và HS cùng hệ thống lại bài. Nhận xét giờ học. Tiết 3 (Buổi chiều) Tự nhiên và xã hội Ngày và đêm trên trái đất I. Mục tiêu - Biết sử dụng mô hình để nói về hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất. - Biết một ngày có 24 giờ. - HS năng khiếu: Biết được mọi nơi trên Trái Đất đều có ngày và đêm kế tiếp nhau không ngừng. II. phương pháp: - Dạy theo phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong HĐ1. III. Đồ dùng dạy học: Sử dụng hình SGK, bóng đèn điện, quả địa cầu. IV. Các hoạt động dạy học. 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài * Hoạt động 1: Nhận biết ngày và đêm. - GV chia lớp thành 4 nhóm. Bước 1: Đưa tình huống xuất phát. * GV: Cho HS quan sát mô hình như hình 1 trong sách giáo khoa, sau đó nêu câu hỏi: Tại sao bóng đèn không chiếu được toàn bộ bề mặt quả địa cầu? - GV yêu cầu HS hãy thảo luận nhóm rồi ghi dự đoán của mình ra bảng nhóm có thể bằng hình vẽ, bằng chữ hoặc kí hiệu riêng. Bước 2: Cho HS bộc lộ những hiểu biết ban đầu của mình vào giấy (vở thực nghiệm) HS thực hành ghi, vẽ hình. Các nhóm lên trình bày phần dự đoán của nhóm mình. Nêu điểm giống và khác nhau trong dự đoán của các nhóm. Bước 3: Đề xuất các câu hỏi, phương án tìm tòi: Dựa vào dự đoán của các nhóm giáo viên định hướng cho học sinh đề xuất câu hỏi: - HS có thể nêu: + Khoảng thời gian được mặt trời chiếu sáng gọi là gì? + Khoảng thời gian không được mặt trời chiếu sáng gọi là gì? * Đề xuất phương án thực nghiệm nghiên cứu: + Vậy theo các con làm cách nào để trả lời những câu hỏi trên? - HS có thể nêu: Ra ngoài trời quan sát. - Quan sát tranh, ảnh về hệ Mặt Trời. - Thực hành quan sát trên mô hình hệ quả địa cầu và nhờ cô giáo giải thích. - GV chốt: Quan sát trên mô hình quả địa cầu. Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi khám phá: - Cho HS thực hành theo nhóm. - Nhắc HS ghi kết quả vào bảng nhóm. - Đại diện các nhóm lên trình bày kết luận. Bước 5: Kết luận và hợp thức hóa kiến thức. * Trái Đất của chúng ta hình cầu nên Mặt Trời chỉ chiếu sáng một phần. Khoảng thời gian phần Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng là ban ngày, phần còn lại không được chiếu sáng là ban đêm. - So sánh, đối chiếu với phần dự đoán ban đầu. - Cho HS quan sát tiếp hình 2, GV giải thích thêm: Do Trái đất luôn tự quay quanh mình nó, nên mọi nơi trên Trái Đất đều được mặt trời chiếu sáng lần lượt rồi lại vào bóng tối. Vì vậy trên bề mặt Trái Đất có ngày và đêm kế tiếp nhau không ngừng. Hoạt động 2: Nhận biết Trái Đất quay được một vòng quanh mình nó là một ngày. - GV đánh dấu một điểm trên quả địa cầu. - Quay quả địa cầu đúng một vòng theo chiều kim đồng hồ. - GV nói: Thời gian để Trái Đất quay được một vòng quanh mình nó được quy ước là một ngày. GV hỏi: Một ngày có bao nhiêu giờ? Hãy tưởng tượng nếu Trái Đất ngừng quay quanh mình nó thì ngày và đêm sẽ diễn ra như thế nào? GV hướng dẫn: Hãy tưởng tượng, nếu Trái Đất ngừng quay quanh mình nó thì ngày và đêm trên Trái Đất sẽ như thế nào? * GV kết luận: - Thời gian để Trái đất chuyển động quanh mình nó là một ngày. - Một ngày = 24 giờ. 3. Củng cố dặn dò: GV nhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị bài hôm sau. Thứ năm ngày 30 tháng 4 năm 2015 Tiết 1 (Buổi chiều) Toán (ôn) Ôn tập về tính giá trị của biểu thức Mục tiêu - Củng cố về tính giá trị của biểu thức và giải "Bài toán giải bằng hai phép tính". - Rèn kĩ năng làm bài cho HS. II. Đồ dùng dạy học Bảng phụ, phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn HS làm bài Bài 1: Tính giá trị của biểu thức: a) 3620 : 4 x 3 b) 2070 : 6 x 8 - Cả lớp tự làm bài vào vở. - Lần lượt từng em lên bảng chữa bài, cả lớp theo dõi bổ sung: a) 3620 : 4 x 3 = 905 x 3 = 2715 b) 2070 : 6 x 8 = 345 x 8 = 2760 Bài 2: 2 HS nêu yêu cầu: Tính giá trị của biểu thức. - Một biểu thức có cả dấu nhân, chia, trừ chúng ta sẽ thực hiện tính theo thứ tự nào? - Chúng ta thực hiện theo thứ tự nhân, chia trước, cộng trừ sau. - HS lên bảng làm, lớp làm vào phiếu học tập. a) 12324 x 3 + 28965 = 36972 + 28965 = 65937 b) 10203 + 14051 x 6 = 10203 + 84306 = 94509 c) 92036 – 10180 x 7 = 92036 – 71260 = 20776 Bài 3: HS đọc y/c bài tập. - Một biểu thức có cả dấu nhân, chia, trừ chúng ta sẽ thực hiện tính theo thứ tự nào? - HS: Tính gí trị của biểu thức. - HS: Chúng ta thực hiện theo thứ tự nhân, chia trước, cộng trừ sau. - 3 HS lên bảng làm bài, HS lớp làm vào phiếu học tập. a) 70152 – 32928 : 4 = 70152 - 8232 = 61920 b) 31425 + 21050 : 5 = 31425 + 4210 = 35635 c) (56516 – 9332) : 6 = 47184 : 6 = 7864 Bài 4: HS đọc bài toán. + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? + Có 10150 chiếc bút chì xếp vào các hộp, mỗi hộp có 8 chiếc bút chì? + Hỏi có thể xếp được nhiều nhất vào bao nhiêu hộp bút chì và còn thừa mấy chiếc bút? + Muốn biết xếp được nhiều nhất vào bao nhiêu hộp bút chì và còn thừa mấy chiếc bút chì ta làm như thế nào? - 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. Bài giải: 10150 : 8 = 1268 (dư 6) - Vậy có thể xếp được nhiều nhất vào 1268 hộp bút chì và còn thừa 6 chiếc bút chì. Đáp số: 1268 hộp bút, thừa 6 chiếc bút 3. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học và dặn dò HS. Tiết 2 (Buổi chiều) Tiếng Việt (ôn) Luyện viết: cuốn sổ tay Ôn văn kể về lễ hội hoặc thể thao I. Mục tiêu - Ôn tập, củng cố, rèn kĩ năng viết và trình bày bài chính tả cho HS. - Nghe – viết, trình bày đúng đẹp, chính xác đoạn 3 “Thanh lên tiếng .... trên 50 lần” trong bài: Cuốn sổ tay. - Ôn tập củng cố cách diễn đạt và cách trình bày một bài văn kể về lễ hội hoặc thể thao. II. Đồ dùng dạy học Sách giáo khoa TV. III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - HS viết bảng con: nhà sạnh, đỗ xanh, rộng mênh mông. - GV nhận xét, tuyên dương. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn HS nghe viết a. Chuẩn bị: GV đọc bài chính tả một lượt. HS cả lớp theo dõi. - Cho 1 HS đọc lại bài. - Nhận xét chính tả + Đoạn văn trên có mấy câu? (5 câu) + Những chữ nào trong đoạn viết hoa? + Chữ cái đầu câu và tên riêng: Mô-na-cô, Hồ Tây, Va-ti-căng, Nga, Hà Nội,Thanh. - HS tập viết bảng con chữ khó. b. GV đọc cho HS viết bài. - GV đọc cho HS soát lại bài. c. Nhận xét, đánh giá. - GV kiểm tra khoảng 5 - 6 bài của HS nhận xét, tư vấn. 3. Hướng dẫn ôn tập làm văn. - GV ghi đề bài lên bảng: Kể lại cho bạn nghe về một trận thi đấu thể thao hoặc một lễ hội mà em biết. - Chia nhóm cho HS tự ôn lại, GV theo dõi chung. - Sau đó cho một số em kể trước lớp, GV nhận xét, tuyên dương. 4. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét giờ học, rút kinh nghiệm. Tiết 3 (Buổi chiều) Thể dục Giáo viên môn Thể dục dạy Thứ sáu ngày 1 tháng 5 năm 2015 Tiết 1 (Buổi sáng) Toán Luyện tập chung I. Mục tiêu - Biết tính giá trị của biểu thức số. - Biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị. II. Đồ dùng dạy học GV vẽ sẵn lên bảng hình bài 3, 4. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn HS làm bài Bài 1: GV tổ chức cho HS tính. - HS làm bài: Nêu cách tính. - 4 HS lên bảng, lớp làm vào VBT. GV nhận xét. a. (13829 + 20718) x 2 = 34547 x 2 = 69094 b. (20354 – 9638) x 4 = 10716 x 4 = 42864 c. 14523- 21506 : 4 = 14523- 6241 = 8282 d. 97012

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUAN32-1.doc